Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1404/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 304/TTr-NS ngày 19/5/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 117/TTr-KHĐT-TH,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển.

Phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lâm Đồng đặt trong mối quan hệ gắn kết với vùng Tây Nguyên và các địa phương lân cận; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, các quy hoạch ngành và lĩnh vực khác có liên quan của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên nước; bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu.

a) Mục tiêu chung: Phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lâm Đồng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn và ven đô, góp phần đảm bảo sức khỏe và nâng cao nhận thức của người dân trong việc khai thác và bảo vệ môi trường, từng bước thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020.

- 99% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (HVS).

- 73% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02/2009 của Bộ Y tế.

- 100% các trường học, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước HVS (hoàn thành trước năm 2018).

- 99% dân cư nông thôn sử dụng hố xí HVS và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.

- 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế ở các xã nông thôn có nhà tiêu HVS (hoàn thành trước năm 2017).

3. Nội dung quy hoạch đến năm 2020:

a) Nước sinh hoạt:

- Đầu tư, xây dựng mới 40 công trình, cung cấp nước cho 32.430 hộ (tăng thêm 17,2% hộ sử dụng nước sạch), nâng cấp sửa chữa 36 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và 172 giếng khoan tập trung để đấu nối thêm cho khoảng 2.950 hộ dân (tăng 1,4% hộ sử dụng nước sạch).

- Xây dựng mới 303 giếng khoan tập trung quy mô vừa và nhỏ, có áp dụng công nghệ lọc để cấp nước cho 31.230 hộ (tăng 16,3% hộ sử dụng nước sạch)

- Khuyến khích, hỗ trợ nhân dân nâng cấp 9.111 giếng khoan và 2.278 giếng đào hộ gia đình hiện có bằng cách đầu tư thêm công nghệ lọc (tăng 6,3% hộ sử dụng nước sạch); xây dựng mới 21.300 giếng khoan và 5.457 giếng đào hoặc bể chứa nước mưa (tăng 13,8% hộ sử dụng nước sạch)

- Riêng các xã của thành phố Đà Lạt thực hiện phương án dẫn nước từ mạng cấp nước của nhà máy nước Đà Lạt (tăng 1,3% số người sử dụng nước sạch); xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh sẽ dẫn nước từ nước của nhà máy ở thị trấn Đạ Tẻh cấp cho khoảng 500 hộ (tăng 0,3% số người sử dụng nước sạch).

Phấn đấu đến năm 2020, nâng tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước HVS đạt 99%, trong đó có 73% sử dụng nước sạch, cụ thể từ các nguồn sau:

- Nguồn nước mặt: 25,3% (tương đương 49.022 hộ/206.360 người), trong đó áp dụng hình thức nước tự chảy đạt 15,8%; áp dụng hình thức bơm dẫn nước mặt từ sông, suối, hồ thủy lợi đạt 9,5%.

- Nguồn nước ngầm tầng sâu 20% (tương đương 36.735 hộ/154.577 người).

- Nước ngầm tầng nông 51,7% (tương đương 96.446 hộ/414.718 người).

- Nước mưa 2,0% (tương đương 3.730 hộ/16.043 người).

b) Công trình cấp nước cho các trường học, trạm y tế:

- Đầu tư mới 30 hệ thống nước sạch của các trường học, trạm y tế chưa có hệ thống cung cấp nước hợp vệ sinh.

- Bổ sung các hệ thống lọc nước quy mô nhỏ cho 643 trường học và 120 trạm y tế đã có hệ thống nước hợp vệ sinh để đến hết năm 2018 có 100% trường học, trạm y tế có nước sạch theo quy chuẩn QCVN 02/2009.

c) Công trình vệ sinh môi trường nông thôn:

- Vận động nhân dân đầu tư xây dựng khoảng 100.200 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh theo các hình thức hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, hố xí chìm, hố xí dội thấm; xây dựng 28.250 chuồng trại chăn nuôi và 14.130 hầm Biogas.

