Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1343/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, LŨ, LỤT, LŨ QUÉT, LŨ ỐNG, SẠT LỞ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng cứu sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 862/TTr-SNNPTNT ngày 12 tháng 6 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành, Thủ trưởng các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; chủ các hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT (để báo cáo);
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (để báo cáo);
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy (để báo cáo);
- TT HĐND tỉnh (để báo cáo);
- UB MTTQVN tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và các CV;
- Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế;
- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh;
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh;
- Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế;
- Đài Thông tin duyên hải Huế;
- Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế;
- Viễn thông Thừa Thiên Huế;
- Đài VTV8 tại Huế, Đài TRT;
- Ban QLĐT và XDTL 5 ;
- Chủ các hồ: Hương Điền, Bình Điền, ALưới, Thượng Lộ, ARoàng;
- Các công ty: Điện lực TTH, Môi trường và CTĐT Huế, TNHH NN 1 TV QLKTCT Thủy lợi, Hue WACO;
- VPTT BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, LŨ, LỤT, LŨ QUÉT, LŨ ỐNG, SẠT LỞ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Thực hiện Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 và Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 25/1 1/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 với các nội dung sau:

Phần I

SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

I. SỰ CẦN THIẾT.

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Trung nắng lắm, mưa nhiều. Bên cạnh đó còn chịu tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng khí hậu cực đoan, thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương.

Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân, việc xây dựng kế hoạch để sẵn sàng ứng phó trong các trường hợp xảy ra thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống và sạt lở đất là rất cần thiết.

Vì vậy, kế hoạch này tập trung xây dựng các tình huống cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ chung đối với các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện; tổ chức thông tin liên lạc; diễn tập các tình huống; tổ chức sơ tán, di dời dân, đảm bảo hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống và sạt lở đất nhằm chủ động ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.

II. MỤC ĐÍCH.

1. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất do mưa lũ gây ra.

2. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch hành động theo nhiệm vụ được phân công.

3. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

4. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất do mưa lũ gây ra.

III. YÊU CẦU.

1. Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây viết tắt là Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh).

2. Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).

3. Tích cực, chủ động phòng ngừa, thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.

4. Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.

5. Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

6. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị - xã hội trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

7. Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, các tỉnh, thành phố lân cận, các ngành, các tổ chức quốc tế theo từng tình huống xảy ra.

Phần II

GIAI ĐOẠN PHÒNG NGỪA BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, LŨ, LỤT, LŨ QUÉT, LŨ ỐNG, SẠT LỞ ĐẤT

I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN.

1. Hình thức tuyên truyền:

a) Các cơ quan, địa phương, đơn vị quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 4/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai; Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 15/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 15/6/2016, Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 27/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 và các văn bản pháp luật có liên quan.

b) Tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất do mưa lũ; triển khai các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó với bão, lũ, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất do mưa lũ.

c) Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo, đài phát thanh, đài truyền hình, trang thông tin điện tử, internet,...

d) Tuyên truyền nơi công cộng bằng các bảng hướng dẫn, tờ rơi, áp phích, biểu ngữ,...

2. Cơ quan chỉ đạo chính:

- Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

- Các huyện, thị xã, thành phố Huế (cấp huyện): Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện.

- Các xã, phường, thị trấn (cấp xã): Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã.

- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất do mưa lũ gây ra.

3. Bố trí các lực lượng tuyên truyền:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền cho người dân kiến thức cần thiết để chủ động thực hiện ứng phó với thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá do mưa lũ gây ra. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lắp đặt các cột cảnh báo lũ để cộng đồng và người dân được biết. Đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng, rà soát kế hoạch, phương án ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất do mưa lũ gây ra phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi ngành, địa phương.

b) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các mạng điện thoại di động thiết lập tổng đài riêng để phát tin nhắn vào khách hàng khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, sạt lở xảy ra. Công bố mẫu tin và số tổng đài nhằm ngăn ngừa những tin giả mạo. Chỉ đạo các Đài Truyền thanh của huyện, thị xã, thành phố Huế tận dụng tối đa hệ thống Đài Truyền thanh của xã, phường, thị trấn để đưa tin về sự cố thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đến người dân kịp thời.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo đưa kiến thức và hướng dẫn xử lý tình huống khi có thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá xảy ra vào chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức rủi ro thiên tai cho cán bộ, giáo viên và học sinh theo chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục và đào tạo, kế hoạch của tỉnh hàng năm.

d) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lắp đặt các cột cảnh báo nguy cơ sạt lở đất trên các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt để mọi người dân biết và đề phòng.

đ) Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất xử lý, giải quyết các công trình thủy điện xuống cấp, không an toàn khi xảy ra thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

e) Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất hướng xử lý, giải quyết các công trình xây dựng có dấu hiệu xuống cấp, không an toàn khi xảy ra thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

g) Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương để tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức cho nhân dân, học sinh về phương pháp tự sơ cứu khi bị nạn, đặc biệt là tai nạn đuối nước. Chỉ đạo các tuyến y tế, các cơ sở y tế bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư trang thiết bị y tế, giường bệnh, thuốc men để sẵn sàng cấp cứu, cứu chữa người bị nạn khi bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất xảy ra.

h) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hàng năm tổ chức tuyên truyền về ứng phó biến đổi khí hậu.

i) Đài Khí tượng thủy văn tỉnh: Cập nhật, cung cấp đầy đủ và kịp thời tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất cho các cơ quan chức năng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, Quyết định số 46/2014/QĐ- TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, Quyết định số 2482/QĐ-TTg ngày 30/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương và các quy định có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

k) Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa Thông tin thực hiện công tác tuyên truyền. Bố trí cán bộ sẵn sàng cùng các ngành chức năng tham gia công tác kiểm tra, triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức ứng phó với thiên tai bão, lũ,... theo kế hoạch của tỉnh, huyện.

II. CÔNG TÁC DIỄN TẬP.

1. Nội dung diễn tập:

a) Huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị.

b) Diễn tập ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo các tình huống.

c) Diễn tập các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, không để kẻ địch, bọn tội phạm, phần tử xấu lợi dụng tình hình để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

2. Cơ quan chỉ đạo: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó.

a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ trì, tổ chức huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị.

b) Chỉ đạo việc tổ chức diễn tập theo khu vực nội dung tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đến các huyện, xã vùng ven biển, vùng hạ du các hồ chứa, vùng ven sông suối, vùng thấp trũng, vùng đồi núi,... nhằm xử lý nhuần nhuyễn các tình huống bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

c) Chỉ đạo về sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong công tác diễn tập.

3. Bố trí lực lượng diễn tập:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã:

Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức diễn tập sơ tán dân, bố trí địa điểm sẵn sàng ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất theo quy định và kế hoạch được phân công.

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã có vùng ven biển: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà xây dựng kế hoạch di dời dân tại những khu vực xung yếu trên địa bàn xã ven biển đến nơi an toàn nhằm sẵn sàng thực hiện khi có lệnh yêu cầu di dời và chủ trì diễn tập sơ tán dân theo kế hoạch đối với trường hợp giả định có cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới.

b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Bố trí lực lượng nòng cốt tham gia diễn tập sơ tán dân đối với các tình huống cấp độ rủi ro thiên tai, cụ thể như sau:

+ Đối với bão, áp thấp nhiệt đới: rủi ro thiên tai từ cấp độ 3 trở lên.

+ Đối với lũ, ngập lụt: rủi ro thiên tai từ cấp độ 3 trở lên.

+ Đối với lũ quét, lũ ống: rủi ro thiên tai từ cấp độ 2 trở lên.

+ Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ: rủi ro thiên tai cấp độ 2 trở lên.

- Chủ trì huấn luyện cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị hiện có.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, các Sở ngành khác có liên quan, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế và Hội Chữ thập đỏ tỉnh diễn tập, sơ tán dân khu vực ven biển vào đất liền trong trường hợp giả định bão, áp thấp nhiệt đới có cấp độ rủi ro dưới cấp 3; lũ quét, lũ ống, sạt lở sụt lún đất dưới cấp 2, diễn tập sơ cấp cứu những người bị thương, tìm kiếm, phòng dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Bố trí lực lượng nòng cốt tham gia diễn tập sơ tán dân khu vực ven biển trong các tình huống có cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới từ cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 trở lên; lũ quét, lũ ống, sạt lở sụt lún đất từ cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2 trở lên.

