Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 170/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2016 CỦA CỤC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1165/QĐ-BTP ngày 21/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế xây dựng Kế hoạch của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1163/QĐ-BTP ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bồi thường nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-BTP ngày 28/01/2016 ban hành Chương trình, hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước năm 2016;

Căn cứ Báo cáo số 12/BC-BTP ngày 20/01/2016 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2016;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác năm 2016 của Cục Bồi thường nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục BTNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Khánh Ngọc

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC NĂM 2016 CỦA CỤC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 170 /QĐ-BTP ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong việc tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.

1.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường, đặc biệt là quản lý chuyên ngành về công tác bồi thường trong các hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp.

1.3. Là cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đánh giá kết quả công tác của các đơn vị thuộc Cục, phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại và công tác thi đua, khen thưởng của Cục.

1.4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, nhất là đối với việc giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hình sự và thi hành án.

2. Yêu cầu

2.1. Kế hoạch phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2016 và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác năm 2016; ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tại Hội nghị triển khai công tác bồi thường nhà nước năm 2016 bảo đảm tính khả thi, đáp ứng các mục đích đã đề ra trên tinh thần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí được giao.

2.2. Chủ động xây dựng Kế hoạch chi tiết đối với các nhiệm vụ theo hướng xác định rõ nội dung, thời gian, phạm vi, tiến độ thực hiện, chú trọng việc khắc phục các hạn chế của những năm trước, nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đề ra.

2.3. Bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Cục; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Cục; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa các đơn vị thuộc Cục và công chức, viên chức, người lao động trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nhiệm vụ trọng tâm

Trong năm 2016, Cục Bồi thường nhà nước xác định và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1.1. Tập trung mọi nguồn lực giúp Ban soạn thảo, Tổ biên tập tổ chức nghiên cứu, xây dựng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng.

1.2. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

1.3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan tham mưu về công tác bồi thường tại các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác giải quyết bồi thường, công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, rà soát các vụ việc yêu cầu bồi thường tồn đọng và vụ việc mới thụ lý để kịp thời giải quyết dứt điểm.

1.4. Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc đã phát sinh, được dư luận xã hội quan tâm.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Công tác xây dựng dự án Luật TNBTCNN (sửa đổi)

- Tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường của nhà nước phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng Luật TNBTCNN (sửa đổi).

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ xây dựng dự án Luật TNBTCNN (sửa đổi).

- Nghiên cứu, khảo sát các quy định của pháp luật nước ngoài về bồi thường nhà nước.

2.2. Công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường

a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

b) Tổ chức triển khai thực hiện các thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn Luật TNBTCNN đã được sửa đổi, bổ sung trong năm 2015 tại các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.

c) Hướng dẫn Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác bồi thường; giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 96/QĐ-BTP ngày 08/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Đồng thời rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Quy chế này nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

đ) Xây dựng Báo cáo về công tác bồi thường năm 2016 trình Chính phủ theo quy định của Luật TNBTCNN.

e) Chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường tại các Bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát, lập danh sách các vụ việc có yêu cầu bồi thường và thụ lý giải quyết bồi thường để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết các vụ việc tồn đọng từ năm 2015 chuyển sang, nhất là những vụ việc phức tạp, gây bức xúc cho dư luận xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính và thi hành án dân sự; kịp thời nắm bắt, thu thập thông tin các vụ việc phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước để tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết.

g) Tổ chức thực hiện các hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường, cụ thể:

- Theo dõi, đôn đốc hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường và giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự.

- Kiểm tra định kỳ việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và kiểm tra đột xuất việc giải quyết bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính, thi hành án dân sự.

h) Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường

Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án trên phạm vi cả nước.

i) Tổ chức triển khai Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN trong hoạt động quản lý hành chính.

k) Cập nhật Bộ Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về bồi thường nhà nước.

2.3. Rà soát, thống kê, công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhằm góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

2.4. Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác bồi thường

a) Tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng, định kỳ tổ chức họp liên ngành để trao đổi về thực trạng và giải pháp trong thực hiện công tác bồi thường nhằm nâng cao chất lượng công tác phối hợp thường xuyên; rà soát các vụ việc tồn đọng từ năm 2015 chuyển sang và những vụ việc mới phát sinh để kịp thời giải quyết dứt điểm.

b) Phối hợp với TANDTC và VKSNDTC hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước, giải đáp vướng mắc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và công tác kiểm tra trong hoạt động tố tụng.

2.5. Công tác tổ chức, cán bộ

a) Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bồi thường nhà nước tại các Bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

b) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bồi thường tại Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước và Tổng Cục thi hành án dân sự).

2.6. Công tác khác

a) Triển khai các quy định liên quan đến công tác bồi thường nhà nước tại Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

b) Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, bảo đảm phong trào thi đua, khen thưởng đi vào thực chất nhằm khuyến khích công chức, viên chức, người lao động hăng hái thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Cục và của Bộ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Bồi thường nhà nước chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả và đúng thời hạn theo kế hoạch công tác; tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai các hoạt động được giao; thường xuyên theo dõi tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch công tác, có đánh giá tình hình thực hiện; Lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước chủ động nắm bắt tình hình, chỉ đạo triển khai Kế hoạch công tác của Cục, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

2. Các đơn vị thuộc Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Cục Bồi thường nhà nước trong việc thực hiện Kế hoạch này.

3. Căn cứ Kế hoạch này, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

4. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch này theo quy định của pháp luật về ngân sách và phù hợp với tình hình thực tế.

(Kèm theo Phụ lục chi tiết nội dung Kế hoạch công tác năm 2016 của Cục Bồi thường nhà nước)./.

 

PHỤ LỤC

CHI TIẾT NỘI DUNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2016 CỦA CỤC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 170/QĐ-BTP ngày 04/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

STT

Tên nhiệm vụ

Cơ quan, đơn vị, tổ chức chủ trì thực hiện

Cơ quan, đơn vị, tổ chức phối hợp thực hiện

Thời gian hoàn thành

Sản phẩm chủ yếu

Nguồn kinh phí đảm bảo

Ghi chú

1

Xây dựng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi)

1.1

Tổ chức Hội nghị toàn quốc 05 năm thi hành Luật TNBTCNN

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Tháng 01/2016

Báo cáo tổng kết

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

1.2

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng Luật TNBTCNN (sửa đổi)

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Theo KH tại QĐ số 2284/QĐ-BSTLTNBTCNN ngày 31/12/2015

Báo cáo rà soát

Từ nguồn kinh phí xây dựng Luật

 

1.3

Xây dựng dự thảo, Tờ trình, thuyết minh dự án Luật TNBTCNN sửa đổi; Báo cáo đánh giá tác động của Luật TNBTCNN; Báo cáo đánh giá thủ tục hành chính của Luật TNBTCNN

Ban soạn thảo, Tổ biên tập

VKSNDTC, TANDTC và các Bộ, ngành liên quan

Theo KH tại QĐ số 2284/QĐ-BSTLTNBTCNN ngày 31/12/2015

Dự thảo Luật, Tờ trình, thuyết minh

Từ nguồn kinh phí xây dựng Luật

 

1.4

Tổ chức tọa đàm, đối thoại lấy ý kiến với Đại biểu quốc hội, các cơ quan, tổ chức, công dân, Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý về dự thảo Luật TNBTCNN (sửa đổi)

Ban soạn thảo, Tổ biên tập

VKSNDTC, TANDTC và các Bộ, ngành liên quan

Theo KH tại QĐ số 2284/QĐ-BSTLTNBTCNN ngày 31/12/2015 của BTP

Báo cáo Tọa đàm

Từ nguồn kinh phí xây dựng Luật

 

1.5

Nghiên cứu, điều tra xã hội học trong nước về pháp luật bồi thường của Nhà nước

Ban soạn thảo, Tổ biên tập

VKSNDTC, TANDTC, các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ liên quan

Theo KH tại QĐ số 2284/QĐ-BSTLTNBTCNN ngày 31/12/2015 của BTP

Báo cáo

Từ nguồn kinh phí xây dựng Luật

 

1.6

Khảo sát nước ngoài về trách nhiệm bồi thường nhà nước tại một số nước trên thế giới

Ban soạn thảo, Tổ biên tập

Các Bộ, ngành và đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Theo KH của Vụ Hợp tác quốc tế

Báo cáo

Từ nguồn kinh phí theo KH hợp tác quốc tế

 

1.7

Trình Chính phủ dự án Luật

Ban soạn thảo, Tổ biên tập

Các Bộ, ngành và đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Theo KH tại QĐ số 2284/QĐ-BSTLTNBTCNN ngày 31/12/2015 của BTP

Hồ sơ dự án Luật

 

 

1.8

Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội

Ban soạn thảo, Tổ biên tập

Các Bộ, ngành và đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Theo KH tại QĐ số 2284/QĐ-BSTLTNBTCNN ngày 31/12/2015 của BTP

Hồ sơ dự án Luật

 

 

1.9

Trình Quốc hội dự án Luật

Ban soạn thảo, Tổ biên tập

Các Bộ, ngành và đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Theo KH tại QĐ số 2284/QĐ-BSTLTNBTCNN ngày 31/12/2015 của BTP

Hồ sơ dự án Luật

 

 

2

Quản lý nhà nước về công tác bồi thường

2.1

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

a)

Phối hợp với Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Tổng cục thi hành án dân sự thực hiện phổ biến, tuyên truyền đến các đối tượng là cá nhân, tổ chức về Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ ngành, đơn vị thuộc Bộ, các Tổ chức quốc tế có liên quan

Cả năm 2016

Báo cáo kết quả

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

b)

Xây dựng 03 cuốn sách: “Kinh nghiệm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của một số nước trên thế giới”; “Hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ công tác BTNN trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án”; “Thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ ngành, đơn vị thuộc Bộ, các Tổ chức quốc tế có liên quan

Tháng 9/2016

Sách

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

c)

Cập nhật nội dung Trang thông tin về bồi thường nhà nước trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Cả năm 2016

Tin, bài về bồi thường nhà nước

Theo quy định của pháp luật về thông tin, báo chí, xuất bản

 

2.2

Tổ chức triển khai thực hiện các Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn Luật TNBTCNN đã được sửa đổi, bổ sung trong năm 2015 tại các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan (số lượng khoảng 100-150 người/lớp)

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Tháng 9/2016

Báo cáo kết quả triển khai

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

Tổ chức tại 03 địa phương đại diện 03 miền (Bắc Trung, Nam)

2.3

Hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường nhà nước; giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự

a)

Hướng dẫn Bộ, ngành, địa phương nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường nhà nước năm 2016 (công tác quản lý nhà nước, kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác bồi thường, nghiệp vụ giải quyết bồi thường…)

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương

Tháng 02/2016

Văn bản hướng dẫn

Từ nguồn kinh phí tự chủ tài chính

 

b)

Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án theo quy định của pháp luật

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Cả năm 2016

Văn bản hướng dẫn

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

c)

Giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Cả năm 2016

Văn bản giải đáp vướng mắc

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

2.4

Xây dựng Báo cáo về công tác bồi thường nhà nước năm 2016 trình Chính phủ theo quy định của Luật TNBTCNN

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thuộc Bộ có liên quan

- BC 6 tháng đầu năm: tháng 6/2016

- BC năm: tháng 12/2016;

Báo cáo

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

2.5

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước

a)

Theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Cả năm 2016

Báo cáo kết quả theo dõi

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

b)

Theo dõi, lập danh sách các vụ việc giải quyết bồi thường trong ba hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án dân sự năm 2016

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Cả năm 2016

Xây dựng danh mục các vụ việc

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

c)

Đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Cả năm 2016

Văn bản đôn đốc

Từ nguồn kinh phí tự chủ tài chính

 

d)

Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và giải quyết bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính, thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước (có kế hoạch riêng)

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Tháng 9/2016

Báo cáo kiểm tra

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

Kết hợp với công tác triển khai văn bản mới ban hành năm 2015

2.6

Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường (cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự)

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Một số đơn vị trong và ngoài Bộ, các địa phương có liên quan

Cả năm 2016

Văn bản cung cấp thông tin, hướng dẫn

Từ nguồn kinh phí không  tự chủ tài chính

 

3

Triển khai Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN trong hoạt động quản lý hành chính

3.1

Kiểm tra việc triển khai áp dụng Bộ tiêu chí tại địa phương.

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

STP các tỉnh, TP; các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Tháng 9/2016

Báo cáo kết quả kiểm tra

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

Kết hợp với công tác triển khai văn bản mới ban hành năm 2015

3.2

Tổ chức Tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai áp dụng Bộ tiêu chí tại địa phương.

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

STP các tỉnh, TP; các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Tháng 9/2016

Báo cáo kết quả Tọa đàm

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

3.3

Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả áp dụng Bộ tiêu chí

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

STP các tỉnh, TP; các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Tháng 11/2016

Báo cáo tổng kết

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

4

Cập nhật Bộ Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về bồi thường nhà nước

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp

Cả năm 2016

Bộ pháp điển về BTNN

(cập nhật)

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

5

Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác bồi thường nhà nước

5.1

Tổ chức họp liên ngành với các cơ quan Trung ương, địa phương để xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

TANDTC, VKSNDTC, Bộ, ngành, địa phương liên quan

Cả năm 2016

Báo cáo kết quả họp liên ngành

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

Theo yêu cầu từng vụ việc

5.2

Phối hợp với TANDTC, VKSNDTC bàn giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi thường; hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, giải đáp vướng mắc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

VKSNDTC, TANDTC

Cả năm 2016

Văn bản hướng dẫn, Văn bản giải đáp vướng mắc

Từ nguồn kinh phí không tự chủ tài chính

 

6

Công tác tổ chức, cán bộ

6.1

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bồi thường nhà nước tại các Bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;

Cả năm 2016

Văn bản phối hợp

Từ nguồn kinh phí tự chủ tài chính

 

6.2

Kiện toàn công tác cán bộ, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bồi thường tại Cục BTNN và Tổng cục Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Vụ TCCB, Tổng cục THADS và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Cả năm 2016

Báo cáo

Từ nguồn kinh phí tự chủ tài chính

 

7

Rà soát, thống kê, công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Cả năm 2016

Báo cáo; Quyết định công bố thủ tục hành chính

Từ nguồn kinh phí tự chủ tài chính

 

8

Triển khai các quy định liên quan đến công tác bồi thường nhà nước tại Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các cơ quan, đơn vị có liên quan; các cơ quan Tư pháp địa phương

Theo QĐ số 1686/QĐ-BTP ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng BTP

Báo cáo

Từ nguồn kinh phí tự chủ tài chính

 

9

Công tác thi đua, khen thưởng

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, bảo đảm công tác thi đua khen thưởng đi vào thực chất, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Cục và của Bộ

Cục Bồi thường nhà nước

Vụ TĐ-KT, Cụm TĐ số III và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Cả năm 2016

Báo cáo

Quỹ Thi đua - Khen thưởng

 

10

Thực hiện các hoạt động hợp tác với một số tổ chức quốc tế theo chương trình, kế hoạch đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các Bộ ngành, đơn vị thuộc Bộ, các Tổ chức quốc tế có liên quan

Cả năm 2016

Báo cáo

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế

 

11

Tổng kết công tác BTNN năm 2016, xây dựng KH công tác BTNN năm 2017

Bộ Tư pháp

(Cục Bồi thường nhà nước)

Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan

Tháng 12/2016