- Đầu tư xây dựng mới 03 nhà máy xử lý rác, 48 nhà vệ sinh của các chợ, 120 hố rác công cộng và 234 bể chứa, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

- Đầu tư nâng cấp, sửa chữa 123 nhà vệ sinh cho trạm y tế, 539 nhà vệ sinh trường học, 119 nhà vệ sinh của UBND cấp xã.

Chi tiết tại các Phụ lục I, II, III, IV kèm theo.

4. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 3.262 tỷ đồng, bao gồm:

a) Vốn đầu tư cho nước sạch, nước hợp vệ sinh: 2.327 tỷ đồng;

b) Vốn đầu tư cho vệ sinh môi trường nông thôn: 933 tỷ đồng

c) Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền: 02 tỷ đồng

Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo.

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Về truyền thông, tuyên truyền:

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tuyên truyền viên cấp nước thôn, buôn, cán bộ y tế thôn và các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội; phát tài liệu tại các buổi truyền thông trực tiếp hoặc các sự kiện khác như các ngày phát động, biểu diễn ca nhạc, thi, đóng kịch... để tuyên truyền đến nhân dân những thông tin về sức khỏe và vệ sinh, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng nước hợp vệ sinh, nề nếp sinh hoạt vệ sinh sạch sẽ....

- Vận động nhân dân chủ động tham gia giám sát, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng để nâng cao hiệu quả các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường;

- Hướng dẫn, phổ biến các chính sách có liên quan đến cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; các điều kiện và thủ tục làm đơn xin vay vốn và trợ cấp cho việc cải thiện các công trình cấp nước.

b) Về nguồn vốn đầu tư

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh để cung cấp cho nhân dân, xây dựng các nhà máy xử lý rác tại khu vực nông thôn. Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư với người dân trong việc phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn để đầu tư các hạng mục công trình theo kế hoạch hàng năm; bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn ODA đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sạch tập trung (ưu tiên cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số), các công trình vệ sinh tại khu vực công cộng.

- Khuyến khích, vận động nhân dân tự đầu tư nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, hầm biogas và các công trình nước hợp vệ sinh quy mô nhỏ, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đề án giải quyết nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình, chính sách khác....

c) Về phát triển nguồn nhân lực

- Chú trọng công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Xã hội hóa công tác đào tạo, đa dạng hóa trình độ và hình thức đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng lao động và giải quyết việc làm, quan tâm đào tạo tại chỗ và thu hút lao động trẻ ở nông thôn; hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đào tạo, đào tạo lại; lồng ghép và sử dụng hiệu quả kinh phí từ các chương trình đào tạo.

- Thu hút và có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao đến làm việc tại các trạm, nhà máy nước sạch, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

d) Về khoa học công nghệ

- Công nghệ cấp nước và áp dụng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nước:

+ Áp dụng công nghệ thích hợp trên cơ sở ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, duy trì công nghệ truyền thống phù hợp.

+ Phát triển công nghệ cấp nước tiên tiến với các quy mô phù hợp, mở rộng tối đa cấp nước đến hộ gia đình, từng bước hạn chế việc phát triển các công trình cấp nước bằng các giếng khoang đường kính nhỏ theo kiểu Unicef, tiến tới việc phát triển cấp nước tới hộ gia đình bằng hệ thống cấp nước tập trung.

+ Đánh giá chất lượng nước theo các theo chuẩn quy định do Bộ Y tế ban hành (QCVN 01:2009 và 02:2009).

- Công nghệ đối với nhà tiêu hộ gia đình: thống nhất thiết kế và sản xuất các cấu kiện vệ sinh bằng các loại vật liệu, phụ kiện khác nhau để đảm bảo kỹ thuật. Đẩy mạnh áp dụng loại hình nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu sinh thái và nhà tiêu dội nước. Những nơi thuận lợi về nguồn nước thì xây dựng nhà tiêu tự hoại, thấm dội nước; những nơi nguồn nước và điều kiện địa lý khó khăn khuyến khích xây dựng loại nhà tiêu sinh thái (hai ngăn).

- Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi:

+ Tiếp tục nghiên cứu, đưa ra nhiều loại hình công nghệ giúp người dân có điều kiện lựa chọn, áp dụng và giảm giá thành sản phẩm.