- Xây dựng Quy chế bắn pháo hiệu báo bão và áp thấp nhiệt đới đối với Báo hiệu có bão xa, báo hiệu có bão gần, báo hiệu có bão khẩn cấp hoặc áp thấp nhiệt đới gần bờ để tàu thuyền ngoài biển nhận biết, tìm nơi trú ẩn.

- Chủ trì diễn tập bắn pháo hiệu theo quy chế.

- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành thực hiện đúng quy định về trang thiết bị thông tin liên lạc, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện tàu, thuyền.

d) Công an tỉnh:

- Tổ chức diễn tập, đảm bảo giao thông, an ninh trật tự nhằm ứng phó có hiệu quả đối với từng tình huống được giả định.

- Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

đ) Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh:

- Tổ chức xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ; phối hợp với các lực lượng của Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ trong tình huống bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ khác theo chức năng nhiệm vụ của Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy.

- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

e) Sở Y tế:

Bố trí lực lượng huy động từ các đơn vị y tế, đồng thời xây dựng và thực hiện kế hoạch diễn tập sơ cấp cứu, phòng chống dịch bệnh khi có sự cố, thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá xảy ra.

g) Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Xây dựng, các sở, ban, ngành khác: Bố trí lực lượng, phương tiện tham gia diễn tập sơ tán dân khu vực ven biển trong trường hợp giả định có cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

h) Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Tham gia diễn tập với các ban ngành có liên quan về cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu, đặc biệt diễn tập có quy mô lớn.

i) Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cử cán bộ tham gia lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phối hợp tìm kiếm cứu nạn. Tham gia cùng với các sở, ban, ngành có chức năng diễn tập tìm kiếm cứu nạn.

Phần III

GIAI ĐOẠN ỨNG PHÓ THIÊN TAI

I. ỨNG PHÓ BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI.

1. Công tác triển khai thực hiện trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ:

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức trực ban lãnh đạo và cơ quan tham mưu 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình, dự kiến các tình huống xấu nhất có thể xảy ra; phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng ứng phó tại chỗ với lực lượng chi viện của cấp trên để khẩn trương bố trí cán bộ trực tiếp đến các địa bàn xung yếu cùng với cấp ủy - chính quyền địa phương chỉ đạo công tác ứng phó kịp thời và có hiệu quả. Triển khai các phương án, kế hoạch phòng chống bão, áp thấp nhiệt đới và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của địa phương, đơn vị mình. Lực lượng, phương tiện huy động ứng phó thiên tai; trang thiết bị, dự trữ vật tư, vật liệu, nhu yếu phẩm; phương tiện sơ tán dân của các cơ quan, đơn vị, địa phương được tổng hợp trong các phụ lục kèm theo, gồm có:

- Phụ lục 1: Lực lượng dự kiến huy động ứng phó thiên tai.

- Phụ lục 2: Phương tiện, trang thiết bị dự kiến ứng phó thiên tai.

- Phụ lục 3: Dự trữ vật tư, vật liệu, nhiên liệu, nhu yếu phẩm ứng phó thiên tai.

- Phụ lục 4: Phương tiện dự kiến huy động sơ tán, di dời dân ứng phó thiên tai.

2. Nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành, đơn vị:

a) Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xác định các khu vực xung yếu để tập trung huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chi viện đúng mức cho các huyện, thị xã, thành phố Huế, các xã, phường, thị trấn thực hiện việc phòng, tránh và tổ chức sơ tán, di dời dân kịp thời, an toàn.

Tùy theo tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông quyết định việc nhắn tin cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới cho nhân dân biết để chủ động phòng, tránh.

Do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới có thể xảy ra mưa lớn, xả lũ ở thượng nguồn, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cùng các sở, ban ngành, đơn vị, huyện, xã, phường, thị trấn khẩn trương triển khai phương án ứng phó tình trạng ngập úng do bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lũ lớn trên địa bàn tỉnh.

b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Sở Giao thông vận tải,... chuẩn bị lực lượng, bố trí cán bộ, chiến sĩ, sẵn sàng huy động các phương tiện, trang thiết bị như tàu, ca nô, xe tải, ô tô, thiết bị thông tin liên lạc, nhà bạt, phao cứu hộ, áo phao cứu sinh, nệm hơi cứu hộ và các trang thiết bị chuyên dụng, thông dụng khác để tham gia sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ, đặc biệt là tại các khu vực xung yếu. Tổ chức trực ban nghiêm túc, tiếp nhận mọi thông tin cứu hộ, cứu nạn để triển khai thực hiện nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả. Sẵn sàng phối hợp với các đơn vị, hỗ trợ, tiếp ứng cho các địa phương khi cần thiết. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh nhu cầu hỗ trợ các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng từ Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 giúp tỉnh trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả của bão, áp thấp nhiệt đới.

c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện việc bắn pháo hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới theo đúng quy định; phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ven biển, Chi cục Thủy sản kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động đánh bắt thủy sản, tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa sông, cửa biển, các điểm xuất bến, các khu neo đậu tàu thuyền tại từng xã, phường, thị trấn, tuyệt đối không để ngư dân vượt trạm ra khơi hoặc ở lại tại các sở đáy, chòi canh trên biển, đầm phá.

d) Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng khi bão xảy ra để trộm cắp, cướp giật.

đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo phòng, chống thiên tai, xử lý các sự cố công trình thủy lợi khi có mưa bão, lũ, lụt xảy ra; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền trên biển và ở nơi trú tránh khi có dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản bố trí phương tiện, lực lượng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ di dời dân, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra, nắm bắt số lượng tàu cá và thuyền viên đang hoạt động trên biển, kịp thời hướng dẫn các tàu thuyền di chuyển, neo đậu đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn khi sóng to, gió lớn. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với các địa phương, Công ty TNHH Nhà nước một Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đập dâng, hồ chứa thủy lợi thuộc chức năng quản lý của ngành, có kế hoạch gia cố, tu sửa trước mùa mưa bão. Đối với các công trình thủy lợi đang thi công, chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công và có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa bão. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, bắt buộc các chủ trại, cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ thực hiện phương án gia cố chuồng, trại đảm bảo an toàn hoặc di chuyển đến nơi an toàn, không để động vật nuôi sổng chuồng gây nguy hiểm cho cộng đồng.

e) Sở Giao thông vận tải phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ, các Hạt quản lý đường bộ; Ủy ban nhân dân thành phố Huế chỉ đạo Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế và Trung tâm Công viên xây xanh Huế triển khai kế hoạch chặt, tỉa cây xanh dễ đổ ngã, khơi thông hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố, đảm bảo giao thông huyết mạch thông suốt tại các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường liên huyện, liên xã. Bố trí lực lượng hướng dẫn điều tiết giao thông tại các bến phà, đò ngang, đò dọc để nhân dân chuyển hướng di chuyển, không tập trung đi lại tại các bến tàu vận tải hành khách trong thời gian áp thấp nhiệt đới, bão có khả năng đổ bộ vào địa bàn tỉnh hoặc theo cảnh báo của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

g) Sở Xây dựng chủ động phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tại các nhà ở, nhà cao tầng, tháp viễn thông, trụ ăng ten, nhà máy, công trình, công trường đang thi công (nhất là giàn giáo, cần trục tháp, nhà cao tầng), chung cư cũ xuống cấp, công trình ngầm trước khi xảy ra bão, giông gió.

h) Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế bảo đảm nguồn điện liên tục, phục vụ cho cơ quan, đơn vị chỉ đạo, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc, bơm tiêu ở thành phố Huế và các huyện, thị xã. Bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, trạm biến thế, công trình điện lực; đồng thời, xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, chuẩn bị máy phát điện dự phòng khi bị ảnh hưởng của bão.

i) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức việc phối hợp mạng vô tuyến điện đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt khi có sự cố thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới; lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ Viễn thông tỉnh tổ chức huy động, bố trí và sử dụng các trang thiết bị thông tin liên lạc của mạng thông tin chuyên dụng phòng, chống thiên tai được Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam giao cho Viễn thông tỉnh trực tiếp quản lý, khai thác. Phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh và các doanh nghiệp viễn thông đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc triển khai thực hiện quy trình định vị thuê bao di động phục vụ cứu hộ, cứu nạn và nhắn tin cảnh báo thiên tai cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Chủ động thông tin về tình hình, diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới để có chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông lập phương án giằng chống, gia cố các trạm phát sóng thông tin di động.

k) Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai kế hoạch huy động lực lượng nhân viên y tế, chuẩn bị đủ cơ số phương tiện, vật tư, thiết bị, thuốc men cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu thương và khắc phục hậu quả, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, cứu tế cho nhân dân, vệ sinh phòng dịch kịp thời.

l) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Công thương xây dựng phương án bảo vệ kho tàng, kho hóa chất, các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn khi mưa, bão, áp thấp nhiệt đới gây ngập úng trên diện rộng.

m) Sở Công thương tổ chức dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống lụt bão; thông báo cho các tổ chức tăng cường công tác kiểm tra phòng, chống lụt bão đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

n) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức trợ giúp, cung ứng hàng hóa, chất đốt, lương thực, thực phẩm thiết yếu... cho người dân phải sơ tán, di dời tránh bão, cứu trợ nhân dân vùng bị thiệt hại, không để người dân thiếu đói.

o) Ban Quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh thông báo cho cán bộ, công nhân tại các khu công nghiệp, khu kinh tế về tình hình áp thấp nhiệt đới, bão; chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn các kho tàng, nhà xưởng trọng yếu trên địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp ven biển, ven đầm phá, ven sông phải đề phòng tình huống mưa lớn kết hợp triều cường gây sạt lở đất ảnh hưởng đến an toàn tính mạng cho người lao động.

p) Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thông báo, yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, biển quảng cáo... đúng kỹ thuật, đề phòng gió bão gây sự cố, tai nạn. Thông báo cho các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch không tổ chức các tour du lịch về địa bàn các huyện, thị xã ven biển khi bão, áp thấp nhiệt đới có hướng di chuyển vào địa bàn tỉnh hoặc theo cảnh báo của cơ quan chức năng.

q) Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra các trường học, cơ sở dạy nghề để có phương án ứng cứu kịp thời và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, sinh viên, giáo viên, nhân viên; yêu cầu các trường không tổ chức cho học sinh tham quan, du lịch, sinh hoạt ngoại khóa tại địa bàn các huyện, thị xã ven biển khi bão, áp thấp nhiệt đới có hướng di chuyển vào tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc theo cảnh báo của cơ quan chức năng; chủ động tổ chức cho học sinh nghỉ học khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ.

r) Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế đảm bảo an toàn hệ thống, nguồn và lượng nước sạch cung cấp cho địa bàn; dự kiến các phương án tổ chức cung cấp nước sạch kịp thời cho người dân tại các khu vực bị mất nguồn nước và thiệt hại do bão gây ra.

s) Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5 (quản lý hồ Tả Trạch), Chủ các hồ đập thủy điện Hương Điền, Bình Điền, ALưới và các hồ đập thủy điện khác trên địa bàn tỉnh khẩn trương tổ chức triển khai công tác đảm bảo an toàn hồ chứa, dự trữ vật tư vật liệu phòng chống bão lụt, kiểm tra hệ thống thông tin, truyền thông cảnh báo lũ lụt ở vùng hồ và vùng hạ du. Triển khai vận hành hồ đảm bảo bảo hạ thấp mực nước hồ trước lũ theo đúng quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt.

t) Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức đi kiểm tra trực tiếp tại các huyện, thị xã, thành phố Huế, các xã, phường, thị trấn chỉ đạo, đôn đốc, rà soát công tác phòng, chống, ứng phó bão tại các địa bàn phụ trách.

u) Đài Thông tin duyên hải Huế kịp thời thông tin cho các thuyền trưởng, chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động đánh bắt xa bờ, tàu vận tải trên địa bàn tỉnh về tình hình, diễn biến, hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới để chủ động tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm an toàn. Cung cấp các thông tin về hoạt động của tàu thuyền cho các cơ quan chức năng.

v) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ và Đài Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin tọa độ, cấp độ, phạm vi ảnh hưởng, diễn biến, hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới cho các cơ quan chức năng và cơ quan thông tin đại chúng. Đặc biệt phải cụ thể hóa địa bàn bị ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới để người dân dễ hiểu và phòng tránh. Các cơ quan thông tấn, báo chí, nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế đảm bảo thông tin về diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định 46/2014/QĐ-TTg ngày 16/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai để các tổ chức, nhân dân biết và chủ động phòng tránh, ứng phó.

3. Nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

a) Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, lực lượng chi viện, hỗ trợ từ cấp trên và huy động lực lượng tại chỗ tổ chức di dời dân ở các khu vực xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn; đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần trước hết là lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và nơi tạm cư, bảo vệ tài sản các hộ dân. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, cứu hộ, cứu nạn, cứu sập và giúp đỡ các gia đình bị nạn. Triển khai ngay kế hoạch chi tiết việc huy động lực lượng giúp người dân chằng chống nhà cửa trước bão và khắc phục hậu quả sau bão; đồng thời, nắm chắc các phương tiện, trang thiết bị hiện có do các đơn vị trực thuộc quản lý và các phương tiện, trang thiết bị trưng dụng trong nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để kịp thời huy động ứng cứu khi cần thiết.

b) Chỉ đạo các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố Huế, Trạm y tế các xã, phường, thị trấn huy động lực lượng nhân viên y tế tại chỗ, phương tiện, thiết bị, thuốc men để sơ cấp cứu, chữa bệnh cho người dân.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chuẩn bị chu đáo kế hoạch di dời, sơ tán dân từ ven biển vào phía đất liền và các hộ dân có nhà ở ven sông, ven biển, đầm phá, vùng trũng thấp, có nguy cơ sạt lở, nhà đơn sơ (nhà lá, mái tôn, tường mỏng...) không đảm bảo an toàn đến các địa điểm trú ẩn kiên cố, chắc chắn để khi có lệnh của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phải di dời ngay. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các sở đáy, chòi canh thủy sản trên biển, ven biển, trong rừng phòng hộ, các cửa sông, cửa biển; quản lý, bảo vệ tài sản tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão. Phối hợp với Chi cục Thủy sản, Đài thông tin duyên hải Huế thường xuyên thông tin cho chủ tàu thuyền, thuyền trưởng, ngư dân đang hoạt động đánh bắt trên biển nắm chắc diễn biến, hướng di chuyển của bão để thực hiện việc phòng, tránh an toàn.

d) Các địa phương ven sông (sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch, sông Hương, sông Nong, sông Truồi, sông Bu Lu và các sông khác), khu vực có nguy cơ sạt lở cao (huyện A Lưới, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông, thị xã Hương Trà,...): tổ chức lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để chủ động quyết định sơ tán, di dời dân đến các địa điểm tạm cư kiên cố, chắc chắn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân.

đ) Thông báo cho các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn kiểm tra kho hàng, máy móc, thiết bị để chủ động di dời đến địa điểm an toàn nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra mưa bão, lũ. Khẩn trương huy động, trưng dụng (đã có hợp đồng) các phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị hiện có do các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân quản lý trên địa bàn đảm bảo trạng thái sẵn sàng vận hành hiệu quả để bơm tiêu chống úng, hỗ trợ di chuyển dân cư, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu sập, cháy, nổ và khắc phục hậu quả khi có sự cố xảy ra.

e) Các xã, phường, thị trấn tổ chức lực lượng xung kích, trực chiến để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các tình huống xấu như sập nhà, sập công trình, cháy - nổ…; huy động và phân công lực lượng trợ giúp người dân chằng chống nhà cửa trước bão. Xác định các khu vực trọng điểm có khả năng bị ảnh hưởng nặng khi bão đi qua để thường xuyên theo dõi và kịp thời xử lý, ứng phó.

4. Tổ chức di dời, sơ tán dân khi bão, áp thấp nhiệt đới sắp đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh:

a) Các huyện, thị xã, thành phố Huế; các xã, phường, thị trấn và cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Công việc này phải được hoàn thành trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh.

b) Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Dân quân tự vệ, Y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên... cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.

c) Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện trực tiếp xuống địa bàn xã, phường, thị trấn tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.

d) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.

(Đính kèm Phụ lục 5: Số hộ khẩu dự kiến di dời, sơ tán do bão, áp thấp nhiệt đới)

5. Quản lý tình hình tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, hoạt động vận tải hành khách và cho học sinh nghỉ học:

a) Tùy tình hình thực tế của áp thấp nhiệt đới, bão, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quyết định ban hành lệnh cấm tàu thuyền ra khơi, yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế, Ban Quản lý cảng cá Thừa Thiên Huế, Chi cục Thủy sản, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có vùng ven biển kiểm soát chặt chẽ việc xuất bến của tàu thuyền tại các cửa sông, cửa biển.

b) Tùy tình hình thực tế của áp thấp nhiệt đới, bão, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quyết định ban hành lệnh cấm đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu nhà hàng xuất bến, hoạt động, yêu cầu Sở Giao thông vận tải, Đoạn Quản lý đường sông và các huyện, xã tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc xuất bến tại các bến tàu khách, đò ngang, đò dọc trên các địa bàn nhằm không để xảy ra sự cố đáng tiếc khi mưa, bão, giông, gió.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân và phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức cho học sinh nghỉ học trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn.

