ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2007/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 01 tháng 03 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2006 – 2010.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình nêu trên.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Giao thông Công chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thông tin, Công nghiệp, Bưu chính Viễn thông, Lao động Thương binh và Xã hội, Thủy sản Nông lâm; Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng)
LỜI MỞ ĐẦU
Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp (QLÔNCN) thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 được xây dựng trên khung kế hoạch hành động 5 năm 2006-2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường , đáp ứng chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội gắn liền công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn tới.
Nội dung Chương trình bao gồm các hoạt động bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực công nghiệp.
Trong quá trình xây dựng Chương trình có ý kiến đóng góp của thành viên trong Ban Chỉ đạo Chương trình, đại diện các sở, ban, ngành liên quan, các chuyên gia tư vấn về môi trường tại địa phương. Đặc biệt, Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia tư vấn thuộc Dự án môi trường Việt Nam-Canada (VCEP) trong thời gian từ tháng 02/2006 đến tháng 3/2006.
Nội dung Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2006-2010 gồm:
Phần I: Bối cảnh xây dựng chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001-2005.
Phần II: Cơ sở mục tiêu, nội dung và các giải pháp thực hiện Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2006-2010.
Phần III: Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả triển khai thực hiện chương trình.
Phần 1.
BỐI CẢNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005
1. Những thành tựu đạt được Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001-2005
Qua 05 năm triển khai Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001-2005, hoạt động bảo vệ môi trường công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Những kết quả cơ bản đạt được như sau:
a) Triển khai có hiệu quả việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đề án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các giải pháp thực hiện của đề án được chú trọng và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường;
b) Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành và qui hoạch theo ngành nghề sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động đến sức khỏe cộng đồng;
c) Công tác đào tạo, tập huấn và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường công nghiệp đạt được nhiều kết quả khả quan, được tổ chức qua nhiều hình thức và công cụ tuyên truyền cho cả 03 đối tượng cộng đồng, cơ sở công nghiệp và cơ quan quản lý các ngành, các cấp;
d) Công tác quản lý môi trường công nghiệp đã được tập trung, chuyên môn hóa, đặc biệt hồ sơ môi trường công nghiệp được chú trọng. Về kinh phí, đảm bảo phần nguồn vốn ngân sách cho Chương trình hàng năm;
đ) Về tổ chức thực hiện, đảm bảo nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, đặc biệt chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng tại mỗi địa phương;
e) Trong chương trình hợp tác quốc tế Dự án môi trường Việt Nam-Canada (VCEP) đã triển khai hàng loạt hoạt động kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, cụ thể: trình diễn sản xuất sạch hơn ngành giấy, xây dựng và công bố Sách Phân hạng Xanh cho 05 ngành công nghiệp, đánh giá địa điểm ô nhiễm, trình diễn quản lý chất thải nguy hại, qui hoạch môi trường công nghiệp, lồng ghép hoạt động giới trong bảo vệ môi trường công nghiệp;
f) Về năng lực quản lý môi trường công nghiệp
Cán bộ quản lý môi trường có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp, sử dụng thành thạo các phương pháp thiết lập ưu tiên, đánh giá dựa trên kết quả;
Nâng cao kỹ năng tập huấn, đào tạo lại, thực hiện chương trình truyền thông về môi trường đến mọi đối tượng cộng đồng;
Tiếp cận và nắm bắt được chuyên môn về các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp như: sản xuất sạch hơn, Đánh giá địa điểm ô nhiễm, quan trắc công nghiệp, Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), quản lý chất thải nguy hại...
2. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001-2005
Bên cạnh những thành tựu đạt được của Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001- 2005, vẫn còn tồn tại một số vấn đề, cụ thể như sau:
a) Việc đầu tư, thay thế, đổi mới công nghệ tại cơ sở công nghiệp gặp khó khăn, đa số vẫn áp dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị, máy móc cũ kỹ, nên lượng chất thải ra môi trường rất cao;
b) Phần lớn các cơ sở đã lập báo cáo ĐTM nhưng chưa xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, chưa có biện pháp xử lý, hoặc chỉ mới xử lý sơ bộ không đạt mức tiêu chuẩn xả thải. Chưa thực hiện chương trình giám sát và báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Vẫn còn nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư, nhất là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất qui mô hộ gia đình gây ô nhiễm kéo dài, ảnh hưởng đến công tác quản lý đô thị và môi trường dân cư;
d) Cán bộ chuyên trách cấp quận,huyện đa số là kiêm nhiệm, chưa có kinh nghiệm, kiến thức về quản lý ô nhiễm công nghiệp. Bên cạnh đó, chưa có hệ thống kênh thông tin hai chiều đáp ứng hoạt động quản lý môi trường từ cấp thành phố đến cấp địa phương;
đ) Việc triển khai Chương trình chủ yếu vẫn do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện, các ngành và địa phương đã có tham gia tuy nhiên chưa thực sự chủ động, chưa có kế hoạch và kinh phí thực hiện phối hợp;
e) Vai trò của cộng đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn mang tính phong trào, chưa phổ biến;
f) Việc phát hiện, giải quyết các vấn đề ô nhiễm chủ yếu do khiếu nại của nhân dân nên hiệu quả chưa cao. Nhiều vụ việc giải quyết không dứt điểm. Việc chủ động kiểm tra, giám sát, khuyến cáo, xây dựng các chế tài xử lý, xử phạt vi phạm ô nhiễm công nghiệp chưa được triển khai đồng bộ, nghiêm minh từ thành phố đến quận, huyện, xã phường;
g) Hoạt động nhân rộng các mô hình trình diễn hầu hết triển khai quá chậm nên chưa có cơ sở để đánh giá hiệu quả thực hiện so với mục tiêu đề ra của Chương trình.
h) Chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích cơ sở công nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hoặc hỗ trợ vốn, công nghệ đầu tư các công trình bảo vệ môi trường;
i) Việc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa triệt để, chưa có khu vực, cụm công nghiệp nhỏ đáp ứng khả năng của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và hộ sản xuất nhỏ;
k) Chưa đánh giá được một cách cụ thể việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại từng cơ sở công nghịêp nên việc đánh giá các hiệu quả hoạt động chương trình còn hạn chế.
3. Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm
Từ các vấn đề còn tồn tại nêu trên, xác định các nguyên nhân cơ bản sau:
a) Cơ sở công nghiệp phần lớn gặp khó khăn về tài chính và thiếu ý thức tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường công nghiệp;
b) Việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, đặc biệt là việc xử lý đối với hành vi: xả nước thải, thải khí, tiếng ồn, độ rung, bụi vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép, thải chất thải rắn không đúng quy định, không đăng ký và xử lý chất thải nguy hại đúng quy định, hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố chưa cao;
c) Hoạt động của các ngành, cơ quan còn chồng chéo do thiếu cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng. Các ngành, địa phương hầu như không chủ động xây dựng kế hoạch, phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình;
d) Thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi trường, di dời, thay đổi công nghệ, ngành nghề;
đ) Kinh phí sự nghiệp cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và điều tra về môi trường công nghiệp không đáp ứng được yêu cầu;
e) Một số hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ triển khai chậm, chưa đồng bộ làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo cho các hoạt động của Chương trình 2006-2010, một số bài học kinh nghiệm rút ra như sau:
a) Việc xây dựng và tổ chức có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện giảm thiểu ô nhiễm cần thực hiện sớm, đồng bộ các hoạt động nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức, nhân sự cấp quận,huyện cần hoàn thiện sớm để tham gia trong hoạt động của Chương trình;
c) Việc phân công giữa các cơ quan, ngành và địa phương cần rõ ràng, cụ thể và có phân cấp để chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về nhiệm vụ được giao;
d) Công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền cần phải chú trọng hơn về số lượng, chất lượng đảm bảo năng lực thực hiện Chương trình. Đồng thời tạo sự tham gia có hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là của cộng đồng;
đ) Ban Chỉ đạo cần chỉ đạo việc lập kế hoạch, phân bổ nhân lực, kinh phí để thực hiện các hoạt động Chương trình và các hoạt động phát sinh;
e) Việc kiểm tra, đôn đốc, thông tin giữa các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo cần thường xuyên hơn;
f) Kiên quyết xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
II. THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
1. Hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp
a) Hiện trạng phát triển công nghiệp thành phố
Giá trị sản xuất công nghịêp bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 20,5%/năm, đưa tỷ trọng GDP ngành công nghiệp-xây dựng năm 2000 từ 40,6% ước thực hiện đạt 48,2% năm 2005. Riêng năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 8.542 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2004. Một số ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao như ngành sản xuất thuốc lá tăng 57,5%, công nghiệp dệt tăng 34,26%, sản phẩm kim loại tăng 19,33%.
Các mặt hàng công nghiệp chủ yếu tăng như vải, sợi, áo quần may sẵn, khăn bông, giày các loại, lốp ô tô, xi măng, gạch ceramic, sứ vệ sinh, thép xây dựng, bia, thủy sản đông lạnh.
Thành phố hiện có 06 khu công nghiệp (Liên Chiểu, Hòa Khánh, Đà Nẵng, Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Hòa Cầm, Hòa Khương) và 01 cụm công nghiệp (Thanh Vinh) với tổng diện tích 1.390,80ha. Tính đến nay, tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thành phố đã có khoảng 278 dự án, trong đó 47 doanh nghiệp nước ngoài và 231 doanh nghiệp trong nước, tổng số vốn đầu tư là 5.064,1 tỷ đồng và 337 triệu USD.
b) Quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp thành phố
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân;
Theo kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội 05 năm đã được UBND thành phố phê duyệt, tốc độ GDP bình quân ngành công nghiệp xây dựng (2006-2010) là 16,5%, cơ cấu GDP ngành công nghiệp-xây dựng đến năm 2010 đạt 48,8%, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 5 năm (2006 -2010) là 22%.
2. Hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường công nghiệp
a) Hiện trạng môi trường công nghiệp:
Hiện nay, trong số 06 khu công nghiệp thì môi trường không khí tại Khu công nghiệp Hòa Khánh đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ do bụi và SO2 tại một số vị trí, đặc biệt tại các khu vực bố trí các lò nấu, luyện thép. Nguyên nhân chính là do khí thải của quá trình đốt nhiên liệu, nấu luyện phôi thép, các công đoạn sản xuất,...chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường. Khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng thì vấn đề ô nhiễm mùi diễn ra thường xuyên do đặc thù trong quá trình chế biến ngành chế biến thuỷ sản. Khu công nghiệp Liên Chiểu là nơi tập trung các cơ sở sản xuất như ximăng, nấu luyện, cao su...vấn đề ô nhiễm bụi và khí thải đã xảy ra trong những năm gần đây làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân xung quanh khu vực.
