Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 1547/2001/QĐ/UB-XD1

Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 7 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ( sữa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Để thực hiện tốt các Nghị định, Quyết định, Chỉ Thị của Chính phủ, Thủ Tướng Chính Phủ; các Quyết định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng;
- Xét đề nghị của các Sở, ban, Ngành liên quan;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. - Ban hành kèm theo quyết định này: " Quy định một số nội dung về thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh"

- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế quyết định số 205 QĐ/UB-XD ngày 18 tháng 3 năm 1997 của UBND tỉnh

Điều 2. - Các Ông :Chánh văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, Ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VP/UB

TM/ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH




Trần Đình Đàn

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ THỰC HIỆN KẾT QUẢ ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo quyết định số: 1547/2001/QĐ/UB-XD1 ngày 23 tháng 7 năm 2001 của UBND tỉnh.)

Tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn Hà Tĩnh đầu tư bằng nguồn vốn đều phải thực đúng các Nghị định, Quyết định, Chỉ Thị của Chính phủ, Thủ Tướng Chính Phủ; hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung Ương về quản lý đầu tư - xây dựng và quy định này.

Điều 1:- Thẩm quyền phê duyệt dự án:

1. Những dự án được đầu tư bằng nguồn: Ngân sách tập trung, Vốn ODA:

1.1 Dự án có mức vốn đầu tư 500 triệu đồng trở lên:

Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Thẩm định, Báo cáo kết quả thẩm định, dự thảo quyết định Trình UBND tỉnh phê duyệt.

1.2. Dự án có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng:

Ủy quyền Giám đốc kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án đã có trong danh mục chuẩn bị đầu tư và sau khi có ý kiến của Sở xây dựng chuyên ngành.

1.3. Ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ( thị xã) tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án được ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm qua ngân sách huyện ( thị xã ) để xây dựng: Trường học cao tầng, kênh mương, điện hạ thế, cầu đường, cống , trụ sở UBND xã ( phường, thị trấn); vốn vay của Quỹ hỗ trợ đầu tư Hà Tĩnh qua ngân sách huyện ( thị xã ) để xây dựng trường học cao tầng.

2. Những dự án được đầu tư bằng nguồn của Ngân sách huyện ( thị xã) ngân sách xã; thị trấn:

2.1. Chủ tịch UBND huyện( thị xã) Tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án nhóm C;

- Ngân sách của huyện ( thị xã)

- Trường Phổ thông Trung học thu của các học sinh hàng năm để xây dựng cơ sở vật chất của trường.

- Trường Trung học phổ thông cơ sở liên xã thu của học sinh hàng năm để xây dựng cơ sở vật chất của trường.

2.2. Chủ tịch UBND xã, thị trấn phê duyệt các dự án thuộc nguồn ngân sách xã, thị trấn sau khi được cơ quan chuyên môn do Ủy ban nhân dân huyện ( thị xã) phân công thẩm định.

3. Những dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng của chi nhánh quý hỗ trợ đầu tư Hà Tĩnh:

3.1: Dự án sản xuất kinh doanh của của các cơ quan Nhà nước và các Doanh nghiệp Nhà nước.

3.1.1. Dự án có mức từ 500 triệu đồng trở lên:

Giao Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3.1.2. Dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng :

Ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt.

Trước khi phê duyệt dự án ghi tại mụa 3.1.2, mục 3.1.2 khoản 3.1 phần 3 điều này phải có văn bản thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và chấp thuận của cơ quan cho vay vốn.

3.2. Dự án sản xuất kinh doanh của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp Nhà nước;

Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, trả nợ vốn vay theo hợp đồng vay vốn và tự quyết định đầu tư sau khi có văn bản thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và chấp thuận của cơ quan cho vay vôn.

4. Dự án đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn theo Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24-11-2000 của Thủ Tướng Chính phủ.

Các chủ dự án ( tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh) nếu có nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển của Nhà nước phải lập dự án trình Ủy ban nhân dân huyện để tổ chức thẩm định, nếu dự án được đánh giá tốt sẽ được Chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển Hà Tĩnh tổng hợp trình Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Tĩnh tổng hợp trình Quỹ hỗ trợ xem xét cho vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư.

5. Dự án đầu tư phát ( các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) có nhu cầu vay vốn tín dụng của Nhà nước từ nguồn trình Quỹ hỗ trợ phát triển phải lập dự án đầu tư ( nếu dự án có mức vốn trên 1000 triệu đồng) hoặc lập báo cáo đầu tư ( nếu dự án có mức vốn đầu tư 1000 triệu đồng trở xuống); Thẩm quyền quy định dự án quy định như sau:

5.1. Dự án có mức vốn trên 1000 triệu đồng:

Giao Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tổ chức thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

5.2. Dự án có mức từ 1000 triệu đồng trở xuống:

5.2.1. Nếu dự án có yêu cầu thuê đất, chủ đầu tư phải trình Ủy ban nhân dân tỉnh để được xem xét chấp thuận.

6. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của các xã đặc biệt khó khăn theo quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 của Thủ Tướng Chính Phủ.

