ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2007/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 22 tháng 8 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 18/2007/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại tờ trình số 197/TTr-BDT ngày 09/8/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II)” với các mục tiêu, giải pháp chủ yếu và tổng kinh phí thực hiện Chương trình đã được HĐND tỉnh Khánh Hòa khoá IV, kỳ họp thứ 8 thông qua tại Nghị quyết số 18/2007/NQ-HĐND ngày 14/7/2007.
Tổng vốn đầu tư: 22.218 triệu đồng
Chia ra:
- Vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình từ NS tỉnh: 15.538 triệu đồng
- Vốn Chương trình kinh tế - xã hội miền núi hàng năm: 3.400 triệu đồng
- Vốn Chương trình nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn: 1.000 triệu đồng
- Vốn Chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm
và giảm nghèo: 750 triệu đồng
- Vốn hỗ trợ theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg: 350 triệu đồng
- Vốn khuyến nông, khuyến lâm: 80 triệu đồng
- Vốn đầu tư từ ngân sách cấp huyện theo phân cấp: 1.100 triệu đồng
(Chi tiết cụ thể như nội dung Chương trình đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II của tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm và Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH KHÁNH HÒA, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2007/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Thực hiện Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135, giai đoạn II); Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 của liên ngành: Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết số 23/2006/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chương trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 với các nội dung chủ yếu sau:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 1999 - 2005
I. Tình hình chung
Miền núi tỉnh Khánh Hòa có diện tích 290.500 ha chiếm 63,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó đất lâm nghiệp chiếm 78%, đất nông nghiệp chiếm 6%. Toàn tỉnh có 49 xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao, trong đó 14 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực 3; 2 huyện miền núi là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; tổng số người dân tộc thiểu số là 53.569 người 11.101 hộ, trong đó đông nhất là dân tộc Răklây chiếm 73,4% số dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư cho miền núi; nhiều chương trình, dự án đã được triển khai thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều thay đổi, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả nhất định. Đến cuối năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 2,94%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi là 12,11% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005).
II. Kết quả thực hiện tại 14 xã đặc biệt khó khăn, giai đoạn 1999-2005
Từ 1999-2005, bằng nguồn vốn đầu tư lồng ghép của các chương trình, dự án, trên địa bàn 14 xã đặc biệt khó khăn đã xây dựng được 72 km đường giao thông, 9 cầu treo, 19 công trình thủy lợi tưới cho 172 ha lúa nước và hoa màu, khai hoang xây dựng đồng ruộng 143,5 ha, san ủi 7,5 ha mặt bằng khu dân cư, xây dựng 67 giếng nước và 3 hệ thống cấp nước tự chảy, 14 công trình trường học với diện tích 1.422 m2, xây dựng mới 12 trạm xá, 14 trụ sở xã, 3 Trung tâm cụm xã, .v..v. với tổng vốn đầu tư là 113,677 tỷ đồng.
Tổ chức 6 lớp tập huấn cho 185 lượt người là cán bộ của 14 xã đặc biệt khó khăn và các xã khu vực 2 liền kề về nghiệp vụ công tác dân tộc, về chương trình trồng cây lập vườn, công tác kiểm tra, giám sát chương trình 135 đạt kết quả tốt với kinh phí thực hiện là 143 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ cho 2.182 hộ đồng bào dân tộc các xã, thôn thuộc KV III ổn định đời sống, phát triển sản xuất với tổng kinh phí là 2.250 triệu đồng.
Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trên địa bàn 14 xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Khánh Hòa có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình và hỗ trợ nhà ở tạo điều kiện cho đồng bào phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài, tăng độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:
- Hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ (trồng cây lập vườn): hỗ trợ cho 4.722 hộ phát triển kinh tế vườn nhà, vườn rừng với tổng diện tích là 3.349 ha (trong đó vườn nhà là 733 ha, vườn rừng 2.616 ha) với tổng vốn hỗ trợ đầu tư 11 tỷ đồng.
- Hỗ trợ chăn nuôi bò: cấp 662 con bò cho các hộ thuộc 14 xã KV III không có điều kiện phát triển kinh tế vườn với số vốn là 2,468 tỷ đồng.
- Chương trình phát triển cây lúa nước: xây dựng 19 công trình thủy lợi với kinh phí thực hiện là 19,78 tỷ đồng, tưới cho 145 ha diện tích lúa nước và hoa màu. Chương trình đã làm tăng nhanh diện tích canh tác lúa nước khu vực miền núi, tăng sản lượng lương thực, giảm diện tích rừng bị đốt phá hàng năm, giữ gìn và bảo vệ môi trường, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao ý thức phát triển sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi.
- Hỗ trợ nhà ở: Chương trình bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 1999 với định mức từ 7 - 10 triệu đồng/nhà, diện tích xây dựng 32-35m2 với quy mô: tường gạch, mái lợp tole, nền láng ximăng. Kết quả thực hiện 1999-2005 toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng được 5.320 nhà với tổng vốn đầu tư là 43.883 triệu đồng; trong đó trên địa bàn 14 xã đặc biệt khó khăn là 2.697 nhà với kinh phí là 21.728 triệu đồng.
Đến nay 100% xã miền núi đều có đường ôtô đến trung tâm xã; trên 90% hộ được sử dụng điện; trên 80% hộ được sử dụng nước sạch; hệ thống trường học, trạm y tế từng bước được xây dựng kiên cố; 100% xã đều có nhân viên y tế gồm y sĩ, nữ hộ sinh, y tá, một số xã thuộc KV III có bác sĩ như Sơn Lâm, Liên Sang, Khánh Thành, Giang Ly, Khánh Phú, Sơn Tân. Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số đã giảm xuống còn 12,11% và trên địa bàn 14 xã đặc biệt khó khăn khu vực 3 là 17,82% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005). Năm 2006, kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 của tỉnh thì tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi trong toàn tỉnh chiếm tỷ lệ rất cao (trên 60%) và trong đó 14 xã thuộc khu vực 3 là 77,5%.
Kết thúc chương trình 135 giai đoạn 1999-2005, trên địa bàn miền núi toàn tỉnh đã có 9/14 xã cơ bản hoàn thành các mục tiêu của chương trình là: Sơn Lâm, Sơn Bình, Sơn Hiệp (huyện Khánh Sơn); Khánh Thượng, Khánh Thành, Khánh Phú, Sơn Thái, Liên Sang, Cầu Bà (huyện Khánh Vĩnh).
III. Đánh giá chung
1. Ưu điểm
- Chương trình 135 giai đoạn 1999-2005 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng và có hiệu quả, đã góp phần làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc, miền núi, các xã đặc biệt khó khăn trên các lĩnh vực: đời sống, văn hoá, y tế, giáo dục, sức khỏe cộng đồng.
- Tạo sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở.
- Năng lực sản xuất của đồng bào dân tộc đã có bước chuyển biến tích cực, đời sống sinh hoạt của đồng bào được cải thiện, những khó khăn, bức xúc về đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục đã bước đầu được giải quyết.
- Tỷ lệ hộ nghèo từ 65,8 % năm 1999 giảm còn 12,11% năm 2005, không còn hộ đói.
- Từ năm 2004-2005, vốn Chương trình 135 được phân bổ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi của tỉnh với cơ cấu vốn 500 triệu đồng/xã và thực hiện theo cơ chế đặc thù của chương trình theo hướng dẫn của liên bộ; năm 2004 có 2/14 được phân cấp làm chủ đầu tư (xã Sơn Bình và Sơn Lâm huyện Khánh Sơn) và năm 2005 đã có 13/14 xã được phân cấp làm chủ đầu tư. Qua thực hiện chương trình, trình độ năng lực của cán bộ cơ sở và dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số thụ hưởng chương trình đã được nâng lên một bước, người dân đã thực sự biết đến lợi ích của chương trình mang lại, lựa chọn và giám sát công trình đầu tư trên địa bàn của mình.
2. Tồn tại
- Việc xác định đối tượng đầu tư còn có những yếu tố thiếu khách quan; công tác chỉ đạo chưa thật sự sâu sát.
- Còn nặng về đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất, quy hoạch và đào tạo; công tác duy tu bảo dưỡng, vận hành công trình chưa được quan tâm; việc lồng ghép vốn với các chương trình, dự án khác còn nhiều bất cập.
- Trình độ dân trí còn thấp nên việc vận động, tuyên truyền, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách đạt hiệu quả chưa cao; tư tưởng trông chờ, ỷ lại một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa được khắc phục.
NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
I. Tình hình cơ bản các xã, thôn đặc biệt khó khăn tỉnh Khánh Hòa
Thực hiện Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135, giai đoạn II), tỉnh Khánh Hòa có 5 xã đặc biệt khó khăn và 5 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II được đưa vào diện đầu tư Chương trình. Tổng diện tích tự nhiên khu vực đặc biệt khó khăn là 43.338 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 29.874 ha, diện tích đất nông nghiệp 2.629 ha; dân số 2.292 hộ 10.823 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số 1.938 hộ 9.342 khẩu, thu nhập bình quân người/năm 1,8 - 2 triệu đồng.
Tính đến cuối năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo khu vực đặc biệt khó khăn theo chuẩn nghèo mới là 57,72% (năm 2005 là 69,16%). Mặc dù tỷ lệ nghèo năm 2006 so với 2005 giảm mạnh, nhưng so với mặt bằng chung của toàn tỉnh thì tỷ lệ nghèo vùng đặc biệt khó khăn cao hơn 4 lần, vì vậy cần phải tập trung huy động, lồng ghép mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn để tăng tốc độ giảm nghèo và đạt được mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ nghèo giảm còn dưới 30%.
Bảng 1: Số liệu hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn năm 2006
ĐƠN VỊ | Năm 2005 | Năm 2006 | ||||
Tổng số hộ | Số hộ nghèo | Tỷ lệ (%) | Tổng số hộ | Số hộ nghèo | Tỷ lệ (%) | |
Tổng số | 2.101 | 1.453 | 69,16 | 2.292 | 1.323 | 57,72 |
- Xã Sơn Tân (huyện Cam Lâm) | 165 | 138 | 83,64 | 188 | 136 | 72,34 |
- Xã Khánh Hiệp (huyện Khánh Vĩnh) | 560 | 371 | 66,25 | 670 | 346 | 51,64 |
- Xã Giang Ly (huyện Khánh Vĩnh) | 261 | 187 | 71,65 | 270 | 163 | 60,37 |
- Xã Ba Cụm Nam (huyện Khánh Sơn) | 232 | 165 | 71,12 | 243 | 148 | 60,91 |
- Xã Thành Sơn (huyện Khánh Sơn) | 393 | 290 | 73,79 | 404 | 271 | 67,08 |
- Thôn Tà Mơ, xã Khánh Thành (huyện Khánh Vĩnh) | 65 | 57 | 87,69 | 97 | 71 | 73,20 |
- Thôn CoRoá, xã Sơn Lâm (huyện Khánh Sơn) | 92 | 72 | 78,26 | 106 | 63 | 59,43 |
- Thôn 4 (Tà Gụ), xã Sơn Hiệp (huyện Khánh Sơn) | 62 | 42 | 67,74 | 65 | 30 | 46,15 |
- Thôn 3 (KoLắc), xã Sơn Bình (huyện Khánh Sơn) | 126 | 98 | 77,78 | 124 | 78 | 62,90 |
- Thôn Ninh Đảo, xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) | 145 | 33 | 22,76 | 125 | 17 | 13,60 |
Bảng 2: Trình độ cán bộ xã, thôn đặc biệt khó khăn
Trình độ | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) |
Tổng số | 121 |
|
Trong đó: |
|
|
1. Văn hoá |
|
|
- Tiểu học | 45 | 37,19 |
- Trung học cơ sở | 46 | 38,02 |
- Trung học phổ thông | 25 | 20,66 |
2. Chuyên môn, nghiệp vụ |
|
|
- Chưa qua đào tạo | 78 | 64,46 |
- Sơ cấp | 6 | 4,96 |
- Trung cấp | 9 | 7,44 |
- Cao đẳng | 4 | 3,31 |
- Đại học | 3 | 2,48 |
3. Lý luận chính trị |
|
|
- Sơ cấp | 17 | 14,05 |
- Trung cấp | 20 | 16,53 |
- Cao cấp | 1 | 0,83 |
II. Mục tiêu
- Đến năm 2010, 100% số xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II ra khỏi diện đầu tư của Chương trình; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ; trên 70% số hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm.
- Nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập.
- Trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn; nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn.
III. Phạm vi thực hiện
1. Các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II), gồm:
- Huyện Khánh Vĩnh: xã Khánh Hiệp, xã Giang ly;
- Huyện Khánh Sơn: xã Thành Sơn, xã Ba Cụm Nam;
- Huyện Cam Lâm: xã Sơn Tân.
2. Các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, gồm:
- Huyện Khánh Vĩnh: thôn Tà Mơ, xã Khánh Thành;
- Huyện Khánh Sơn: thôn 3, xã Sơn Bình; thôn 4, xã Sơn Hiệp; thôn CoRóa, xã Sơn Lâm;
- Huyện Vạn Ninh: thôn Ninh Đảo, xã Vạn Thạnh.
Đối với thôn Ninh Đảo xã Vạn Thạnh, đến cuối năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo 13,6% nhưng do cơ sở hạ tầng chưa đạt theo tiêu chí của Chương trình nên năm 2007 bố trí vốn của chương trình để đầu tư. Những năm tiếp theo bố trí vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án khác triển khai thực hiện trên địa bàn và được thụ hưởng các chế độ, chính sách đặc thù của vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn”.
IV. Nội dung đầu tư
1. Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công.
- Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất.
- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất (áp dụng với hộ nghèo).
- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Mức hỗ trợ và các loại trang thiết bị, máy móc cụ thể theo hướng dẫn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của UBND tỉnh.
Đối với các hộ nghèo thuộc khu vực đặc biệt khó khăn (khu vực III), ngoài việc được hỗ trợ từ các chương trình khác đang triển khai thực hiện trên địa bàn, vốn đầu tư của chương trình hỗ trợ 02 triệu đồng/hộ mua giống các loại cây sớm cho thu hoạch, sản phẩm dễ tiêu thụ như mía tím, chuối mốc, thơm, mì, .v.v... để tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thu nhập đảm bảo và có thêm cơ hội phát triển sản xuất, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Hỗ trợ vật nuôi, vật tư sản xuất thực hiện lồng ghép với các chương trình khác.
2. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu
a) Công trình đầu tư tại xã đặc biệt khó khăn
- Công trình giao thông từ xã đến thôn, liên thôn. Không sử dụng nguồn vốn của Chương trình 135 để đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã;
- Công trình thủy lợi nhỏ phục vụ trong phạm vi xã hoặc liên thôn;
- Công trình điện từ xã đến thôn. Không sử dụng nguồn vốn của Chương trình 135 để xây dựng công trình điện đến trung tâm xã;
- Xây dựng mới, nâng cấp trường, lớp học tại trung tâm xã, đồng bộ cả điện, nước sinh hoạt, trang bị bàn ghế học tập, công trình phục vụ cho học sinh bán trú, nhà ở giáo viên; xây dựng lớp tiểu học, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, công trình phụ tại thôn, nơi cần thiết;
- Xây dựng mới, nâng cấp trạm y tế xã đồng bộ cả công trình phụ trợ điện, nước sinh hoạt, mua sắm trang thiết bị thiết yếu theo chuẩn hóa cơ sở y tế cấp xã;
- Chợ: hỗ trợ đầu tư công trình nhà lồng chợ và san tạo mặt bằng ban đầu dưới 5.000 m2;
- Nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn có từ 50 hộ trở lên;
- Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
b) Công trình đầu tư tại thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II
- Công trình giao thông từ thôn đến trung tâm xã;
- Công trình thủy lợi nhỏ: xây dựng cống, đập, trạm bơm, kênh mương và công trình trên kênh mương trong phạm vi thôn ... công trình thủy lợi khác có mức vốn dưới 500 triệu đồng;
- Công trình điện từ xã đến thôn;
- Xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, kể cả trang bị bàn ghế, điện, nước sinh hoạt;
- Nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn có từ 50 hộ trở lên;
- Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế; đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng
a) Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng
- Công chức cấp xã (cán bộ chuyên trách và không chuyên trách), cán bộ không chuyên trách cấp thôn theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
- Cán bộ được cấp trên tăng cường về giúp xã.
- Các thành viên trong Ban quản lý và ban giám sát xã.
- Người có uy tín trong cộng đồng của thôn.
- Những người sản xuất giỏi có vai trò tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn của xã và thôn.
- Cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.
- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý cấp xã, thành viên câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở xã.