Khu công nghiệp Hoà Khánh mặc dù đã có trạm xử lý nước thải tập trung nhưng việc đấu nối từ cơ sở sản xuất về trạm xử lý còn gặp nhiều vướng mắc, chỉ có một số cơ sở đưa nước về trạm để xử lý. Còn phần lớn nước thải của các cơ sở thuộc Khu công nghiệp Hoà Khánh và Khu công nghiệp Liên Chiểu chỉ được các cơ sở xử lý sơ bộ và thải trực tiếp vào hồ Bàu Tràm, sông Cu Đê. Riêng Khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng tại Thọ Quang được qui hoạch riêng cho ngành chế biến thuỷ sản của thành phố, tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã gây nhiễm môi trường do nước thải chưa được xử lý hoặc chỉ mới xử lý sơ bộ thải trực tiếp khu vực Vũng Thùng.
Tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Hòa Khương, Hòa Cầm, Thanh Vinh, hiện nay đang ở giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, số lượng các cơ sở đầu tư vào các cụm công nghiệp chưa nhiều do vậy chất lượng môi trường tại các khu vực này hầu như chưa bị ô nhiễm.
Đối với cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hầu hết nằm xen kẽ trong các khu dân cư, hoạt động của các cơ sở này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ trong khu vực nội thành. Đặc biệt là các cơ sở thuộc ngành chế biến thực phẩm, sản xuất giấy và dệt may, điêu khắc đá mỹ nghệ khu vực xung quanh điểm du lịch Non Nước.
Ngoài ra, còn có một số lượng lớn các hộ sản xuất nhỏ dạng tổ hợp gia đình hầu như không xử lý chất thải. Đặc biệt, một số hộ sản xuất các mặt hàng như nhuộm, in ảnh, phân kim, thuộc da, gia công cơ khí.... tuy lượng chất thải không lớn, nhưng nhiều chất thải nguy hại hằng ngày vẫn thải trực tiếp vào môi trường. Việc quản lý các cơ sở này còn gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, so với các năm trước đây, tình hình môi trường tại các cơ sở sản xuất nằm xen lẫn trong khu dân cư có được cải thiện. Các chủ cơ sở đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải và bước đầu đi vào hoạt động tốt, hạn chế được khiếu kiện của nhân dân như Công ty liên doanh thuốc lá, Công ty Cao su Đà Nẵng,…
Về rác thải công nghiệp: Tổng lượng rác thải công nghiệp toàn thành phố vào khoảng 7.000 - 8.000 tấn/năm, lượng rác thu gom được vào khoảng 5.000 tấn/ năm (81,2%), tính trung bình mỗi ngày thải ra môi trường 20 tấn rác công nghiệp, và lượng rác thu gom được khoảng 14 tấn. Tuy nhiên, lượng rác công nghiệp thu gom chỉ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt, không đảm bảo các quy định kỹ thuật về xử lý chất thải công nghiệp.
b) Xu hướng diễn biến chất lượng môi trường công nghiệp:
Với xu hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, lượng thải các chất ô nhiễm dự báo là khá lớn, nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả sẽ gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, dân sinh và định hướng phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
Dự kiến lượng các chất ô nhiễm ước tính đến 2010 như sau:
Tổng lưu lượng nước thải phát sinh do hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 84.255 m3/ngày và tải lượng trung bình các chất ô nhiễm là 11.543 kg BOD5 /ngày, 26.878 kg COD/ngày, 18.704 kg TSS/ngày.
Tải lượng các chất ô nhiễm bụi, SO2, NO2 là 7.278 tấn bụi/năm; 18.713 tấn SO2/năm; 2.526 tấn NO2/năm.
Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp là 475.232 tấn/năm (chất thải nguy hại là 95.046 tấn/năm).
Phần 2.
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THIẾT LẬP ƯU TIÊN TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Cơ sở xây dựng Chương trình
a) Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
b) Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính Trị về bảo vệ Môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
c) Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
d) Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
e) Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính Trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
f) Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
g) Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam);
h) Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường năm 2010;
i) Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 17 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại;
k) Quyết định số 142/2000/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 2000 của UBND thành phố ban hành Qui định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
l) Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 25 tháng 02 năm 2005 của UBND thành phố ban hành Qui chế bảo vệ môi trường các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
m) Quyết định số 176/2005/QĐ-UB ngày 10 tháng 12 năm 2005 của UBND thành phố Ban hành quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
n) Quyết định số 7794/QĐ-UB ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Chủ tịch UBND thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng;
o) Chiến lược Bảo vệ môi trường thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và Qui hoạch môi trường công nghiệp giai đoạn 2006-2010.
p) Quyết định số 114/2006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2006 của UBND thành phố Ban hành Chương trình hành động của thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 2006-2010) thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thiết lập ưu tiên Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp 2006-2010
Lựa chọn vấn đề môi trường là cách thức mới trong công tác quản lý môi trường. Một vấn đề môi trường được xem là quan trọng khi có nhiều yếu tố tác động đến môi trường làm biến đổi các thành phần của môi trường, cần phải được ưu tiên quản lý. Để triển khai công tác quản lý môi trường công nghiệp trên địa bàn thành phố, đồng thời đáp ứng chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia trong giai đoạn tới, xác định các vấn đề môi trường sẽ đảm bảo được mục tiêu quản lý môi trường công nghiệp của thành phố.
Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006 -2010 sẽ triển khai các giải pháp tổng hợp trong quản lý môi trường công nghiệp, giải quyết các vấn đề môi trường ưu tiên sau:
a) Nước thải công nghiệp.
b) Khí thải công nghiệp.
c) Môi trường đất.
d) Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
a) Phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường gây ra do phát triển công nghiệp tại các khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu du lịch trọng điểm, khu nuôi trồng thủy sản, và các nguồn nước…nhằm đảm bảo phát triển bền vững;
b) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp, đặc biệt chú trọng vấn đề xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại;
c) Nâng cao năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp tương ứng với sự phát triển công nghiệp thành phố. Thực hiện có hiệu quả các chính sách, quy định của quốc gia và thành phố về bảo vệ môi trường;
d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ quản lý môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
a) 100% các Dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp được bố trí phù hợp với qui hoạch của thành phố. Các Dự án phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng và vận hành có hiệu quả các công trình xử lý chất thải trước khi được phép đi vào hoạt động chính thức;
b) Trên 70% Dự án/cơ sở công nghiệp hoạt động trước 1/2006 hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, vận hành đảm bảo chất thải thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Riêng đối với nước thải tại các cơ sở công nghiệp thuộc khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam, nước thải phải đạt mức yêu cầu theo quy định của khu công nghiệp;
c) Đến năm 2010, 05/6 khu công nghiệp (hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải) hoàn thành việc đầu tư xử lý nước thải tập trung hoặc xử lý tại cơ sở (nếu khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đầu tư hệ thống xử lý) đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam theo quy định;
d) 100% cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư không khắc phục được di dời vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc ngừng hoạt động;
e) Trên 80% chất thải công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý;
f) Cán bộ phụ trách về môi trường tại các địa phương, ngành và cơ sở công nghiệp được đào tạo kiến thức về quản lý ô nhiễm công nghiệp: Đánh giá ô nhiễm, ĐTM và các giải pháp hỗ trợ khác (như sản xuất sạch hơn, Tiết kiệm năng lượng, ISO 14000);
g) Trạm quan trắc và phân tích môi trường đảm bảo năng lực quan trắc môi trường công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn thành phố;
h) Xây dựng và tổ chức thực hiện được các cơ chế, chính sách, quĩ hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thực hiện giảm thiểu, xử lý ô nhiễm công nghiệp.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật của UBND thành phố và xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý ô nhiễm công nghiệp
a) Qui định về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sửa đổi Quyết định 142/2000/QĐ-UB ngày 29/11/2000);
b) Hướng dẫn về kiểm soát ô nhiễm công nghiệp sau khi lập Đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường (ban hành mới);
c) Qui định về quản lý và phục hồi môi trường tại các địa điểm ô nhiễm (ban hành mới);
d) Qui định về quản lý chất thải nguy hại, hóa chất,chất thải độc hại (ban hành mới);
e) Qui định về ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung (ban hành mới);
f) Xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường công nghiệp, bao gồm các nguồn vốn: ngân sách nhà nước, xã hội, ODA, các nguồn khác;
g) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động Quỹ bảo vệ môi trường thành phố;
h) Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đẩy mạnh việc áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, kiểm toán năng lượng giảm thiểu chất thải, tái chế, tái sử dụng chất tải.v.v.), hệ thống quản lý môi trường và đổi mới công nghệ, thiết bị của các cơ sở công nghiệp;
k) Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo lại khi cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chuyển đổi ngành nghề để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2. Tăng cường công tác điều tra cơ bản, phục vụ quản lý hiệu quả hoạt động chương trình
Công tác điều tra cơ bản phải đáp ứng được việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định các cơ chế, chính sách, lập qui hoạch, kế hoạch, cấp phép, hỗ trợ thực hiện Chương trình.
a) Điều tra, thu thập, xử lý, quản lý và cung cấp kịp thời thông tin về hoạt động các cơ sở công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, sản xuất qui mô hộ gia đình tại các khu vực dân cư, cụm công nghiệp, làng nghề do UBND quận,huyện quản lý và hoạt động các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp do thành phố quản lý.
b) Đánh giá, đề xuất các biện pháp xử lý, quản lý các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nhỏ.
c) Xây dựng và hoàn chỉnh qui hoạch liên quan đến hoạt động công nghiệp:
Rà soát và hoàn chỉnh Qui hoạch tổng thể về môi trường công nghiệp;
Xây dựng và thực hiện hệ thống quan trắc tổng hợp môi trường công nghiệp;
Xây dựng qui hoạch quản lý các lưu vực nước mặt (sông, hồ, biển) áp dụng tiêu chuẩn xả thải liên quan đến hoạt động công nghiệp;
Thiết lập và phát triển hệ thống thông tin quản lý môi trường công nghiệp;
Đầu tư và phát triển khoa học công nghệ liên quan đến lĩnh vực công nghiệp.
3. Phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường
Nhằm tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia, thành phố về kiểm soát ô nhiễm, hoạt động này tập trung vào việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn, .v.v.); khôi phục các vùng suy thoái; cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường đặc biệt do hoạt động công nghiệp ảnh hưởng đến các khu vực đô thị, vùng sinh thái nhạy cảm.
a) Phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp: Khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý môi trường, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, ISO 14000, tái chế, tái sử dụng chất thải, .v.v.) và phục hồi địa điểm ô nhiễm (đất, nước ngầm).
b) Cải thiện chất lượng môi trường công nghiệp:
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
Duy trì và phát triển Sách phân hạng Xanh;
Đầu tư xử lý nước thải tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở qui mô hộ gia đình.
Đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố.
