ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1785/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 11 tháng 06 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1785/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
STT | Tên thủ tục hành chính |
A | CẤP TỈNH |
| THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH |
I | Lĩnh vực: Nông nghiệp. |
1 | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn đối với trường hợp nhà sản xuất chưa được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP (Số seri: T-THA-175514-TT). |
| THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG |
I | Lĩnh vực: Nông nghiệp. |
1 | Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn đối với trường hợp nhà sản xuất chưa được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP (được sửa đổi theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT. Số seri: T-THA-175516-TT). |
Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn đối với trường hợp nhà sản xuất chưa được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Số seri trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC: T-THA-175514-TT. |
Lĩnh vực: Nông nghiệp. |
CÁC BỘ PHẬN TẠO THÀNH CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
1. Trình tự thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức: 1. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (số 17 Dốc Ga, phường Phú Sơn, TP. Thanh Hóa). 2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). 3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với cá nhân, tổ chức: Gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn trước 01 tháng tính đến thời điểm Giấy chứng nhận đã được cấp hết hiệu lực. b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ:………………………………………………………………….. Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức: 1. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản thẩm định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ. 2. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản thành lập đoàn thẩm định từ 3-5 người. 3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Đoàn thẩm định, Đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra thực địa; khi cần thiết thì lấy mẫu đất, nước để phân tích; lập biên bản thẩm định có xác nhận của đại diện đoàn thẩm định và nhà sản xuất. 4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định, Chi 4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản ban hành Quyết định cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân (nếu đủ điều kiện). Lưu ý: Nếu chưa đảm bảo điều kiện thì Đoàn thẩm định nêu rõ trong biên bản thẩm định những chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu và thời hạn để nhà sản xuất khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, Đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra lại và đề nghị cấp Giấy chứng nhận khi đạt yêu cầu. Bước 4. Trả kết quả 1. Địa điểm trả: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Số 17 Dốc Ga, phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa). 2. Thời gian trả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). |
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện (được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT). |
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn (có mẫu): 01 bản chính (được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT); - Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (có mẫu): 01 bản chính. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT). |
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định (được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT). |
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. |
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sơ chế rau, quả an toàn (Phụ lục 4). |
8. Phí, lệ phí: không. |
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất/sơ chế rau, quả an toàn (Phụ lục 3, được sửa đổi theo quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT); - Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả an toàn (Phụ lục 5). |
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: a) Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn (được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT): - Nhân lực: + Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên). + Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn. - Đất trồng và giá thể: + Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn; + Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN (có phụ lục 1 đính kèm biểu này). - Nước tưới: + Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè; + Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 2 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN (có phụ lục 2 đính kèm biểu này); + Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người. - Quy trình sản xuất rau, quả an toàn: Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP. - Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP. b) Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn (được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT): - Nhân lực: + Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên). + Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn. + Được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. - Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP; - Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống; - Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế); - Nhà sơ chế phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP; - Quy trình sơ chế rau, quả an toàn: Nhà sơ chế xây dựng quy trình sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP”. |
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; - Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn; - Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010; - Quyết định số 74/QĐ-SNN&PTNT ngày 24/01/2011 của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá về việc giao nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn. |
CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN TTHC VÀ PHỤ LỤC YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN: CÓ
PHỤ LỤC 1
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Nguyên tố | Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất khô) | Phương pháp thử * |
1 | Arsen (As) | 12 | TCVN 6649:2000 (ISO11466:1995) TCVN 6496:1999 (ISO11047:1995) |
2 | Cadimi (Cd) | 2 | |
3 | Chì (Pb) | 70 | |
4 | Đồng (Cu) | 50 | |
5 | Kẽm (Zn) | 200 |
* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
PHỤ LỤC 2
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC TƯỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Nguyên tố | Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/lít) | Phương pháp thử* |
1 | Thuỷ ngân (Hg) | 0,001 | TCVN 5941:1995 |
2 | Cadimi (Cd) | 0,01 | TCVN 665:2000 |
3 | Arsen (As) | 0,1 | TCVN 665:2000 |
4 | Chì (Pb) | 0,1 | TCVN 665:2000 |
* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
PHỤ LỤC SỐ 3
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
………, ngày……tháng…….năm ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT/ SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/TP......