6.1. Giao chủ tịch UBND xã làm chủ đầu tư dự án có mức vốn từ 500 triệu đồng .

6.2. Giao chủ tịch UBND huyện làm chủ đầu tư dự án có mức vốn từ 500 triệu đồng trở lên.

6.3. Giao chủ tịch UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt các Dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng và đã có trong danh mục chuẩn bị đầu tư.

6.4. Dự án có mức vốn từ 500 triệu đồng trở lên thực hiện theo khoản 1.1 phần 1 quyết định này.

7. Các dự án đầu tư xây dựng theo các chương trình mục tiêu quốc gia khác nếu không có quy định riêng của cấp có thẩm quyền thì thực hiẹn theo 1 phần điều này.

8. Các dự án nhóm B, C của các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn Vốn khấu hao tài sản cố định, quỹ đầu tư phát triển, vốn có ngồn gốc từ ngân sách Nhà nước, vốn ngân sách Nhà nước cấp ban đầu, Quỹ phúc lợi, các khoản thu của Nhà nước cấp ban đầu, Quỹ phúc lợi, các khoản thu của Nhà để lại cho doanh nghiệp đầu tư: vốn tín dụng thương mại; vốn ngân sách hỗ trợ: Giao Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước căn cứ quy dịnh hoặc kế hoạch phát triển ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phê duyệt.( trừ doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích).

Điều 2: Thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật ( đối với dự án thiết kế 2 bước) thiết kế kỹ thuật thi công ( đối với dự án thiết kế 1 bước) tổng dự toán và dự toán chuẩn bị đầu tư ( sau đây gọi tắt là thiết kế kỹ thuật Tổng dự toán).

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán những dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt. Giao Giám đốc Sở xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, dự thảo quyết định Trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Ủy quyền Giám đốc Sở Xây dựng chuyên ngành:

2.1. Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục và dự toán hạng mục và dự toán hạng mục và dự toán hạng mục với nguyên tắc phải phù hợp với thiết kế kỷ thuật, dự toán hạng mục đã duyệt trong tổng dự toán.

2.2. Tổ chức thẩm định và phe duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự roán những dự án do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt.

3. Giao Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tổ chức thẩm định báo cáo kết quả thẩm định, dự thảo quyết định, dự thảo quyết trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán đền bù tài sản, cây cối, hoa màu, đất đai và dự toán chi phí ban quản lý điều hành dự án ( phần 1, phần 2 Điều này).

4. Giao Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện ( thị xã) phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán những dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ( thị xã) phê duyệt.

5. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phê duyệt thiết kế tổng dự toán những dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phê duyệt sau khi được cơ quan chuyên môn do Ủy ban nhân dân huyện phân công thẩm định thiết kế tổng dự toán.

6. Các Dự án còn lại: Người có thẩm quyền phê duyệt dự án đồng thời chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.

Điều 3: Cấp giấy phép xây dựng: ủy quyền Giám đốc Sở Xây dựng trực tiếp cấp giấy phép xây dựng cho các dự án xây dựng theo quy định. Giao Chủ tịch UBND huyện ( thị xã) cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc sở hữu tư nhân xây dựng tại thị xã, thị trấn.

Điều 4: Đấu Thầu, Chỉ định thầu:

1. Đấu thầu:

1.1. Các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:

1.1.1 Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu.

Giao Giám đốc Sở kế hoạch Đầu tư tổ chức thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định , dự toán quyết định trình Ủy ban nhân dân tỉnh .

1.1.2 Ủy quyền Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.

1.13 Các dự án ghi tại khoản 5.1, khoản 5.2 phân 5 điều 1 không phải đấu thầu.

1.2. Các dự án còn lại: Người có thẩm quyền phê duyệt dự án đồng thời chịu trách nhiệm quyết định các nội dung công việc của đấu thầu.

2. Chỉ định thầu: Ưu tiên các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần trong tỉnh.

2.1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chỉ định thầu các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt…

Giao Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư xem xét đề nghị chỉ định thầu của Chủ đầu tư, đánh giá năng lực và phương án giá nhận thầu của Nhà thầu trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

2.2. Ủy quyền Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư xem xét đề nghị của Chủ đầu tư, đánh giá năng lực và phương án giá nhận thầu của Nhà thầu để quyết định chỉ định thầu các dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt.

2.3. Các Dự án còn lại: Người có thẩm quyền duyệt dự án đồng thời quyết định chỉ định thầu.

2.4. Đối với các gói thầu: Tư vấn lập dự án , tư vấn thiết kế dự toán, tư vấn giám sát thi công:

2.4.1. Gói thầu có mức giá tư vấn từ 100 triệu đồng trở xuống: Ủy quyền cho Chủ đầu tư tự quyết định thuê tư vấn.

2.4.2. Gói thầu có mức giá tư vấn trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng:

2.4.2.1. Gói thầu tư vấn lập dự án đầu tư:Ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư xem xét đề nghị của chủ đầu tư để quyết định.