Xây dựng đề án quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố.
c) Triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường công nghiệp:
Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 liên quan đến hoạt động công nghiệp;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010;
Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại;
Quyết định số 176/2005/QĐ-UB ngày 12tháng 12 năm 2005 của UBND thành phố Ban hành quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn thành phố;
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Các quy định khác có liên quan.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường:
Thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm sau khi thực hiện các thủ tục về môi trường;
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xử lý chất thải, vận hành và báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở công nghiệp sau khi lập báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường.
4. Tăng cường năng lực
a) Tăng cường năng lực hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường:
Kiện toàn bộ máy tham gia hoạt động Chương trình: Xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ giúp việc (Tổ giúp việc) cho Ban Chỉ đạo từ các sở, ban, ngành, quận, huyện. Hình thành mạng lưới các cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về bảo vệ môi trường tại cơ sở công nghiệp tham gia vào hoạt động của Chương trình;
Phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp để phát huy hiệu quả hoạt động của ban chỉ đại.
b) Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Xây dựng nhu cầu, qui hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ liên quan;
Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở công nghiệp, các cán bộ Tổ giúp việc.
c) Phát triển khoa học-công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp:
Xây dựng kế hoạch thực hiện "Chương trình phát triển khoa học, công nghệ 2006-2010" phục vụ công tác bảo vệ môi trường công nghiệp;
Nghiên cứu triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp, phục vụ các hoạt động của Chương trình.
d) Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị:
Xây dựng và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin, mạng thông tin ngành môi trường trên địa bàn thành phố;
Xây dựng và thực hiện đầu tư nâng cấp Trạm quan trắc và phân tích môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, đáp ứng hoạt động quan trắc và phân tích môi trường phục vụ chương trình.
đ) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường công nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt đối với cộng đồng dân cư tại các khu vực chịu tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp.
e) Thực hiện có hiệu quả và mở rộng các chương trình hợp tác quốc tế:
Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động các Dự án liên quan đến môi trường (Dự án quản lý tổng hợp vùng bờ (ICM), Dự án môi trường Việt Nam-Canada (VCEP), Dự án thành phố bền vững về môi trường Asean).
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải pháp thực hiện
Theo khung giải pháp triển khai chương trình tại phụ lục 1.
2. Kinh phí thực hịên
a) Từ nguồn ngân sách hoạt động của Chương trình theo kế hoạch hằng năm và kế hoạch 5 năm.
b) Tranh thủ các nguồn tài chính khác: các Dự án hợp tác quốc tế về môi trường, viện trợ và tài trợ khác.
Dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình trong 05 năm (2006 - 2010): là 129.204.000.000 đồng (Một trăm hai chín tỷ hai trăm lẻ bốn triệu đồng chẵn)./.
Bảng dự toán kinh phí cho hoạt động kèm theo tại Phụ lục 2.
Phần 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban chỉ đạo Chương trình
Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 do UBND thành phố chủ trì thực hiện thông qua Ban chỉ đạo Chương trình. Phó Chủ tịch UBND thành phố là Trưởng ban chỉ đạo, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường là Phó ban trực, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đến Chương trình là thành viên của Ban chỉ đạo. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực.
Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai chương trình hằng năm;
Kiến nghị với Chủ tịch UBND thành phố các chính sách và giải pháp cần thiết để thực hiện Chương trình;
Kiểm tra tiến độ, kết quả triển khai thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp.
2. Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành UBND quận huyện và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện Chương trình
Các đơn vị liên quan trong Chương trình có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện Chương trình hằng năm của đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện;
Kiến nghị, đề xuất với Ban Chỉ đạo các đề án, giải pháp cần thiết để thực hiện chương trình;
Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp tại đơn vị (gửi về cơ quan thường trực - Sở Tài nguyên và Môi trường);
Ngoài ra, các đơn vị trong Chương trình có các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình;
Đề xuất UBND thành phố về việc điều chỉnh và ban hành các văn bản về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố nói riêng;
Tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực về quan trắc môi trường công nghiệp, đào tạo tập huấn nghiệp vụ và tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường;
Tổ chức tăng cường năng lực về công tác quản lý môi trường cho cán bộ cấp quận, huyện nhằm đảm bảo nhân lực quản lý để triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 theo phân cấp;
Lồng ghép các nội dung của kế hoạch quốc gia về kiểm soát ô nhiễm đến 2010, đẩy mạnh các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua các giải pháp: đổi mới thiết bị công nghệ, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, ISO 14.000;
Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường;
Tổng hợp nhu cầu đầu tư các công trình xử lý môi trường, các dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, các dự án đầu tư cải thiện chất lượng môi trường hàng năm trình UBND thành phố;
Tổng hợp kế hoạch, kinh phí hoạt động của Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp hàng năm từ các sở, ban, ngành, địa phương liên quan và Tổ giúp việc gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Thẩm định kế hoạch, kinh phí hoạt động của Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp hàng năm do Sở Tài nguyên Môi trường đề xuất và trình UBND thành phố phê duyệt;
Lồng ghép Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố vào kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của thành phố trong giai đoạn tới;
Tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến ngành;
Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng thực hiện các nội dung của Chương trình.
c) Sở Công nghiệp:
Tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến ngành;
Chỉ đạo việc thực hiện các thủ tục môi trường (báo cáo ĐTM,cam kết bảo vệ môi trường) đối với các công trình do ngành quản lý;
Chủ trì và phối hợp Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện thực hiện việc rà soát qui hoạch các cụm công nghiệp, cụm sản xuất nhỏ, làng nghề trình UBND thành phố phê duyệt và kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp;
Khuyến khích và hướng dẫn về nghiệp vụ cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề thực hiện đổi mới công nghệ, thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn nhằm cải thiện môi trường tại cơ sở;
Phối hợp các cơ quan chức năng di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
d) Sở Thủy sản - Nông lâm:
Tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến ngành;
Chỉ đạo việc thực hiện các thủ tục môi trường (Đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường) đối với các công trình do ngành quản lý;
Hướng dẫn về nghiệp vụ cho các cơ sở công nghiệp do ngành quản lý thực hiện đổi mới công nghệ và cải thiện môi trường tại cơ sở.