+ Ưu tiên áp dụng công nghệ Biogas và kết hợp xử lý chất thải với sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ quy mô hộ gia đình (đơn giản, rẻ tiền), phù hợp với tập quán ủ phân chuồng truyền thống của hộ nông dân, vừa đảm bảo xử lý phân, xử lý rác thải vừa tạo ra nguồn phân hữu cơ vi sinh có chất lượng tốt, phù hợp với vùng không bị ngập lụt.

đ) Về cơ chế chính sách

- UBND tỉnh ban hành các quy định về xây dựng, cấp phép xây dựng trạm, nhà máy xử lý nước sạch, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường nông thôn; ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành và địa phương trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung cần ngầm hóa trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất nước sạch và xử lý vệ sinh môi trường nông thôn tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

- Thực hiện có hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình mục tiêu về giáo dục, Chương trình mục tiêu về Y tế, Đề án giải quyết nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh để thực hiện Quy hoạch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối chủ trì triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn, theo dõi các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch;

- Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch;

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đưa vào cân đối kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm, tham mưu lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch.

3. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, chỉ đạo và đôn đốc tổ chức thực hiện nội dung về nước sạch, vệ sinh môi trường tại các trường học, trạm y tế.

4. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao đôn đốc thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch theo lĩnh vực phụ trách.

5. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập kế hoạch để triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung, giải pháp, đảm bảo tính hiệu quả của quy hoạch trên địa bàn.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thủ trưởng các ngành, cơ quan, đoàn thể, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thi hành Quyết định từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Y tế;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- TT Công báo tỉnh;
- LĐVP, TKCT;
- Lưu: VT, NN, các CV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG ƯU TIÊN XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh)

STT

Tên công trình

Công suất (hộ dân)

Địa điểm

Hình thức cấp

Vốn đầu tư (triệu đồng)

I

Huyện Lạc Dương

100

 

 

5.000

1

Hệ cấp nước Păng Tiêng Ruông

100

Xã Lát

Tự chảy

5.000

II

Huyện Đơn Dương

2.500

 

 

86.500

1

Hệ cấp nước Lạc Xuân 2

500

Lạc Xuân

Tự chảy

22.500

2

Hệ cấp nước Ka Đô

2.000

Ka Đô

Tự chảy

64.000

III

Huyện Đức Trọng

4.250

 

 

100.500

1

Hệ cấp nước K'Long A

250

Hiệp An

Tự chảy

12.500

2

Hệ cấp nước Tân Hội

2.000

Tân Hội

Suối

44.000

3

Hệ cấp nước Phú Hội

2.000

Phú Hội

Hồ Đại Ninh

44.000

IV

Huyện Lâm Hà

4.000

 

 

88.000

1

Hệ cấp nước Tân Đức, Tân Hòa

1.500

Tân Văn

Hồ Tân Hòa

33.000

2

Hệ cấp nước thôn 10

1.500

Tân Thanh

Hồ Thôn 3

33.000

3

Hệ cấp nước Trung tâm ngã 9

1.000

Liên Hà

Hồ Đạ Sa

22.000

V

Huyện Di Linh

2.700

 

 

76.500

1

Hệ cấp nước Đinh Lạc

2.000

Đinh Lạc

Hồ thanh Bạch

44.000

2

Hệ cấp nước thôn Nao Sẻ

200

Gia Bắc

Tự chảy

10.000

3

Hệ cấp nước B'Sụt

500

Bảo Thuận

Tự chảy

22.500

VI

Thành phố Bảo Lộc

2.000

 

 

44.000

1

Hệ cấp nước tập trung

2.000

Lộc Thanh

Hồ Lộc Thanh

44.000

VII

Huyện Bảo Lâm

300

 

 

15.000

1

Hệ cấp nước thôn 2

300

Lộc Lâm

Tự chảy

15.000

VIII

Huyện Đạ Huoai

1.200

 

 

42.000

1

Hệ cấp nước Hà Lâm

700

Hà Lâm

Tự chảy

24.500

2

Hệ cấp nước Phước Lộc

500

Phước Lộc

Tự chảy

17.500

IX

Huyện Đạ Tẻh

1.400

 