1. Tên nhà sản xuất/ sơ chế:………
2. Địa chỉ :………………………….
ĐT ……Fax …..………….Email…
3. Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):
4. Hình thức đề nghị cấp
Cấp mới Cấp lại
5. Đề nghị được cấp giấy chứng nhận
Sau khi nghiên cứu Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn, đặc biệt về điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả, chè an toàn, liên hệ với điều kiện cụ thể, chúng tôi đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả an toàn:
- Diện tích sản xuất rau, quả an toàn đăng ký: ………….ha/ công suất sơ chế rau, quả an toàn đăng ký: …kg/đơn vị thời gian);
- Chủng loại rau, quả an toàn đăng ký:……………..
- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………
- Bản kê điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (kèm theo);
6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả an toàn.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/TP.............thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn./.
| Đại diện của nhà sản xuất/ sơ chế |
PHỤ LỤC SỐ 4
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
UBND tỉnh, thành phố | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN
Cơ sở đủ điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả an toàn
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, thành phố …....
CHỨNG NHẬN
Cơ sở:
Địa chỉ:
Có diện tích sản xuất : ..…ha/ công suất sơ chế : ...…kg/ngày đối với các chủng loại rau, quả: …..đáp ứng đủ điều kiện sản xuất/sơ chế rau, quả an toàn theo Quy định của Quyết định 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Cơ sở: .....................................................................................................................
phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm rau, quả an toàn do cơ sở sản xuất, sơ chế.
Giấy chứng nhận này có giá trị Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm Số: …….GCN/SNN- Cấp lần thứ 1 | .…, ngày tháng năm 20 |
PHỤ LỤC 5
MẪU BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
………, ngày……tháng…….năm ….
BẢN KÊ KHAI
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN
1. Tên nhà sản xuất: ……………………………………………
2. Địa chỉ :……………………ĐT …………. Fax …….Email………
3. Điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn
3.1. Nhân lực:
Danh sách cán bộ kỹ thuật
TT | Họ và tên | Trình độ chuyên môn | Thời gian công tác | Ghi chú |
|
|
|
|
|
Danh sách hộ gia đình sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn
TT | Họ tên chủ hộ | DT đất trồng ( ha) | Chứng chỉ tập huấn | Ghi chú |
|
|
|
|
|
3.2. Đất trồng:
- Diện tích sản xuất rau, quả, chè an toàn đăng ký: …………….ha (hoặc quy mô sản xuất ……….kg/đơn vị thời gian);
- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………
- Bản đồ giải thửa, hoặc sơ đồ khu vực sản xuất;
- Kết quả phân tích đất theo Phụ lục 1 của Quy định này (nếu có);
- Khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến cách ly các nguồn gây ô nhiễm ….. …..m.
3.3. Nguồn nước tưới:
- Nguồn nước tưới cho cây rau, quả, chè (sông, ao hồ, nước ngầm...):……..
- Kết quả phân tích nước tưới theo Phụ lục 2 của Quy định này (nếu có).
3.4. Quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn:
- Các loài rau, quả, chè đăng ký sản xuất: ………………………….
- Các quy trình sản xuất sơ chế rau, quả, chè an toàn theo GAP (VietGAP…) và chế biến chè theo quy trình chế biến an toàn …
3.5. Điều kiện sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn:
- Diện tích khu sơ chế …..m2, loại nhà:……….