đ) Sở Tài chính:
Tham gia thẩm định kế hoạch, kinh phí phân bổ cho công tác bảo vệ môi trường hàng năm, trong đó có Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp trình UBND thành phố phê duyệt;
Tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua các hình thức Quỹ giảm thiểu ô nhiễm, Quỹ bảo vệ môi trường, nguồn thu phí nước thải…;
Tham gia xét duyệt các dự án đầu tư đổi mới công nghệ và cải thiện chất lượng môi trường.
e) Sở Tư pháp
Phối hợp các ngành rà soát việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định, chính sách, chủ trương của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan, UBND thành phố;
Đề xuất UBND thành phố về hình thức xử lý đối với các văn bản về quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố do UBND thành phố ban hành theo đúng quy định quy định của pháp luật về kiểm tra và xử lý văn bản.
f) Sở Lao động,Thương binh và Xã hội
Chủ trì xây dựng, thực hiện và báo cáo kết quả triển khai chính sách hỗ trợ đối với người lao động khi cơ sở công nghiệp di dời, ngừng hoặc chuyển đổi ngành nghề để thực hiện xử lý triệt để.
g) Sở Xây dựng
Qui hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề;
Tham gia lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý chất thải cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Quy hoạch địa điểm đặt các nhà máy, khu xử lý chất thải nguy hại và các cơ sở tái chế chất thải.
h) Ban Quản lý các khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng chuyên môn xây dựng dự án đầu tư hệ thống xử lý chất thải cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố trình UBND thành phố phê duyệt;
Chỉ đạo việc thực hiện các thủ tục môi trường (Đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường) cho các công trình do đơn vị quản lý;
Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các nội dung của Chương trình;
Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành của các đơn vị về ngành nghề đã đăng ký hoạt động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
i) UBND các Quận, huyện:
Chủ động và phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các nội dung của Chương trình;
Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Có kế hoạch đầu tư tăng cường nguồn lực (nhân lực, vật lực) đảm bảo thực hiện công tác quản lý môi trường công nghiệp theo phân cấp của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Chủ trì triển khai các hoạt động quản lý ô nhiễm công nghiệp được phân công, phân cấp;
Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.
k) Sở Khoa học và Công nghệ:
Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm; các giải pháp công nghệ sạch, thân thiện với môi trường;
Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp thực hiện hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất sạch hơn.
l) Sở Bưu chính - Viễn thông:
Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các nội dung của Chương trình;
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo vệ môi trường.
m) Sở Văn hóa Thông tin:
Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các nội dung của Chương trình;
Xây dựng các chương trình truyền thông, phổ biến thông tin liên quan đến Chương trình.
n) Sở Giao thông Công chính:
Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các nội dung của Chương trình;
Chỉ đạo Công ty Môi trường đô thị tiến hành thu gom và phân loại triệt để các chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố.
o) Các cơ quan thông tin đại chúng thành phố (Báo Đà Nẵng và Đài Phát thành - Truyền hình Đà Nẵng):
Tuyên truyền, phổ biến Chương trình hành động của thành phố, kịp thời nêu gương những điển hình tiên tiến và phê phán những hành động xấu ảnh hưởng đến môi trường.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Việc đánh giá hiệu quả nhằm đảm bảo các nội dung chương trình được thực hiện đầy đủ theo đúng phương pháp và tiến độ. Trên cơ sở kết quả đánh giá hàng năm để rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với tình hình thực tiễn;
Việc đánh giá được thực hiện định kỳ 2 lần/năm và đánh giá cuối cùng khi kết thúc 5 năm thực hiện Chương trình.
1. Nội dung đánh giá
Đánh giá theo các hoạt động về các mặt: số lượng, chất lượng hoạt động, việc đảm bảo tiến độ, kinh phí thực hiện;
Đánh giá về năng lực quản lý môi trường về khả năng xây dựng, triển khai và báo cáo kết quả thực hiện;
Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, quản lý chất thải nguy hại, đánh giá địa điểm ô nhiễm và phục hồi môi trường theo mục tiêu đề ra ban đầu.
2. Phương pháp đánh giá
Sử dụng phương pháp đánh giá dựa trên kết quả, phương pháp điều tra, thu thập thông tin, lấy ý kiến chuyên gia;
Đánh giá hằng năm và cuối kỳ thông qua các cuộc họp ban chỉ đạo, hội nghị chia xẻ kinh nghiệm…
3. Nhân lực, vật lực và kinh phí
Nhân lực: Sở Tài nguyên và Môi trường, thành viên ban chỉ đạo, các chuyên gia địa phương, trung ương và chuyên gia quốc tế.
Vật lực: Phương tiện xe, các báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị liên quan, các kết quả điều tra, phỏng vấn.
Kinh phí: Nguồn ngân sách và nguồn tài trợ.
