Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 15/2008/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 18 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC DỊCH VỤ, CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÁP LUẬT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II, TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II”;
Căn cứ Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Dân tộc “Hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg”;
Căn cứ Quyết định số 41/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về việc ban hành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II)”, Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 316/TTr-BDT ngày 21 tháng 12 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ thực hiện Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Mức hỗ trợ học sinh quy định tại Quyết định này chỉ áp dụng đối với học sinh mẫu giáo, học sinh bán trú hệ phổ thông ở các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II; các đối tượng khác vẫn thực hiện theo quy định tại Quyết định số 83/2005/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Quy định chế độ học bổng và khen thưởng học sinh” và Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Về việc bổ sung, sửa đổi Quyết định số 83/2005/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chế độ học bổng và khen thưởng học sinh”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo; Trưởng Ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Thân

 

QUY ĐỊNH

MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC DỊCH VỤ, CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÁP LUẬT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II, TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Mức hỗ trợ theo quy định này chỉ thực hiện đối với các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

Điều 2. Đối tượng hỗ trợ

1. Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010.

2. Học sinh là con hộ nghèo sinh sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Riêng học sinh các lớp mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi) là người dân tộc thiểu số đều được hưởng, không phân biệt hộ nghèo.

3. Các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II được thụ hưởng chính sách hỗ trợ hoạt động văn hóa, thông tin và hỗ trợ, trợ giúp pháp lý.

Điều 3. Mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo

- Học sinh các lớp mẫu giáo: 70.000 đồng/học sinh/tháng, được hưởng 9 tháng/năm.

- Học sinh các lớp thuộc hệ phổ thông (chỉ áp dụng đối với học sinh bán trú; học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy định của Nhà nước không thuộc diện thụ hưởng chính sách này)

+ Tiểu học và Trung học cơ sở: 140.000 đồng/học sinh/tháng, được hưởng 9 tháng/năm.

+ Trung học phổ thông: 200.000 đồng/học sinh/tháng, được hưởng 9 tháng/năm.

2. Hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường

Hỗ trợ 1 lần cho các hộ mua vật liệu để nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, làm mới hoặc di chuyển chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh. Mức hỗ trợ: 01 triệu đồng/hộ nghèo.

3. Hỗ trợ hoạt động văn hóa, thông tin

- Hỗ trợ một số hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở xã, thôn: tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, mít tinh tuyên truyền, phố biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Mức hỗ trợ:

+ Đối với xã đặc biệt khó khăn: 02 triệu đồng/năm;

+ Đối với thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II: 0,5 triệu đồng/năm.

4. Hỗ trợ về trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo

- Hỗ trợ một số hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại xã; tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại xã, thôn đặc biệt khó khăn; cung cấp thông tin pháp luật (tờ gấp, băng catset ...) miễn phí cho người nghèo.

- Mức hỗ trợ:

+ Đối với xã đặc biệt khó khăn: 02 triệu đồng/năm;

+ Đối với thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II: 0,5 triệu đồng/năm.

Điều 4. Thời gian thực hiện

Từ năm 2008 đến năm 2010; riêng chính sách hỗ trợ học sinh thực hiện từ tháng 9 năm 2007 đến hết tháng 5 năm 2010.

Điều 5. Nguồn vốn thực hiện

Nguồn vốn thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật được bố trí trong nguồn vốn đầu tư hàng năm của Chương trình từ ngân sách tỉnh.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc (cơ quan thường trực của Chương trình)

- Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ bằng nguồn vốn của Chương trình 135 giai đoạn II.

- Xây dựng kế hoạch vốn thực hiện chính sách hàng năm của các địa phương, tổng hợp chung vào kế hoạch Chương trình 135 giai đoạn II.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, tổng hợp chung vào kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để được xem xét, giải quyết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: cân đối, bổ sung nguồn vốn thực hiện Chương trình; phối hợp với Ban Dân tộc phân bổ kế hoạch vốn thực hiện các chính sách hàng năm, tổng hợp chung vào phương án phân bổ vốn của Chương trình 135 giai đoạn II, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm có trách nhiệm

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chương trình trên địa bàn theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Dân tộc.

- Hướng dẫn các xã, thôn tổ chức xác định, bình xét, lựa chọn danh sách các hộ ưu tiên thụ hưởng chính sách trên cơ sở thực hiện dân chủ công khai, rõ ràng, minh bạch, bảo đảm đúng đối tượng.

- Chỉ đạo các trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông trung học lập danh sách học sinh mẫu giáo, học sinh bán trú đang học tại trường, gửi Ủy ban nhân dân xã có học sinh theo học để đối chiếu, tổng hợp gửi Ủy ban nhân dân huyện.

- Xây dựng kế hoạch vốn thực hiện các chính sách, tổng hợp chung vào kế hoạch hàng năm của Chương trình 135 giai đoạn II.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo đảm việc thực hiện các chính sách đến đúng đối tượng, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.

4. Ủy ban nhân dân các xã thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình 135, có trách nhiệm:

Chỉ đạo các thôn họp phổ biến chính sách hỗ trợ vệ sinh môi trường của chương trình; lập danh sách các hộ nghèo đăng ký gửi Ủy ban nhân dân xã rà soát, tổng hợp đối tượng thụ hưởng; lập dự toán kinh phí sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

5. Đối với xã chỉ có lớp mẫu giáo, chưa có trường mẫu giáo thì học sinh học mẫu giáo do Ủy ban nhân dân xã tổng hợp gửi Ủy ban nhân dân huyện./.