- Diện tích kho bảo quản :……m2, tình trạng kỹ thuật:……
- Điều kiện bao gói sản phẩm:…………………………………………
- Quy trình sơ chế rau, quả an toàn theo GAP (VietGAP…) và Quy trình chế biến chè an toàn…cho loại rau, quả, chè đăng ký sản xuất ………………
Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê khai là đúng sự thật.
| ….., ngày…. tháng …. năm… |
Số seri trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC: T-THA-175516-TT. |
Lĩnh vực: Nông nghiệp. |
CÁC BỘ PHẬN TẠO THÀNH CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
1. Trình tự thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức: 1. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Số 17 Dốc Ga, phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa). 2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). 3. Những điểm cần lưu ý trong khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với cá nhân, tổ chức: …………………………………………………………………….. b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: ……………………………………………………………. Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức (được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT): 1. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản thẩm định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ. 2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản thành lập đoàn thẩm định từ 3 - 5 người. 3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Đoàn thẩm định, Đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra thực địa; khi cần thiết thì lấy mẫu đất, nước để phân tích; lập biên bản thẩm định có xác nhận của đại diện đoàn thẩm định và nhà sản xuất. Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản ban hành Quyết định cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân (nếu đủ điều kiện). Lưu ý: Nếu chưa đảm bảo điều kiện thì Đoàn thẩm định nêu rõ trong biên bản thẩm định những chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu và thời hạn để nhà sản xuất khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, Đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra lại và đề nghị cấp Giấy chứng nhận khi đạt yêu cầu. Bước 4. Trả kết quả: 1. Địa điểm trả: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (số 17 Dốc Ga, phường Phú Sơn, TP. Thanh Hóa) 2. Thời gian trả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). |
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện |
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn (có mẫu): 01 bản chính; - Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn nếu có thay đổi so với đăng ký lần đầu (có mẫu): 01 bản chính; - Báo cáo kết quả sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn trong thời gian được cấp giấy chứng nhận (đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực): 01 bản chính; - Báo cáo khắc phục (đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn): 01 bản chính. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định. |
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. |
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả an toàn (Phụ lục 4). |
8. Phí, lệ phí: Không. |
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất/sơ chế rau, quả an toàn (Phụ lục 3); - Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả an toàn trường hợp có thay đổi so với đăng ký lần đầu (Phụ lục 5). |
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: a) Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn: - Nhân lực: + Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên). + Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn. - Đất trồng và giá thể: + Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn. + Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN (có phụ lục 1 đính kèm biểu này). - Nước tưới: + Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè. + Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 2 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN (có phụ lục 2 đính kèm biểu này). + Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người. - Quy trình sản xuất rau, quả an toàn: Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP. - Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP. b) Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn. - Nhân lực: + Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên). + Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn. + Được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. - Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP; - Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống; - Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế); - Nhà sơ chế phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP; - Quy trình sơ chế rau, quả an toàn: Nhà sơ chế xây dựng quy trình sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP”. |
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; - Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn; - Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010; - Quyết định số 74/QĐ-SNN&PTNT ngày 24/01/2011 của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá về việc giao nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn. |
CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN TTHC VÀ PHỤ LỤC YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN: CÓ.
PHỤ LỤC 1
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Nguyên tố | Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất khô) | Phương pháp thử * |
1 | Arsen (As) | 12 | TCVN 6649:2000 TCVN 6496:1999 |
2 | Cadimi (Cd) | 2 | |
3 | Chì (Pb) | 70 | |
4 | Đồng (Cu) | 50 | |
5 | Kẽm (Zn) | 200 |
* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
PHỤ LỤC 2
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC TƯỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Nguyên tố | Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/lít) | Phương pháp thử* |
1 | Thuỷ ngân (Hg) | 0,001 | TCVN 5941:1995 |
2 | Cadimi (Cd) | 0,01 | TCVN 665:2000 |
3 | Arsen (As) | 0,1 | TCVN 665:2000 |
4 | Chì (Pb) | 0,1 | TCVN 665:2000 |
* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
PHỤ LỤC SỐ 3
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
………, ngày……tháng…….năm ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT/ SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/TP......
1. Tên nhà sản xuất/ sơ chế:………
2. Địa chỉ :………………………….