- Thanh niên người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 16 - 25.
b) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
- Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi.
- Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình 135: kiến thức về quản lý dự án đầu tư, giám sát đánh giá, báo cáo tổng hợp, thanh quyết toán vốn… của các dự án và chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.
- Kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, tín dụng cho người nghèo, mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả để nâng cao kỹ năng phát triển sản xuất xóa đói, giảm nghèo.
- Quy chế dân chủ ở cơ sở và sự tham gia của cộng đồng trong việc tham gia thực hiện chương trình: lập kế hoạch, giám sát đầu tư.
- Hỗ trợ dạy nghề cho đồng bào người dân tộc thiểu số (thực hiện lồng ghép với thực hiện Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, chỉ áp dụng đối với thanh niên trong độ tuổi 16 - 25);
- Kiến thức pháp luật có liên quan.
4. Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật
Thực hiện theo nội dung hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
V. Kinh phí thực hiện
Tổng vốn đầu tư: 22.218 triệu đồng.
Trong đó:
- Hỗ trợ phát triển sản xuất: 3.400 triệu đồng
- Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: 17.400 triệu đồng
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng: 1.340 triệu đồng
- Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện lồng ghép với các Chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010.
- Chi phí quản lý, chỉ đạo (0,5%/tổng vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình theo quy định tại Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 của liên ngành: Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006 - 2010): 78 triệu đồng
VI. Nguồn vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư: 22.218 triệu đồng.
Trong đó:
- Vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình từ NS tỉnh: 15.538 triệu đồng
- Vốn Chương trình kinh tế - xã hội miền núi hàng năm: 3.400 triệu đồng
- Vốn Chương trình nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn: 1.000 triệu đồng
- Vốn Chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm
và giảm nghèo: 750 triệu đồng
- Vốn hỗ trợ theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg: 350 triệu đồng
- Vốn khuyến nông, khuyến lâm: 80 triệu đồng
- Vốn đầu tư từ ngân sách cấp huyện theo phân cấp: 1.100 triệu đồng
VII. Thời gian thực hiện: Từ năm 2007 đến năm 2010
VIII. Dự kiến kết quả thực hiện
Chỉ tiêu | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Số hộ nghèo | 1.323 | 1.111 | 918 | 714 | 533 |
Số hộ nghèo giảm |
| 212 | 193 | 194 | 181 |
Tỷ lệ hộ nghèo (%) | 57,72 | 48,47 | 40,05 | 31,15 | 23,25 |
Năm 2008: Đánh giá 2 năm thực hiện và đưa ra khỏi diện đầu tư của chương trình 1 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II là thôn Ninh Đảo xã Vạn Thạnh huyện Vạn Ninh. Kết quả dự kiến:
- 50% số hộ có thu nhập từ 3,5 triệu đồng/năm/người trở lên;
- 60% số xã làm chủ đầu tư công trình cơ sở hạ tầng (3 xã);
- 45% số người được tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý thực hiện chương trình;
- 45% người dân tộc thiểu số từ 16-25 tuổi được đào tạo nghề ngắn hạn;
- 50% số hộ nghèo được hỗ trợ đầu tư.
Năm 2009: Đánh giá thực hiện và đưa ra khỏi diện đầu tư của chương trình 1 xã và 2 thôn đặc biệt khó khăn là: xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh; thôn CoRóa, xã Sơn Lâm, thôn 3 (KoLắc), xã Sơn Bình, thôn 4 (Tà Gụ), xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn. Kết quả dự kiến:
- 60% số hộ có thu nhập từ 3,5 triệu đồng/năm/người trở lên;
- 80% số xã làm chủ đầu tư công trình cơ sở hạ tầng (4 xã);
- 60% số người được tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý thực hiện chương trình;
- 60% người dân tộc thiểu số từ 16-25 tuổi được đào tạo nghề ngắn hạn;
- 75% số hộ nghèo được hỗ trợ đầu tư.
Năm 2010: Kết thúc thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, 100% xã, thôn đặc biệt khó khăn hoàn thành mục tiêu của chương trình. Dự kiến kết quả đạt được:
- Trên 70% số hộ có thu nhập từ 3,5 triệu đồng/năm/người trở lên;
- Trên 80% xã có đường giao thông tới các thôn, bản; công trình thủy lợi nhỏ, điện ở cụm dân cư;
- 100% xã có trường, lớp học và trạm y tế kiên cố;
- 100% số xã làm chủ đầu tư công trình cơ sở hạ tầng;
- 100% cán bộ cơ sở và 80% số người được tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý thực hiện chương trình;
- Trên 70% người dân tộc thiểu số từ 16-25 tuổi được đào tạo nghề ngắn hạn;
- 100% số hộ nghèo được hỗ trợ đầu tư.
IX. Giải pháp thực hiện
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về chương trình.
Các cấp ủy Đảng, Chính quyền thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn; ưu tiên các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho vùng đặc biệt khó khăn. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và người dân về trách nhiệm vượt nghèo. Tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình, tránh tình trạng ỷ lại, trông chờ của cấp cơ sở và cộng đồng người dân.
Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng, đúng đối tượng, có hiệu quả và có sự giám sát chặt chẽ của người dân. Phổ biến, giới thiệu, tham quan, học tập những mô hình giảm nghèo có hiệu quả và bền vững ở những vùng khó khăn hơn ở trong và ngoài tỉnh.
2. Thực hiện đồng bộ các chính sách đối với hộ nghèo, các chính sách đặc thù đối với vùng đặc biệt khó khăn tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững như: tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, tạo việc làm, dạy nghề, ... Nguồn kinh phí hàng năm cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, dạy nghề cho thanh niên miền núi ưu tiên chú trọng hỗ trợ đối với các đối tượng là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn.
Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ khuyến nông - lâm - ngư cấp cơ sở; đối với đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, trình diễn các mô hình.
Các hình thức hỗ trợ thực hiện theo hướng “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ nghèo tự lực vươn lên”, hạn chế tình trạng “cho không”.
3. Nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ cơ sở.
Thực hiện lồng ghép với Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ, công chức đến năm 2010 và xây dựng, đào tạo nguồn cán bộ sau 2010; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước đối với cán bộ xã, thôn vùng dân tộc và miền núi, nhất là vùng đặc biệt khó khăn. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cán bộ chuyên môn tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn để đến năm 2010, 100% cán bộ cơ sở vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn có khả năng quản lý, điều hành thực hiện các chương trình, dự án, công trình đầu tư trên địa bàn.
4. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình theo hướng:
- Đầu tư tập trung, không dàn trải, đối tượng là các xã, thôn khó khăn nhất;
- Phát huy vai trò tự lực, tự cường của các hộ nghèo và cộng đồng vươn lên thoát nghèo, gắn quyền lợi, trách nhiệm của đồng bào dân tộc thiểu số vào việc tham gia thực hiện chương trình;
- Thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của nhân dân trong quá trình thực hiện Chương trình. Tăng cường phân cấp cho cấp xã quản lý, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cường cán bộ giúp đỡ các xã để xã trực tiếp quản lý;
- Thực hiện chương trình ở xã, thôn phải đạt được các lợi ích: xã được hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ xã, thôn và cộng đồng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; người dân có việc làm, tăng thêm thu nhập từ việc tham gia thực hiện chương trình của xã;
- Kết hợp Chương trình này với việc thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liên quan trên địa bàn phối hợp và ưu tiên đầu tư cho Chương trình này.
5. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, giai đoạn 2006 - 2010 cấp tỉnh và cấp huyện;
- Cấp tỉnh:
+ Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Trưởng Ban Dân tộc là Phó trưởng ban thường trực;
+ Lãnh đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo UBND các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm là ủy viên.
- Cấp huyện:
+ Trưởng ban: lãnh đạo UBND huyện;
+ Lãnh đạo phòng Dân tộc - Tôn giáo là Phó trưởng ban thường trực;
+ Các thành viên khác gồm: lãnh đạo các phòng: Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế, Hạ tầng kinh tế, Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội.
(Thành lập Ban giám sát xã, Ban quản lý cấp xã trong trường hợp phân cấp cho xã làm chủ đầu tư).
I. Nhiệm vụ chung
1. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu đã được HĐND tỉnh khoá IV thông qua tại kỳ họp thứ 8 (Nghị quyết số 18/2007/NQ-HĐND ngày 14/7/2007) để cụ thể hóa Chương trình bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm các sở, ngành, UBND các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm báo cáo kết quả triển khai thực hiện nội dung Chương trình trên các lĩnh vực do ngành, địa phương phụ trách về Ban Dân tộc (cơ quan thường trực của chương trình) để tổng hợp báo cáo các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh.
