Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1272/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 28 tháng 9 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ, THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Văn hóa đến năm 2020; Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 1018/UBND-VX ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về chủ trương lập Quy hoạch phát triển văn hoá, thể dục thể thao đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề cương Quy hoạch phát triển văn hoá, thể dục thể thao đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam tại Tờ trình số 73/TTr-SVHTTDL ngày 27 tháng 8 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Quy hoạch phát triển văn hoá, thể dục thể thao tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch:

- Giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức công bố, phổ biến nội dung quy hoạch tới các cơ quan, ban, ngành và nhân dân trong tỉnh để các tổ chức và người dân tham gia thực hiện quy hoạch. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển văn hoá, thể dục thể thao trong quy hoạch được phê duyệt phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và các địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung quy hoạch.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát, kiếm tra thực hiện quy hoạch; tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu của từng giai đoạn cho phù hợp với thực tế.

- Giao các Sở, ngành: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Công Thương, Giao thông - Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Xây dụng... tổ chức xây dựng chương trình hành động và phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ được giao để cụ thể hoá việc thực hiện các nội dung quy hoạch.

- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện tốt các nội dung quy hoạch, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển văn hoá, thể dục thể thao trên địa bàn, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, thể dục thể thao ở cơ sở.

- Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng theo chức năng, nhiệm vụ được giao và căn cứ nội dung quy hoạch, tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ với ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành, cấp chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Giao thông - Vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1272/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT.

Bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả những giá trị văn hoá truyền thống, nét bản sắc văn hóa địa phương Hà Nam; kết hợp hài hoà giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch và kinh tế, xã hội bền vững. Tạo sự chuyển biến về chất lượng trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và xây dựng nông thôn mới. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố hiện đại và đồng bộ.

Phấn đấu đưa thể thao thành tích cao của Hà Nam xếp hạng vị trí tốp 30 cả nước. Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao cho mọi người góp phần nâng cao tầm vóc con người, sức khỏe của nhân dân Hà Nam.

Xây dựng đội ngũ nhân lực văn hoá, thể dục thể thao Hà Nam có trình độ quản lý, chuyên môn cơ bản, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh. Phát huy có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong thực tiễn hoạt động văn hóa, thể thao. Đẩy mạnh hoạt động giao lưu hợp tác văn hóa, thể thao trong nước và quốc tế.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA.

1. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá.

Bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống, nét bản sắc văn hóa địa phương Hà Nam trong đời sống đương đại. Nâng cao nhận thức của chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. Xây dựng các bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa trở thành nơi học tập, tham quan và điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống có sự kết hợp hài hòa với phát triển du lịch, kinh tế, xã hội bền vững.

a) Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể:

- Giai đoạn 2012 - 2015: Hoàn thành quy hoạch hệ thống di tích và danh thắng của tỉnh. Triển khai có hiệu quả Đề án bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015. Hoàn thành tu bổ tôn tạo tất cả các di tích xếp hạng quốc gia; tu bổ, tôn tạo 4-5 di tích tiêu biểu xếp hạng cấp tỉnh. Thực hiện quản lý tốt các khu di tích trọng điểm. Đẩy mạnh công tác lập hồ sơ xếp hạng di tích, phấn đấu mỗi năm xếp hạng thêm được 2-3 di tích cấp quốc gia; 8-10 di tích cấp tỉnh. Lập hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Thành lập Phòng nghiệp vụ Quản lý DSVH tỉnh Hà Nam. Hoàn thành giai đoạn II dự án trưng bày tổng thể Bảo tàng tỉnh.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Hoàn thành cơ bản công tác xếp hạng di tích cấp quốc gia. Phấn đấu xếp hạng thêm mỗi năm được 10-15 di tích cấp tỉnh. Xây dựng, nâng cấp Bảo tàng tỉnh trở thành Bảo tàng loại III. Phấn đấu đến năm 2020, 70-80% tài liệu hiện vật được bảo quản và trưng bày bằng phương tiện, kỹ thuật hiện đại. Thành lập Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Di tích - Danh thắng tỉnh (có chức năng dịch vụ tu bổ, tôn tạo di tích và công trình lịch sử, văn hóa) trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch. Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý các di tích, danh thắng trên địa bàn cho các huyện, thị, thành phố nhằm khai thác phát huy có hiệu quả các di tích, danh thắng của tỉnh. Thành lập 1 bảo tàng tư nhân hoặc bộ sưu tập tư nhân.

- Định hướng đến năm 2030: Cơ bản hoàn thành công tác tu bổ tôn tạo các di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh; tình trạng xuống cấp hư hỏng của các di tích giảm đáng kể. Phấn đấu 50-60% huyện, thị, thành phố có nhà truyền thống. Từ năm 2020 trở đi, 70-80% kinh phí tu bổ tôn tạo di tích được sử dụng từ nguồn vốn XHH.

b) Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể:

- Giai đoạn 2012 - 2015: Đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc; nghiên cứu phục hồi trò chơi dân gian múa rối nước của thôn Nội Rối, múa rối cạn của thôn Chương Lương, (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân); Xây dựng quy hoạch và thực hiện bảo tồn, phát huy 40 làng nghề thủ công truyền thống. Xây dựng hồ sơ DSVH nghệ thuật Chèo và nghệ thuật Chầu Văn đệ trình tổ chức UNESCO công nhận là DSVHPVT đại diện của nhân loại.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Thành lập Trung tâm Dữ liệu DSVHPVT tại Bảo tàng tỉnh. Thực hiện xây dựng Hồ sơ di sản nghệ thuật Chèo và nghệ thuật Chầu Văn trình tổ chức UNESCO công nhận là DSVHPVT đại diện của nhân loại.

- Định hướng đến năm 2030: Nhiều DSVHPVT được phục hồi, phát triển bền vững. Di sản nghệ thuật hát Chèo và nghệ thuật hát Chầu Văn tỉnh Hà Nam được tổ chức UNESCO công nhận là DSVHPVT đại diện của nhân loại.

2. Nghệ thuật biểu diễn:

Ưu tiên bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của tỉnh Hà Nam. Thành lập 2 đoàn nghệ thuật và trung tâm bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật truyền thống của Nhà hát Chèo Hà Nam. Đầu tư xây dựng nhà hát nghệ thuật của tỉnh tại khu Trung tâm hành chính mới, thành phố Phủ Lý; xây dựng hệ thống nhà văn hóa đa năng 600-800 chỗ ngồi có khả năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại trung tâm các huyện, thành phố. Phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng mạng lưới câu lạc bộ, đội văn nghệ cơ sở gắn với các hoạt động phong trào cơ sở, hoạt động phát triển du lịch và kinh tế xã hội bền vững. Xây dựng theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm, kênh phổ biến tác phẩm nghệ thuật về con người, vùng đất Hà Nam đến mọi tầng lớp công chúng trong và ngoài tỉnh.

a) Giai đoạn 2012 - 2015: Hoàn thiện cơ bản tổ chức bộ máy, biên chế hoạt động của Nhà hát Chèo Hà Nam với 2 đoàn nghệ thuật. Nhà hát phấn đấu mỗi năm dàn dựng và sáng tác 1-2 vở diễn, 2 chương trình nghệ thuật có chất lượng; thực hiện trung bình 30-35 buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, 70-75 buổi biểu diễn doanh thu. Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, triển khai mô hình sân khấu học đường, nhằm giáo dục, giới thiệu giá trị nghệ thuật truyền thống cho thế hệ trẻ; phát triển các chiếu Chèo, CLB Chèo, CLB Chầu Văn tại các huyện, thành phố;

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng nhà hát Nghệ thuật tại thành phố Phủ Lý. Thành lập Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản nghệ thuật truyền thống Hà Nam thuộc Nhà hát Chèo. Nhà hát nâng số vở diễn, chương trình biểu diễn tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước. Thành lập 2-3 cơ sở biểu diễn nghệ thuật ngoài công lập, doanh nghiệp dịch vụ biểu diễn, đoàn nghệ thuật tư nhân. 100% huyện, thị, thành phố có trung tâm văn hóa - thể thao đa năng. Phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và hiện đại tại các khu, điểm, tuyến du lịch trên địa bàn;

c) Định hướng đến năm 2030: Nhà hát Chèo trở thành địa chỉ có uy tín trong việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống; thể nghiệm các loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại; đào tạo thực hành cho học sinh, sinh viên, tài năng nghệ thuật. 100% khu, điểm, tuyến du lịch trọng điểm có hoạt động nghệ thuật biểu diễn truyền thống và hiện đại phục vụ khách du lịch.

3. Phát hành phim và Chiếu bóng.

Phát triển điện ảnh của Hà Nam theo hướng hiện đại hoá nhằm tạo ra sức hẫp dẫn của loại hình nghệ thuật này cho nhiều đối tượng tầng lớp nhân dân, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, đón đầu nhu cầu giải trí của nhân dân sinh sống tại các đô thị, khu kinh tế công nghiệp, khu đại học đã được quy hoạch phát triển. Xây dựng mô hình liên doanh, liên kết giữa đơn vị nhà nước với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển điện ảnh. Tại thành phố Phủ Lý và đô thị Đồng Văn xây dựng trung tâm điện ảnh, cụm rạp chiếu phim quy mô, hiện đại, đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ điện ảnh có chất lượng. Từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động của các đội chiếu bóng công lập theo hướng xã hội hóa.

a) Giai đoạn 2012 - 2015: Khởi công xây dựng 01 Trung tâm chiếu phim quy mô vừa tại thành phố Phủ Lý. Hoàn thành xây dựng quy hoạch hệ thống rạp chiếu phim tại các huyện, thành phố. Phát triển Trung tâm PHP-CB thành một đơn vị kinh doanh có nguồn thu dịch vụ tăng trưởng trung bình 10-15%/năm;

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Tại khu vực các đô thị - công nghiệp phát triển, đô thị Đồng Văn, đầu tư thêm 1 cụm rạp phim hiện đại quy mô vừa bằng nguồn vốn XHH. Thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của các đội chiếu bóng lưu động. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết sản xuất phim, đăng cai tổ chức liên hoan phim, hội thảo, giới thiệu phim.....;

c) Định hướng đến năm 2030: Hà Nam hình thành mạng lưới rạp chiếu phim tại 50-60% huyện, thị, thành phố. Thành phố Phủ Lý, đô thị Đồng Văn có hệ thống rạp chiếu phim quy mô hiện đại. Số lượng khán giả đến rạp xem phim tăng gấp 2-3 lần so với giai đoạn 2012-2015. Hà Nam có khả năng sản xuất mỗi năm 1-2 phim (phim tài liệu, phim ngắn...).

4. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, văn hóa nông thôn mới và tuyên truyền cổ động.

a) Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, văn hóa nông thôn mới.

- Phát triển phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, tránh chạy theo bệnh hình thức, coi trọng báo cáo thành tích. Hướng nội dung phong trào vào các hoạt động thiết thực đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo; giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái; phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương; xây dựng đời sống văn hoá; chăm lo sự nghiệp giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, phát triển thể dục thể thao, thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi trường; và đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh gắn bó mật thiết với nhân dân.