KHUNG GIẢI PHÁP 05 NĂM (2006 -2010) CHƯƠNG TRÌNH QLÔNCN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TT | Nội dung | Hành động chiến lược | Hành động cụ thể | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Tiến độ | Kết quả để giám sát chương trình | ||||
|
|
|
|
|
| 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
|
1 | Ban hành các văn bản pháp luật của UBND thành phố và xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về QLÔNCN: | ||||||||||
1.1 | Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| - Qui định về BVMT trên địa bàn TP Đà Nẵng (Thay Quyết định 142/2000/QĐ-UB ngày 29/11/2000). | - Soạn thảo quy định; - Tổ chức lấy ý kiến, góp ý; - Chỉnh sửa và trình UBND thành phố phê duyệt. | Sở TN&MT | Sở TP, Các Sở, Ban, ngành, quận,huyện, đại diện CSCN. |
| x |
|
|
| Qui định BVMT sửa đổi |
|
| - Hướng dẫn về KSÔN công nghiệp sau khi lập Đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo ĐTM, Cam kết BVMT. | Sở TN&MT |
| x |
|
|
| Qui định được phê duyệt | ||
|
| - Qui định về quản lý và phục hồi môi trường tại các địa điểm ô nhiễm. | Sở TN&MT |
|
| x |
|
| Qui định được phê duyệt | ||
|
| - Qui định về quản lý CTNH. | Sở TN&MT |
| x |
|
|
| Qui định được phê duyệt | ||
|
| - Qui định về quản lý hóa chất,chất thải độc hại. | Sở CN | Sở TP, Các ngành, quận,huyện, đại diện CSCN. |
|
| x |
|
| Qui định được phê duyệt | |
|
| - Qui định về ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép trong khu dân cư. | Sở KHĐT, | Sở TP, UBND các quận, huyện, Các ngành, Hiệp hội các DN. |
| x |
|
|
| Qui định được phê duyệt | |
1.2 | Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Chính sách đa dạng hóa nguồn vốn và thành lập Quỹ hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm. | - Lập dự thảo đề án. | Sở TN&MT | Sở Tài chính, Sở KHĐT, Sở TP,… |
| x | x |
|
| Quỹ hỗ trợ giảm thiểu hoạt động |
|
| - Tổ chức lấy ý kiến các ngành, và chuyên gia. |
|
|
| x |
|
|
|
| |
|
| - Trình UBND thành phố. |
|
|
|
| x |
|
|
| |
|
| - Tổ chức hội thảo ban hành. |
|
|
|
| x |
|
|
| |
|
| - Báo cáo tổng kết và đánh giá. |
|
|
|
| x | x | x |
| |
|
| "Qui định về chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, thiết bị, của các doanh nghiệp nhà nước thành phố Đà Nẵng quản lý". | - Lập dự thảo quy định. | Sở KHCN | Sở TP, Sở KHĐT, Sở TN&MT... |
| x | x |
|
| Qui định được phê duyệt |
|
| - Tổ chức lấy ý kiến các ngành, chuyên gia. |
|
|
| x |
|
|
|
| |
|
| - Tổ chức hội thảo góp ý. |
|
|
| x |
|
|
|
| |
|
| - Chỉnh sửa và trình UBND thành phố phê duyệt. |
|
|
| x |
|
|
|
| |
|
| "Qui định về hỗ trợ đào tạo lại khi cơ sở sản xuất chuyển đổi ngành nghề khi thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng". | - Lập dự thảo quy định. | Sở Lao động, TB&XH | Sở KHĐT, Hiệp hội DN, Các ngành, quận,huyện. |
| x | x |
|
| Qui định được phê duyệt |
|
| - Tổ chức lấy ý kiến các ngành, chuyên gia. |
|
|
| x |
|
|
|
| |
|
| - Tổ chức hội thảo góp ý. |
|
|
| x |
|
|
|
| |
|
| - Chỉnh sửa và trình UBND thành phố phê duyệt. |
|
|
| x |
|
|
|
| |
2 | Tăng cường công tác điều tra cơ bản, phục vụ quản lý hiệu quả hoạt động chương trình | ||||||||||
2.1 |
| Quản lý thông tin về hoạt động các cơ sở công nghiệp, TTCN, sản xuất qui mô hộ gia đình tại các khu vực dân cư, CCN, làng nghề do UBND quận,huyện quản lý. | - Điều tra, thu thập thông tin. - Đánh giá, phân loại CSCN. - Báo cáo kết quả điều tra thông tin về MTCN. | UBND cấp quận,huyện | UBND xã,phường |
| x | x | x | X | Báo cáo kết quả điều tra |
2.2 |
| Quản lý thông tin về hoạt động các cơ sở công nghiệp, TTCN tại các KCN, CCN do thành phố quản lý. | - Điều tra, thu thập thông tin. | Sở TN&MT | Các Sở, Ban, Ngành | x | x | x | x | x | Báo cáo sách CN Xanh hàng năm |
|
| - Đánh giá, phân loại CSCN. |
|
| x | x | x | x | x |
| |
|
| - Tổng hợp thông tin về MTCN và biện soạn sách CN Xanh. | Sở TN&MT | Chuyên gia, các Sở, Ban, Ngành. | x | x | x | x | x |
| |
|
| - Trình UBND thành phố phê duyệt và tái phát hành Sách. |
|
| x | x | x | x | x |
| |
2.3 |
| Xây dựng và hoàn chỉnh qui hoạch sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT: |