II. Nhiệm vụ cụ thể
1. Ban Dân tộc
- Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phối hợp thực hiện chương trình; là cơ quan đầu mối phối hợp với các ngành liên quan, các huyện, thị xã trong tỉnh tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo theo quy định của cơ quan Thường trực Chương trình 135 Trung ương và của tỉnh; kiến nghị xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn các huyện lập kế hoạch hàng năm, tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện từng năm trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn.
- Phối hợp với các ngành lồng ghép vốn đầu tư của các Chương trình, dự án khác có liên quan đến việc thực hiện một số nội dung Chương trình như: đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Cân đối, phân bổ nguồn vốn thực hiện chương trình hàng năm, lồng ghép các nguồn vốn khác đầu tư cho chương trình, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì đề xuất trình UBND tỉnh các biện pháp phù hợp nhằm huy động sự đóng góp kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ chương trình hoàn thành các mục tiêu đề ra.
3. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và phân bổ nguồn vốn đầu tư cho chương trình;
- Hướng dẫn các quy định về thanh toán, quyết toán, theo dõi cấp phát, giám sát chi tiêu tài chính.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các nội dung đầu tư về hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã thuộc Chương trình phù hợp với điều kiện của từng địa phương; xây dựng tiêu chuẩn, định mức hỗ trợ cụ thể cho từng nội dung, đối tượng thụ hưởng trình UBND tỉnh quyết định để làm cơ sở phê duyệt dự toán và thanh quyết toán;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện lồng ghép các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số (lồng ghép với Chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo).
6. Các sở, ngành theo chức năng của mình, thực hiện các nội dung có liên quan của Chương trình.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội phối hợp với các ngành và các địa phương tuyên truyền vận động, giáo dục nhân dân tích cực tham gia, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
8. Ủy ban nhân dân các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo kế hoạch; chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả của chương trình trên địa bàn.
- Tổ chức huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện chương trình;
- Chỉ đạo các ngành của huyện phối hợp với các xã thuộc Chương trình 135 tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư ở xã, thôn bản để đầu tư có hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình đến năm 2010 và kế hoạch thực hiện hàng năm.
- Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện chương trình trên địa bàn cho cơ quan thường trực của tỉnh (Ban Dân tộc) để kịp thời xử lý giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện của chương trình tại địa phương.
9. Ủy ban nhân dân các xã thuộc chương trình
- Căn cứ đối tượng được đầu tư và danh mục công trình trong quy hoạch xây dựng của xã, thông báo và tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân (có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội) để lựa chọn danh mục, quy mô công trình đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm; tổng hợp, thông qua Hội đồng nhân dân xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Vận động và tổ chức đồng bào tích cực tham gia trực tiếp vào thực hiện các nội dung phát triển sản xuất, xây dựng và sử dụng các công trình của cộng đồng.
- Tổ chức giám sát xây dựng công trình thực hiện trên địa bàn xã từ giai đoạn lập khảo sát đến thi công, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng và thanh quyết toán công trình./.
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
TT | NỘI DUNG | ĐVT | KL CV | Tổng vốn (Tr.đ) | Nguồn vốn đầu tư | Phân kỳ đầu tư | Ghi chú | |||||
Vốn CT 135 | Vốn lồng ghép | NS huyện | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||||
| Tổng cộng |
|
| 22.218 | 15.538 | 5.580 | 1.100 | 8.149 | 8.694 | 3.838 | 1.537 |
|
1 | Hỗ trợ phát triển sản xuất |
|
| 3.400 | 2.920 | 480 |
| 1.170 | 1.290 | 680 | 260 |
|
| - Hỗ trợ các hoạt động KN, KL, khuyến ngư và khuyến công |
|
| 80 |
| 80 |
| 20 | 20 | 20 | 20 |
|
| - Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư cho sản xuất |
|
| 2.620 | 2.220 | 400 |
| 950 | 970 | 460 | 240 |
|
| - Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch |
|
| 700 | 700 |
|
| 200 | 300 | 200 |
|
|
2 | Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu |
|
| 17.400 | 11.950 | 4.350 | 1.100 | 6.600 | 7.000 | 2.800 | 1.000 |
|
| - Đường giao thông liên thôn | Km | 25,7 | 10.400 | 7.300 | 2.000 | 1.100 | 2.800 | 4.600 | 2.500 | 500 |
|
| - Cầu | CT | 1 | 500 |
| 500 |
|
| 500 |
|
|
|
| - Đập dâng và kênh mương | CT | 9 | 3.100 | 2.800 | 300 |
| 1.200 | 1.100 | 300 | 500 |
|
| - Phòng học mẫu giáo | CT | 3 | 850 | 650 | 200 |
| 150 | 700 |
|
|
|
| - Trạm y tế | CT | 1 | 700 | 700 |
|
| 700 |
|
|
|
|
| - Sân bêtông trường cấp I + cải tạo phòng học + nhà ở GV | CT | 1 | 300 | 300 |
|
| 300 |
|
|
|
|
| - Nhà sinh hoạt cộng đồng | CT | 1 | 100 | 100 |
|
| 100 |
|
|
|
|
| - Chợ | CT | 1 | 100 | 100 |
|
|
| 100 |
|
|
|
| - Hệ thống nước sinh hoạt tập trung | CT | 3 | 1.350 |
| 1.350 |
| 1.350 |
|
|
|
|
3 | Nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và năng lực cộng đồng |
|
| 1.340 | 590 | 750 |
| 350 | 375 | 345 | 270 |
|
| - Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng | Tr.đ |
| 590 | 590 |
|
| 200 | 150 | 120 | 120 |
|
| - Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên người DTTS | Người | 500 | 750 |
| 750 |
| 150 | 225 | 225 | 150 |
|
4 | Chi phí quản lý, chỉ đạo (0,5%) |
|
| 78 | 78 |
|
| 29 | 29 | 13 | 7 |
|
ĐẦU TƯ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
TT | NỘI DUNG | ĐVT | Số lượng | Tổng vốn (Tr.đ) | Nguồn vốn đầu tư | Phân kỳ đầu tư | Ghi chú | |||||
Vốn CT 135 | Vốn lồng ghép | NS huyện | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||||
| Tổng cộng |
|
| 3.400 | 2.920 | 480 |
| 1.170 | 1.290 | 680 | 260 |
|
1 | Hỗ trợ các hoạt động KN, KL, khuyến ngư và khuyến công |
|
| 80 |
| 80 |
| 20 | 20 | 20 | 20 |
|
| - Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi | Lớp | 12 | 80 |
| 80 |
| 20 | 20 | 20 | 20 |
|
2 | Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư cho sản xuất |
|
| 2.620 | 2.220 | 400 |
| 950 | 970 | 460 | 240 |
|
| - Chuối giống (chuối mốc) | Ha | 450 | 900 | 900 |
|
| 320 | 300 | 200 | 80 |
|
| - Mía tím | Ha | 80 | 960 | 960 |
|
| 340 | 260 | 200 | 160 |
|
| - Bò đực giống | Con | 20 | 100 | 100 |
|
| 50 | 50 |
|
|
|
| - Trâu | Con | 10 | 60 | 60 |
|
| 60 |
|
|
|
|
| - Bò sinh sản | Con | 60 | 240 |
| 240 |
| 120 | 120 |
|
|
|
| - Dê | Con | 120 | 120 |