- Nhân rộng các mô hình thành công xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, nông thôn mới thông qua việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa, huy động công sức, trí tuệ của nhân dân trong đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, xây dựng văn hóa nông thôn trong giai đoạn trước. Đẩy mạnh nhân rộng các mô hình thành công trong việc xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, tiên tiến, điển hình; các mô hình xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống, ngăn ngừa tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường ra các địa bàn toàn tỉnh.

- Phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng các câu lạc bộ, đội văn nghệ, đội thông tin tuyên truyền cơ sở. Thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình sinh hoạt câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống tiêu biểu. Triển khai mô hình hoạt động của nhà văn hóa có nội dung đa dạng, phong phú, gắn bó thiết thực với cuộc sống cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, tạo sự thu hút, hấp dẫn đối với các tầng lớp nhân dân tham hoạt động, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Xây dựng các công trình văn hóa và khu vui chơi giải trí phù hợp với mức sống của nhân dân.

- Thực hiện phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã với các tiêu chí: Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn, có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn, môi trường đạt chuẩn, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; xã đạt danh hiệu lành mạnh không có tệ nạn xã hội, bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hóa dân tộc, làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tại các xã xây dựng nông thôn mới, xây dựng các thiết chế đồng bộ như đài truyền thanh, thư viện, phòng thông tin, các câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng, khu tập luyện và thi đấu thể thao thuộc trung tâm văn hóa, thể thao xã.

- Tại khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu đại học, thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân phù hợp với quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển đô thị đại học, phân bố dân cư, xây dựng nhà ở và các công trình văn hóa, thể thao ở cơ sở. Xây dựng mới và nâng cấp các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở (tỉnh, huyện, xã, thôn), phục vụ công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, sinh viên, học sinh học tập tại các trường và nhân dân cư trú trên địa bàn. Nâng cấp các nhà văn hóa, thể thao công nhân hiện có do Liên đoàn Lao động các cấp và Ban Quản lý các khu công nghiệp quản lý để phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công nhân. Xây dựng mô hình thí điểm nhà văn hóa, thể thao công nhân theo chính sách khuyến khích xã hội hóa. Đẩy mạnh phát triển phong trào văn hóa, thể thao trong công nhân, góp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa tinh thần của công nhân ở các khu công nghiệp.

- Giai đoạn 2012 - 2015: Có 50% số huyện có TTVH-TT. 85-87% gia đình và 60% thôn làng, tổ dân cư, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. 100% tổng số xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi, giải trí; 80% thôn làng có nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng. 100% xã, phường, thị trấn có đội văn nghệ. Triển khai thí điểm xây dựng văn hóa nông thôn mới tại 28 xã.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 100% các huyện hoàn thành xây dựng TTVH-TT. Giữ vững tỷ lệ 85-87% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; phấn đấu có 62% thôn làng, tổ dân cư, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. Có 90% thôn làng có nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng. Tỷ lệ xã xây dựng văn hóa nông thôn mới đạt tiêu chuẩn chiếm 50% tổng số xã trong tỉnh (55 xã). Triển khai xây dựng 27 xã nông thôn mới.

- Định hướng đến năm 2030: Hoàn thành xây dựng mạng lưới các TTVH-TT cấp huyện và cấp xã. 89-90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 80-85% thôn làng, tổ dân cư, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. 100% thôn làng có nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng. 100% xã trong tỉnh đạt tiêu chuẩn xây dựng văn hóa nông thôn mới.

b) Tuyên truyền cổ động:

- Thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa của công nhân và người sử dụng lao động ở các khu công nghiệp, từ đó nghiên cứu đề ra các giải pháp thông tin, tuyên truyền phù hợp.

- Tuyên truyền, phổ biến kết quả, kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng đời sống văn hóa nông thôn. Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, giao lưu về nội dung xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới. Thường xuyên đăng tin, bài, ảnh tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các hình thức tuyên truyền được tiến hành đa dạng, sáng tạo, sử dụng phương pháp trực quan hiện đại, lồng ghép với nội dung sinh hoạt văn hoá nghệ thuật (đài truyền thanh, trạm, bảng thông tin, sinh hoạt các câu lạc bộ, đọc sách báo, văn nghệ quần chúng) nhằm tạo ra sự hấp dẫn và hiệu quả tuyên truyền đối với công chúng.

- Giai đoạn 2012 - 2015, phấn đấu 80% huyện, thành phố có hơn 2 cụm cổ động trực quan; 60% xã, phường, thị trấn có hơn 1 cụm cổ động. 50% số huyện có xe tuyên truyền văn hóa tổng hợp. Đến giai đoạn 2016 - 2020, 100% huyện, thị, thành phố xây dựng được trên 2 cụm cổ động trực quan; 80% xã, phường, thị trấn xây dựng được từ 1 cụm cổ động trở lên. 100% huyện có xe tuyên truyền văn hóa tổng hợp. Định hướng đến năm 2030: 100% xã, phường, thị trấn xây dựng được từ 1-2 cụm cổ động trở lên;

c) Đầu tư cơ sở vật chất thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở.

- Giai đoạn 2012 - 2015: Xây dựng 50% Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại trung tâm các huyện, có hội trường đa năng 600 - 800 chỗ ngồi, có sân khấu được thiết kế phù hợp với trang thiết bị âm, ánh sáng hoàn chỉnh để phục vụ nhiều loại hình hoạt động văn hóa, thể thao; có trụ sở làm việc của các bộ phận chuyên môn và đội thông tin lưu động; có không gian tổ chức các loại hình nghiệp vụ thông tin triển lãm; không gian tổ chức các lớp năng khiếu, nghiệp vụ; khu vui chơi giải trí, rèn luyện thể chất; khuôn viên vườn hoa, cây cảnh; khu dịch vụ văn hóa, thể thao; xe thông tin lưu động.

Tại 28 xã xây dựng thí điểm nông thôn mới: xây dựng 116 nhà văn hóa, khu thể thao; sửa chữa, nâng cấp 70 nhà văn hóa, khu thể thao cấp thôn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành. Xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại vị trí trung tâm của các xã có hội trường đa năng khoảng 300-400 chỗ ngồi, có sân khấu biểu diễn nghệ thuật; trạm truyền thanh; cụm thông tin cổ động; thư viện có phòng đọc; phòng truyền thống; phòng luyện tập nghiệp vụ; khuôn viên cây xanh,vui chơi giải trí, rèn luyện thể chất; khu hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 100% các huyện hoàn thành xây dựng TTVH-TT huyện. Các TTVH-TT cấp huyện có hội trường đa năng 600 - 800 chỗ ngồi, có sân khấu được thiết kế phù hợp với trang thiết bị âm, ánh sáng hoàn chỉnh để phục vụ nhiều loại hình hoạt động văn hóa, thể thao; có trụ sở làm việc của các bộ phận chuyên môn và đội thông tin lưu động; có không gian tổ chức các loại hình nghiệp vụ thông tin triển lãm; không gian tổ chức các lớp năng khiếu, nghiệp vụ; khu vui chơi giải trí, rèn luyện thể chất; khuôn viên vườn hoa, cây cảnh; khu dịch vụ văn hóa, thể thao; xe thông tin lưu động. Tại 27 xã xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng mới 140 nhà văn hóa thôn làng theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Đầu tư xây dựng TTVH-TT cấp xã tại các trung tâm xã nông thôn mới, có hội trường đa năng khoảng 300-400 chỗ ngồi, có sân khấu biểu diễn nghệ thuật; trạm truyền thanh; cụm thông tin cổ động; thư viện có phòng đọc; phòng truyền thống; phòng luyện tập nghiệp vụ; khuôn viên cây xanh,vui chơi giải trí, rèn luyện thể chất; khu hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao.

- Định hướng đến năm 2030: Tỉnh Hà Nam hoàn thành xây dựng các TTVH- TT cấp huyện và cấp xã.

5. Văn học Nghệ thuật.

a) Giai đoạn 2012 - 2015: Tỉnh phấn đấu tăng 10% số tác phẩm công bố so với giai đoạn trước; số hội viên Hội VHNT tỉnh tăng 10-15%. Hoàn thành quy hoạch hệ thống tượng đài và tranh hoành tráng;

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Tỷ lệ số tác phẩm công bố tăng 15-20%. Số hội viên VHNT đạt mức tăng 20-25%. Tạp chí Sông Châu xuất bản 2 tháng/kỳ với số lượng phát hành mỗi kỳ đạt từ 2.000 đến 2.500 cuốn; ngoài ra tạp chí còn có 1 tờ báo điện tử. Hoàn thành xây dựng 1-2 tượng đài danh nhân văn hóa, tranh hoành tráng tại Thành phố Phủ Lý;

c) Định hướng đến năm 2030: Hội VHNT tỉnh có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số lượng hội viên tăng lên khoảng 200-250 người, Hội VHNT thành lập 2-3 chi hội VHNT mới (điện ảnh, kiến trúc...). Tỷ lệ số tác phẩm công bố tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2012-2015. Hoàn thành bổ sung 1-2 tượng đài, tranh hoành tráng.

6. Thư viện.

Xây dựng hệ thống thư viện theo hướng hiện đại kết hợp giữa phương pháp thư viện truyền thống và thư viện điện tử. Từng bước chuyển đổi mô hình thông tin - thư viện cũ (nặng về quản lý vật chất) sang mô hình quản lý tri thức, thông tin (quản lý phi vật chất) tổ chức khai thác thông tin bằng công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Thực hiện có hiệu quả dịch vụ công cung cấp, quản lý và phổ biến nguồn tài liệu, sách báo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí. Từng bước phát triển hệ thống thư viện tư nhân. Bảo đảm các đối tượng người khuyết tật, trẻ em, người khiếm thị, khiếm thính có cơ hội được tiếp cận nguồn tài liệu, sách báo từ hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh.

a) Giai đoạn 2012 - 2015: Xây dựng thư viện tỉnh đa năng, hiện đại tại thành phố Phủ Lý. Toàn tỉnh có 760 thư viện, tủ sách. Tổng số vốn tài liệu đạt 1 triệu bản; mỗi năm cấp mới 23 nghìn thẻ bạn đọc; phục vụ 750 nghìn lượt bạn đọc; luân chuyển 13-14 nghìn bản sách xuống cơ sở. Thư viện tỉnh hoàn thành số hóa tài liệu địa chí đạt 10% tổng số vốn tài liệu. 100% thư viện cấp huyện có trụ sở hoạt động ổn định, 50% thư viện cấp huyện ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện. Thành lập mới 2-3 hiệu sách nhân dân, nhà sách tự chọn;

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Hoàn thành và đưa vào sử dụng thư viện tỉnh Hà Nam kết hợp mô hình thư viện điện tử và thư viện truyền thống. Toàn tỉnh có 900 thư viện, tủ sách. 100% thư viện huyện, thị, thành phố đạt chuẩn. Các thư viện cấp huyện hoạt động độc lập (trực thuộc UBND huyện). 80% các thư viện huyện, thị, thành phố ứng dụng công nghệ thư viện điện tủ, có phòng truy cập internet cộng đồng; 100% thư viện tuyến huyện áp dụng theo chuẩn thư mục thư viện quốc tế. Thực hiện đầu tư xây dựng các trung tâm truy cập internet ở các thư viện xã, phường, thị trấn; gắn với phát triển Bưu điện văn hoá xã.

c) Định hướng đến năm 2030: 50% xã, phường, thị trấn xây dựng được thư viện. Tổng số vốn tài liệu của hệ thống thư viện đạt 3-3,5 triệu bản; mỗi năm các thư viện cấp mới 50-70 nghìn thẻ bạn đọc; phục vụ 1,5 triệu lượt bạn đọc với số tài liệu phục vụ đạt 6 triệu bản. 100% các thư viện huyện, thị, thành phố ứng dụng công nghệ thư viện điện tủ, có phòng truy cập internet, phòng đọc đa phương tiện, phòng đọc cho đối tượng thiếu nhi, người khiếm thị, khiếm thính.