 

51.300

1

Hệ cấp nước thôn 10

400

Đạ Kho

Hồ

12.800

2

Hệ cấp nước Thôn Xuân Phong

500

Đạ Pal

Tự chảy

22.500

3

Hệ cấp nước Hương Thanh

500

Hương Lâm

Hồ Thanh Sơn

16.000

X

Huyện Cát Tiên

1.600

 

 

40.000

1

Hệ cấp nước Đức Phổ

800

Đức Phổ

Hồ Đaklô

20.000

2

Hệ cấp nước Bù khiêu

800

Phước Cát 2

Sông

20.000

XI

Huyện Đam Rông

1.060

 

 

47.600

1

Hệ cấp nước Đạ K’nàng

300

Đạ K’nàng

Tự chảy

15.000

2

Hệ cấp nước Phi Liêng

760

Xã Phi Liêng

Tự chảy

26.600

 

Cộng 23 công trình

21.110

 

 

590.400

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG ƯU TIÊN XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh)

STT

Tên công trình

Công suất
(hộ dân)

Địa điểm

Hình thức cấp

Vốn đầu tư (triệu đồng)

I

Huyện Đơn Dương

620

 

 

31.000

1

Hệ cấp nước Lạc Viên A+B

620

Lạc Xuân

Tự chảy

31.000

II

Huyện Đức Trọng

3.200

 

 

124.000

1

Hệ cấp nước khu trung tâm xã

2.000

Hiệp Thạnh

Sông Đa Tam

64.000

2

Hệ cấp nước Ma Tà Nùng

700

Đạ Quyn

Tự chảy

35.000

3

Hệ cấp nước Phú Ao

500

Tà Hine

Tự chảy

25.000

III

Huyện Lâm Hà

1.400

 

 

71.500

1

Hệ cấp nước thôn 9

100

Mê linh

Tự chảy

6.500

2

Hệ cấp nước tập trung Đa Sor

800

Tân Thanh

Tự chảy

40.000

3

Hệ cấp nước tập trung

500

Phú Sơn

Tự chảy

25.000

IV

Huyện Di Linh

2.150

 

 

73.750

1

Hệ cấp nước Tân Châu T3,4

2.000

Tân Châu

Hồ thôn 3

64.000

2

Hệ cấp nước thôn 6

150

Hòa Bắc

Tự chảy

9.750

V

TP Bảo Lộc

1.500

 

 

48.000

1

Hệ cấp nước thôn 2 + 3

1.500

Đại Lào

Tự chảy

48.000

VI

Huyện Bảo Lâm

600

 

 

21.000

1

Hệ cấp nước cụm thôn 1,2,3,4

600

Tân Lạc

Suối Đại Nga

21.000

VII

Huyện Đạ Huoai

500

 

 

25.000

1

Hệ cấp nước Đạm Ri

500

Đạm Ri

Tự chảy

25.000

VIII

Huyện Đạ Tẻh

800

 

 

48.000

1

Hệ cấp nước cụm thôn 5,6,7

300

Đạ Kho

Tự chảy

18.000

2

Hệ cấp nước thôn 7

500

Mỹ Đức

Tự chảy

30.000

IX

Huyện Cát Tiên

800

 

 

28.000

1

Hệ cấp nước xã Tiên Hoàng

800

Tiên Hoàng

Hồ Đạ Sị

28.000

X

Huyện Đam Rông

650

 

 

40.500

1

Hệ cấp nước Đạ Tông

350

Đạ Tông

Tự chảy

21.000

2

Hệ cấp nước Đạ Mun

300

Đạ K'nàng

Tự chảy

19.500

 

Cộng 17 công trình

12.220

 

 

510.750

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÔNG TRÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN ƯU TIÊN XÂY DỰNG NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh)

STT

Hạng mục

Tỷ lệ đạt được năm 2014 (%)

Năm 2015

Số lượng công trình (cái)

Tỷ lệ đạt được (%)

1

Xây dựng hố xí hộ gia đình:

70,5

2.363

71,77

 

- Xây dựng hố xí tự hoại

26,5

1.182

27,13

 