6. Công tác triển khai thực hiện trong thời gian bão đổ bộ:

a) Các sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các cấp từ huyện đến xã, phường, thị trấn đảm bảo chế độ trực ban, thông tin, báo cáo tình hình và mọi diễn biến, ảnh hưởng, thiệt hại do bão gây ra để cấp trên kịp thời chỉ đạo và có phương án xử lý phù hợp.

b) Thực hiện cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp trực tiếp chỉ huy điều hành, phân công các lực lượng có mặt trên địa bàn trong quá trình ứng phó với bão. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc triển khai các biện pháp ứng phó trên địa bàn mình quản lý để giải quyết các sự cố do bão, lũ gây ra, đồng thời báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên để có chỉ đạo xử lý kịp thời.

II. ỨNG PHÓ LŨ, LỤT.

1. Ứng phó với tình huống lũ từ cấp báo động lũ cấp I đến cấp III:

Khi có tin dự báo, cảnh báo lũ (từ cấp I đến cấp III) của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ hoặc Đài Khí tượng thủy văn của tỉnh, chính quyền các cấp và cộng đồng cần triển khai các hoạt động sau:

a) Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành và địa phương:

- Chỉ đạo và tổ chức trực ban theo quy chế; theo dõi sát diễn biến của mưa, lũ và tình hình công trình; bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống.

- Theo dõi chỉ đạo vận hành các hồ chứa nước theo quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chỉ đạo việc thu hoạch sớm lúa, hoa màu và các sản phẩm thủy, hải sản ở những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ theo cảnh báo của cơ quan Khí tượng thủy văn.

- Chỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt tương ứng mức báo động lũ đã được cảnh báo.

- Kiểm tra trực tiếp mức độ sẵn sàng về mọi mặt của các phương án bảo vệ các trọng điểm, xung yếu (bao gồm phương án chống lũ của các công trình đang thi công); phương án sơ tán dân ở các khu vực thấp trũng; phương án cứu hộ, cứu nạn ở những vùng thường bị ngập sâu.

- Khi có lũ từ báo động II đến báo động III, tăng cường cán bộ của tỉnh, huyện xuống các vùng trọng điểm về chống lũ để hỗ trợ chính quyền và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cơ sở xử lý các tình huống.

- Thông báo cấm các đò ngang, đò dọc hoạt động khi lũ lên mức báo động II trở lên và bố trí lực lượng ứng trực tại các bến đò để kiểm tra việc thực hiện lệnh.

- Cắm biển báo cấm, bố trí lực lượng ứng trực cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập sâu, nơi có dòng chảy xiết.

- Thông báo cấm người dân vớt củi trên sông.

- Chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình, hệ thống truyền thanh địa phương đưa tin kịp thời về mưa, lũ, lụt và công tác chỉ đạo ứng phó.

b) Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5 (quản lý hồ Tả Trạch), Chủ các đập thủy điện Hương Điền, Bình Điền, A Lưới và các hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai trực ban 24/24 giờ, vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và hạ du đập theo đúng quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt, thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT va TKCN tỉnh.

c) Trách nhiệm của cộng đồng, người dân.

- Theo dõi thông tin mưa, lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền qua đài phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh xã, phường.

- Sẵn sàng đóng góp vật tư, phương tiện được chuẩn bị tại chỗ theo sự phân công của chính quyền khi có yêu cầu.

- Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm cần thiết để phòng tránh lũ, ngập lụt đặc biệt là các vùng trũng thấp, thoát nước kém hay bị cô lập, chia cắt dài ngày

- Thu hoạch sớm lúa, hoa màu và các sản phẩm thủy, hải sản.

- Kiểm tra thiết bị điện trong nhà, di dời các hóa chất, thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập; chuyển các đồ đạc lên cao hơn mức nước ngập lụt đã được cảnh báo.

- Chủ động sơ tán ở vùng bị ngập sâu và chấp hành chỉ đạo sơ tán của chính quyền địa phương.

- Chủ động dừng hoạt động trên sông khi thấy không an toàn, đặc biệt là các hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc.

- Báo cáo ngay với chính quyền địa phương khi phát hiện thấy các sự cố do lũ, lụt gây ra.

- Tham gia và chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền trong việc huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn.

- Không vớt củi trên sông; không đi qua các khu vực nước lũ chảy xiết.

- Chủ động cho con em nghỉ học khi thấy có lũ cao, đường bị ngập sâu.

2. Ứng phó với tình huống xảy ra lũ khẩn cấp:

Khi có tin cảnh báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ hoặc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế về nguy cơ sắp xảy ra lũ khẩn cấp, cần triển khai các biện pháp ứng phó sau:

a) Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các địa phương khẩn trương thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy, hải sản để hạn chế thiệt hại; chỉ đạo việc vận hành các hồ chứa trong tình huống khẩn cấp, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên Môi trường để có chỉ đạo, chi viện kịp thời.

b) Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện quyết định và chỉ đạo thực hiện phương án sơ tán dân ở những vùng có nguy cơ bị ngập lụt sâu tới nơi an toàn, trong đó đặc biệt chú ý ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương. Đồng thời, chính quyền cấp huyện và cấp xã cần nỗ lực đáp ứng được các điều kiện tối thiểu về chỗ ở, lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc men, dịch vụ y tế, vệ sinh, môi trường và trật tự, trị an cho nhân dân ở nơi sơ tán.

(Đính kèm Phụ lục 6: Số hộ khẩu dự kiến di dời, sơ tán do lũ, ngập lụt)

c) Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện ban hành lệnh cấm các đò ngang, đò dọc hoạt động trên sông và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai lực lượng thanh tra giao thông với sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông ứng trực tại chỗ để kiểm tra việc thực hiện lệnh.

d) Lực lượng cảnh sát giao thông của huyện thực hiện cắm biển báo, phối hợp với thanh tra giao thông và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai lực lượng ứng trực tại chỗ thực hiện lệnh cấm người, phương tiện qua lại các ngầm giao thông, những đoạn đường bị ngập sâu và nơi có dòng chảy xiết. Nơi có điều kiện thì tổ chức phân luồng và cảnh sát giao thông ứng trực hướng dẫn cho người và các phương tiện tham gia giao thông đi theo hướng phân luồng.

3. Ứng phó khi xảy ra tình huống sự cố đối với đê điều, hồ đập và tình trạng ngập lụt sâu ở các vùng thấp trũng:

a) Khi xảy ra sự cố có quy mô nhỏ, trên các tuyến đê có nhiệm vụ ngăn lũ đầu vụ, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã cần huy động mọi nguồn lực của địa phương để cứu hộ, bảo vệ đê an toàn, đồng thời khẩn trương báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để có chỉ đạo, chi viện kịp thời.

b) Khi xảy sự cố có nguy cơ làm vỡ đê, vỡ đập của các hồ chứa nước: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các công trình hồ chứa, đê đập bị sự cố triển khai ngay phương án ứng phó với tình huống sự cố theo kịch bản đã xây dựng, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thông báo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong vùng ảnh hưởng sự cố để phối hợp xử lý.

c) Khi nhận được tin báo sự cố, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của cả Trung ương và địa phương có trên địa bàn để cứu hộ các công trình bị sự cố do lũ lụt gây ra, thực hiện phương án sơ tán, di dời dân khẩn cấp ra khỏi các vùng thấp trũng.

d) Khi xảy ra ngập sâu ở các vùng thấp trũng, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn triển khai việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn ở tất cả các vùng bị ngập lụt, nhất là các vùng bị lũ thượng nguồn chảy về quá nhanh, gây ngập lụt đột ngột trong đêm tối, dân chưa kịp đi sơ tán.

đ) Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp huy động các nguồn lực dự phòng của địa phương để cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân các vùng bị lũ lụt nặng, nhất là các địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, vùng bị lũ lụt chia cắt, giao thông tê liệt trong khi dự trữ lương thực, thực phẩm của nhân dân đang bị cạn kiệt. Trường hợp nhu cầu cứu trợ của nhân dân vượt quá khả năng của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cần trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ khẩn cấp để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân vùng bị lũ, lụt nặng.