ĐT ……Fax …..………….Email…
3. Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):
4. Hình thức đề nghị cấp
Cấp mới Cấp lại
5. Đề nghị được cấp giấy chứng nhận
Sau khi nghiên cứu Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn, đặc biệt về điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả, chè an toàn, liên hệ với điều kiện cụ thể, chúng tôi đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả an toàn:
- Diện tích sản xuất rau, quả an toàn đăng ký: ………….ha/ công suất sơ chế rau, quả an toàn đăng ký: …kg/đơn vị thời gian);
- Chủng loại rau, quả an toàn đăng ký:……………..
- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………
- Bản kê điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (kèm theo);
6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả an toàn.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/TP.............thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn./.
| Đại diện của nhà sản xuất/ sơ chế |
PHỤ LỤC SỐ 4
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
UBND tỉnh, thành phố | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN
Cơ sở đủ điều kiện sản xuất/ sơ chế rau, quả an toàn
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, thành phố …....
CHỨNG NHẬN
Cơ sở:
Địa chỉ:
Có diện tích sản xuất : ..…ha/ công suất sơ chế : ...…kg/ngày đối với các chủng loại rau, quả: …..đáp ứng đủ điều kiện sản xuất/sơ chế rau, quả an toàn theo Quy định của Quyết định 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Cơ sở: .....................................................................................................................
phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm rau, quả an toàn do cơ sở sản xuất, sơ chế.
Giấy chứng nhận này có giá trị Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm Số: …….GCN/SNN- Cấp lần thứ 1 | .…, ngày tháng năm 20 |
PHỤ LỤC 5
MẪU BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
………, ngày……tháng…….năm ….
BẢN KÊ KHAI
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN
1. Tên nhà sản xuất: ……………………………………………
2. Địa chỉ :……………………ĐT …………. Fax …….Email………
3. Điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn
3.1. Nhân lực:
Danh sách cán bộ kỹ thuật
TT | Họ và tên | Trình độ chuyên môn | Thời gian công tác | Ghi chú |
|
|
|
|
|
Danh sách hộ gia đình sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn
TT | Họ tên chủ hộ | DT đất trồng ( ha) | Chứng chỉ tập huấn | Ghi chú |
|
|
|
|
|
3.2. Đất trồng:
- Diện tích sản xuất rau, quả, chè an toàn đăng ký: …………….ha (hoặc quy mô sản xuất ……….kg/đơn vị thời gian);
- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)………
- Bản đồ giải thửa, hoặc sơ đồ khu vực sản xuất;
- Kết quả phân tích đất theo Phụ lục 1 của Quy định này (nếu có);
- Khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến cách ly các nguồn gây ô nhiễm ….. …..m.
3.3. Nguồn nước tưới:
- Nguồn nước tưới cho cây rau, quả, chè (sông, ao hồ, nước ngầm...):……..
- Kết quả phân tích nước tưới theo Phụ lục 2 của Quy định này (nếu có).
3.4. Quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn:
- Các loài rau, quả, chè đăng ký sản xuất: ………………………….
- Các quy trình sản xuất sơ chế rau, quả, chè an toàn theo GAP (VietGAP…) và chế biến chè theo quy trình chế biến an toàn …
3.5. Điều kiện sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn:
- Diện tích khu sơ chế …..m2, loại nhà:……….
- Diện tích kho bảo quản :……m2, tình trạng kỹ thuật:……
- Điều kiện bao gói sản phẩm:…………………………………………
- Quy trình sơ chế rau, quả an toàn theo GAP (VietGAP…) và Quy trình chế biến chè an toàn…cho loại rau, quả, chè đăng ký sản xuất ………………
Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê khai là đúng sự thật.
| ….., ngày…. tháng …. năm… |
- 1 Quyết định 1868/QĐ-CT năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Quyết định 2215/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 2033/QĐ-UBND năm 2012 đính chính Quyết định 1785/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 1077/QĐ-CT năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị
- 5 Thông tư 17/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 6 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1868/QĐ-CT năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Quyết định 2215/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 1077/QĐ-CT năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị