- 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3 Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 4 Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư
- 5 Nghị quyết 14/2007/NQ-HĐND thông qua Đề án Kiện toàn mạng lưới thú y thủy sản và khuyến ngư cơ sở do tỉnh Bình Định ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2007/QĐ-UBND | Quy Nhơn, ngày 09 tháng 8 năm 2007 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIỆN TOÀN MẠNG LƯỚI THÚ Y THỦY SẢN VÀ KHUYẾN NGƯ CƠ SỞ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 9;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Kiện toàn mạng lưới thú y thủy sản và khuyến ngư cơ sở với nội dung chủ yếu như sau:
1. Cấp tỉnh: Trạm Thú y thủy sản trực thuộc Chi cục BVNL thủy sản.
* Chức năng
Trạm Thú y thủy sản là đơn vị sự nghiệp giúp Chi cục trưởng thực hiện chức năng quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thú y thủy sản đối với các tổ chức, cá nhân nuôi trồng, chế biến, vận chuyển thủy sản trong toàn tỉnh.
* Nhiệm vụ
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, kinh doanh giống, di giống, nhập giống, các loại thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật thú y sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
- Tham gia hướng dẫn ứng dụng quy phạm thực hành nuôi tốt, quy tắc nuôi có trách nhiệm trong vùng nuôi thủy sản theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc kiểm soát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và chất thải công nghiệp đến môi trường nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
- Thực hiện quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh thủy sản theo quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Thực hiện hoạt động dập tắt dịch bệnh thủy sản và phục hồi môi trường sau khi dịch bệnh được dập tắt.
- Kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản, tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở thu gom, cở sở chế biến thủy sản thủ công.
- Thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi.
- Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản; trong quan trắc môi trường nuôi thủy sản.
* Định biên cán bộ
- Số lượng : 8 người.
+ Quản lý chất lượng : 3 người
+ Thú y thủy sản : 3 người
+ Kiểm nghiệm, xét nghiệm : 2 người
- Trình độ: Đại học nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản.
2. Cấp huyện: Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố ven biển.
* Chức năng
Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố là đơn vị sự nghiệp, chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng Kinh tế (hoặc Phòng Nông nghiệp) huyện, thành phố, giúp Phòng Kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực thủy sản (nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thú y thủy sản) trên địa bàn huyện, thành phố.
* Nhiệm vụ
+ Kiểm dịch thú y thủy sản, phòng chống dịch bệnh thủy sản, quan trắc dự báo môi trường thủy sản xác định bệnh thủy sản nuôi.
+ Có trách nhiệm chính trong việc phát hiện và hướng dẫn ngư dân phòng trừ dịch bệnh; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nuôi tại địa phương.
+ Hướng dẫn kỹ thuật đánh bắt, chế biến và bảo quản sản phẩm.
+ Tổ chức thực hiện các mô hình khuyến ngư trong địa bàn huyện, thành phố.
* Định biên cán bộ
- Số lượng
+ Trạm Thú y thủy sản Hoài Nhơn : 04 người
+ Trạm Thú y thủy sản Phù Mỹ : 04 người
+ Trạm Thú y thủy sản Phù Cát : 04 người
+ Trạm Thú y thủy sản Tuy Phước : 04 người
+ Trạm Thú y thủy sản thành phố Quy Nhơn : 03 người
- Trình độ: Đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản và thú y thủy sản.
- Mỗi trạm chỉ bố trí 01 trạm trưởng. Tiêu chuẩn tuyển chọn đúng chuyên ngành, chủ yếu là nuôi trồng và thú y thủy sản.
3. Cấp xã, phường: Cán bộ khuyến ngư xã, phường.
* Nhiệm vụ
Giúp UBND cấp xã, Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thủy sản và phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thực hiện việc giám sát tình hình dịch bệnh và quản lý khai thác thủy sản ở địa phương.
- Tổ chức triển khai thực hiện các mô hình khuyến ngư.
- Căn cứ nhiệm vụ của Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố và tình hình thực tế của địa phương phối hợp với các tổ chức liên quan tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về thủy sản cho nhân dân địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác do Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố và UBND cấp xã giao.
* Định biên
Mỗi xã, phường ven biển có nuôi trồng và đánh bắt thủy sản và các xã nằm trong vùng quy hoạch chuyển đổi nuôi cá nước ngọt tập trung bố trí một cán bộ khuyến ngư.
* Tiêu chuẩn
+ Trình độ trung cấp thủy sản trở lên.