III. ỨNG PHÓ LŨ QUÉT, LŨ ỐNG, SẠT LỞ ĐẤT.

1. Đặc điểm và các khu vực thường xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

Lũ quét là một dạng thiên tai nguy hiểm, xảy ra bất ngờ trong phạm vi hẹp, thường gây ra sạt lở đất ở các khu vực đồi núi dốc, bờ sông, bờ biển, gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản, nhà cửa, cơ sở hạ tầng và làm tắc nghẽn giao thông. Do đó, để triển khai ứng cứu khắc phục hậu quả lũ quét, lũ ống, sạt lở đất kịp thời thì vấn đề đảm bảo giao thông để tiếp cận đến nơi bị nạn là một trong những khâu quan trọng hàng đầu.

Các khu vực thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trên địa bàn tỉnh như sau:

- Lũ quét: Huyện Nam Đông (Thượng Lộ, Thượng Long, Hương Lộc, Hương Giang); huyện A Lưới (A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong, Hồng Thượng).

- Sạt lở đường bộ: Các vị trí trên Quốc lộ 49 đi A Lưới như cầu Ông Dự, xã Phú Vinh, đèo Mỏ Quạ. Sạt lở đường Hồ Chí Minh như đoạn qua xã Hồng Thủy, Hồng Kim và A Roàng. Huyện Nam Đông trên quốc lộ 14B có các điểm: đèo La Hy, đồi Khe Tre.

- Sạt lở đường sắt: Khu vực đèo Phước Tượng, Phú Gia, phía nam xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc.

- Sạt lở bờ sông, bờ biển: Huyện Nam Đông (thị trấn Khe Tre, các xã: Hương Phú, Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Sơn); Huyện A Lưới sạt lở bờ sông Tà Rình tại các xã: Bắc Sơn, Hồng Kim, Hồng Quảng, Sơn Thủy, Hồng Thái; sạt lở đất ven bờ sông A Sáp tại các xã: Hồng Thượng, Hương Phong, Hương Lâm; Thị xã Hương Trà (Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Phong, Hải Dương); thị xã Hương Thủy (Dương Hòa, Thủy Bằng); thành phố Huế (Thủy Biều, Kim Long, Phường Đúc, Phú Hiệp, Vỹ Dạ); huyện Phong Điền (Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong An, Phong Hòa); huyện Quảng Điền (Quảng Phú, Quảng Thọ); huyện Phú Vang (Phú Mậu, Phú An, Thuận An, Phú Thuận, Phú Diên, Phú Hải); huyện Phú Lộc (Vinh Hưng, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền, Lộc Bổn, thị trấn Phú Lộc, Lộc Trì, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, thị trấn Lăng Cô);

2. Tình huống lũ quét, lũ ống, sạt lở đất xảy ra ở những khu vực đã dự kiến trước:

Các hoạt động ứng phó khẩn cấp cần thực hiện:

a) Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị:

- Triển khai trực ban 24/24 giờ theo đúng quy chế hiện hành.

- Chỉ đạo các ban, ngành chức năng tại địa phương bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ, đồng thời cắm các biển báo tại các khu vực nguy hiểm xảy ra lũ quét, sạt lở đất để nhân dân được biết.

- Tổ chức sơ tán các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm, vùng thấp trũng, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và di dời đến nơi an toàn (trường học, trụ sở làm việc, nhà văn hóa kiên cố,...). Kiên quyết di dời hộ dân trong các khu vực nguy hiểm cố tình không chịu di dời, nếu cần thiết áp dụng biện pháp cưỡng chế.

(Đính kèm Phụ lục 7: Số hộ khẩu dự kiến di dời, sơ tán do lũ quét, lũ ống, sạt lở đất)

- Vận chuyển, tập kết vật tư dự phòng (rọ thép, đá hộc, nhà bạt, phao cứu sinh,...) tại các địa bàn trọng điểm, khu vực xung yếu, huy động lực lượng thanh niên xung kích, dân quân địa phương,... cùng với phương tiện máy móc túc trực tại điểm xảy ra lũ quét, sạt lở đất để triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Tập trung ưu tiên cho công tác cứu người trong các nhà bị sập, đất đá vùi lấp.

- Khi mức độ thiệt hại gây ra vượt quá khả năng của địa phương, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp lập tức báo cáo lên Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên để có chỉ đạo và chi viện kịp thời.

b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh khi nhận được lệnh phải điều động ngay lực lượng cứu hộ cứu nạn tới hiện trường hỗ trợ chuyển dân tới nơi an toàn và tiến hành công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu người trong các nhà bị sập, bị đất đá vùi lấp, bị lũ cuốn trôi,.... Chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật,...

c) Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý và bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh:

- Bố trí cán bộ quản lý và lực lượng tuần đường ứng trực 24/24 giờ tại các cung đường bị sạt lở, thường xuyên báo cáo với cán bộ lãnh đạo trực tiếp xử lý thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về diễn biến tình hình do thiên tai gây ra để chỉ đạo ứng phó.

- Để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông trong khu vực xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá, các lực lượng chức năng của ngành giao thông tổ chức cán bộ, công nhân túc trực thường xuyên tại điểm giao thông bị chia cắt do lũ quét cuốn trôi, sạt lở đất đá, lắp đặt các biển cảnh báo nguy hiểm; phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng cảnh sát giao thông để túc trực phân luồng, hướng dẫn các phương tiện lưu thông để tránh xảy ra tai nạn, nghiêm cấm người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn.

- Huy động vật tư, nhân lực tại chỗ (các hạt quản lý đường bộ), xe vận chuyển, máy đào, máy xúc và thiết bị phòng hộ cùng với vật tư hiện có như dầm cầu thép dự phòng, rọ thép, đá hộc, cây, cọc, bao đất, vải bạt,... để xử lý các điểm bị xói lở, hốt dọn đất đá, giải phóng lòng đường, làm đường tránh mới, lắp dựng cầu tạm (nếu cần thiết),... để đảm bảo cho các lực lượng ứng cứu của quân đội, công an, bộ đội biên phòng, y tế sớm tiếp cận với hiện trường lũ quét, lũ ống, đất đá vùi lấp để tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu chữa người bị nạn.

3. Tình huống lũ quét, lũ ống, sạt lở đất xảy ra đột xuất ở những khu vực ngoài dự kiến:

Các hoạt động ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp thực hiện như tình huống đã xác định trước, đồng thời cần chú ý các nội dung sau:

a) Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN địa phương kịp thời nắm thông tin, xác minh và báo cáo lên Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên trực tiếp và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

b) Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp khẩn trương điều động lực lượng cứu hộ, cứu nạn đến hiện trường để thực hiện cứu chữa kịp thời những người bị thương; người bị thương nặng phải được chuyển nhanh lên tuyến trên để cứu chữa.

c) Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn đến chi viện phối hợp với nhân dân địa phương khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích.

d) Chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng phối hợp với lực lượng cứu hộ, cứu nạn nhanh chóng chuyển những người còn sống sót tới nơi an toàn; dựng lều bạt, cứu trợ khẩn cấp lương thực, thuốc men thiết yếu cho đồng bào; động viên, thăm hỏi, chia sẻ đau thương mất mát, hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần cho những người bị mất người thân, mất mát tài sản.

đ) Chính quyền địa phương, cộng đồng thôn, bản phối hợp với thân nhân người bị nạn thực hiện việc chôn cất người bị chết theo phong tục của địa phương và thực hiện kịp thời hỗ trợ mai táng phí.

e) Khi có nhiều lực lượng cùng tham gia ứng phó với lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên một địa bàn, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN cao nhất của địa phương hoặc người được Trưởng ban ủy quyền là người có thẩm quyền và trách nhiệm chỉ huy ứng phó.

Phần IV

GIAI ĐOẠN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

I. TỔ CHỨC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ.

Ngay sau khi kết thúc thiên tai, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các công việc sau:

1. Tổ chức đưa người dân sơ tán, di dời trước bão về nơi ở cũ an toàn, trật tự. Giải tỏa lệnh cấm tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, hoạt động vận tải hành khách ra khơi, xuất bến và cho phép học sinh đến trường học tập bình thường.

2. Trợ giúp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước uống, chăm sóc y tế nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống cho nhân dân.