7. Gia đình.

Thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, PCBLGĐ, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Xây dựng gia đình có cuộc sống bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đảm bảo các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi được thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền và trách nhiệm một cách bình đẳng.

a) Giai đoạn 2012 - 2015: Giảm tỷ lệ ly hôn bình quân hàng năm xuống còn 1%.

Tỷ lệ bạo lực trong gia đình bình quân hàng năm giảm 1,5%. Tỷ lệ gia đình bị các tệ nạn xã hội xâm nhập bình quân hàng năm giảm 1%. 50% huyện, thành phố được triển khai nhân rộng mô hình PCBLGĐ ở tất cả các xã, phường, thị trấn. 50% số xã thiết lập được mạng lưới địa chỉ tin cậy cộng đồng, thực hiện thu thập số liệu về PCBLGĐ. Hoàn thiện bộ chỉ số về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình. Trên 30% số nạn nhân được hỗ trợ, tư vấn từ các cơ sở trợ giúp bạo lực gia đình; 50% những người thực hiện hành vi bạo lực gia đình tham gia các hoạt động tư vấn và giáo dục. Bảo đảm ít nhất 40% nữ trong tổng số công chức, viên chức và người lao động tuyển dụng trong mỗi lần tuyển dụng ở đơn vị. Tỷ lệ nữ đào tạo thạc sỹ tăng 3-5% so với năm 2010 trên tổng số người có cùng học vị ở mỗi đơn vị.

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Tỷ lệ ly hôn bình quân hàng năm giảm 1,2%. Tỷ lệ bạo lực trong gia đình bình quân hàng năm giảm 1,5-1,8%. Tỷ lệ gia đình bị các tệ nạn xã hội xâm nhập bình quân hàng năm giảm 1,2-1,5%. Đến năm 2020, 80% các huyện, thị, thành phố được triển khai nhân rộng mô hình PCBLGĐ ở tất cả các xã, phường, thị trấn; 100% số xã thiết lập được mạng lưới địa chỉ tin cậy cộng đồng PCBLGĐ. 50-55% số nạn nhân được hỗ trợ, tư vấn từ các cơ sở trợ giúp PCBLGĐ; 60-65% những người thực hiện hành vi bạo lực gia đình tham gia các hoạt động tư vấn và giáo dục. 42-45% nữ trong tổng số công chức, viên chức và người lao động tuyển dụng trong mỗi lần tuyển dụng ở đơn vị. Tỷ lệ nữ đào tạo thạc sỹ tăng 7-10% so với năm 2010.

c) Định hướng đến năm 2030: 100% các huyện, thị, thành phố được triển khai nhân rộng mô hình PCBLGĐ ở tất cả các xã, phường, thị trấn; các huyện còn lại xây dựng mô hình điểm trên 100% số xã, thị trấn trong huyện. Trên 80% số nạn nhân được hỗ trợ, tư vấn từ các cơ sở trợ giúp bạo lực gia đình (cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về PCBLGĐ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, địa chỉ tin cậy); 70-75% những người thực hiện hành vi bạo lực gia đình tham gia các hoạt động tư vấn và giáo dục.

8. Dịch vụ văn hoá.

Thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động văn hóa tại vũ trường, kraoke, quán bar, nhà hàng, khách sạn, cơ sở phục vụ du lịch... nhằm đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh. Tăng cường và mở rộng hệ thống dịch vụ văn hóa kết hợp với du lịch để tạo ra một thị trường các sản phẩm và dịch vụ văn hóa đa dạng, độc đáo, có chất lượng.

a) Giai đoạn 2012 - 2015: thành lập 1-2 đơn vị tư nhân đầu tư quy mô hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ triển lãm văn hóa, nghệ thuật; sân khấu, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Triển khai quy hoạch nhà hàng, karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Tỉnh có 1-2 cơ sở hoạt động dịch vụ điện ảnh tư nhân quy mô; 3-4 đơn vị tư nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ triển lãm văn hóa, nghệ thuật; sân khấu, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Các đơn vị công lập chuyển đổi dần chức năng sang mô hình hoạt động ngoài công lập. Hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke phát triển không quá 215 cơ sở. Toàn tỉnh có tối đa 22 cơ sở vũ trường;

c) Định hướng đến năm 2030: Một số lĩnh vực dịch vụ điện ảnh, thư viện, nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang triển lãm, hoạt động dịch vụ karaoke, vũ trường, quảng cáo được các cơ sở ngoài công lập đầu tư phát triển quy mô lớn.

9. Định hướng phân bố không gian phát triển.

a) Khu vực Đông Nam của tỉnh:

Tổ chức không gian bố trí quy hoạch các trung tâm văn hóa của tiểu vùng và cụm văn hoá vệ tinh theo các trục giao thông huyết mạch kết nối vùng Đông Nam với các vùng khác. Xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất văn hóa cho thị trấn Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân) và Bình Mỹ (huyện Bình Lục) trở thành 2 trung tâm văn hóa của tiểu vùng (có trung tâm văn hoá đa năng, thư viện, nhà truyền thống, khu triển lãm,... có thể đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao lớn của tỉnh. Bên cạnh 2 trung tâm này, hình thành các cụm văn hóa vệ tinh là các thị trấn mới thành lập Nhân Hậu, Nhân Mỹ, Cầu Không (huyện Lý Nhân); Chợ Sông, Ba Hàng, Đô Hai, An Nội (huyện Bình Lục). Các cụm văn hoá vệ tinh có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, liên kết hoạt động với nhau và với các trung tâm văn hoá. Hình thành các điểm văn hóa là những nơi có DSVHVT tiêu biểu như đình, đền, chùa, miếu (các di tích tiêu biểu như đình Vị Hạ, từ đường Nguyễn Khuyến của huyện Bình Lục; đền Trần Thương, đình Văn Xá, đình Ngò, đình và chùa Nhân Mỹ, khu tưởng niệm nhà văn liệt sỹ Nam Cao, đền Bà Vũ của huyện Lý Nhân...); và các hình thức sinh hoạt văn hóa phi vật thể truyền thống đặc sắc của vùng nông thôn Hà Nam (như lễ hội chợ cầu may, lễ hội thả diều, lễ phát lương, múa hát Lải Lèn, trò rối nước, hát văn, hát chèo...) bố trí hài hòa, xen kẽ với các trung tâm, cụm văn hóa trên;

b) Khu vực Tây Bắc của tỉnh:

- Đầu tư xây dựng đô thị Đồng Văn trở thành trung tâm văn hóa tiểu vùng, mang đặc thù của không gian văn hóa đô thị công nghiệp. Các hoạt động tổ chức văn hóa ở Đồng Văn sẽ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động phát triển kinh tế của KCN và của tầng lớp công nhân ngày càng phát triển trong tương lai. Đô thị có hệ thống cơ sở văn hóa khá hiện đại với thư viện, rạp chiếu phim, rạp biểu diễn nghệ thuật, nhà văn hóa công nhân, công viên, quảng trường, tượng đài, khu triển lãm và các cơ sở dịch vụ văn hóa quy mô… Tại các thị trấn Đọi Sơn (huyện Duy Tiên); Quế, Ba Sao, Nhật Tân, Tượng Lĩnh (huyện Kim Bảng); Non, Kiện Khê, Phố Cà và thị trấn trung tâm huyện lỵ Thanh Liêm xây dựng, nâng cấp các cơ sở văn hóa để hình thành các cụm văn hóa đóng vai trò là vệ tinh hỗ trợ, liên kết các trung tâm văn hóa tiểu vùng. Tổ chức mạng lưới các điểm văn hóa di tích - danh thắng, làng nghề thủ công truyền thống, nơi tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội… xen kẽ với các trung tâm, cụm văn hóa; trong đó ưu tiên đầu tư, nâng cấp các điểm văn hoá ven tuyến giao thông quốc lộ 1A, 38, 21B;

c) Khu vực Trung tâm của tỉnh:

Thành phố Phủ Lý có các công trình quy mô như Thư viện, Bảo tàng, Nhà hát, Trung tâm Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Triển lãm, Quảng trường, Công viên vui chơi giải trí, Tượng đài và các cơ sở dịch vụ văn hóa hiện đại khác... Văn hóa của khu vực trung tâm có sự phát triển hài hòa, kết hợp giữa bộ phận văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Cùng với quá trình phát triển các khu vực dân cư đô thị mới, khu trung tâm chính trị, hành chính mới mà hướng phát triển chính là hướng Đông Bắc, Bắc Châu Giang (tăng quy mô diện tích khoảng 1.000 ha) cần bố trí những công trình văn hóa phù hợp, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống văn minh và nhu cầu thưởng thức văn hóa ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân;

d) Khu vực phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh:

Đầu tư đưa Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao - Kim Bảng trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Thực hiện tốt công tác bảo tồn DSVH kết hợp với hoạt động kinh doanh - du lịch tại các điểm du lịch, di tích danh thắng trọng tâm như Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao - Kim Bảng; Ngũ Động Sơn, khu Bến Thủy và khu Kẽm Trống; các điểm văn hóa, lịch sử, lễ hội Long Đọi Sơn, đền Lảnh Giang, đền Trần Thương, chùa Bà Đanh; các cơ sở còn lưu giữ loại hình du lịch văn hóa như Vật võ Liễu Đôi, dân ca Hà Nam... Xây dựng các cơ sở vật chất văn hóa mang tính hỗ trợ (điểm trưng bày sản phẩm, tuyên truyền về DSVH, trình diễn nghề thủ công, tổ chức biểu diễn văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian...) nhằm thúc đẩy hoạt động dịch vụ văn hóa tại các khu, điểm, tuyến du lịch. Các điểm văn hóa sẽ là những nơi diễn ra các hoạt động văn hóa phục vụ nhu cầu tại chỗ cho người dân cũng như hỗ trợ khai thác phục vụ du lịch để phát huy giá trị của các DSVH, di sản thiên nhiên.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO.

1. Thể dục thể thao cho mọi người.

a) Hoạt động thể dục thể thao quần chúng.

- Giai đoạn 2012 - 2015:

+ Tiếp tục nhân rộng mô hình xã điểm về phát triển thể dục thể thao quần chúng theo Đề án phát triển thể dục thể thao ở xã phường thị trấn tỉnh Hà Nam (theo Quyết định số 412/QĐ ngày 12/4/2007 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành). Tổ chức thực hiện thí điểm nội dung Đề án xây dựng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hà Nam.... Từng bước hoàn thiện hệ thống thi đấu cấp tỉnh theo chu kỳ hàng năm, 2 năm hoặc 4 năm phù hợp với phong trào thể dục thể thao chung và gắn với các môn Thể thao thành tích cao của tỉnh. Xây dựng hệ thống giải thi đấu phù hợp đối với các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh; tập trung đầu tư phát triển các môn Bóng đá, Điền kinh và Bơi lặn. Hoàn thành công tác xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu về phát triển thể dục thể thao quần chúng. Đảm bảo quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao xã, thị trấn và thôn làng trong toàn tỉnh gắn với quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn mới.