2.4.2.2. Gói thầu tư vấn thiết kế dự toán, gói thầu tư vấn giám sát thi công, gói thầu tư vấn khác: Ủy quyền Giám đốc Sở Xây dựng chuyên ngành xem xét đề nghị của chủ đầu tư để quyết định.

Điều 5: Thẩm quyền phê duyệt quyết toán, vốn đầu tư công trình hoàn thành ban giao:

Tất cả các dự án đầu tư của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước sau khi hoàn thành bàn giao công trình đều phải quyết toán và thực hiện như sau:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quyết toán các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Giao Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tổ chức thẩm tra, báo cáo kết quả thẩm tra, dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Trường hợp cần thiết phải thành lập Tổ tư vấn để thẩm tra hoặc phải thuê tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt nam để kiểm toán thì giao Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

2. Ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt…

Nếu dự án ghi tại phần 1, phần 2 điều này sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Quỹ hỗ trợ đầu tư Hà Tĩnh thì cơ quan cho vay vốn có trách nhiệm xác nhận số vốn vay. nhận xét việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư gửi Sở Tài chính - Vật giá.

3. Chủ tịch Ủy ban dân dân huyện ( thị xã), Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước được giao phê duyệt dự án đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thẩm tra phê duyệt quyết toán.

4. Chủ tịch UBND xã, thị trấn phê duyệt quyết toán các dự án do Chủ tịch UBND xã, thị trấn phê duyệt.

Ban Tài chính xã ( thị trấn phê duyệt quyết toán các dự án do Chủ tịch UBND xã, thị trấn phê duyệt.

Ban Tài chính xã ( Thị trấn) có trách nhiệm tổ chức thẩm tra làm căn cứ để Chủ tịch UBND xã ( thị trấn) phê duyệt.

UBND xã ( thị trấn) phải thực hiện công khai tài chính đối với việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho từng công trình hoặc hạng mục công trình.

5. Đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn bàn giao. Việc báo cáo phải báo cáo công khai, thông qua Hội nghị xã viên, Hội đồng quản trị, Hội nghị cổ đông v.v.v

Khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện thẩm tra và phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành bàn giao theo Thông tư hướng dẫn của bộ tài Chính.

Điều 6: Đơn giá:

1. Khi có chủ trương của Nhà nước phải ban hành bộ đơn giá XDCB của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định thành lập Ban Đơn giá XDCB. Ban đơn giá XDCB căn cứ hướng dẫn của Bộ Xây dựng và thực tế của tỉnh soạn thảo bộ đơn giá XDCB trình UBND tỉnh ban hành áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì cùng với Giám đốc Sở Tài chính - vật giá:

1.1 Thông báo giá vật tư, vật liệu hàng quý đến từng khu vực làm căn cứ lập dự toán, thanh quyết toán v.v..

1.2. Đối với những công việc chưa có trong bộ đơn giá của tỉnh thì căn cứ định mức của Nhà nước và giá vật tư, vật liệu để tính đơn giá và thông báo cho chủ đầu tư và các cơ quan liên quan biết để lập dư toán, thanh quyết toán.

2. Giao giám đốc Sở tài chính - vật giá

2.1. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo đơn giá đền bù đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc; đền bù cây cối, hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh.

2.2. Thông báo giá máy móc, thiết bị ( thiết bị đồng bộ hoặc lẻ) phù hợp với chủng loại, công suất, nguồn gốc, chất lượng máy và danh mục theo dự án được duyệt làm căn cứ lập và phê duyệt dự toán.

Điều 7: Tổ chưc thực hiện:

1. Sở xây dựng chuyên ngành:

1.1 Sở Xây dựng: Các công trình dân dụng, công nghiệp ( trừ hầm mỏ) công trình hạ tầng đô thị ( đường, Cầu, cống, cấp nước, thoát nước, cây xanh, Điện chiếu sáng), xử lý rác thải, công trình văn hóa, thể dục, thể thao, vườn hoa công viên.

1.2. Sở giao thông vận tải: Các công trình cầu, cống, hầm, đường sông, bến cảng, bến xe.

1.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các công trình hồ, đập thủy lợi; kênh mương, trạm bơm tưới tiêu; chuồng trại chăn nuôi gia gia súc, gia cầm; trồng rừng; giống cây; giống con ( gia súc, gia cầm).

1.4. Sở Thủy sản: Ao, đầm, , đê nội vùng để nuôi thủy sản; công nghệ nuôi, phát triển giống thủy sản và đánh bắt thủy sản.

1.5. Công an tỉnh: Các công trình phòng cháy, nổ

1.6. Sở Công nghiệp: Công trình mỏ.

2. Giám đốc các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện (thị)xã, thị trấn, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp, ủy quyền thẩm định quyết định quyết định một số nội dung về quản lý đầu tư - xây dựng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đã thẩm định, quyết định.

3. Giám đốc các Sở: kế hoạch Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủy sản, Công nghiệp; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển Hà Tĩnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ của cơ quan mình có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

Điều 8: Quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, kịp thời phản ánh cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét xử lý.