3. Tổ chức lực lượng xung kích, tình nguyện giúp nhân dân khắc phục hậu quả, sửa chữa, xây dựng lại nhà ở, bảo vệ trật tự, trị an và tài sản của nhân dân, doanh nghiệp, nhà nước trong vùng bị ảnh hưởng của bão.

4. Trong thời gian ngắn nhất, huy động nguồn lực tổ chức thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị ngã đổ; sửa chữa trường học, bệnh viện, các công trình bị hư hỏng; đảm bảo giao thông, nước sạch, điện, viễn thông thông suốt; tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại vùng bị ảnh hưởng của bão...

5. Tổ chức công tác thăm hỏi, động viên các hộ dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, chủ động thực hiện phương châm “ba sẵn sàng” và “bốn tại chỗ” có hiệu quả trong việc khắc phục hậu quả tại các đơn vị cơ sở, xã, phường, thị trấn.

6. Tổ chức kiểm kê, đánh giá xác định thiệt hại theo đúng quy định và báo cáo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.

1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Công an tỉnh... phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Quân khu 4, các đơn vị và chính quyền địa phương huy động lực lượng, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để tiếp tục tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đồng thời triển khai công tác giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản, phối hợp với Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế, Bộ đội biên phòng, lực lượng Kiểm ngư, Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển II, Bộ Tư lệnh vùng III Hải quân, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực II nắm tình hình về số lượng tàu đánh cá thuộc khu vực biển, đầm phá tỉnh, huy động lực lượng, các phương tiện của địa phương cũng như các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, đồng thời qua các hệ thống thông tin nắm bắt các chủ tàu cá đang đánh bắt cá ở gần tàu, thuyền bị nạn cùng tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Chỉ đạo các công ty, đơn vị khẩn trương sửa chữa các công trình thủy lợi, đê điều bị hư hỏng do lũ lụt gây ra; tổ chức việc kiểm soát dịch bệnh, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm sau lũ lụt. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp huy động người dân tham gia nạo vét sông, hói bị bồi lắng, vùi lấp, vệ sinh đồng ruộng để sớm khôi phục sản xuất.

3. Sở Giao thông vận tải khẩn trương tổ chức, chỉ đạo các công ty, đơn vị sửa chữa các tuyến đường giao thông bị hư hỏng, đảm bảo thông xe an toàn, đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp để các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp có thể tiếp cận sớm nhất với đồng bào vùng bị thiên tai. Trách nhiệm phục hồi sớm hệ thống giao thông của các đơn vị chuyên ngành thực hiện theo Quy chế phòng, chống thiên tai của Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp các vị trí xung yếu trên các tuyến đường trọng điểm bị thiên tai phá hủy đồng loạt, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh huy động toàn bộ lực lượng tại các Hạt quản lý đường bộ, vật tư, phương tiện, trang thiết bị máy móc, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai khắc phục thiệt hại. Đồng thời báo cáo trực tiếp lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để huy động cán bộ, chiến sĩ đóng trên địa bàn tỉnh tham gia phân luồng, hướng dẫn xe lưu thông, giữ vững an ninh trật tự. Khẩn trương khắc phục tạm thời các tuyến đường, làm cầu tạm, đường tránh, thu dọn đất đá,... để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian sớm nhất.

4. Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá thiệt hại tại các công trình xây dựng theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng và đề xuất giải pháp khắc phục. Phối hợp với các ngành và địa phương đánh giá mức độ an toàn của các công trình, nhà ở của dân trong khu vực thiên tai để có biện pháp xử lý kịp thời, không để người dân tiếp tục sinh sống trong những ngôi nhà không an toàn, kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ tiếp tục sạt lở, tham mưu xây dựng các khu tái định cư cho nhân dân vùng bị nạn.

5. Sở Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức phân phối hàng dự trữ phục vụ phòng, chống lụt bão theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh; vận động doanh nghiệp thương mại tổ chức các chuyến hàng lưu động cung cấp hàng hóa thiết yếu cho nhân dân vùng thiên tai. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, nâng giá, nhất là lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, chất đốt.

6. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, huy động các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh phục hồi sớm mạng thông tin liên lạc để chính quyền cấp cơ sở báo cáo được tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và những yêu cầu cần được cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp. Trách nhiệm phục hồi sớm mạng thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của các đơn vị chuyên ngành thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã và các ngành, đơn vị liên quan huy động các lực lượng xây dựng phương án và triển khai làm sạch vệ sinh môi trường nhất là môi trường nước để phòng, tránh dịch bệnh phát sinh là một trong những công việc cấp bách cần ưu tiên thực hiện.

8. Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh điều động lực lượng nhân viên y tế, các đội cấp cứu, phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho Trung tâm Y tế các huyện để cứu thương, điều trị bệnh nhân, phòng dịch kịp thời, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã huy động toàn dân tham gia làm sạch vệ sinh môi trường; lực lượng y tế đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động tiêu độc, khử trùng, làm sạch các nguồn nước dùng cho sinh hoạt. Nếu phát hiện thấy xuất hiện dịch bệnh, Trạm y tế và Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo và kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tiến hành khẩn trương việc khoanh vùng, bao vây, dập dịch trong thời gian ngắn nhất, hạn chế lây lan ra cộng đồng theo sổ tay hướng dẫn phòng chống thiên tai và thảm họa của Bộ Y tế.

9. Ủy ban nhân dân thành phố Huế chỉ đạo Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh tổ chức lực lượng tiến hành thu dọn các cây xanh bị ngã đổ đảm bảo giao thông được thông suốt, nhất là các tuyến đường chính và tổ chức thu dọn bùn đất, dọn dẹp vệ sinh đường phố. Rà soát các cây xanh có nguy cơ bị ngã đổ để có biện pháp chặt tỉa, khôi phục.

10. Các chủ hồ, đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh, Công ty TNHH Nhà nước một Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh, Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế tổ chức kiểm tra, triển khai khắc phục sự cố, hư hỏng các công trình đập dâng, hồ chứa thủy điện, thủy lợi, đê điều, các công trình cấp thoát nước thuộc chức năng quản lý của đơn vị, bảo đảm việc tiêu úng, cấp nước kịp thời cho sản xuất và sinh hoạt.

11. Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên tình nguyện trực tiếp xuống địa bàn giúp nhân dân sửa chữa lại nhà ở bị hư hỏng, dọn dẹp vệ sinh môi trường.

12. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cùng các huyện tổ chức cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, đề xuất Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ kêu gọi đồng bào trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ tự nguyện ủng hộ đồng bào bị thiệt hại, tạo thêm nguồn lực cho việc cứu trợ khẩn cấp.

13. Các sở, ban, ngành, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình, sẵn sàng lực lượng, phương tiện của đơn vị tham gia hỗ trợ các địa phương triển khai việc ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai khi có chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

14. Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét cân đối nguồn ngân sách dự phòng để trình Ủy ban nhân dân tỉnh chi hỗ trợ cho các địa phương khắc phục thiệt hại và đề xuất chính sách hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại có điều kiện sớm phục hồi sản xuất; đồng thời, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị thiệt hại do bão gây ra.

15. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp cùng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bố nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và ngân sách tỉnh, phân bố cho các địa phương, đơn vị thực hiện việc phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai.

16. Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị để triển khai công tác cứu trợ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu để trợ giúp và tổ chức cung ứng hàng hóa cứu trợ cho người dân ở khu vực xảy ra thiên tai; kiểm tra, xử lý các hành vi lợi dụng việc xảy ra sự cố thiên tai để đầu cơ, nâng giá gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân. Khẩn trương tổ chức các đoàn về cơ sở để kiểm tra, thống kê, tổng hợp đánh giá thiệt hại và đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục hậu quả, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, người đứng đầu các cơ sở, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện kế hoạch này.

2. Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị chủ động phối hợp với cơ quan tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách theo quy định, đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch.

3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Định kỳ hàng năm sơ kết và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để theo dõi chỉ đạo.

4. Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch để tổng hợp báo cáo theo quy định; đồng thời nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả. Trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, các cơ quan, đơn vị của Trung ương đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả khi cần thiết.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, địa phương chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp cấp bách, vượt thẩm quyền, báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 1:

LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Lực lượng

Huyện Phú Lộc

Huyện Nam Đông

Thị xã Hương Thủy

Thành phố Huế

Huyện Phú Vang

Huyện Phong Điền

Huyện Quảng Điền

Huyện A Lưới

Thị xã Hương Trà

Tổng Cộng

1

Lực lượng Quân sự tỉnh

142

140

137

138

135

133

135

147

134

1.241

2

Hiệp đồng Sư đoàn 968

 

 

 

 

 

 

 

 

 

400

3

Bộ đội Biên phòng

78

 

 

 

66

32

10

226

 

412

4

Công an

187

95

290

120

320

212

20

55

55

1.354

5

Y tế

196

 

70

84

190

172

33

169

16

930

6

Thanh niên tình nguyện

554

256

300

362

551

1.281

116

859

123

4.402

7

Doanh nghiệp huy động

55

 

150

170

7

63

7

 

 

452

8

Hội Chữ thập đỏ

157

 

12

95

79

 

13

 

30

386

9

Hội Nông dân

99

155

 

 

101

 

24

 

416

795

10

Hội Phụ nữ

18

 

 

 

95

 

14

 

 

127

11

Hội Cựu chiến binh

18

120

 

 

5

 

14

 

30

187

12

Dân quân tự vệ

2.203

885

1.758

6.258

2.435

1.673

1.214

1.434

1.920

19.780

13

Lực lượng PCTT

668

674

 

 

488

 

 

 

70

1.900

14

Mặt trận

33

 

 

 

 

 

14

 

 

47

15

Lực lượng xung kích

155

 

 

 

365

 

 

 

616

1.136

16

Cán bộ xã

 

234

 

 

 

170

198

 

 

602

17

Lực lượng khác

 

65

 

 

 

 

 

 

 

65

18

Nhân dân

 

 

360

 

 

 

 

 

 

360

19

Chi hội nghề cá

 

 

 

 

140

 

48

 

 

188

 

Tổng cộng

4.563

2.624

3.077

7.227

4.977

3.736

1.860

2.890

3.410

34.764

 

PHỤ LỤC 2:

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tên trang thiết bị

Đơn vị

Bộ CHQS tỉnh

Công an tỉnh

Sở Y tế

Biên phòng

UB MTTQ

Cảng vụ

Sở GTVT

Cảng cá

Kho BCH PCTT tỉnh

Các hồ chứa

Tổng

1

Áo phao cứu sinh

Cái

1.359

2.233

300

 

 

9

 

30

125

20

4.076

2

Phao bè

Cái

20

10

 

 

 

 

 

 

 

 

30

3

Phao tròn

Cái

1.286

710

 

 

 

60

 

 

343

20

2.419

4

Bao cát

Cái

15

 

 

 

 

 

 

 

 

20.710

20.725

5

Bộ đàm SS 3900 VHP

Cái

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

6

Bộ đàm tầm xa ICOM 710

Cái

 

 

 

 

 

 

 

1

 

12

13

7

Bộ đàm tầm xa ICOM 718

Cái

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

8

Bộ VSN 1500

Bộ

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

9

Ca nô

Chiếc

5

 

 

17

 

 

 

 

 

 

22

10

Ca nô 120cv

Chiếc

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

11

Ca nô 15cv

Chiếc

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

3

12

Ca nô 15ML

Chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

13

Ca nô 240cv

Chiếc

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

14

Ca nô 25cv

Chiếc

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

9

15

Ca nô 40cv

Chiếc

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

13

16

Ca nô 60 CV

Chiếc

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

17

Ca nô 75cv

Chiếc

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

18

Ca nô 85cv

Chiếc

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

10

19

Ca nô 90cv

Chiếc

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

20

Ca nô KpblM

Chiếc

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

21

Các loại xe khác

Chiếc

55

 

 

 

 

 

 

 

 

 

55

22

Chân vịt

Cái

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

23

Cưa cá mập

Cái

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

24

Cưa tay

Cái

55

 

 

 

 

 

 

 

 

 

55

25

Đá hộc

 

 

 

 

 

 

300

 

 

10.838

11.138

26

Dầm 1450, dài 09m

Cái

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

10

27

Dàn đèn chiếu sáng động

Cái

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

3

28

Dao tông, dao phát

Cái

191

 

 

 

 

 

 

 

 

 

191

29

Dầu Diezel

Lít

 

 

 

 

 

 

 

50

 

100

150

30

Dầu hỏa

Lít

 

 

 

 

 

 

 

30

 

 

30

31

Dây neo

m

 

 

 

 

 

 

 

40

 

 

40

32

Đèn chống bão, đèn pin

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

5

33

Ghe nhôm

Chiếc

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

15

34

Ghe nhôm máy cole 6,5cv

Chiếc

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

15

35

Kéo cắt

Cái

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

36

Lán cứu hỏa nhà kho

Cái

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

37

Lương thực gạo

Kg

 

 

 

 

 

 

 

40

 

 

40

38

Máy đẩy YAMAHA 60cv

Cái

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

39

Máy bơm nước

Cái

61

 

 

 

 

 

 

 

 

3

64

40

Máy cắt bê tông

Cái

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

41

Máy cưa

Cái

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

10

42

Máy cưa gỗ STIHL

Cái

 

23

 

 

 

 

 

 

 

 

23

43

Máy đầm cóc

Chiếc

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

44

Máy đẩy 40cv

Chiếc

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

45

Máy đẩy TOHASTU

Cái

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

46

Máy đẩy Trung Quốc

Cái

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

47

Máy đẩy YAMAHA

Chiếc

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

48

Máy đẩy YAMAHA (65cv,

Chiếc

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

49

Máy đẩy TOHASTU

Chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

50

Máy dò mìn

Cái

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

51

Máy ép hơi

Cái

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

52

Máy Icom IC-M57

Chiếc

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

53

Máy Icom IC-M59

Chiếc

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

54

Máy Icom IC-M72

Chiếc

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

2

55

Máy Icom IC-M73

Chiếc

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

2

56

Máy lu bánh thép 8T

Chiếc

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

2

57

Máy nổ

Cái

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

58

Máy nổ phát điện 10KVA

Cái

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

59

Máy nổ phát điện 200KVA

Cái

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

60

Máy nổ phát điện 250KVA

Cái

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

61

Máy nổ phát điện 30KVA

Cái

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

62

Máy nổ phát điện các loại

Cái

 

91

 

 

 

 

 

 

 

 

91

63

Máy phát điện

Cái

9

 

24

 

 

 

 

2

 

4

39

64

Máy phát điện 3 pha

Cái

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

65

Máy phát điện có hệ thống

Cái

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

66

Máy phát điện SH 4500

Cái

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

67

Máy san

Chiếc

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

68

Máy san 108CV

Chiếc

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

69

Máy ủi

Chiếc

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

70

Máy ủi 108CV

Chiếc

 

 

 

 

 

 

1

 

 

4

5

71

Máy xúc đào

Chiếc

 

 

 

 

 

 

2

 

 

5

7

72

Máy xúc lật

Chiếc

 

 

 

 

 

 

2

 

 

5

7

73

Máy YAMAHA 25CV

Chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

74

Nhà bạt các loại

Cái

57

 

 

 

 

12

 

1

6

 

76

75

Nhà bạt đại đội

Cái

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

12

76

Nhà bạt tiểu đội

Cái

 

62

 

 

 

 

 

 

1

 

63

77

Nhà bạt trung đội

Cái

 

30

 

 

 

 

 

 

 

 

30

78

Nhà cao tầng

Cái

 

 

174

 

 

 

 

 

 

 

174

79

Rào chắn (cao 0,8, dài 1,5)

Cái

 

 

 

 

 

 

50

 

 

 

50

80

Cọc tre

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.400

6.400

81

Rựa

Cái

 

 

 

 

 

 

23

 

 

17

40

82

Rựa cán dài

Cái

 

 

 

 

 

 

40

 

 

 

40

83

Sào chống

Cái

 

 

 

 

 

 

50

 

 

 

50

84

Tàu Cảng vụ TT Huế 02

Chiếc

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

85

Tàu sắt 225 CV

Chiếc

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

86

Vỏ xuồng cao su

Chiếc

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

3

87

Xe chỉ huy

Chiếc

37

 

 

 

 

 

 

 

 

 

37

88

Xe 3 chỗ

Chiếc

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

2

89

Xe ben 0,5T

Chiếc

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

90

Xe chở hàng

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

2

91

Xe chở quân

Chiếc

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

6

92

Xe công vụ

Chiếc

 

 

12

 

 

 

 

 

 

5

17

93

Đầu máy đẩy 40CV

Chiếc

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

94

Xe dầu BTR-152

Chiếc

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

93

Xe Gát 66

Chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

96

Xe kéo

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

97

Xe lội nước DM-2

Chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

98

Xe lội nước M-113

Chiếc

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

99

Xe máy

Chiếc

 