| 120 |
|
| 120 |
|
|
|
| - Giống lúa nước | Tấn | 6,5 | 40 |
| 40 |
|
| 40 |
|
|
|
| - Thơm | Ha | 100 | 200 | 200 |
|
| 60 | 80 | 60 |
|
|
3
| Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch | Hộ | 140 | 700 | 700 |
|
| 200 | 300 | 200 |
|
|
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
TT | DANH MỤC | ĐVT | KL CV | Tổng vốn (Tr.đ) | Nguồn vốn đầu tư | Phân kỳ đầu tư | Ghi chú | |||||
Vốn CT 135 | Vốn lồng ghép | NS huyện | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||||
| Tổng cộng |
|
| 17.400 | 11.950 | 4.350 | 1.100 | 6.600 | 7.000 | 2.800 | 1.000 |
|
1 | Xã Thành Sơn |
|
| 1.900 | 1.900 |
|
| 700 | 700 | 500 |
|
|
| - Đường dân sinh Tà Giang I | Km | 0,3 | 200 | 200 |
|
|
| 200 |
|
|
|
| - Đường dân sinh Tà Giang II | Km | 1,0 | 500 | 500 |
|
| 500 |
|
|
|
|
| - Đường dân sinh Apa 1 | Km | 0,5 | 300 | 300 |
|
|
| 300 |
|
|
|
| - Đường dân sinh Apa 2 | Km | 0,7 | 500 | 500 |
|
|
|
| 500 |
|
|
| - Đập dâng APa 1 | CT/ha | 1/10 | 200 | 200 |
|
| 200 |
|
|
|
|
| - Đập dâng Gia Nó | CT | 1 | 200 | 200 |
|
|
| 200 |
|
|
|
2 | Xã Ba Cụm Nam |
|
| 3.550 | 3.200 | 350 |
| 1.050 | 1.200 | 800 | 500 |
|
| - Đường từ suối Đầu bò đi thôn Hòn Gầm | Km | 1,5 | 700 | 700 |
|
|
| 700 |
|
|
|
| - Đường thôn Katơ đi thôn Hòn Gầm | Km | 1 | 500 | 500 |
|
|
|
| 500 |
|
|
| - Đập và kênh mương suối Đầu bò | CT/ha | 1/24 | 700 | 700 |
|
| 700 |
|
|
|
|
| - Đập dâng suối Môn | CT/ha | 1/12 | 500 | 500 |
|
|
|
|
| 500 |
|
| - Đập dâng suối Me | CT/ha | 1/15 | 500 | 500 |
|
|
| 500 |
|
|
|
| - Đập dâng suối Katơ | CT/ha | 1/5 | 300 | 300 |
|
|
|
| 300 |
|
|
| - Hệ thống nước tự chảy thôn Hòn Gầm | CT | 1 | 350 |
| 350 |
| 350 |
|
|
|
|
3 | Xã Khánh Hiệp |
|
| 1.600 | 1.600 |
|
| 700 | 900 |
|
|
|
| - Đường từ Trung tâm xã đi thôn Cà Thêu | Km | 1 | 200 | 200 |
|
|
| 200 |
|
|
|
| - Đường từ Trung tâm xã đi thôn Soi Mít | Km | 1 | 200 | 200 |
|
|
| 200 |
|
|
|
| - Đường từ thôn Ba Cẳng vào khu SX Sông Giang | Km | 1 | 220 | 220 |
|
| 220 |
|
|
|
|
| - Đường từ nhà ông Lâm Văn Hứng đến giáp sông Chò thôn Ba Cẳng | Km | 1 | 180 | 180 |
|
| 180 |
|
|
|
|
| - Nâng cấp đường từ thôn Cà Thêu đến thôn Hòn Lay | Km | 1,2 | 400 | 400 |
|
|
| 400 |
|
|
|
| - Đường từ K25 đến chân Hòn Mưa | Km | 1 | 200 | 200 |
|
| 200 |
|
|
|
|
| - Nâng cấp, sửa chữa đập đầu mối và hệ thống kênh mương suối Cà Thiêu thôn Ba Cẳng | CT | 1 | 100 | 100 |
|
| 100 |
|
|
|
|
| - Chợ Trung tâm xã | CT | 1 | 100 | 100 |
|
|
| 100 |
|
|
|
4 | Xã Giang Ly |
|
| 1.400 | 1.400 |
|
| 700 | 700 |
|
|
|
| - Đường vào khu SX thôn Gia Lợi và cầu bản | Km | 2 | 700 | 700 |
|
| 700 |
|
|
|
|
| - Nâng cấp đường từ xã đi thôn Gia Lố, thôn Gia Lợi | Km | 2 | 300 | 300 |
|
|
| 300 |
|
|
|
| - Xây dựng mới trường mẫu giáo | M2 | 200 | 400 | 400 |
|
|
| 400 |
|
|
|
5 | Xã Sơn Tân |
|
| 2.700 | 2.700 |
|
| 700 | 1.000 | 500 | 500 |
|
| - Đường từ tổ 3 đi thôn Cây Sung | Km | 1 | 500 | 500 |
|
|
|
| 500 |
|
|
| - Nâng cấp đường liên thôn VaLy - Suối Lách | Km | 2 | 800 | 800 |
|
|
| 800 |
|
|
|
| - Đường Suối Cốc | Km | 1 | 500 | 500 |
|
|
|
|
| 500 |
|
| - Sửa chữa đập và kênh mương Suối Lách | CT | 1 | 100 | 100 |
|
|
| 100 |
|
|
|
| - Mẫu giáo bán trú | M2 | 60 | 100 | 100 |
|
|
| 100 |
|
|
|
| - Trạm y tế xã | CT | 1 | 700 | 700 |
|
| 700 |
|
|
|
|
6 | Thôn Tà Gụ (xã Sơn Hiệp) |
|
| 700 | 200 | 500 |
| 200 | 500 |
|
|
|
| - Đập dâng Gu Đơn + bêtông kênh mương | CT | 1 | 300 |
| 300 |
|
| 300 |
|
|
|
| - Đập dâng Gia Oa + bêtông kênh mương | CT | 1 | 200 | 200 |
|
| 200 |
|
|
|
|
| - Phòng học mẫu giáo thôn Tà Gụ xã Sơn Hiệp | CT | 1 | 200 |
| 200 |
|
| 200 |
|
|
|
7 | Thôn KôLăc (xã Sơn Bình) |
|
| 2.000 | 200 | 1.500 | 300 | 1.000 | 500 | 500 |
|
|
| - Đường KôLắc đi thôn Liên Bình | Km | 2,5 | 1.500 | 200 | 1.000 | 300 | 500 | 500 | 500 |
|
|
| - Hệ thống nước sinh hoạt tập trung | CT/km | 1/3 | 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
|
|
8 | Thôn CôRoá (xã Sơn Lâm) |
|
| 2.000 | 200 | 1.500 | 300 | 1.000 | 500 | 500 |
|
|
| - Các tuyến đường dân sinh từ thôn đến TT xã | Km | 3,5 | 1.500 | 200 | 1.000 | 300 | 500 | 500 | 500 |
|
|
| - Hệ thống nước sinh hoạt tập trung | CT/km | 1/2 | 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
|
|
9 | Thôn Tà Mơ (xã Khánh Thành) |
|
| 150 | 150 |
|
| 150 |
|
|
|
|
| - Phòng học mẫu giáo - nhà trẻ | M2 | 80 | 150 | 150 |
|
| 150 |
|
|
|
|
10 | Thôn Ninh Đảo (xã Vạn Thạnh) |
|
| 1.400 | 400 | 500 | 500 | 400 | 1.000 |
|
|
|
| - Cầu qua suối | M | 30 | 500 |
| 500 |
|
| 500 |
|
|
|
| - Đường bêtông xi măng | Km | 0,5 | 500 |
|
| 500 |
| 500 |
|
|
|
| - Sân bêtông trường cấp I + cải tạo phòng học + nhà ở giáo viên | CT | 1 | 300 | 300 |
|
| 300 |
|
|
|
|
| - Nhà sinh hoạt cộng đồng | M2 | 60 | 100 | 100 |
|
| 100 |
|
|
|
|
TT | DANH MỤC | Tổng vốn đầu tư (Tr.đ) | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||||||||||
Tổng số | Vốn CT 135 | Vốn lồng ghép | NS huyện | Tổng số | Vốn CT 135 | Vốn lồng ghép | NS huyện | Tổng số | Vốn CT 135 | Vốn lồng ghép | NS huyện | Tổng số | Vốn CT 135 | Vốn lồng ghép | NS huyện | |||
| Tổng số | 22.218 | 8.149 | 5.909 | 1.640 | 600 | 8.694 | 5.669 | 2.525 | 500 | 3.838 | 2.593 | 1.245 |
| 1.537 | 1.367 | 170 |
|
I | Phát triển sản xuất | 3.400 | 1.170 | 1.030 | 140 |
| 1.290 | 990 | 300 |
| 680 | 660 | 20 |
| 260 | 240 | 20 |
|
1 | Hỗ trợ các hoạt động KN, KL, khuyến ngư và khuyến công | 80 | 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
|
| - Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi | 80 | 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
| 20 |
|
2 | Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư cho SX | 2.620 | 950 | 830 | 120 |
| 970 | 690 | 280 |
| 460 | 460 |
|
| 240 | 240 |
|
|
| - Chuối giống (chuối mốc) | 900 | 320 | 320 |
|
| 300 | 300 |
|
| 200 | 200 |
|
| 80 | 80 |
|
|
| - Mía tím | 960 | 340 | 340 |
|
| 260 | 260 |
|
| 200 | 200 |
|
| 160 | 160 |
|
|
| - Bò đực giống | 100 | 50 | 50 |
|
| 50 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Trâu | 60 | 60 | 60 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Bò sinh sản | 240 | 120 |
| 120 |
| 120 |
| 120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Dê | 120 |
|
|
|
| 120 |
| 120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Giống lúa nước | 40 |
|
|
|
| 40 |
| 40 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Thơm | 200 | 60 | 60 |
|
| 80 | 80 |
|
| 60 | 60 |
|
|
|
|
|
|
3
| Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch | 700 | 200 | 200 |
|
| 300 | 300 |
|
| 200 | 200 |
|
|
|
|
|
|
II | Phát triển cơ sở hạ tầng | 17.400 | 6.600 | 4.650 | 1.350 | 600 | 7.000 | 4.500 | 2.000 | 500 | 2.800 | 1.800 | 1.000 |
| 1.000 | 1.000 |
|
|
1 | Xã Thành Sơn | 1.900 | 700 | 700 |
|
| 700 | 700 |
|
| 500 | 500 |
|
|
|
|
|
|