+ Xây dựng, điều chỉnh bổ sung Đề án xây dựng thiết chế thể dục thể thao gắn với thiết chế văn hoá, khu vui chơi giải trí ở cơ sở đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển thể dục thể thao cơ sở đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Bảo tồn không gian vật võ Liễu Đôi; Đề án phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2012 - 2020; Đề án xây dựng khu nhà ở của vận động viên Thể thao thành tích cao - Thể thao chuyên nghiệp.

+ Tỷ lệ người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 27%; tỷ lệ gia đình tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 21%. Toàn tỉnh có 236 CLB thể dục thể thao hoạt động hiệu quả; cấp tỉnh thành lập được 5 liên đoàn, hội thể dục thể thao; cấp huyện thành lập được 16 liên đoàn, hội thể dục thể thao. Tổng số giải thi đấu thể dục thể thao đạt 53 giải, trong đó có 8 giải cấp tỉnh, 45 giải cấp huyện; số giải thi đấu do các liên đoàn, hội thể dục thể thao tổ chức là 5 giải.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Tiếp tục nhân rộng mô hình xã điểm về phát triển thể dục thể thao quần chúng và thực hiện thí điểm nội dung Đề án xây dựng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hà Nam....ra 50% tổng số xã, thị trấn của tỉnh xây dựng nông thôn mới. Xây dựng thí điểm các mô hình hoạt động thể thao phù hợp với điều kiện của các địa phương, loại hình cơ quan đơn vị, trên cơ sở các mô hình thành công tiếp tục nhân rộng ra các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tuyển chọn, đào tạo và cử VĐV tham gia Đại hội thể thao người cao tuổi, người khuyết tật toàn quốc. Tỷ lệ người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 30%; tỷ lệ gia đình tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 23%. Toàn tỉnh có 300 CLB thể dục thể thao hoạt động hiệu quả; cấp tỉnh thành lập được 12 liên đoàn, hội thể dục thể thao; cấp huyện thành lập được 30 liên đoàn, hội thể dục thể thao. Đến năm 2020, tổng số giải thi đấu thể dục thể thao đạt 59 giải, trong đó có 9 giải cấp tỉnh, 50 giải cấp huyện; số giải thi đấu do các liên đoàn, hội thể dục thể thao tổ chức đạt 7 giải. Đảm bảo 50% xã, thị trấn trong toàn tỉnh có thiết chế văn hóa, thể thao đạt tiêu chuẩn xây dựng văn hóa nông thôn mới.

- Định hướng đến năm 2030: 100% số xã, thị trấn trong toàn tỉnh có thiết chế văn hóa, thể thao đạt tiêu chuẩn xây dựng văn hóa nông thôn mới. Tỷ lệ người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 33-35%; Tỷ lệ gia đình tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 25-30%;

b) Hoạt động thể dục thể thao trong trường học.

- Thực hiện phát triển thể dục thể thao trường học từ tiểu học đến trung học phổ thông theo nội dung Đề án tổng thể phát triển thể lực người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Triển khai thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục, đào tạo có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động thể dục thể thao theo quy chuẩn quốc gia. Thực hiện cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy thể dục thể thao theo hướng kết hợp với các hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh. Củng cố và phát triển hệ thống thi đấu thể dục thể thao giải trí thích hợp với từng cấp học, từng vùng, địa phương. Gắn liền việc phát triển thể dục, thể thao ngoại khóa với công tác xây dựng các CLB năng khiếu tuyến II của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng các loại hình CLB thể thao trong trường học có các môn thể thao trọng điểm; có chế độ khuyến khích đối với học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các CLB, các lớp năng khiếu thể thao. Thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ về thể chất và sức khỏe học sinh theo định kỳ 5-10 năm/lần. Phổ cập dạy và học bơi đối với học sinh phổ thông, đảm bảo 100% trường phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khóa; chú trọng hỗ trợ địa phương có nhiều ao, hồ, sông.

- Giai đoạn 2012 - 2015: 100% số trường trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông; 90% số trường trung học cơ sở; 30-40% trường tiểu học thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa. Số trường học phổ thông có CLB thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục,thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục thể thao, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa đạt tỷ lệ 45%. Có 70% số học sinh phổ thông các cấp được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Có 100% số trường trung học cơ sở; 50-60% trường tiểu học thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa. Số trường học phổ thông có CLB thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục thể thao, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa đạt tỷ lệ 55-60%. Có 85,5% số học sinh phổ thông các cấp được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.

- Định hướng đến năm 2030: 100% trường tiểu học thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa; 100% số trường học phổ thông có CLB thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục thể thao, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa. 95-98% số học sinh phổ thông các cấp được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể;

c) Hoạt động thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang.

- Hoàn thành xây dựng tiêu chuẩn các đơn vị giỏi về huấn luyện thể lực và hoạt động thể dục thể thao; chú trọng những nội dung tập luyện thể thao có tính đặc thù của một số đơn vị quân đội. Tỉnh hỗ trợ công tác tổ chức hội thao cấp tỉnh, quân khu và thi đấu thể dục, thể thao của các đơn vị theo đặc thù của lực lượng vũ trang quân đội.

- Thực hiện rèn luyện thân thể và thể dục thể thao bắt buộc đối với cán bộ, chiến sỹ công an nam từ 18-45 tuổi, chiễn sỹ nữ từ 18-35 tuổi. Tăng cường tập luyện võ thuật, bắn súng quân dụng; khuyến khích tập luyện các môn Bóng (Bóng chuyền, Bóng bàn, Bóng đá...), Điền kinh, Bơi lặn, Quần vợt, Cầu lông.

- Phát triển hệ thống các CLB thể dục thể thao và dịch vụ thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ tiếp cận với hoạt động thể dục thể thao. Xây dựng hệ thống thi đấu thể thao phù hợp với môi trường, điều kiện công tác của từng loại hình lực lượng vũ trang.

- Phấn đấu đến năm 2015, có 82,5% số lượng cán bộ, chiến sỹ đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khoẻ. Đến năm 2020, số lượng cán bộ, chiến sỹ đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khoẻ tăng lên 85,5% tổng số cán bộ, chiến sỹ. Định hướng đến năm 2030: thể thao trong lực lượng vũ trang có sự phát triển mạnh mẽ, gắn kết với sự nghiệp phát triển thể dục thể thao chung của tỉnh nhà. Số lượng cán bộ, chiến sỹ đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khoẻ đạt tỷ lệ 88-90% tổng số cán bộ, chiến sỹ.

2. Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện đề án thành lập trường năng khiếu thể dục thể thao; CLB bán chuyên nghiệp; dự án xây dựng cơ sở vật chất và kế hoạch đăng cai tổ chức thi đấu các môn thể thao quốc gia phù hợp với nhiệm vụ cụ thể từng giai đoạn, đảm bảo tính kế thừa và phát triển mạnh mẽ, bền vững của Thể thao thành tích cao và Thể thao chuyên nghiệp đồng thời phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và tiềm lực kinh tế của tỉnh nhà.

- Chọn lựa phát triển các môn thể thao có trong chương trình thi đấu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Đại hội Thể thao Olympic; nâng cao thành tích thi đấu đối với các môn thể thao mà Thể thao thành tích cao và Thể thao chuyên nghiệp của Hà Nam có thế mạnh. Nghiên cứu, tổ chức đào tạo, huấn luyện thêm một số bộ môn thể thao khác trong nhóm I và II (được xác định trong Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020). Phấn đấu tổng số VĐV được đào tạo tập trung đạt khoảng 200 - 300 người.

- Giai đoạn 2012 - 2030, Thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam đạt được thành tích nổi bật trong các đại hội, kỳ thi đấu thể dục thể thao trong nước và quốc tế. Các bộ môn Thể thao thành tích cao có sự phát triển ổn định về số lượng và chất lượng. Tỉnh từng bước phấn đấu đào tạo 8-14 bộ môn Thể thao thành tích cao, trong đó có các bộ môn thể thao trọng điểm là: Điền kinh, Bơi lặn, Vật, Võ, Bóng đá, Đua thuyền Canoeing, Đua xe đạp. Tỉnh giữ vững hoặc nâng cao thành tích thi đấu của đội Bóng đá nữ. Phấn đấu hàng năm tham dự 5 giải thi đấu khu vực Đông Nam Á (SEA Games), Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) và các giải thi đấu quốc tế khác.

a) Giai đoạn 2012 - 2015:

Thành tích thể thao của Hà Nam phấn đấu nằm trong nhóm 45 đơn vị tại Đại hội TDTT Toàn quốc lần thứ VII năm 2014. Tỉnh có 10 VĐV cấp kiện tướng; 12 lượt VĐV tham dự đội tuyển Trẻ và đội tuyển Quốc gia. Phấn đấu tham gia thi đấu các giải trong nước đạt 75-80 huy chương các loại; đạt 1 huy chương tại các kỳ SEA Games, 5 huy chương khác tại giải khu vực và quốc tế. Tỉnh đăng cai tổ chức thi đấu môn Bóng đá nữ, môn Đá cầu và một số môn thi đấu trong nhà trong chương trình Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 7 năm 2014. Tổ chức đào tạo, huấn luyện bổ sung từ 2-3 bộ môn thể thao. Hoàn thành giai đoạn II dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp Trung tâm HL-TĐTDTT tỉnh; xây dựng Nhà thi đấu đa năng từ 3.000 đến 5.000 chỗ ngồi để phục vụ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 7 và các hoạt động thi đấu, giải thể thao của khu vực và quốc gia. Xây dựng một số hạng mục đường đua môn xe đạp, khu đua thuyền, bể bơi đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho cho các giải thi đấu quốc tế. Xây dựng quy hoạch sân gôn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt;

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

Phấn đấu nâng thành tích thể thao Hà Nam lên vị trí 40 tại Đại hội thể dục, thể thao Toàn quốc lần thứ VIII (năm 2018); đội tuyển thể thao của tỉnh tham gia thi đấu các giải trong nước đạt 90-100 huy chương. Phấn đấu đoạt 1-2 huy chương vàng tại các kỳ SEA Games, 5 huy chương khác tại giải khu vực và quốc tế. Tỉnh có 15 VĐV cấp kiện tướng; 12 lượt VĐV tham dự đội tuyển Trẻ và đội tuyển Quốc gia. Tổ chức đào tạo huấn luyện bổ sung từ 2-3 bộ môn thể thao. Hoàn thành xây dựng hệ thống đường đua xe đạp, bể bơi, khu đua thuyền, 1-2 sân gôn. Tỉnh đăng cai tổ chức thi đấu một số môn thể thao trong hệ thống thi đấu giải SEGAME, ASIAD; xây dựng giải thi đấu và phát triển nguồn VĐV cho bộ môn đánh gôn;

c) Định hướng đến năm 2030:

Đội tuyển thể thao của tỉnh phấn đấu xếp vị trí trong nhóm 25-30 tại Đại hội Thể dục, thể thao Toàn quốc. Phấn đấu đoạt 3-4 huy chương vàng, 10-12 huy chương khác tại giải khu vực và quốc tế. Tỉnh có 30 VĐV cấp kiện tướng; 20 lượt VĐV tham dự đội tuyển Trẻ và đội tuyển Quốc gia. Số bộ môn thể thao được đào tạo huấn luyện đạt 14-15 bộ môn. Bên cạnh đầu tư phát triển nhóm các môn thể thao trọng điểm, Thể thao thành tích cao Hà Nam bổ sung thêm 3-4 môn thể thao có tiềm năng đoạt huy chương. Tỉnh có nguồn VĐV ổn định tham gia tập huấn tại các Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể thao quốc gia, tập huấn tại nước ngoài, bước đầu mời các chuyên gia nước ngoài tham gia huấn luyện 2-3 bộ môn Thể thao thành tích cao trọng điểm. Hoàn thành xây dựng hệ thống sân gôn. Phát triển lực lượng VĐV gôn tham gia các giải thi đấu Thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp.

