Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1531/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 07 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, về việc Ban hành Quy định về công tác quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Căn cứ Quyết định số 1287/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề cương quy hoạch phát triển cây cao su huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 649/SNNPTNT-KHTC ngày 29/6/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên đề án: Quy hoạch phát triển cây cao su huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020.

2. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các xã huyện A Lưới.

3. Quan điểm

- Phát triển cây cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng;

- Phát huy nguồn lực của mọi thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, để sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái;

- Phát triển cây cao su gắn với vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ tại chỗ.

4. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát: Sử dụng hiệu quả và hợp lý đất đai để phát triển bền vững bằng cách sắp xếp lại vùng đất đai thích hợp cho việc trồng cây cao su trên địa bàn huyện theo các tiêu chí kỹ thuật của đất trồng cao su.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường nhận thức phát triển trồng cây cao su theo hướng thâm canh và phát triển bền vững; thay đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang tập trung để từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa;

- Quy hoạch đất trồng cây cao su là cơ sở hoạch định kế hoạch dài hạn, để đạt 6000 ha cao su trên địa bàn huyện A Lưới vào năm 2015.

5. Quy hoạch đất trồng cây cao su

a) Quy hoạch đất trồng cao su cấp xã từ nay đến năm 2020 theo loại đất

Địa phương (Xã)

Loại đất thích nghi với cây cao su

Tổng (ha)

IIa (ha)

IIb (ha)

III (ha)

TT A Lưới

 

9.4

61.3

70.7

Xã Đông Sơn

 

183.0

136.5

319.5

Xã A Roàng

 

414.0

37.5

451.5

Xã Hương Lâm

 

122.9

144.3

267.2

Xã A Đớt

 

 

164.3

164.3

Xã A Ngo

 

 

55.6

55.6

Xã Bắc Sơn

 

0.3

79.3

79.6

Xã Hồng Bắc

 

25.2

247.2

272.4

Xã Hồng Hạ

 

150.1

457.6

607.7

Xã Hồng Kim

 

9.8

110.2

120.0

Xã Hồng Quảng

 

24.3

55.5

79.8

Xã Hồng Thủy

 

717.9

108.5

826.5

Xã Hồng Trung

 

 

158.9

158.9

Xã Hồng Vân

 

 

354.1

354.1

Xã Hồng Thái

3.3

187.0

141.3

331.6

Xã Hồng Thượng

10.1

341.7

33.0

384.8

Xã Hương Nguyên

 

253.0

245.1

498.1

Xã Hương Phong

 

303.4

101.8

405.2

Xã Nhâm

 

151.0

249.8

400.9

Xã Phú Vinh

 

66.8

141.4

208.2

Xã Sơn Thủy

 

29.8

158.1

188.0

Tổng

13.4

2989.6

3241.4

6244.4

b) Quy hoạch phát triển cây cao su theo hiện trạng sử dụng đất đến năm 2020

Tổng diện tích: 6.244,4 ha.

Trong đó:

- Đất đã trồng cao su: 966,5 ha;

- Đất rừng trồng: 3146,84 ha;

- Đất chưa có rừng: 2131,06 ha.

Địa phương

Theo hiện trạng sử dụng đất

 

(Xã)

Cao su

Rừng trồng

Chưa có rừng

Tổng

(ha)

(ha)

(ha)

(ha)

TT A Lưới

0

49

21,7

70,7

Xã A Đớt

7,4

124,5

32,4

164,3

Xã A Ngo

0

40,95

14,65

55,6

Xã A Roàng

439,7

6,41

5,44

451,55

Xã Bắc Sơn

0

35,4

44,2

79,6

Xã Đông Sơn

0

261,5

58

319,5

Xã Hồng Bắc

0

109,2

163,2

272,4

Xã Hồng Hạ

229,6

280,53

97,57

607,7

Xã Hồng Kim

0

78,8

41,2

120

Xã Hồng Quảng

0

37

42,85

79,85

Xã Hồng Thái

0

141,8

189,75

331,55

Xã Hồng Thượng

0

251,7

133,1

384,8

Xã Hồng Thủy

0

170,25

656,2

826,45

Xã Hồng Trung

0

105,35

53,6

158,95

Xã Hồng Vân

0

247,85

106,2

354,05

Xã Hương Lâm

26,2

231

9,95

267,15

Xã Hương Nguyên

263,6

40,9

193,55

498,05

Xã Hương Phong

0

370,2

35

405,2

Xã Nhâm

0

243,3

157,55

400,85

Xã Phú Vinh

0

168,55

39,65

208,2

Xã Sơn Thủy

0

152,65

35,3

187,95

Tổng

966,5

3146,84

2131,06

6244,4

6. Kế hoạch phát triển trồng cây cao su cho đến năm 2020

Năm

Diện tích(ha)

Ghi chú

Trước năm 2010

1000

Đã trồng theo dự án Đa dạng hóa và chương trình phát triển cây cao su của huyện.

2011

400

Trồng mới

2012

1000

Trồng mới

2013

1500

Trồng mới

2014

1400

Trồng mới

2015

700

Trồng mới

Tổng

6000

 

7. Giải pháp thực hiện

a) Về đất đai

- Đối với đất đã được trồng cao su tiểu điền của các hộ dân: Tập huấn kỹ thuật chăm sóc, khai thác thu hoạch mủ theo đúng các quy trình kỹ thuật; có phương án, kế hoạch chuyển diện tích cao su tiểu điền sang đại điền để thống nhất các chính sách về đất đai, đầu tư, phát triển một cách hợp lý.

- Đối với diện tích đất ở các khu vực có rừng trồng: UBND huyện A Lưới lập phương án chuyển đổi hợp lý đảm bảo các quy trình thủ tục theo quy định để đầu tư phát triển cây cao su; ưu tiên tạo điều kiện cho người dân có đất rừng chuyển đổi sang trồng cây cao su tham gia thực hiện phát triển cây cao su.

- Tạo cơ chế thuận lợi, hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các mô hình trồng cao su trên địa bàn.

- Trên cơ sở Quy hoạch đã được phê duyệt, chủ đầu tư lập dự án trồng mới cây cao su, đầu tư cơ sở sản xuất sơ chế và chế biến sâu theo quy định của pháp luật về đầu tư.

b) Về khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện A Lưới và các chủ đầu tư phát triển cao su trên địa bàn chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án giống cao su chất lượng cao.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế cho người lao động trồng cây cao su.

c) Về tiêu thụ sản phẩm

Các doanh nghiệp đầu tư phát triển cao su trên địa bàn tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với người sản xuất, đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên đều có lợi.

d) Về đầu tư và tín dụng

Khuyến khích, huy động các nguồn vốn các nhà đầu tư, vốn nhàn rỗi trong dân và giá trị quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển cao su.

8. Vốn đầu tư

- Tổng kinh phí phát triển cây cao su dự kiến: 650 tỷ.

- Nguồn vốn:

+ Ngân sách Nhà nước hỗ trợ ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế vùng dự án trồng cao su.

+ Vốn của doanh nghiệp và của dân.

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển theo quy định hiện hành.

+ Vốn tín dụng thương mại.

9. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với sở, ngành liên quan và UBND huyện A Lưới hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai quy hoạch; kịp thời cập nhật về sản xuất, thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ để điều chỉnh quy hoạch phù hợp.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan và UBND huyện A Lưới theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước hướng dẫn thực hiện chuyển đổi sử dụng đất đúng theo quy định hiện hành.

c) UBND huyện A Lưới tổ chức công bố quy hoạch đã được phê duyệt; xác định địa bàn chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang đất trồng cao su, giới thiệu công khai minh bạch để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn địa bàn đầu tư; lựa chọn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đầu tư và tiến hành các thủ tục về lập các dự án đầu tư theo quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho Bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND huyện A Lưới và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- Thường vụ Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục Lâm nghiệp;
- VP: CVP, đ/c Mai Hùng Tuân - PCVP;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Trường Lưu