| - Đường dân sinh Tà Giang I | 200 |
|
|
|
| 200 | 200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường dân sinh Tà Giang II | 500 | 500 | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường dân sinh Apa 1 | 300 |
|
|
|
| 300 | 300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường dân sinh Apa 2 | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | 500 |
|
|
|
|
|
|
| - Đập dâng APa 1 | 200 | 200 | 200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đập dâng Gia Nó | 200 |
|
|
|
| 200 | 200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Xã Ba Cụm Nam | 3.550 | 1.050 | 700 | 350 |
| 1.200 | 1.200 |
|
| 800 | 800 |
|
| 500 | 500 |
|
|
| - Đường từ suối Đầu bò đi thôn Hòn Gầm | 700 |
|
|
|
| 700 | 700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường thôn Katơ đi thôn Hòn Gầm | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | 500 |
|
|
|
|
|
|
| - Đập và kênh mương suối Đầu bò | 700 | 700 | 700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đập dâng suối Môn | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | 500 |
|
|
| - Đập dâng suối Me | 500 |
|
|
|
| 500 | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đập dâng suối Katơ | 300 |
|
|
|
|
|
|
|
| 300 | 300 |
|
|
|
|
|
|
| - Hệ thống nước tự chảy thôn Hòn Gầm | 350 | 350 |
| 350 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Xã Khánh Hiệp | 1.600 | 700 | 700 |
|
| 900 | 900 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường từ Trung tâm xã đi thôn Cà Thêu | 200 |
|
|
|
| 200 | 200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường từ Trung tâm xã đi thôn Soi Mít | 200 |
|
|
|
| 200 | 200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường từ thôn Ba Cẳng vào khu SX Sông Giang | 220 | 220 | 220 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường từ nhà ông Lâm Văn Hứng đến giáp sông Chò thôn Ba Cẳng | 180 | 180 | 180 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nâng cấp đường từ thôn Cà Thêu đến thôn Hòn Lay | 400 |
|
|
|
| 400 | 400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường từ K25 đến chân Hòn Mưa | 200 | 200 | 200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nâng cấp, sửa chữa đập đầu mối và hệ thống kênh mương suối Cà Thiêu thôn Ba Cẳng | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Chợ Trung tâm xã | 100 |
|
|
|
| 100 | 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Xã Giang Ly | 1.400 | 700 | 700 |
|
| 700 | 700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường vào khu SX thôn Gia Lợi và cầu bản | 700 | 700 | 700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nâng cấp đường từ xã đi thôn Gia Lố, thôn Gia Lợi | 300 |
|
|
|
| 300 | 300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Xây dựng mới trường mẫu giáo | 400 |
|
|
|
| 400 | 400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Xã Sơn Tân | 2.700 | 700 | 700 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 500 | 500 |
|
| 500 | 500 |
|
|
| - Đường từ tổ 3 đi thôn Cây Sung | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | 500 |
|
|
|
|
|
|
| - Nâng cấp đường liên thôn VaLy - Suối Lách | 800 |
|
|
|
| 800 | 800 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường Suối Cốc | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | 500 |
|
|
| - Sửa chữa đập và kênh mương Suối Lách | 100 |
|
|
|
| 100 | 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Mẫu giáo bán trú | 100 |
|
|
|
| 100 | 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Trạm y tế xã | 700 | 700 | 700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Thôn Tà Gụ (xã Sơn Hiệp) | 700 | 200 | 200 |
|
| 500 |
| 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đập dâng Gu Đơn + bêtông kênh mương | 300 |
|
|
|
| 300 |
| 300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đập dâng Gia Oa + bêtông kênh mương | 200 | 200 | 200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Phòng học mẫu giáo | 200 |
|
|
|
| 200 |
| 200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Thôn KôLăc (xã Sơn Bình) | 2.000 | 1.000 | 200 | 500 | 300 | 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
|
|
|
| - Đường KôLắc đi thôn Liên Bình | 1.500 | 500 | 200 |
| 300 | 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
|
|
|
| - Hệ thống nước sinh hoạt tập trung | 500 | 500 |
| 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Thôn CôRoá (xã Sơn Lâm) | 2.000 | 1.000 | 200 | 500 | 300 | 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
|
|
|
| - Các tuyến đường dân sinh từ thôn đến TT xã | 1.500 | 500 | 200 |
| 300 | 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
|
|
|
| - Hệ thống nước sinh hoạt tập trung | 500 | 500 |
| 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | Thôn Tà Mơ (xã Khánh Thành) | 150 | 150 | 150 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Phòng học mẫu giáo - nhà trẻ | 150 | 150 | 150 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 | Thôn Ninh Đảo (xã Vạn Thạnh) | 1.400 | 400 | 400 |
|
| 1.000 |
| 500 | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Cầu qua suối | 500 |
|
|
|
| 500 |
| 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đường bêtông xi măng | 500 |
|
|
|
| 500 |
|
| 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Sân bêtông trường cấp I, cải tạo phòng học, nhà ở giáo viên | 300 | 300 | 300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nhà sinh hoạt cộng đồng | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và năng lực cộng đồng | 1.340 | 350 | 200 | 150 |
| 375 | 150 | 225 |
| 345 | 120 | 225 |
| 270 | 120 | 150 |
|
| - Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng | 590 | 200 | 200 |
|
| 150 | 150 |
|
| 120 | 120 |
|
| 120 | 120 |
|
|
| - Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên DTTS | 750 | 150 |
| 150 |
| 225 |
| 225 |
| 225 |
| 225 |
| 150 |
| 150 |
|
IV | Chi phí quản lý, chỉ đạo (0,5%) | 78 | 29 | 29 |
|
| 29 | 29 |
|
| 13 | 13 |
|
| 7 | 7 |
|
|
BẢNG TỔNG HỢP PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỤ HƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II
TT | ĐƠN VỊ | Tình hình cơ bản đến năm 2006 | Dự kiến hoàn thành chương trình | |||||||||||||
Dân số | Tr.đó DTTS | Hộ nghèo | Tr.đó DTTS | TNBQ ng/năm (Tr.đ) | LTBQ ng/năm (kg) | Tỷ lệ hộ sử dụng nước SH (%) | TL hộ dùng điện (%) | Thời gian (năm) | Đến năm 2010 | |||||||
Số hộ | Số khẩu | Số hộ | Số khẩu | Tổng số | Tỷ lệ (%) | Số hộ | Tỷ lệ (%) | Tỷ lệ hộ nghèo (%) | TNBQ ng/năm (Tr.đ) | |||||||
| Tổng số | 2.292 | 10.823 | 1.938 | 9.342 | 1.323 | 57,72 | 1.287 | 66,41 | 1,74 |
|
|
|
| 23,25 | 3,89 |
1 | Xã Sơn Tân | 188 | 835 | 184 | 819 | 136 | 72,34 | 132 | 71,74 | 1,5 | 170 | 85,0 | 85,0 | 2010 | 28,72 | 3,5 |
2 | Xã Khánh Hiệp | 670 | 3.015 | 558 | 2.606 | 346 | 51,64 | 339 | 60,75 | 1,92 | 284 | 26,12 | 90,0 | 2009 | 19,70 | 3,8 |