3. Dịch vụ thể dục thể thao.

a) Giai đoạn 2012 - 2015: Bổ sung đầy đủ chức năng hoạt động dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu cho Trung tâm HL-TĐTDTT cấp tỉnh và TTVH-TT huyện, thành phố. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu Thể thao thành tích cao đạt khoảng 1,5 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2015, tỉnh có 2-3 doanh nghiệp ngoài công lập kinh doanh đào tạo, huấn luyện, luyện tập và thi đấu các môn Thể thao thành tích cao và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho VĐV;

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu Thể thao thành tích cao (Bóng đá, Điền kinh, Bơi lặn, Quần vợt...) đạt khoảng 4-5 tỷ đồng/năm. Thành lập bổ sung Liên đoàn Cờ vua - Cờ tướng, Hiệp hội ô tô - xe máy, Hiệp hội thể thao người cao tuổi. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh có thêm 4-5 cơ sở kinh doanh đào tạo, huấn luyện, luyện tập và thi đấu các môn Thể thao thành tích cao và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho VĐV;

c) Định hướng đến năm 2030: Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu Thể thao thành tích cao đạt khoảng 10-20 tỷ đồng. Tỉnh có 2-3 cơ sở đầu tư quy mô lớn về lĩnh vực đào tạo, huấn luyện, luyện tập và thi đấu các môn Thể thao thành tích cao và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho VĐV. Thành lập thêm 2-3 Liên đoàn, Hiệp hội thể dục thể thao. Hình thành thị trường chuyển nhượng cầu thủ, VĐV thể thao.

4. Định hướng phân bố không gian phát triển.

- Căn cứ vào thực tế phát triển của phong trào thể thao nghiệp dư và nguồn VĐV dự kiến bổ sung cho Thể thao thành tích cao và Thể thao chuyên nghiệp của tỉnh Hà Nam, định hướng không gian phân bố hoạt động một số môn thể thao chính như sau:

TT

Các môn thể thao

Địa bàn phân bố

01

Vật dân tộc

H. Lý Nhân, Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm.

02

Bơi chải

H. Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm.

03

Điền kinh

H. Bình Lục, Duy Tiên, Lý Nhân, Kim Bảng.

04

Bóng chuyền

H. Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng.

05

Cầu lông

H. Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Tp. Phủ Lý.

06

Cờ vua - Cờ tướng

H. Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Tp. Phủ Lý.

07

Bóng đá

H. Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân.

08

Đẩy tạ

H. Lý Nhân.

09

Bóng bàn

H. Kim Bảng, Tp. Phủ Lý.

10

Bơi lặn

H. Duy Tiên, Lý Nhân, Thanh Liêm, Tp. Phủ Lý.

11

Gôn

H. Kim Bảng, Thanh Liêm.

12

8-14 Bộ môn thi đấu TTTTC và TTCN

Trung tâm HL-TĐTDTT.

IV. QUY HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC VĂN HÓA VÀ THỂ DỤC THỂ THAO.

1. Nguồn nhân lực tuyến tỉnh:

- Phấn đấu đến năm 2015, 80% số công chức, viên chức, người lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên; 4-5% cán bộ có trình sau đại học. 100% cán bộ công chức, viên chức có trình độ tin học văn phòng cơ bản. 10-15% cán bộ có trình độ ngoại ngữ cơ bản, trong đó có 2% số cán bộ thông thạo ngoại ngữ.

- Đến năm 2020, có 85-90% số công chức, viên chức, người lao động đạt trình độ đại học, cao đẳng; 7-10% cán bộ có trình sau đại học. 20-25% cán bộ có trình độ ngoại ngữ cơ bản, trong đó có 4-5% số cán bộ thông thạo ngoại ngữ. Tỉnh bổ sung 35-40% biên chế để tuyển dụng vào cơ quan Sở VHTTDL, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Trung tâm PHP-CB, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Nhà hát Chèo, Trung tâm HL-TĐTDTT. Trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện VĐV, tỉnh thuê một số chuyên gia nước ngoài tham gia đào tạo, huấn luyện 2-3 môn Thể thao thành tích cao trọng điểm. Phấn đấu cử một số công chức, viên chức theo học các khoá đào tạo sau đại học về lĩnh vực văn hóa và thể dục thể thao ở nước ngoài.

- Định hướng đến năm 2030: 90% số công chức, viên chức có trình độ đại học, cao đẳng; 15-20% có trình độ sau đại học. Từ 55-60% công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ cơ bản, trong đó có 10-15% thông thạo ngoại ngữ.

2. Nguồn nhân lực tuyến huyện:

- Đến năm 2015, có 80% số công chức, viên chức có trình độ đại học, cao đẳng; 1% có trình độ sau đại học; 8-10% số công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ cơ bản. 70-75% số công chức, viên chức có trình độ tin học văn phòng cơ bản. Các huyện, thành phố bổ sung 20-25% biên chế để tuyển dụng vào cơ quan văn hóa, thể thao.

- Đến năm 2020, 90-95% số công chức, viên chức có trình độ độ đại học, cao đẳng; 2% có trình độ sau đại học; 10-15% số công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ cơ bản. 100% số công chức, viên chức có trình độ tin học văn phòng cơ bản. Thành lập 1-2 trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao. Các huyện, thị, thành phố bổ sung 25-30% biên chế để tuyển dụng vào cơ quan văn hóa, thể thao.

- Định hướng đến năm 2030, 100% số công chức, viên chức có trình độ đại học, cao đẳng; 4-5% có trình độ sau đại học; 25-30% số công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ cơ bản. 50-60% huyện, thị, thành phố có trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao.

3. Nguồn nhân lực tuyến xã:

- Phấn đấu đến năm 2015: từ 30 - 35% cán bộ công chức văn hoá - xã hội có trình độ đại học, cao đẳng; còn lại đều ở trình độ trung cấp. 35-40% cán bộ công chức văn hoá có kiến thức tin học văn phòng cơ bản; 10-15% cán bộ có trình độ sơ cấp ngoại ngữ. Các Phòng Văn hoá Thông tin và các Trung tâm Văn hoá Thể thao cấp huyện, thành phố phối hợp với các cơ sở đào tạo trong tỉnh thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa cán bộ trình độ trung cấp văn hoá quần chúng cho làng văn hoá, nhà văn hoá, khu phố văn hoá, các cơ quan, đơn vị.

- Đến năm 2020, trên 50% cán bộ công chức văn hoá - xã hội có trình độ đại học, cao đẳng. 60-70% cán bộ công chức văn hoá có kiến thức tin học văn phòng cơ bản; 20-25% cán bộ có trình độ sơ cấp ngoại ngữ. 100% các xã, phường, thị trấn có cộng tác viên thể dục thể thao được hưởng chế độ cộng tác viên của ngành.

- Đến năm 2030, trên 70% cán bộ công chức văn hoá - xã hội có trình độ đại học, cao đẳng. 100% cán bộ công chức văn hoá có kiến thức tin học văn phòng cơ bản; 25-30% cán bộ có trình độ ngoại ngữ cơ bản.

V. TỔNG HỢP NHU CẦU NGUỒN VỐN, ĐẤT ĐAI VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VÀ THỂ DỤC THỂ THAO

1. Nhu cầu nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn phát triển văn hóa, thể dục thể thao theo các giai đoạn.

a) Nhu cầu kinh phí sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao đến năm 2030:

Đảm bảo nguồn vốn kinh phí sự nghiệp chiếm tỷ lệ 2,7%-3,0% tổng chi ngân sách thường xuyên của tỉnh hành năm.

b) Nhu cầu vốn đầu tư phát triển văn hóa, thể thao đến năm 2030:

- Tổng nhu cầu vốn dự kiến là 9.042.000 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Ngân sách Trung ương và địa phương là 3.028.000 triệu đồng; nguồn vốn XHH là 6.014.000 triệu đồng; nguồn vốn phân bổ trong giai đoạn 2012 - 2015 khoảng 2.211.500 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 3.286.000 triệu đồng và đến năm 2030 là 2.915.000 triệu đồng.

+ Nguồn vốn bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là 2.277.000 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Ngân sách trung ương và địa phương là 674.000 triệu đồng; nguồn vốn XHH là 1.603.000 triệu đồng; nguồn vốn trong giai đoạn 2012 - 2015 khoảng 457.500 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 88.000 triệu đồng; đến năm 2030 là 1.132.000 triệu đồng.

+ Nguồn vốn xây dựng thiết chế, công trình văn hóa, thể thao là 6.765.000 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Ngân sách trung ương và địa phương là 2.354.000 triệu đồng; nguồn vốn XHH là 4.411.000 triệu đồng; nguồn vốn phân bổ trong giai đoạn 2012 - 2015 khoảng 1.754.000 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 3.198.000 triệu đồng và đến năm 2030 là 1.783.000 triệu đồng.

c) Cơ cấu vốn ngân sách giai đoạn 2012 - 2020: với các dự án, công trình cấp tỉnh, cấp huyện, ngân sách trung ương chiếm 80-90%, ngân sách địa phương chiếm 10-20% tổng nguồn vốn. Đối với dự án, công trình cấp xã ngân sách địa phương chiếm 30-40% tổng nguồn vốn. Giai đoạn 2021 - 2030, ngân sách Trung ương chiếm 60-70% và ngân sách địa phương chiếm 30-40% tổng nguồn vốn dự án dự án, công trình cấp tỉnh, cấp huyện. Ngân sách địa phương chiếm 20-30% tổng nguồn vốn dự án, công trình cấp xã.

2. Nhu cầu sử dụng đất đai phát triển văn hoá và thể dục thể thao.

Căn cứ hiện trạng quy hoạch sử dụng đất phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của tỉnh đến tháng 5 năm 2012, tỉnh xác định nhu cầu sử dụng đất phát triển văn hóa, thể dục, thể thao trong giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

a) Bổ sung quỹ đất cho cơ sở văn hóa: 38,965ha (giai đoạn 2012 - 2020), 6,015 ha (giai đoạn 2021 - 2030).

b) Bổ sung quỹ đất cho cơ sở thể dục thể thao: 328,11ha (giai đoạn 2012 - 2020), 246,2 ha (giai đoạn 2021 - 2030).

c) Bổ sung quỹ đất dành cho hoạt động xã hội hóa: 5 ha (giai đoạn 2012 - 2020), 5 ha (giai đoạn 2021 - 2030).

VI. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VÀ THỂ DỤC THỂ THAO

1. Giải pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và chính quyền; về cơ chế tổ chức bộ máy, chính sách quản lý công chức, viên chức, người lao động.

- Tăng cường cải cách hành chính, sắp xếp lại bộ máy, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, tạo ra chất lượng mới trong từng loại hình cơ quan: cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức dịch vụ công. Từng bước chuyển đổi cơ chế hoạt động của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, trung tâm phát hành phim - chiếu bóng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, đánh giá hoạt động của các đơn vị, cán bộ. Thực hiện chế độ kiểm tra, xử lý, thưởng, phạt bảo đảm cho các hoạt động văn hóa, thể thao triển khai đúng, sâu, rộng trong toàn xã hội, tăng cường trách nhiệm cá nhân. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, cập nhật và thường xuyên trực tiếp và gián tiếp qua giữa đơn vị quản lý văn hóa, thể thao với các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.

- Thực hiện công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức. Từng bước cân đối cơ cấu nguồn lực cán bộ (về tuổi, giới tính, địa bàn công tác ở 3 tuyến tỉnh, huyện và xã...) cho phù hợp. Xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ quản lý và chuyên môn dài hạn.

- Thực hiện chế độ đãi ngộ nhằm tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, Có chính sách ưu tiên, thu hút sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi về phục vụ tại các đơn vị văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao ở địa phương. Có chính sách ưu tiên cán bộ nữ.

- Tỉnh có chế độ đãi ngộ, giải quyết vấn đề học tập tại các cơ sở giáo dục, việc làm, thu nhập cho các vận động viên trong khi tham gia huấn luyện, đào tạo thi đấu thể dục thể thao. Và có chế độ hỗ trợ đào tạo nghề cho các vận động viên thể thao thành tích cao, nghệ sỹ biểu diễn nghệ thuật sau khi không còn tham gia hoạt động thi đấu, biểu diễn những chưa đến tuổi về hưu.

- Nghiên cứu ban hành chính sách thu hút nguồn cán bộ chuyên ngành, cả về huấn luyện viên, nghệ sỹ, vận động viên có thành tích cao về tỉnh công tác. Xây dựng chế độ khen thưởng cả về vật chất và tinh thần phù hợp với những người có thành tích cao trong các hội thi, hội diễn của tỉnh, của quốc gia.

- Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ tuyến tỉnh đến cơ sở, đặc biệt trong lĩnh vực thư viện, bảo tàng, bảo tồn di sản, nghệ thuật biểu diễn...

Bổ sung kỹ năng tiếp cận công chúng, gắn các hoạt động văn hoá, thể thao quần chúng với chương trình giáo dục nhà trường và sinh hoạt văn hóa, thể thao trong lực lượng vũ trang.

- Tỉnh xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách đặc thù cho các môn thể thao tham gia Đại hội TDTT toàn quốc và quốc tế, nhằm phát huy tối đa nguồn lực để dành được các thứ hạng cao nhất. Đầu tư mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, quản lý văn hóa nghệ thuật, huấn luyện các môn thể thao trọng điểm ở trong nước và quốc tế về giảng dạy, đào tạo cho địa phương. Nâng cao trình độ đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài, tiếp cận trình độ quốc tế.

3. Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh xã hội hoá; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách về nguồn vốn, đất đai, thuế nhằm phát triển văn hóa, thể dục thể thao.

- Tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển các xã theo tiêu chí văn hóa nông thôn mới. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ tại các xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh, thư viện, phòng thông tin, các CLB, trung tâm học tập cộng đồng, khu sinh hoạt văn hóa và tập luyện thể thao ngoài trời thuộc trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn. Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động và xây dựng điển hình hoạt động của các trung tâm văn hóa, thể thao xã; từng bước nhân rộng mô hình ra các địa bàn.

- Thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động dịch vụ văn hóa trong lưu hành, kinh doanh băng đĩa phim, ca nhạc; trong lĩnh vực sân khấu, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; triển lãm văn hóa, nghệ thuật; tổ chức lễ hội; viết, đặt biển hiệu; vũ trường, karaoke và các hình thức giải trí khác... nhằm đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh. Tăng cường và mở rộng hệ thống dịch vụ văn hóa nhằm tạo ra một thị trường các sản phẩm và dịch vụ văn hóa đa dạng, độc đáo, có chất lượng.

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Tạo nên sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia đóng góp công sức, tiền cho lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao.

- Phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo hướng ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống. Nâng cao chất lượng các tác phẩm nghệ thuật hiện đại, phấn đấu sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng; thực hiện tốt công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị và đào tạo tài năng nghệ thuật, nguồn nhân lực kế cận.

- Chuyển đổi phương thức hoạt động, từng bước chuyển các đơn vị nghệ thuật thành đơn vị cung ứng dịch vụ biểu diễn nghệ thuật. Duy trì hình thức công lập đối với một số đơn vị là nơi truyền tải định hướng, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng phải tăng dần tỉ lệ tự đảm bảo kinh phí hoạt động, tự trang trải chi phí.

- Nghiên cứu ban hành chính sách để tạo kiện thuận lợi cho tập thể, tư nhân liên doanh, liên kết xây dựng các rạp hát, sân vận động, nhà tập luyện, trung tâm nghệ thuật, tổ chức hoạt động sân khấu nhỏ, kinh doanh trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng...; thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật đương đại; câu lạc bộ thể dục thể thao; các liên đoàn, hiệp hội thể dục thể thao với các bộ môn hướng vào các môn thể thao có thế mạnh của tỉnh và mỗi địa phương...

- Ban hành cơ chế, chính sách về khai thác các nguồn tài chính bên ngoài thông qua các thỏa thuận tài trợ, hiến tặng hoặc đồng hợp tác trong xây dựng thiết chế và trang thiết bị văn hóa, thể thao... Thu hút tối đa nguồn vốn của các tổ chức, của ngành văn hoá, thể dục thể thao ở trung ương và nguồn viện trợ quốc tế cho hoạt động văn hoá, thể thao ở địa phương. Thực hiện xúc tiến thành lập các quỹ phát triển văn hóa nghệ thuật, quỹ bảo tồn di sản văn hóa, quỹ vinh danh các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp hoạt động văn hóa, thể thao có công lao đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao tỉnh nhà.

- Tranh thủ, khai thác có hiệu quả nguồn hỗ trợ của trung ương từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội lớn, nguồn vốn của nhà nước cấp cho Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, thể thao ở cơ sở, đặc biệt là ở các vùng khó khăn của tỉnh; trong bảo tồn di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống; phát triển các môn thể thao vận động.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, lưu trữ, phổ biến các sản phẩm văn hóa; bảo tồn di sản văn hóa; phát triển nghệ thuật truyền thống; điện ảnh; thư viện; đào tạo, kinh doanh thương mại các vật tư, thiết bị phục vụ hoạt động văn hoá; huấn luyện vận động viên, đầu tư cơ sở vật chất thể thao, dịch vụ thể thao... bằng cơ chế sau: Hỗ trợ nguồn vốn lãi suất ưu đãi (lãi suất thấp, cho vay dài hạn...); Ưu đãi mức thuế (miễn thuế, giảm thuế trong hoạt động kinh doanh như về thuế đất, thuế vốn khấu hao cơ bản, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu...); Hỗ trợ giải phóng mặt bằng; xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu (giao thông, điện nước; thông tin liên lạc...) để các doanh nghiệp có thể sớm đi vào hoạt động; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; Hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; xúc tiến thương mại; Ưu tiên dành quỹ đất vị trí trung tâm để xây dựng công trình văn hóa, thể thao...

- Thực hiện cải cách, tạo sự thông thoáng về thủ tục hành chính trong đầu tư. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài đầu tư liên kết phát triển văn hóa, thể thao (như xây dựng hệ thống rạp chiếu phim theo hướng nhà nước hỗ trợ tối đa 60% nguồn vốn, 40% nguồn vốn còn lại là nguồn vốn XHH...).

- Thực hiện hỗ trợ, tài trợ từng phần hoặc toàn phần từ ngân sách nhà nước cho các công trình lý luận phê bình, các tác phẩm có đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy những DSVH độc đáo của tỉnh (như nghiên cứu văn học dân gian, sưu tầm văn học dân gian, truyền dạy văn học dân gian với phương pháp truyền khẩu...).

- Đảm bảo đầy đủ nguồn quỹ đất phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao từ nay đến năm 2020. Tạo điều kiện thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, phân bổ quỹ đất ở vị trí thuận lợi cho hoạt động văn hoá, thể thao và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, tập luyện thể thao của nhân dân, đặc biệt là khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu đô thị đại học.

- Chú trọng đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống (như hát Chèo, hát Chầu Văn, hát giao duyên...); các môn thể thao, trò chơi dân gian được quần chúng yêu thích và có khả năng phát triển kinh doanh du lịch, đem lại lợi ích kinh tế nâng cao mức thu nhập và nâng cao đời sống văn hóa cơ sở.

4. Giải pháp nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, bảo vệ môi trường.

- Tích cực phổ biến tri thức khoa học, công nghệ, y học thể dục thể thao và hướng dẫn tri thức thể dục thể thao phổ thông cho quần chúng.

- Tập trung nghiên cứu những vấn đề đương đại phục vụ bảo tồn di sản văn hóa và nâng cao đời sống văn hoá cơ sở. Đẩy mạnh lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Nâng cao khả năng ứng dụng của các dự án, gắn các kết quả nghiên cứu, đề tài khoa học với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các địa phương, cơ sở, tạo điều kiện để những thành quả nghiên cứu có thể trở thành sản phẩm hàng hoá, hoặc mang lại lợi ích thiết thực.

- Xây dựng và tổ chức mạng lưới cán bộ nghiên cứu và cộng tác viên từ cấp tỉnh, huyện đến cơ sở. Hoàn thiện quy chế hoạt động khoa học của phòng, tổ chuyên môn, hội đồng khoa học của ngành. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, trường đại học, cá nhân làm công tác nghiên cứu khoa học có uy tín, trong và ngoài nước nhằm tạo ra những sản phẩm khoa học có chất lượng. Tăng cường tổ chức các hội thảo trong khu vực, quốc gia và quốc tế, các hoạt động sinh hoạt khoa học. Tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Từng bước trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc cho cán bộ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

- Kết hợp hài hoà mục tiêu phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao với bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho cán bộ, nhận thức của người dân tham gia sinh hoạt văn hoá, thể thao tại các điểm dịch vụ văn hóa, thể thao, dịch vụ văn hoá - du lịch. Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các khu vực khai thác khoáng sản, đảm bảo không ảnh hưởng tới các di tích lịch sử văn hoá, khu vực có danh lam thắng cảnh.

5. Giải pháp hợp tác giữa các ban ngành, địa phương và quốc tế.

- Xây dựng và ban hành thuộc thẩm quyền các văn bản liên quan đến kế hoạch và tổ chức thực hiện bố trí, sử dụng đất đai, cơ chế ưu đãi về đất cho phát triển văn hóa, thể thao. Phối kết hợp với các ban, ngành khác liên quan đến nội dung phát triển văn hoá đảm bảo trao đổi thông tin, tổ chức hoạt động và giám sát chặt chẽ. Xây dựng các mô hình hợp tác, phối hợp giữa các đơn vị trong ngành với các ban, ngành trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích các sáng kiến hợp tác giữa các ban, ngành.

- Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các đơn vị của ngành với các trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước đào tạo về lĩnh vực điện ảnh, thư viện, bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, quản lý văn hoá, thể dục thể thao... Tỉnh phấn đấu đăng cai tổ chức thành công các sự kiện văn hoá, thể thao lớn mang tầm khu vực, quốc gia và quốc tế. Tích cực tuyên truyền mối quan hệ hợp tác văn hoá, thể thao giữa các địa phương.