+ Nắm vững và chấp hành tốt chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo của ngành thủy sản về khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình công tác.
+ Có đủ sức khỏe để đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Tuổi đời từ 18 đến 45 tuổi.
* Trách nhiệm
Cán bộ thủy sản xã, phường do UBND xã, phường hợp đồng, quản lý hoạt động và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố.
- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chấp hành sự phân công, điều động của Trưởng Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố và Chủ tịch UBND xã, phường; liên đới chịu trách nhiệm khi trên địa bàn được phân công quản lý xảy ra dịch bệnh.
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước khi làm việc ở địa phương.
- Bảo đảm tính trung thực khách quan, đúng pháp luật khi thực thi nhiệm vụ.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thủy sản của địa phương cho UBND cấp xã và Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo tuần, báo cáo tháng hoặc đột xuất tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh và quan trắc môi trường về Trung tâm Khuyến ngư NCƯDKT thủy sản và Chi cục BVNL thủy sản.
* Quyền lợi
- Cán bộ thủy sản xã, phường được hưởng phụ cấp lương theo hợp đồng.
- Được cung cấp và trang bị các điều kiện để làm việc theo quy định.
- Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn có liên quan đến công việc được giao.
4. Phương thức hợp đồng và định mức phụ cấp lương trả cho cán bộ khuyến ngư xã, phường
- UBND cấp xã được xem xét ký hợp đồng dài hạn với cán bộ khuyến ngư xã, phường trên cơ sở có thỏa thuận trước với Trạm Thú y thủy sản cấp huyện.
- Mức phụ cấp cho cán bộ khuyến ngư xã, phường 400.000 đ/người/tháng.
+ Ngân sách tỉnh đầu tư trang thiết bị cho các Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố và chi trả biên chế Trạm Thú y thủy sản trực thuộc Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Ngân sách huyện, thành phố chi trả lương cho cán bộ chuyên môn thuộc biên chế của huyện, thành phố và chi hỗ trợ trả bù phụ cấp cho cán bộ khuyến ngư xã, phường nếu ngân sách xã, phường không đủ cân đối.
+ Ngân sách xã, phường chi trả phụ cấp cho cán bộ khuyến ngư xã, phường. Ngoài ra, ngân sách huyện (thành phố), xã (phường) bố trí kinh phí hàng năm
cho hoạt động khuyến ngư và phòng chống dịch bệnh thủy sản tại địa phương.
1. Giám đốc Sở Thủy sản chủ trì phối hợp Sở Nội vụ, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Đề án này và theo dõi, đề xuất giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp Sở Thủy sản, Sở Nội vụ xác định tiêu chuẩn cán bộ thú y thủy sản, khuyến ngư cơ sở ở từng địa bàn cấp xã, phường và chỉ đạo UBND các xã, phường hợp đồng cán bộ khuyến ngư xã, phường đảm bảo đủ tiêu chuẩn để thực hiện nhiệm vụ; chỉ đạo thực hiện củng cố kiện toàn mạng lưới thú y thủy sản cơ sở, tăng cường quản lý nhà nước về thủy sản, tổ chức triển khai các biện pháp phát triển nuôi trồng thủy sản và phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn; tổ chức phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản theo quy định nhà nước hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nội vụ, Thủy sản, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 29/2009/QĐ-UBND hợp nhất Trung tâm Khuyến nông với Trung tâm Khuyến ngư thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận
- 2 Quyết định 04/2008/QĐ-UBND về đề án xây dựng mạng lưới thú y cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 2983/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án xây dựng mạng lưới khuyến ngư viên cơ sở tại xã nuôi trồng thủy sản trọng điểm tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Nghị quyết 14/2007/NQ-HĐND thông qua Đề án Kiện toàn mạng lưới thú y thủy sản và khuyến ngư cơ sở do tỉnh Bình Định ban hành
- 5 Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư
- 6 Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 8 Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10 Quyết định 2389/1999/QĐ-UB năm 1999 Quy chế quản lý mạng lưới thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1 Quyết định 29/2009/QĐ-UBND hợp nhất Trung tâm Khuyến nông với Trung tâm Khuyến ngư thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận
- 2 Quyết định 04/2008/QĐ-UBND về đề án xây dựng mạng lưới thú y cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 2389/1999/QĐ-UB năm 1999 Quy chế quản lý mạng lưới thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4 Quyết định 2983/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án xây dựng mạng lưới khuyến ngư viên cơ sở tại xã nuôi trồng thủy sản trọng điểm tỉnh Thừa Thiên Huế