 

 

212

 

 

 

 

 

 

212

100

Xe máy chỉ huy

Chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

101

Xe ô tô các loại

Chiếc

31

 

 

39

 

 

 

 

 

22

92

102

Xe ô tô 12 chỗ

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

103

Xe ô tô cấp cứu

Chiếc

 

 

28

 

 

 

 

 

 

 

28

104

Xe tải

Chiếc

13

 

 

 

 

 

 

 

 

3

16

105

Xe tải ben 10T

Chiếc

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

9

106

Xe tải SUZUKI

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

107

Xẻng

Cái

332

 

 

 

 

 

 

 

 

40

372

108

Cuốc

Cái

53

 

 

 

 

 

 

 

 

12

65

109

Xô, thùng

Cái

42

 

 

 

 

 

 

 

 

10

57

110

Thiết bị vượt sông nhẹ

Bộ

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

111

Xuồng ST- 660

Chiếc

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

112

Xuồng ST450

Chiếc

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

113

Xuồng ST1-200

Chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

114

Xuồng ST750

Chiếc

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

115

Bao dệt PP

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

49.778

49.778

116

Rọ thép

Cái

 

 

 

 

 

 

200

 

 

1.379

1.579

117

Vải lọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.530

8.530

 

PHỤ LỤC 3:

DỰ TRỮ VẬT TƯ, VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NHU YẾU PHẨM ỨNG PHÓ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND 21/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Đơn vị

Lương thực, thực phẩm

Nhiên liệu

Mỳ ăn liền (thùng)

Lương khô (thùng)

Gạo (tấn)

Nước uống đóng chai (thùng)

Muối (kg)

Cá hộp (Hộp)

Xăng (lít)

Dầu diezen (lít)

Dầu hỏa (lít)

1

Huyện Phú Lộc

8.266

1.847

162

5.980

275

 

12.120

11.335

4.880

2

Huyện Nam Đông

400

 

35

300

 

 

4.000

 

500

3

Thị xã Hương Thủy

1.246

 

45

1.224

1935

 

3.430

 

 

4

Thành phố Huế

26.675

20

569

350

 

 

107.500

80.000

110.000

5

Huyện Phú Vang

8.196

 

230

2.826

 

 

15.771

10.956

3.160

6

Huyện A Lưới

333

 

30

4.166

 

 

15.000

15.000

6.000

7

Huyện Phong Điền

2.167

698

100

2.046

 

130

1.300

2.265

1.315

8

Thị xã Hương Trà

30.613

 

636

29.470

 

 

2.550

 

18.558

9

Huyện Quảng Điền

10.000

 

30

500

 

 

1.000

1.100

 

 

TT

Đơn vị

Vật tư, vật liệu

Tôn lợp (tấm)

Bạt lợp (m2)

Xà gồ (m)

Thép buộc (kg)

Đinh (kg)

Áo phao (cái)

Phao Tròn (cái)

Rọ Thép (cái)

Đá hộc (m3)

Bao tải (cái)

Cuốc xẻng (cái)

Rựa (cái)

Nhà bạt (cái)

Đèn Pin (cái)

Máy Phát điện (cái)

Hàng hóa khác

1

Huyện Phú Lộc

2.290

2.000

500

10

10

54

 

 

500

2.500

 

168

18

 

 

 

2

Huyện Nam Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

3

Thị xã Hương Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

4

Thành phố Huế

63.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 1

 

 

 

5

Huyện Phú Vang

200

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

6

Huyện A Lưới

 

 

 

 

 

182

135

80

80

300

20

10

6

 

 

 

7

Huyện Phong Điền

18.150

 

 

 

 

 

 

 

 

31.630

370

 

12

386

47

 

8

Thị xã Hương Trà

 

 

 

 

 

50

 

 

 

 

 

 

17

 

 

 

9

Huyện Quảng Điền

 

 

 

12

 

 

 

370

850

18.500

65

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4:

PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG SƠ TÁN, DI DỜI DÂN ỨNG PHÓ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Đơn vị

Phương tiện phục vụ sơ tán dân

Xe 16 chỗ

Xe 25-29 chỗ

Xe 4-9 chỗ

Xe tải thùng

Ghe, thuyền

1

Huyện Phú Lộc

52

23

25

6

31

2

Huyện Nam Đông

7

3

13

 

 

3

Thị xã Hương Thủy

 

10

 

156

 

4

Thành phố Huế

179

141

 

 

 

5

Huyện A Lưới

15

5

13

 

 

6

Huyện Quảng Điền

20

25

17

 

30

7

Huyện Phú Vang

25

29

14

91

12

8

Huyện Phong Điền

23

6

17

 

14

9

Thị xã Hương Trà

15

7

15

73

211

Tổng Cộng

336

249

114

326

298

 

PHỤ LỤC 5:

SỐ HỘ KHẨU DỰ KIẾN SƠ TÁN, DI DỜI DO BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
(Kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Đơn vị

Tổng số cần sơ tán, di dời

Sơ tán tại chỗ
(đến nhà hàng xóm kiên cố)

Di dời
(đến các khu vực tập trung)

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

1

Thành phố Huế

4.858

19.735

2.955

12.521

1.903

7.214

2

Thị xã Hương Trà

2.168

7.317

687

2.141

1.481

5.176

3

Thị xã Hương Thủy

1.528

5.506

450

1.764

1.078

3.742

4

Huyện Quảng Điền

1.309

5.178

502

1.931

807

3.247

5

Huyện Phong Điền

3.029

9.321

2.077

6.188

952

3.133

6

Huyện Phú Lộc

6.984

27.188

3.403

13.022

3.581

14.166

7

Huyện Phú Vang

2.385

9.677

1.696

6.880

689

2.797

8

Huyện Nam Đông

2.000

8.565

1.217

5.112

783

3.453

9

Huyện A Lưới

330

1.256

198

738

132

518

Tổng cộng

24.591

93.743

13.185

50.297

11.406

43.446

 

PHỤ LỤC 6:

SỐ HỘ KHẨU DỰ KIẾN SƠ TÁN, DI DỜI DO LŨ, NGẬP LỤT
(Kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Đơn vị

Tổng số cần sơ tán, di dời

Sơ tán tại chỗ
(đến nhà hàng xóm kiên cố)

Di dời
(đến các khu vực tập trung)

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

1

Thành phố Huế

4.719

19.065

2.730

11.600

1.989

7.465

2

Thị xã Hương Trà

1.792

6.064

608

1.986

1.184

4.078

3

Thị xã Hương Thủy

2.034

8.634

764

3.919

1.270

4.715

4

Huyện Quảng Điền

1.333

5.381

567

2.260

766

3.121

5

Huyện Phong Điền

1.924

6.257

1.234

3.849

690

2.408

6

Huyện Phú Lộc

4.504

17.754

1.892

7.148

2.612

10.606

7

Huyện Phú Vang

1.971

7.669

1.316

5.045

655

2.624

8

Huyện Nam Đông

2.000

8.565

1.217

5.112

783

3.453

9

Huyện A Lưới

693

2.852

440

1.891

253

961

Tổng cộng

20.970

82.241

10.768

42.810

10.202

39.431

 

PHỤ LỤC 7:

SỐ HỘ KHẨU DỰ KIẾN SƠ TÁN, DI DỜI DO LŨ QUÉT, LŨ ỐNG, SẠT LỞ ĐẤT
(Kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Đơn vị

Tổng số cần sơ tán, di dời

Sơ tán tại chỗ
(đến nhà hàng xóm kiên cố)

Di dời
(đến các khu vực tập trung)

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

1

Thành phố Huế

700

3.121

306

1.553

394

1.568

2

Thị xã Hương Trà

830

3.235

148

495

682

2.740

3

Thị xã Hương Thủy

854

3.766

392

1.810

462

1.956

4

Huyện Quảng Điền

259

1.106

84

331

175

775

5

Huyện Phong Điền

847

3.066

423

1.452

424

1.614

6

Huyện Phú Lộc

2.350

9.301

1.023

3.876

1.327

5.425

7

Huyện Phú Vang

963

3.917

667

2.740

296

1.177

8

Huyện Nam Đông

2.000

8.565

1.217

5.112

783

3.453

9

Huyện A Lưới

693

2.852

440

1.891

253

961

Tổng cộng

9.496

38.929

4.700

19.260

4.796

19.669