6. Giải pháp phối hợp, lồng ghép phát triển văn hoá, thể thao và du lịch.

- Thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có nội dung phong trào học tập và rèn luyện thể dục thể thao; kết hợp phong trào "xây dựng gia đình văn hoá" với phong trào "xây dựng gia đình thể thao".

- Liên kết các hoạt động thể dục thể thao giữa các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Lồng ghép các hoạt động thể dục thể thao với các hoạt động văn hóa, du lịch. Chú trọng xây dựng các thiết chế văn hoá đa năng, đảm bảo phát triển cả lĩnh vực văn hoá và thể dục thể thao.

- Tăng cường quảng bá các loại hình di sản văn hóa, sản phẩm văn hoá độc đáo của Hà Nam gắn với các chương trình, tuyến, cụm du lịch. Sản xuất, giới thiệu các ấn phẩm, văn hoá phẩm (sách, băng, đĩa, hàng lưu niệm...), mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tác phẩm nghệ thuật phục vụ du lịch. Lựa chọn những sản phẩm thế mạnh của thể thao Hà Nam để giới thiệu trong các chương trình, khu, điểm, tuyến du lịch.

- Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, thương mại trên cơ sở khai thác vốn văn hoá thế mạnh của địa phương. Xây dựng các chương trình, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thể thao, du lịch phù hợp với nhu cầu của đối tượng du khách trong nước và quốc tế.

VII. QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng do Sở quản lý xây dựng các chương trình, dự án triển khai để cụ thể hoá việc thực hiện nội dung, các chỉ tiêu quy hoạch một cách nhanh nhất. Tổ chức các đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng triển khai và quản lý các mô hình phát triển văn hóa, thể thao ở các tỉnh bạn và quốc tế. Xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách huy động, khuyến khích mọi nguồn lực xã hội tham gia đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao trình UBND tỉnh và ban, ngành. Tham mưu thành lập cơ quan điều phối, chỉ đạo quy hoạch.

- Phổ biến và vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch, tổ chức giới thiệu về mục đích, nội dung quy hoạch trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp chỉ đạo triển khai, tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Sở phối hợp với các ngành Trung ương và các tỉnh bạn để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển trong ngành văn hoá, thể thao, du lịch. Sở cần tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách, cơ chế phát triển văn hoá theo đúng chiến lược phát triển và định hướng quy hoạch.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan.

Sau khi quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch cần tổ chức công bố, phổ biến nội dung quy hoạch tới các ban, ngành, bộ phận, các đơn vị và nhân dân trong tỉnh để các tổ chức và người dân tham gia thực hiện các nội dung quy hoạch. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị có liên quan (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Công Thương, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh, Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Xây dựng, các ban, ngành, tổ chức đoàn thể) tổ chức xây dựng chương trình hành động và phối hợp theo chức năng nhiệm vụ được giao để cụ thể hoá việc thực hiện các nội dung quy hoạch. Các ngành, các địa phương cần xây dựng, điều chỉnh các dự án, kế hoạch lồng ghép nhằm triển khai thực hiện quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các UBND huyện, thành phố.

- Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh, thành phố. Chỉ đạo thực hiện và vận dụng thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển văn hóa, thể thao. Phê duyệt và thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao, chỉ đạo các địa phương, cơ sở dành quỹ đất công để xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã và nhà văn hóa, khu thể thao thôn, xóm. Cân đối ngân sách hàng năm, hỗ trợ đầu tư ngân sách thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao.

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trên địa bàn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của các UBND xã, phường, thị trấn.

Tổ chức phối hợp lồng ghép các nội dung phát triển văn hóa, thể thao với các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Đa tiêu chí phát triển văn hóa, thể thao vào nội dung xây dựng phát triển nông thôn mới. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về phát triển văn hóa, thể thao. Từng bước điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu phát triển văn hóa, thể thao cho phù hợp; xây dựng các giải pháp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao ở các xã, phường, thị trấn./.

 


PHỤ LỤC

NHU CẦU NGUỒN VỐN VÀ PHÂN BỔ NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO THEO CÁC GIAI ĐOẠN

(Theo danh mục nhóm dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

(Kèm theo Quyết định số 1272/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên dự án

Địa điểm

Tổng vốn

Ngân sách

Vốn XHH

Giai đoạn
2012 - 2015

Giai đoạn
2016 - 2020

Giai đoạn
2021 - 2030

A

BẢO TỒN, PHÁT HUY DSVH

 

2.277.000

674.000

1.603.000

457.500

88.000

1.132.000

I

Di sản văn hóa vật thể

 

2.000.000

600.000

1.400.000

400.000

600.000

1.000.000

I.1

Xây dựng quy hoạch và thực hiện tu bổ tôn tạo di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh (tu bổ, tôn tạo Đền Trúc-Ngũ Động Thi Sơn, Đền Bà Vũ, Đình Ngò, Đình Thọ Chương, Đình Vĩnh Trụ, Đình An Hoà, Đình Bồ Đề, Đình Phương Thượng, Đình Tái Kênh, tôn tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ Cát tường Bình Lục, Đền thờ 10 cô gái Lam Hạ và các liệt sỹ tỉnh, Đền thờ liệt sỹ Núi Chùa - Thanh Liêm, Khu tưởng niệm 34 cụ già và em nhỏ Đức Bản - Lý Nhân và các di tích lịch sử văn hóa khác).

- Quy mô đầu tư: tu b tôn tạo theo quy hoạch, kiến trúc đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Các huyện, thành phố có di tích

2.000.000

600.000

1.400.000

400.000

600.000

1.000.000

II

Di sản văn hóa Phi vật thể

 

277.000

74.000

203.000

57.500

88.000

132.000

II.1

Bảo tồn nghệ thuật truyền thống hát Chèo,

Trống quân, hát Văn, Múa hát Lải Lèn, hát giao duyên ngã ba sông Móng, hát Dậm…

- Quy mô đầu tư: tổ chức hoạt động phục dựng, truyền dạy, nghiên cứu ghi chép, ghi hình tư liệu, tuyên truyền phổ biến giá trị di sản.

Các huyện, thành phố

80.000

20.000

60.000

20.000

20.000

40.000

II.2

Bảo tồn nghề thủ công và trò chơi dân gian truyền thống tiêu biểu gắn với hoạt động du lịch.

- Quy mô đầu tư: bảo tồn 40 làng nghề thủ công tiêu biểu của tỉnh Hà Nam; tổ chức hoạt động phục dựng, truyền dạy, nghiên cứu ghi chép, ghi hình tư liệu, tuyên truyền phổ biến giá trị di sản làng nghề, nghề thủ công; phát triển các hoạt động dịch vụ trình diễn, truyền dạy nghề thủ công gắn với du lịch.

Các huyện, thành phố

80.000

20.000

60.000

15.000

20.000

45.000

II.3

Bảo tồn, nghiên cứu phục dựng lễ hội và các DSVHPVT khác.

- Quy mô đầu tư: tổ chức hoạt động phục dựng, nghiên cứu ghi chép, ghi hình tư liệu, tuyên truyền phổ biến giá trị di sản.

Các huyện, thành phố

100.000

20.000

80.000

20.000

40.000

40.000

II.4

Lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận nghệ thuật hát Chèo, Chầu Văn là DSVHPVT đại diện của nhân loại.

- Quy mô đầu tư: Kiểm kê di sản, phục dựng, truyền dạy, nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tổ chức hội thảo quốc tế, tư liệu hóa, xây dựng chương trình hành động, tuyên truyền quảng bá di sản, biên dịch ngôn ngữ quốc tế, xuất bản ấn phẩm…

Sở VHTT&DL

12.000

10.000

2.000

500

6.000

6.000

II.5

Trung tâm lưu trữ dữ liệu DSVH

- Quy mô đầu tư: Trang thiết bị lưu trữ, bảo quản tài liệu số, tài liệu văn bản, thiết bị ghi hình, ghi âm, ảnh ; hệ thống mạng, xây dựng phần mềm khai thác, thiết bị dựng và quay phim video, h thống máy chiếu phim, ảnh ; tư liệu hóa...

Tp. Phủ Lý

5.000

4.000

1.000

2.000

2.000

1.000

B

XÂY DỰNG THIẾT CHẾ, CÔNG TRÌNH VĂN HÓA, THỂ THAO

 

6.765.000

2.354.000

4.411.000

1.754.000

3.198.000

1.783.000

I

Lĩnh vực Văn hóa

 

1.390.000

952.000

438.000

403.000

562.000

395.000

I.1

Xây dựng, nâng cấp Bảo tàng tỉnh lên Bảo tàng loại III.

- Quy mô đầu tư: Kiến trúc nhà bảo tàng đa năng, có tính thẩm mỹ cao, bền vững; bảo tàng có công trình Nhà trưng bày; Hệ thống nội thất trưng bày trong nhà; Khu trưng bày ngoài trời; Khu làm việc của cán bộ bảo tàng; Khu tổ chức hội thảo, Khu dành cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, tập huấn; Kho; Khu dịch vụ; Hệ thống trang thiết bị bảo quản, lưu trữ và khai thác, phổ biến tư liệu, hiện vật hiện đại; Khuôn viên cây cảnh...

Tp. Phủ Lý

100.000

70.000

30.000

20.000

30.000

50.000

I.2

Xây dựng Thư viện tỉnh.

- Quy mô đầu tư: Công trình thư viện kết hợp giữa mô hình thư viện truyền thống và thư viện điện tử; có phòng làm việc của các bộ phận chức năng; các phòng đọc chuyên biệt (phòng đọc tổng hợp, phòng ngoại văn, phòng tài liệu hạn chế, phòng báo - tạp chí, phòng thiếu nhi, phòng địa chí, phòng đọc đa phương tiện, phòng dành cho người khiếm thính, khiếm thị; phòng dự trữ trao đổi, phòng mượn; khu đọc ngoài trời; kho lớn (tổng kho, kho luân chuyển, kho phục vụ lưu động); hội trư ng phục vụ sinh hoạt CLB và giới thiệu sách; khu dịch vụ cung cấp thông tin và các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Thư viện có hệ thống phòng đọc và bảo quản tài liệu hiện đại, có dịch vụ internet, cơ sở dữ liệu điện tử; dịch vụ cung cấp thông tin tham khảo chuyên đề, tìm kiếm thông tin; dịch vụ nghe nhìn; dịch vụ hỗ trợ độc giả là người khiếm thính; dịch vụ hỗ trợ công tác sưu tầm thư tịch và số hóa các dạng tài liệu.

Tp. Phủ Lý

100.000

90.000

10.000

40.000

60.000

0

I.3

Xây dựng Nhà hát nghệ thuật

- Quy mô đầu tư: công trình nhà hát 800-1000 chỗ ngồi, có kiến trúc thẩm mỹ, mang nét bản s c văn hóa truyền thống, sử dụng chất liệu bền vững, hài hòa với cảnh quan, là công trình kiến trúc tiêu biểu, dấu ấn cho thành phố. Nhà hát có thiết kế đa năng đảm bảo trình diễn loại hình nghệ thuật truyền thống và thể nghiệm; có khu sân khấu biểu diễn, khu vực dành cho nhạc công; khu làm việc của các bộ phận chức năng; khu tập luyện, đào tạo của các đoàn nghệ thuật, câu lạc bộ; Phòng thu thanh; Khu dịch vụ; Khu tiếp đón công chúng, giới thiệu sản phẩm nghệ thuật; Khuôn viên cây cảnh. Nhà hát được trang bị máy móc kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng), hệ thống hỗ trợ sân khấu chuyên dùng hiện đại, đảm bảo có thể tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại chỗ hoặc lưu động, trình diễn các vở diễn, tiết mục thể nghiệm.