3 | Xã Giang Ly | 270 | 1.285 | 260 | 1.249 | 163 | 60,37 | 163 | 62,69 | 1,98 | 143 | 50,0 | 95,0 | 2010 | 28,52 | 3,7 |
4 | Xã Ba Cụm Nam | 243 | 1.085 | 215 | 957 | 148 | 60,91 | 148 | 68,84 | 1,20 | 150 | 60,0 | 95,0 | 2010 | 28,81 | 3,7 |
5 | Xã Thành Sơn | 404 | 2.274 | 364 | 2.108 | 271 | 67,08 | 266 | 73,08 | 1,40 | 280 | 85,0 | 97,0 | 2010 | 29,70 | 3,6 |
1 | Thôn Tà Mơ xã Khánh Thành | 97 | 415 | 90 | 393 | 71 | 73,20 | 71 | 78,89 | 1,80 | 186 | 100,0 | 100,0 | 2010 | 28,87 | 3,7 |
2 | Thôn CoRoá xã Sơn Lâm | 106 | 500 | 94 | 484 | 63 | 59,43 | 63 | 67,02 | 1,44 | 162 | 40,0 | 90,0 | 2009 | 19,81 | 3,8 |
3 | Thôn 4 (Tà Gụ) xã Sơn Hiệp | 65 | 259 | 57 | 235 | 30 | 46,15 | 30 | 52,63 | 2,40 | 441 | 80,0 | 95,0 | 2009 | 10,77 | 4,5 |
4 | Thôn 3 (KoLắc) xã Sơn Bình | 124 | 524 | 116 | 491 | 78 | 62,90 | 75 | 64,66 | 1,32 | 206 | 46,0 | 94,36 | 2009 | 19,35 | 3,8 |
5 | Thôn Ninh Đảo xã Vạn Thạnh | 125 | 631 |
|
| 17 | 13,60 |
|
| 2,40 |
| 30,0 | 20,0 | 2008 |
| 4,8 |
DỰ KIẾN KẾT QUẢ GIẢM NGHÈO CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
TT | ĐƠN VỊ | Năm 2005 | Kết quả 2006 | Dự kiến | |||||||||||
Tổng số hộ | Số hộ nghèo | Tỷ lệ (%) | Tổng số hộ | Số hộ nghèo | Tỷ lệ (%) | Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | ||||||
Số hộ nghèo | Tỷ lệ (%) | Số hộ nghèo | Tỷ lệ (%) | Số hộ nghèo | Tỷ lệ (%) | Số hộ nghèo | Tỷ lệ (%) | ||||||||
| Tổng số | 2.101 | 1.462 | 69,59 | 2.292 | 1.323 | 57,72 | 1.111 | 48,47 | 918 | 40,05 | 714 | 31,15 | 533 | 23,25 |
1 | Xã Sơn Tân | 165 | 138 | 83,64 | 188 | 136 | 72,34 | 116 | 61,70 | 95 | 50,53 | 73 | 38,83 | 54 | 28,72 |
2 | Xã Khánh Hiệp | 560 | 371 | 66,25 | 670 | 346 | 51,64 | 292 | 43,58 | 239 | 35,67 | 182 | 27,16 | 132 | 19,70 |
3 | Xã Giang Ly | 261 | 187 | 71,65 | 270 | 163 | 60,37 | 141 | 52,22 | 120 | 44,44 | 98 | 36,30 | 77 | 28,52 |
4 | Xã Ba Cụm Nam | 232 | 165 | 71,12 | 243 | 148 | 60,91 | 129 | 53,09 | 109 | 44,86 | 90 | 37,04 | 70 | 28,81 |
5 | Xã Thành Sơn | 393 | 290 | 73,79 | 404 | 271 | 67,08 | 233 | 57,67 | 194 | 48,02 | 156 | 38,61 | 120 | 29,70 |
6 | Thôn Tà Mơ xã Khánh Thành | 65 | 57 | 87,69 | 97 | 71 | 73,20 | 60 | 61,86 | 50 | 51,55 | 39 | 40,21 | 28 | 28,87 |
7 | Thôn CoRoá xã Sơn Lâm | 92 | 72 | 78,26 | 106 | 63 | 59,43 | 52 | 49,06 | 42 | 39,62 | 30 | 28,30 | 21 | 19,81 |
8 | Thôn 4 (Tà Gụ) xã Sơn Hiệp | 62 | 42 | 67,74 | 65 | 30 | 46,15 | 24 | 36,92 | 18 | 27,69 | 12 | 18,46 | 7 | 10,77 |
9 | Thôn 3 (KoLắc) xã Sơn Bình | 126 | 98 | 77,78 | 124 | 78 | 62,90 | 64 | 51,61 | 51 | 41,13 | 34 | 27,42 | 24 | 19,35 |
10 | Thôn Ninh Đảo xã Vạn Thạnh | 145 | 42 | 28,97 | 125 | 17 | 13,60 |
|
|
|
|
|
|
|
|
TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ XÃ, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Tính đến tháng 12 năm 2006)
TT | Đơn vị hành chính | Tổng số | Số đảng viên | Văn hoá | Chuyên môn, nghiệp vụ | Lý luận chính trị | Quản lý hành chính NN | ||||||||
Tiểu học | THCS | PTTH | Chưa qua đào tạo | Sơ cấp | Trung cấp | Cao đẳng | Đại học | Sơ cấp | Trung cấp | Cao cấp | |||||
| Tổng số | 121 | 63 | 45 | 46 | 25 | 78 | 6 | 9 | 4 | 3 | 17 | 20 | 1 | 4 |
1 | Xã Sơn Tân | 33 | 14 | 17 | 10 | 6 | 23 | 5 | 3 | 2 |
| 2 | 2 | 1 | 3 |
2 | Xã Khánh Hiệp | 19 | 9 |
| 12 | 2 |
|
| 1 |
| 1 | 3 | 6 |
|
|
3 | Xã Giang Ly | 14 | 9 | 5 | 4 | 5 | 11 |
| 2 |
| 1 | 4 | 4 |
|
|
4 | Xã Ba Cụm Nam | 18 | 13 | 4 | 8 | 6 | 15 |
| 2 | 1 |
| 7 | 2 |
|
|
5 | Xã Thành Sơn | 16 | 10 | 6 | 6 | 4 | 13 |
| 1 | 1 | 1 | 1 | 2 |
|
|
6 | Thôn Tà Mơ xã Khánh Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Thôn CuRoá xã Sơn Lâm | 6 | 4 | 2 | 3 | 1 | 6 |
|
|
|
|
| 2 |
|
|
8 | Thôn 4 (Tà Gụ) xã Sơn Hiệp | 6 | 2 | 3 | 2 | 1 | 5 | 1 |
|
|
|
| 1 |
| 1 |
9 | Thôn 3 (KoLắc) xã Sơn Bình | 5 | 2 | 4 | 1 |
| 5 |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
10 | Thôn Ninh Đảo xã Vạn Thạnh | 4 |
| 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KHUNG LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
PHẦN I: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
Nội dung | Dự kiến kết quả | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
I. Xác định đối tượng | Danh sách các xã ĐBKK (xã KV III), thôn ĐBKK thuộc xã KV II được đưa vào diện đầu tư, căn cứ vào: - QĐ 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006; - QĐ 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006; | - Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (Hội nghị triển khai thực hiện CT135) - Số hộ nghèo được thụ hưởng CT 135 GĐ II (căn cứ kết quả giảm nghèo của Sở LĐTB&XH) | - Số hộ nghèo được thụ hưởng CT 135 GĐ II (căn cứ kết quả giảm nghèo của Sở LĐTB&XH). - Rà soát, đánh giá giữa kỳ thực hiện các mục tiêu của Chương trình. - Danh sách xã, thôn đưa ra khỏi chương trình: 1 thôn thuộc xã KV II | - Số hộ nghèo được thụ hưởng CT 135 GĐ II (căn cứ kết quả giảm nghèo của Sở LĐTB&XH) - Danh sách xã, thôn đưa ra khỏi chương trình: 1 xã và 3 thôn thuộc xã KV II | - Tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện CT 135 GĐ II (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ nghèo của người DTTS; số hộ tái nghèo, phát sinh nghèo ...). - 100% xã, thôn hoàn thành mục tiêu của CT135 GĐ II |
II. Lập kế hoạch có sự tham gia | Xây dựng kế hoạch thực hiện CT 135 GĐ II: - Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006; | Triển khai thực hiện các nội dung của chương trình có sự tham gia của cộng đồng. | Kế hoạch thực hiện các nội dung của chương trình có sự tham gia của cộng đồng. | Kế hoạch thực hiện các nội dung của chương trình có sự tham gia của cộng đồng. | Đánh giá hiệu quả đầu tư. |
III. Quản lý tài chính | - Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính trên địa bàn. - Công khai kế hoạch vốn tới xã, thôn, bản, người dân theo từng năm | - Triển khai thực hiện, theo dõi; chế độ thông tin báo cáo (có đánh giá quá trình thực hiện) theo nguyên tắc công khai, minh bạch. - Đánh giá hiệu quả về công tác quản lý tài chính theo từng năm. - Kiến nghị, sửa đổi bổ sung cho phù hợp. - Hướng dẫn và thực hiện cơ chế duy tu bảo dưỡng theo quy định. | |||
IV. Theo dõi, giám sát, đánh giá |
| Trung ương có hệ thống biểu mẫu báo cáo | - Tập huấn, nâng cao năng lực cho Ban giám sát xã - Năm 2008 có giám sát, đánh giá giữa kỳ - Năm 2010 đánh giá cuối kỳ về thực hiện CT 135, GĐ II - Thực hiện TT số 03 của Bộ KHĐT (chủ đầu tư có báo cáo đánh giá giám sát) |
PHẦN II: THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung | Kết quả cần đạt được (2006-2010) | Dự kiến kết quả | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||
1. Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu | Đến năm 2010: - Trên 70% số hộ thu nhập 3,5 triệu đồng/năm/người. - Hộ nghèo sử dụng nhiều dịch vụ hỗ trợ hướng đến thị trường. | Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển SX | Triển khai thực hiện kế hoạch và các chính sách đã ban hành | Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực phát triển sản xuất và phát triển nông thôn có sự tham gia của cộng đồng | Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực phát triển sản xuất và phát triển nông thôn có sự tham gia của cộng đồng | Đảm bảo phát triển sản xuất gắn với thị trường, hiệu quả và có tính bền vững |
20% số hộ có thu nhập 3,5 triệu đồng/năm/người | 30% số hộ có thu nhập 3,5 triệu đồng/năm/người | 50% số hộ có thu nhập 3 triệu đồng/năm/người | 60% số hộ có thu nhập 3,5 triệu đồng/năm/người | Trên 70% số hộ có thu nhập 3,5 triệu đồng/năm/người | ||
2. Phát triển cơ sở hạ tầng | Đến năm 2010: - Trên 80% xã có đường giao thông tới các thôn bản, công trình thuỷ lợi nhỏ, điện ở cụm dân cư - 100% xã có trường, lớp học và trạm y tế kiên cố | Hướng dẫn về quản lý đầu tư và xây dựng công trình thuộc CT 135 giai đoạn II.
| - Thực hiện đầu tư theo kế hoạch - Rà soát xã đủ điều kiện làm chủ đầu tư theo tiêu chí quy định | Đánh giá xã làm chủ đầu tư. | Đánh giá xã làm chủ đầu tư. | Trên 80% xã có đường giao thông tới các thôn, bản; công trình thuỷ lợi nhỏ, điện ở cụm dân cư; 100% xã có trường, lớp học và trạm y tế kiên cố. - Đánh giá tiêu chí xã làm chủ đầu tư. |
- 100% các xã làm chủ đầu tư các công trình - Cơ sở hạ tầng do chương trình đầu tư được duy tu, bảo dưỡng tốt. | Duy tu, bảo dưỡng hàng năm CSHT do chương trình đầu tư | 40% số xã làm chủ đầu tư công trình CSHT - Duy tu, bảo dưỡng hàng năm CSHT do chương trình đầu tư | 60% số xã làm chủ đầu tư công trình CSHT - Duy tu, bảo dưỡng hàng năm CSHT do chương trình đầu tư | 80% số xã làm chủ đầu tư công trình CSHT - Duy tu, bảo dưỡng hàng năm CSHT do chương trình đầu tư | 100% số xã làm chủ đầu tư công trình CSHT - CSHT do chương trình đầu tư được duy tu, bảo dưỡng tốt | |
3. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng
| Đến năm 2010: - 100% cán bộ xã/cộng đồng đủ năng lực quản lý thực hiện chương trình - Năng lực cộng đồng và cán bộ cấp thôn bản được nâng cao - Trên 70% số người DTTS từ 16-25 tuổi được tham gia các khoá đào tạo, dạy nghề ngắn hạn |
| - Góp ý kiến khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng và triển khai thực hiện - Triển khai thực hiện - Số người (%) , số lớp (%) cán bộ cơ sở được đào tạo về quản lý chương trình (và một số nội dung khác theo nhu cầu của địa phương) | - Triển khai thực hiện - Rà soát điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng. - Tỷ lệ Ban giám sát xã có khả năng giám sát và kiểm tra các dự án đầu tư ở địa phương - Số người tham gia ứng dụng các kiến thức đã học trong thực tế sản xuất | - Số xã (%) và thôn (%) thuộc chương trình thực hiện các kế hoạch đầu tư có sự tham gia của cộng đồng.
- Số (%) hộ có khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình. - Số cán bộ cơ sở có khả năng tổ chức và tham gia hướng dẫn tại các khóa tập huấn. | - 100% xã, thôn thuộc chương trình thực hiện các kế hoạch đầu tư có sự tham gia của cộng đồng.
- Số người tham gia ứng dụng các kiến thức đã học trong thực tế sản xuất |
20% số người được đào tạo | 35% số người được đào tạo | 45% số người được đào tạo | 60% số người được đào tạo | 100% cán bộ cơ sở và 80% số hộ được đào tạo | ||
20% người DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo ngắn hạn | 35% người DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo ngắn hạn | 45% người DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo ngắn hạn | 60% người DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo ngắn hạn | Trên 70% người DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo ngắn hạn | ||
4. Nâng cao đời sống nhân dân | - 100% hộ nghèo được hỗ trợ các dịch vụ công, chính sách xã hội. - 100% đối tượng thụ hưởng chính sách được hỗ trợ đầu tư | Góp ý xây dựng chính sách hợp phần “nâng cao đời sống nhân dân” | Xác định đối tượng thụ hưởng chính sách của Chương trình - Danh sách các hộ nghèo được thụ hưởng chính sách | - Hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện ở địa phương. - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách theo từng năm. - Danh sách các hộ nghèo được thụ hưởng chính sách | ||
| 25% số hộ nghèo được hỗ trợ đầu tư | 45% số hộ nghèo được hỗ trợ đầu tư | 75% số hộ nghèo được hỗ trợ đầu tư | 100% số hộ nghèo được hỗ trợ đầu tư |
- 1 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND về Quy định tổ chức thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Quyết định 1140/QĐ-UBND quy định tạm thời về định mức hỗ trợ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2014-2015 thuộc Chương trình 135 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Nghị quyết 04/2014/NQ-HĐND phê duyệt định mức hỗ trợ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho các xã, các ấp đặc biệt khó khăn giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4 Quyết định 327/QĐ-UBND năm 2008 về Chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 39/NQ-TW do tỉnh Bình Định ban hành
- 5 Nghị quyết 18/2007/NQ-HĐND về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II)
- 6 Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 301/2006/QĐ-UBDT công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8 Thông tư liên tịch 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban Dân tộc - Bộ kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài Chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 9 Nghị quyết 23/2006/NQ-HĐND về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo giai đoạn 2006 - 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp thứ 6 ban hành
- 10 Quyết định 164/2006/QĐ-TTg phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn,xã biên giới,xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010(Chương trình 135 giai đoạn II) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 170/2005/QĐ-TTg về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 81/2005/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 15 Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 17 Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- 1 Quyết định 327/QĐ-UBND năm 2008 về Chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 39/NQ-TW do tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Quyết định 1140/QĐ-UBND quy định tạm thời về định mức hỗ trợ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2014-2015 thuộc Chương trình 135 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Nghị quyết 04/2014/NQ-HĐND phê duyệt định mức hỗ trợ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho các xã, các ấp đặc biệt khó khăn giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND về Quy định tổ chức thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận