ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1183/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 05 tháng 6 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số: 382/TTr-SCT ngày 25/4/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch ngành nghề chế biến các sản phẩm cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Với các nội dung cụ thể, như sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch ngành nghề chế biến các sản phẩm cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Chủ đầu tư: Sở Công Thương tỉnh Bình Phước.
3. Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Đất Việt – TP. Hồ Chí Minh.
- Ưu tiên phát triển và xây dựng hình ảnh của sản phẩm cao su đối với thị trường trong nước và trên thế giới;
- Phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su phải kết hợp hài hòa nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu. Nhưng phải đảm bảo hoạt động mang tính hiệu quả cao, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường;
- Huy động mọi nguồn lực trong dân, đồng thời phải tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế,… để phát triển ngành chế biến các sản phẩm cao su thành một ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn;
- Không bố trí các nhà máy sơ chế mủ cao su tại các khu đông dân cư, thị trấn, thị tứ. Các nhà máy chế biến thành phẩm gỗ cao su khuyến khích thu hút vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
a) Mục tiêu chung.
- Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm cao su trên địa bàn tỉnh;
- Xác định nguyên nhân khó khăn, tồn tại của ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su từ năm 2000 – 2010 làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su;
- Xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su trên phạm vi toàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn 2030 nhằm khai thác tối đa vùng nguyên liệu sẵn có, góp phần phát triển bền vững vùng nguyên liệu, không ngừng nâng cao thu nhập cho người sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, nâng cao vị trí ngành cao su thiên nhiên Bình Phước đáp ứng nhu cầu trên thị trường;
- Xây dựng các phương án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn 2030 có cơ sở khoa học mang tính khả thi cao, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý của nhà nước về công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su;
- Phát triển công nghiệp chế biến phải hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
- Khuyến khích đầu tư công nghệ chế biến ra thành phẩm, giảm dần xuất khẩu thô đối với các sản phẩm chế biến từ cao su nhằm tăng giá trị gia tăng của ngành, đồng thời chủ động đầu ra cho sản phẩm tại thị trường trong nước trong những trường hợp thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
b) Mục tiêu cụ thể.
Số TT | CHỈ TIÊU | ĐVT | Chỉ tiêu 2015 | Chỉ tiêu 2020 | Định hướng 2030 |
I | Công suất chế biến |
|
|
|
|
1 | Chế biến mủ cao su | Tấn/năm | 250.000 | 300.000 | 400.000 |
2 | Chế biến thành phẩm | Tấn/năm | 2.000 | 9.000 | 48.000 |
3 | Chế biến gỗ cao su thành đồ gia dụng cao cấp | m3/năm | 580.000 | 650.000 | 900.000 |
II | Số lượng sản phẩm chế biến |
|
|
|
|
1 | Mủ cao su | Tấn/năm | 250.000 | 300.000 | 400.000 |
1.1 | Mủ cao su thô xuất khẩu | Tấn/năm | 248.000 | 291.000 | 352.000 |
1.2 | Cao su thành phẩm | Tấn/năm | 2.000 | 9.000 | 48.000 |
| Trong đó: Xuất khẩu | Tấn/năm | 400 | 2.700 | 19.200 |
2 | Gỗ cao su | m3/năm | 580.000 | 650.000 | 900.000 |
III | Giá trị sản xuất (theo giá so sánh) | Tỷ đồng | 9.564 | 11.806 | 16.670 |
1 | Mủ cao su thô xuất khẩu | Tỷ đồng | 7.440 | 9.312 | 11.264 |
2 | Cao su thành phẩm | Tỷ đồng | 84 | 414 | 2.256 |
3 | Gỗ cao su | Tỷ đồng | 2.040 | 2.080 | 3.150 |
IV | Kim ngạch xuất khẩu | Triệu USD | 984 | 1.204 | 1.657 |
1 | Mủ cao su thô xuất khẩu | Triệu USD | 744 | 931 | 1.162 |
2 | Cao su thành phẩm | Triệu USD | 1,7 | 12 | 90 |
3 | Gỗ cao su | Triệu USD | 238,0 | 260,0 | 405,0 |
a) Quy hoạch chế biến mủ cao su.
- Công suất chế biến đến 2015 là: 250.000 tấn mủ/năm. Trong đó, chế biến mủ cao su thô xuất khẩu là 248.000 tấn/năm và chế biến thành phẩm là 2.000 tấn/năm;
- Công suất chế biến đến 2020 là: 300.000 tấn/năm. Trong đó, chế biến mủ cao su thô xuất khẩu là 291.000 tấn/năm và chế biến thành phẩm là 9.000 tấn/năm;
- Công suất chế biến đến 2030 là: 400.000 tấn/năm. Trong đó, chế biến mủ cao su thô xuất khẩu là 352.000 tấn/năm và chế biến thành phẩm là 48.000 tấn/năm;
- Đến năm 2015 tất cả cơ sở chế biến phải đạt các tiêu chí theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2008/BTNMT) về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên;
- Đến 2015 di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm xen trong các khu dân cư vào các cụm – khu công nghiệp sản xuất tập trung.
b) Quy hoạch chế biến thành phẩm.
- Công suất chế biến thành phẩm đến 2015 là: 2.000 tấn/năm, chiếm khoảng 0,8% tổng lượng mủ thô của tỉnh. Trong đó, chế biến thành phẩm xuất khẩu là 400 tấn/năm và chế biến thành phẩm tiêu thụ trong nước là 1.600 tấn/năm;
- Công suất chế biến thành phẩm đến 2020 là: 9.000 tấn/năm, chiếm khoảng 3% tổng lượng mủ thô của tỉnh. Trong đó, chế biến thành phẩm xuất khẩu là 2.700 tấn/năm và chế biến thành phẩm tiêu thụ trong nước là 6.300 tấn/năm;
- Công suất chế biến thành phẩm đến 2030 là: 48.000 tấn/năm, chiếm khoảng 12% tổng lượng mủ thô của tỉnh. Trong đó, chế biến thành phẩm xuất khẩu là 19.200 tấn/năm và chế biến thành phẩm tiêu thụ trong nước là 28.800 tấn/năm;
- Trong giai đoạn 2011 – 2015, tập trung phân phối sản phẩm gia dụng cho thị trường trong nước của các doanh nghiệp hiện có trên địa bàn. Những sản phẩm có khả năng cạnh tranh xuất khẩu như găng tay, lốp xe, … hướng sản phẩm ra thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các nước châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản,… được dự báo là thị trường tiềm năng;
- Thu hút đầu tư 1 – 2 nhà máy chế biến săm lốp xe trên địa bàn tỉnh (với tổng công suất khoảng từ 3 – 5 triệu sản phẩm/năm), dự kiến bố trí trong các khu công nghiệp của tỉnh.
c) Quy hoạch chế biến gỗ cao su.
- Công suất chế biến gỗ cao su đến 2015 là: 580.000 m3/năm, năm 2020 là 650.000 m3/năm và đến năm 2030 là 900.000 m3/năm;
- Chủ yếu thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh;
- Sản xuất tập trung vào các sản phẩm gia dụng, trang trí nội thất, hạn chế xuất thô.
7. Các chương trình, dự án ưu tiên.
- Xây dựng tiêu chí cho các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh;
- Dự án điều tra, khảo sát đánh giá điều kiện sản xuất tại các cơ sở chế biến và đề xuất giải pháp thực hiện;
- Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. Thời gian thực hiện: 2011 -2020;
- Dự án chuyển giao công nghệ chế biến theo hướng cơ giới hóa. Thời gian thực hiện: 2011 – 2020;
- Dự án nghiên cứu chính sách kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực chế biến sau sản phẩm thô trên địa bàn tỉnh;
- Dự án hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế;
- Đề án thay đổi công nghệ thực hiện đánh đông không sử dụng acid sulfuric cho mủ skim.
8. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.
a) Giải pháp thu mua nguyên liệu trong nước.
- Các địa phương, doanh nghiệp chế biến cần xem xét tổ chức lại hoạt động thu mua mủ cao su. Các chi nhánh hay đại lý thu mua phải có tên niêm yết của công ty;
- Tăng cường kiểm soát giá thu mua từng thời điểm trong mùa vụ cũng như kiểm tra chặt chẽ chất lượng, phát hiện và xử phạt theo quy định hiện hành về làm hàng giả hoặc gian lận thương mại.
b) Giải pháp tiêu thụ sản phẩm (sản phẩm thô và thành phẩm).
- Giữ vững và khai thác bền vững thị trường xuất khẩu cao su truyền thống, đồng thời chú trọng mở rộng thị trường tại các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả các nước trung Đông,… Đặc biệt chú trọng phát huy lợi thế các doanh nghiệp lớn của ngành có uy tín, chất lượng, đã có quan hệ với các tập đoàn, các nhà phân phối, các nhà môi giới xuất khẩu lớn trên thế giới để tăng cường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa;
- Sử dụng có hiệu quả kinh phí chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương hàng năm (nếu có) và nguồn kinh phí xúc tiến thương mại của tỉnh cho công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào địa bàn tỉnh;
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu cao su Bình Phước tại các hội chợ triển lãm quốc tế; đồng thời tham gia các hội chợ trong nước, tiến hành hội nghị khách hàng thường niên;
- Doanh nghiệp cần hoàn thiện và đạt các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, FSC, … nhằm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
d) Nghiên cứu và chuyển giao thiết bị - công nghệ chế biến cao su.
- Các nghiên cứu tập trung vào việc hoàn thiện, sản xuất thiết bị và quy trình công nghệ chế biến theo hướng cơ giới hóa – tự động hóa, hiện đại hóa, giảm lao động thủ công trong các khâu chế biến;
- Vận động thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ với vốn ban đầu của ngân sách và các khoản đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế… để tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học công nghệ trong tỉnh.
e) Đầu tư chiều sâu cho ngành công nghiệp chế biến cao su.
- Xây dựng mô hình trình diễn công nghệ chế biến mang tính cơ giới hóa – tự động cao, xây dựng mô hình trình diễn áp dụng kỹ thuật trong chế biến thành phẩm từ cao su thiên nhiên và các công trình xử lý môi trường chế biến mủ cao su;
- Chuyển giao kỹ thuật chế biến tiên tiến và đảm bảo vấn đề môi trường theo quy định.
f) Giải pháp về nguồn nhân lực:
- Liên kết với các đơn vị nhất là Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su để tiến hành đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài;
- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm trong ngành. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động.
g) Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành cao su.
- Nâng cao năng suất vườn cây: các yếu tố về giống, mật độ cây trồng, đầu tư đúng, đủ ngay từ đầu sẽ giúp rút ngắn được thời gian chăm sóc, năng suất tăng nhanh ngay trong những năm đầu. Ngoài ra việc gia tăng cường độ cạo, rút ngắn thời gian kinh doanh nhằm thay đổi giống mới một cách kịp thời cũng là biện pháp có hiệu quả. Cần có kế hoạch thanh lý và trồng lại những vườn cây có chất lượng kém nhằm nâng cao năng suất bình quân cũng như tạo nguồn gỗ cao su xuất khẩu;
- Đẩy mạnh khâu chế biến ra sản phẩm cuối cùng để nâng cao giá trị gia tăng của ngành, bao gồm cả gỗ cao su và mủ cao su. Với giống cao su mủ - gỗ, chu kỳ kinh doanh từ 15-20 năm, trong một vòng đời cây có thể cho đến 150 - 200 ster gỗ cao su tươi, nếu qua chế biến có thể cho từ 12- 16 m3 gỗ thành phẩm có giá trị cuối cùng khoảng 15 - 20 ngàn USD;
- Gia tăng tính hàng hóa của sản phẩm trồng xen trong những năm đầu cũng là biện pháp nhằm tăng giá trị sản xuất/ha cao su.
Chính sách tín dụng.
- Ngân hàng nên có cơ chế cho vay thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm cao su;
- Xây dựng quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp trong xuất khẩu.
Các hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Hỗ trợ kinh phí (phù hợp với thông lệ quốc tế) để ngành cao su có điều kiện thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và thế giới;
- Hỗ trợ vốn ngân sách thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về chế biến và hoàn thiện tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế;
- Hỗ trợ vốn từ ngân sách cho chương trình khuyến công đối với chế biến các sản phẩm cao su (xây dựng các mô hình khuyến công);
- Hỗ trợ vốn đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề và đội ngũ quản lý doanh nghiệp;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến di dời và yên tâm hoạt động.
Chính sách về xây dựng thương hiệu hàng hóa cho ngành.
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngoài nước: tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và trong nước trong lĩnh vực hàng nông sản,… Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để tham gia các hoạt động xây dựng thương hiệu;
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp mở các lớp tập huấn “Về tầm quan trọng của thương hiệu và giải pháp xây dựng phát triển thương hiệu” nhằm xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
Chính sách về nguồn nhân lưc.
- Trước tiên, các doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ mới để giảm bớt chi phí, lao động trực tiếp trong chế biến;
- Xây dựng chương trình thu hút nguồn lao động như hỗ trợ, đầu tư khu nhà ở cho công nhân, chính sách cho người có thâm niên, thu nhập cho người lao động;
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định pháp luật.
Khuyến khích kêu gọi đầu tư vào chế biến các sản phẩm cao su.
- Quy hoạch các cụm công nghiệp chế biến mủ cao su;
- Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể về tín dụng, đất đai và thuế thu nhập doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm sâu như: săm, lốp xe, nệm cao su, … nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.
Chính sách đầu tư đổi mới dây chuyền, công nghệ.
Thực hiện tốt Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ chuyển giao mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước và Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 28 tháng 08 năm 2009 của UBND tỉnh về việc quy định hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước giai đoạn 2009 – 2010 và đến năm 2015.
g)Tăng cường vai trò điều hành, quản lý của nhà nước và thành lập Hội Cao su tỉnh Bình Phước.
- Xây dựng dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su và tham mưu tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án theo các quy định của nhà nước;
- Hỗ trợ và chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng lộ trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và giám sát thực hiện các tiêu chí đã đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa;
- Thành lập và kiện toàn tổ chức Hội Cao su tỉnh Bình Phước, nâng cao năng lực quản lý điều hành, thiết lập quan hệ gắn bó với các sở, ban, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các hội viên.
Chính sách đào tạo và sử dụng lao động:
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, ngoài khả năng chuyên môn cần được đào tạo về công tác quản lý, kiến thức pháp luật;
- Đối với đội ngũ quản lý doanh nghiệp phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Những cán bộ trẻ, có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại các nước phát triển.
Điều 2. Sau khi quy hoạch ngành nghề chế biến các sản phẩm cao su giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành, tổ chức thực hiện theo các nội dung đã nêu tại
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc nhà nước Bình Phước, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bình Phước; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 3484/QĐ-UBND năm 2009 về bổ sung Quy trình đánh giá trình độ công nghệ ngành chế biến mủ từ cây cao su vào Quyết định 884/QĐ-CT.UBBT do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2 Quyết định 50/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ chuyển giao mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 3 Quyết định 2762/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập quy hoạch ngành công nghiệp chế biến điều giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2025 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4 Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6 Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 7 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 3484/QĐ-UBND năm 2009 về bổ sung Quy trình đánh giá trình độ công nghệ ngành chế biến mủ từ cây cao su vào Quyết định 884/QĐ-CT.UBBT do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2 Quyết định 2762/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập quy hoạch ngành công nghiệp chế biến điều giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2025 do tỉnh Bình Phước ban hành