Tp. Phủ Lý

100.000

90.000

10.000

40.000

60.000

0

I.4

Xây dựng Trung tâm điện ảnh (có quy mô rạp chiếu phim vừa và nhỏ)

- Quy mô đầu tư: Trung tâm có hệ thống rạp 200-500 chỗ ngồi; số lượng 2-3 phòng chiếu số chỗ ngồi khác nhau; có trang thiết bị máy chiếu phim, âm thanh hiện đại; Khu dịch vụ; Khu làm việc của cán bộ; Kho bảo quản; Khu trưng bày, giới thiệu phim; Khuôn viên cây cảnh...

Tp. Phủ Lý

80.000

50.000

30.000

30.000

30.000

20.000

I.5

Xây dựng hệ thống rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật cho khu đô thị-công nghiệp (có quy mô rạp chiếu phim vừa và nhỏ).

- Quy mô đầu tư: Trung tâm có hệ thống rạp 200-300 chỗ ngồi; số lượng 1-2 phòng chiếu số chỗ ngồi khác nhau; có trang thiết bị máy chiếu

Đô thị công nghiệp Đồng Văn

150.000

90.000

60.000

0

60.000

90.000

 

phim, âm thanh hiện đại; Khu dịch vụ; Khu làm việc của cán bộ; Kho bảo quản; Khu trưng bày, giới thiệu phim; Khuôn viên cây cảnh...

 

 

 

 

 

 

 

I.6

Xây dựng Quảng trường, Công viên trung tâm.

- Quy mô đầu tư: theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thành phố Phủ Lý, đô thị Đồng Văn

200.000

150.000

50.000

50.000

100.000

50.000

I.7

Xây dựng TTVH-TT đa năng cấp huyện, đầu tư trang thiết bị, xe chuyên dùng.

- Quy mô đầu tư: TTVH-TT có hội trường đa năng 600-800 chỗ ngồi, có sân khấu được thiết kế phù hợp với trang thiết bị âm, ánh sáng hoàn chỉnh để phục vụ nhiều loại hình hoạt động văn hóa, thể thao; có trụ sở làm việc của các bộ phận chuyên môn và đội thông tin lưu động; có không gian tổ chức các loại hình nghiệp vụ thông tin triển lãm; không gian tổ chức các lớp năng khiếu, nghiệp vụ; khu vui chơi giải trí, rèn luyện thể chất; khuôn viên vườn hoa, cây cảnh; khu dịch vụ văn hóa, thể thao; xe thông tin lưu động.

Các huyện

350.000

300.000

50.000

150.000

150.000

50.000

I.8

Xây dựng thiết chế TTVH-TT xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới.

- Quy mô đầu tư: TTVH-TT có hội trường đa năng khoảng 300-400 chỗ ngồi, có sân khấu biểu diễn nghệ thuật; trạm truyền thanh; cụm thông tin cổ động; thư viện có phòng đọc; phòng truyền thống; phòng luyện tập nghiệp vụ; khuôn viên cây xanh,vui chơi giải trí, rèn luyện thể chất; khu hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao.

Các xã triển khai xây dựng theo tiêu chuẩn nông thôn mới

100.000

2.000

98.000

23.000

22.000

55.000

I.9

Xây dựng khu hội chợ - triển lãm tỉnh:

- Quy mô đầu tư: khu hội chợ triển lãm quy mô cấp vùng; có Nhà triển lãm trong nhà; khu triển

Tp. Phủ Lý

100.000

70.000

30.000

30.000

40.000

30.000

 

lãm ngoài trời; Khu làm việc của cán bộ; Kho; Khu tổ chức Hội thảo, đào tạo; Khu biểu diễn nghệ thuật; Khu dịch vụ; Hệ thống trang thiết bị phục vụ bảo quản, trưng bày hiện đại...

 

 

 

 

 

 

 

I.10

Xây dựng tượng đài danh nhân quốc gia, tranh hoành tráng.

- Quy mô đầu tư: sử dụng chất liệu bền vững; kiến trúc thẩm mỹ, hài hòa, phù hợp với môi trường, cảnh quan, các công trình kiến trúc xây dựng xung quanh; phù hợp quy hoạch xây dựng thành phố Phủ Lý, đô thị Đồng Văn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tp. Phủ Lý, đô thị Đồng Văn

110.000

40.000

70.000

20.000

40.000

50.000

II

Lĩnh vực Thể dục thể thao

 

5.375.000

1.402.000

3.973.000

1.351.000

2.636.000

1.388.000

II.1

Đầu tư xây dựng nhà thi đấu đa năng, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị thể thao cho Trung tâm HL-TĐTDTT tỉnh.

- Quy mô đầu tư: nhà thi đấu 3000-4000 chỗ ngồi, sử dụng chất liệu bền vững, kiến trúc mang tính thẩm mỹ; có khu tổ chức thi đấu; khu vực làm việc của cán bộ; khu dịch vụ, khu tập luyện thể chất; chăm sóc sức khỏe vận động viên, khu để xe, hệ thống trang thiết bị ánh sáng, thiết bị hỗ trợ thi đấu, tập luyện thể thao…

Tp. Phủ Lý

150.000

130.000

20.000

65.000

45.000

40.000

II.2

Xây dựng trường phổ thông năng khiếu TDTT.

- Quy mô đầu tư: Trường có phòng học lý thuyết, thư viện, khu luyện tập thể chất, sân bãi, bể bơi, dụng cụ luyện tập thể dục thể thao; khu dịch vụ; khu ký túc xá cho học sinh...

4 huyện

(Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân)

305.000

300.000

5.000

0

150.000

155.000

II.3

Xây dựng khu đường đua xe đạp; khu b i thuyền; bể bơi thi đấu.

- Quy mô đầu tư: đảm bảo thiết kế và sử dụng vật liệu bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ các giải thi đấu quốc tế các mùa.

Tp. Phủ Lý

500.000

450.000

50.000

50.000

350.000

100.000

II.4

Xây dựng khu nhà ăn, nghỉ của vận động viên TTTTC-TTCN

- Quy mô đầu tư: nhà nghỉ cho vận động viên có phòng khép kín, diện tích tối thiểu cho sinh hoạt; có khu tập luyện thể chất; khu dịch vụ, khu nhà ăn; khuôn viên cây cảnh...

Tp. Phủ Lý

50.000

45.000

5.000

500

30.500

19.000

II.5

Xây dựng sân gôn

- Quy mô đầu tư: khu khách sạn, nghỉ dưỡng; khu dịch vụ; khu đào tạo, tập luyện; khu hội nghị; hệ thống sân gôn 18-36 lỗ đạt tiêu chuẩn thi đấu các giải quốc tế...

2 huyện

4.200.000

400.000

3.800.000

1.200.000

2.000.000

1.000.000

II.6

Bảo tồn võ vật Liễu Đôi

- Quy mô đầu tư: Xây dựng nhà truyền thống; phát triển hệ thống câu lạc bộ, vận động viên; tổ chức đào tạo, huấn luyện tập luyện, thi đấu; xây dựng hệ thống giải; phát triển liên đoàn võ vật, đầu tư trang thiết bị, sân bãi luyện tập...

H. Thanh Liêm

30.000

2.000

28.000

500

10.500

9.00

II.7

Xây dựng công trình thể thao sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu… cấp huyện, thành phố.

- Quy mô đầu tư: đầu tư đồng bộ cho các huyện, thành phố sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu đáp ứng tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao cấp tỉnh.

Các huyện, thành phố

90.000

60.000

30.000

20.000

25.000

45.000

II.8

Xây dựng công trình thể dục, thể thao cấp xã, thôn (sân bãi, bể bơi, hồ bơi tập luyện, trang thiết bị…).

- Quy mô đầu tư: tùy theo điều kiện của địa phương xây dựng công trình thể dục thể thao cấp xã, thôn đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao tại chỗ của nhân dân.

Các xã xây dựng nông thôn mới; phường, thị trấn mới thành lập

50.000

15.000

35.000

15.000

25.000

10.000

 

Tổng cộng

 

9.042.000

3.028.000

6.014.000

2.211.500

3.286.000

2.915.000

 


DANH MỤC

DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2012 – 2030

TT

TÊN DỰ ÁN

1

Các dự án tu bổ tôn tạo di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh (tu bổ, tôn tạo Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn, Đền Bà Vũ, Đình Ngò, Đình Thọ Chương, Đình Vĩnh Trụ, Đình An Hoà, Đình Bồ Đề, Đình Phương Thượng, Đình Tái kênh, Khu tưởng nhiệm Bác Hồ Cát tường Bình Lục, Đền thờ 10 cô gái Lam Hạ và các liệt sỹ tỉnh, Đền thờ liệt sỹ Núi Chùa - Thanh Liêm, Khu tưởng niệm 34 cụ già và em nhỏ Đức Bản - Lý Nhân và các di tích lịch sử văn hóa khác).

2

Dự án bảo tồn nghệ thuật truyền thống Hà Nam (hát Chèo, Trống quân, hát Văn, Múa hát Lải Lèn, hát giao duyên ngã ba sông Móng, hát Dậm…)

3

Dự án bảo tồn phát huy giá trị di sản 40 làng nghề thủ công và trò chơi dân gian truyền thống tiêu biểu gắn với hoạt động du lịch.

4

Dự án xây dựng Trung tâm điện ảnh.

5

Dự án xây dựng Nhà hát nghệ thuật.

6

Dự án xây dựng hệ thống rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật cho đô thị Đồng Văn, khu đô thị - công nghiệp.

7

Dự án xây dựng Quảng trường, Công viên trung tâm.

8

Dự án xây dựng Trung tâm hội chợ - triển lãm cấp vùng.

9

Dự án xây dựng nhà thi đấu đa năng.

10

Dự án xây dựng khu đường đua xe đạp; khu bơi thuyền; bể bơi thi đấu đạt chuẩn thi đấu quốc tế.

11

Dự án xây dựng 2 khu sân gôn.

12

Dự án bảo tồn võ vật Liễu Đôi

13

Dự án xây dựng công trình thể thao sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu cấp huyện, thành phố.

14

Dự án xây dựng công trình thể thao sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu cấp xã.

 

DANH MỤC

CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KHÁC TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2030

TT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN

1

Chương trình phát triển toàn diện đời sống văn hoá cơ sở đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2

Chương trình triển khai nội dung Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3

Đề án Phòng chống bạo lực Gia đình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

4

Đề án Tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi thực hiện Quyết định 106/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

5

Đề án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

6

Điều chỉnh, bổ sung Đề án xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

7

Điều chỉnh, bổ sung Đề án nâng cao chất lượng xây dựng và công nhận các danh hiệu văn hoá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

8

Đề án xây dựng thiết chế thể dục thể thao gắn với thiết chế văn hoá, khu vui chơi giải trí ở cơ sở đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

9

Chương trình phát triển thể dục thể thao cơ sở đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

10

Đề án phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2012 - 2020.

11

Đề án xây dựng khu nhà ở của vận động viên TTTTC-TTCN.