- Xây dựng hố xí 2 ngăn + hố xí chìm

23,0

591

23,32

 

- Xây dựng hố xí dội thấm

21,0

590

21,32

2

Xây dựng chuồng trại

58

0

58

3

Xây dựng hầm Biogas

0

0

0

4

Xây dựng nhà vệ sinh cho trường học

95,30

31

100

5

Xây dựng nhà vệ sinh cho trạm y tế

96,90

3

100

6

Xây dựng nhà vệ sinh cho Ủy ban xã

96,90

3

100

7

Xây dựng nhà vệ sinh cho chợ

58

0

58

8

Xây dựng hố rác công cộng

0

60

50

9

Xây dựng bể chứa, xử lý (bao bì phân bón, bao bì thuốc bảo vệ thực vật)

0

117

50

10

Sửa chữa nhà vệ sinh cho trường học

0

202

45

11

Sửa chữa nhà vệ sinh cho trạm y tế

0

123

45

12

Sửa chữa nhà vệ sinh cho Ủy ban xã

0

54

45

13

Xây dựng nhà máy xử lý rác thải

0

0

0

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÔNG TRÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN ƯU TIÊN XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2016 -2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

Tỷ lệ đạt được năm 2015 (%)

Giai đoạn 2016 - 2020

Tỷ lệ đạt được năm 2020 (%)

Số lượng công trình (cái)

Tỷ lệ tăng thêm (%)

1

Xây dựng hố xí hộ gia đình

71,37

97.836

28,3

100

 

- Xây dựng hố xí tự hoại hộ gia đình

27,13

34.818

16,0

43,13

 

- Xây dựng hố xí 2 ngăn + hố xí chìm

23,32

19.103

6,50

29,82

 

- Xây dựng hố xí dội thấm

21,32

15.709

5,8

27,12

2

Xây dựng chuồng trại

58,00

28.252

42

100

3

Xây dựng hầm Biogas

0

14.129

50

50

4

Xây dựng nhà vệ sinh cho trường học

100

0

100

100

5

Xây dựng nhà vệ sinh cho trạm y tế

100

0

100

100

6

Xây dựng nhà vệ sinh cho Ủy ban xã

100

0

100

100

7

Xây dựng nhà vệ sinh cho chợ

58

48

42

42

8

Xây dựng hố rác công cộng

50

60

50

50

9

Xây dựng bể chứa, xử lý (bao bì phân bón, bao bì thuốc bảo vệ thực vật)

50

117

50

100

10

Sửa chữa nhà vệ sinh cho trường học

45

337

55

100

11

Sửa chữa nhà vệ sinh cho trạm y tế

45

0

55

100

12

Sửa chữa nhà vệ sinh cho Ủy ban xã

45

65

55

100

13

Xây dựng nhà máy xử lý rác thải

0

3

25

25

 

PHỤ LỤC V

PHÂN BỔ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

Giai đoạn

Tổng vốn

Vốn quốc tế, trung ương

Vốn doanh nghiệp

Vốn địa phương

Vốn dân

Năm 2015

104.508

1.750

0

500

102.258

- Nước sạch

54.430

700

0

0

53.730

- VSMTNT

49.578

1.050

0

 

48.528

- Tuyên truyền

500

 

 

500

 

Giai đoạn 2016-2017

1.026.500

283.478

245.590

77.356

420.076

- Nước sạch

682.052

257.700

195.590

76.356

152.406

- VSMTNT

343.448

25.778

50.000

 

267.670

- Tuyên truyền

1.000

 

 

1.000

 

Giai đoạn 2018

673.732

177.170

231.500

55.024

210.038

- Nước sạch

476.527

164.300

181.500

54.524

76.203

- VSMTNT

196.705

12.870

50.000

 

133.835

- Tuyên truyền

500

 

 

500

 

Giai đoạn 2019-2020

1.458.038

622.390

353.000

62.572

420.076

- Nước sạch

1.113.628

596.650

303.000

61.572

152.406

- VSMTNT

343.410

25.740

50.000

 

267.670

- Tuyên truyền

1.000

 

 

1.000

 

Cộng

3.262.778

1.084.788

830.090

195.452

1.152.448