|
|
|
|
|
| |||
|
| Qui hoạch tổng thể về môi trường công nghiệp (CCN, KCN) | - Rà soát và hoàn chỉnh. | Sở CN. | UBND quận,huyện, Sở XD, Sở KHĐT, Sở TN&MT. |
| x | x | x | x | Báo cáo Qui hoạch công nghiệp |
|
| Thiết lập hệ thống quan trắc tổng hợp môi trường công nghiệp. | - Khảo sát vị trí. - Xây dựng và thiết kế chương trình quan trắc. - Quan trắc môi trường. | Sở TN&MT. | Sở KHĐT, Sở CN. |
| x | x | x | x | Báo cáo quan trắc môi trường CN |
|
| Qui hoạch tổng hợp và quản lý các lưu vực sông áp dụng tiêu chuẩn xả thải theo quy định hiện hành. | - Khảo sát, thu thập thông tin; - Quan trắc môi trường; - Lập Đề án qui hoạch phân vùng lưu vực áp dụng TCVN 2001. | Sở TN&MT | Sở CN, Sở KHĐT, các Ban QL các KCN&CX. |
|
| x |
|
| Báo cáo đề xuất phân vùng lưu vực sông áp dụng TCVN 2001 |
|
| Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường. | - Xác định nhu cầu thông tin; - Xây dựng Đề án qui hoạch hệ thống thông tin; - Rà soát và hoàn chỉnh. | Sở TN&MT. | Sở BC - VT, Sở KHĐT. |
| x | x | x | x |
|
|
| Định hướng phát triển khoa học công nghệ phục vụ Chương trình. | - Xác định nhu cầu và nội dung định hướgng phát triển nghiên cứu KH-CN; - Xây dựng đề cương nghiên cứu KH; - Trình UBND thành phố phê duyệt. | Sở KHCN, Sở TN&MT. | Sở KHĐT, các Sở, Ban, Ngành khác, UBND quận,huyện. |
| x | x | x | x | Đề tài nghiên cứu KH-CN phục vụ chương trình đã được triển khai |
3 | Phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường | ||||||||||
3.1 | Phòng ngừa ô nhiễm |
|
|
|
|
|
| ||||
3.1.1 |
| Khuyến khích áp dụng công nghệ SXSH. | Hội thảo nhân rộng kết quả trình diễn SXSH cho các cơ sở công nghiệp. | Sở TN&MT. | Các ngành, quận,huyện, báo đài. |
| x | x | x | x | Số lượng cơ sở áp dụng SXSH |
3.1.2 |
| Khuyến khích áp dụng công nghệ kiểm toán năng lượng. | Lựa chọn cơ sở thực hiện trình diễn kiểm toán – tiết kiệm năng lượng. | Sở TN&MT. | Các ngành, quận,huyện, báo đài. |
| x | x | x | x | Số lượng cơ sở áp dụng kiểm toán, tiết kiệm năng lượng |
|
|
| Tập huấn về kiểm toán năng lượng. |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
|
| Trình diễn về kiểm toán – tiết kiệm năng lượng tại cơ sở được lựa chọn. |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
|
| Phổ biến kết quả trình diễn để nhân rộng mô hình. |
|
|
| x | x | x | x |
|
3.1.3 |
| Khuyến khích áp dụng ISO 14000 | Lựa chọn cơ sở thực hiện ISO 14000. | Sở TN&MT. | Các ngành, quận,huyện, báo đài. |
| x | x | x | x | Số lượng cơ sở áp dụng ISO 14000 |
|
|
| Tập huấn về ISO 14000. | Sở TN&MT. | Các ngành, quận,huyện, báo đài, Chuyên gia. |
| x |
|
|
|
|
|
|
| Trình diễn về ISO 14000 tại cơ sở được lựa chọn. | Sở TN&MT | Các ngành, quận,huyện, báo đài, Chuyên gia. |
| x |
|
|
|
|
|
|
| Phổ biến kết quả trình diễn để nhân rộng mô hình. | Sở TN&MT | Các ngành, quận,huyện, báo đài, Chuyên gia. |
| x | x | x | x |
|
3.1.4 |
| Khuyến khích quản lý và phục hồi ô nhiễm | Tổ chức nhân rộng kết quả trình diễn đánh giá địa điểm ô nhiễm tại Nhà máy thép Miền Trung. | Sở TN&MT | Các ngành, quận,huyện, báo đài. |
| x |
|
|
| Số lượng cơ sở thực hiện |
|
|
| Tổ chức tuyên truyền về Qui định phục hồi địa điểm ô nhiễm đối với SGÔNMTNT và chưa nghiêm trọng, các cơ sở di chuyển địa điểm sản xuất. | Sở TN&MT | Các ngành, quận,huyện, báo đài. |
| x |
|
|
|
|
|
|
| Đào tạo cán bộ các cấp về đánh giá địa điểm ô nhiễm và thực hiện phục hồi môi trường. | Sở TN&MT | UBNDcác quận,huyện, Sở CN. |
| x | x | x |
|
|
3.15 |
| Quan trắc môi trường phục vụ thu phí nước thải CN theo NĐ 67/NĐ-CP | Quan trắc thử nghiệm 20 cơ sở công nghiệp với các loại hình liên quan đến nước thải. | Sở TN&MT |
| x | x |
|
|
| Kết quả thu phí nước thải CN |
|
|
| Nghiên cứu, tính toán theo NĐ 67 về mức thu phí nước thải cho các loại hình công nghiệp. | Sở TN&MT | Sở TC, chuyên gia. |
| x |
|
|
| Các ngành CN được chọn tính mức phí nước thải CN |
|
|
| Xây dựng định mức thu phí nước thải đối với các CSCN, đặc biệt đối với các cơ sở có qui mô nhỏ (hộ gia đình). | Sở TN&MT | Sở TC, chuyên gia. |
| x |
|
|
| Dự thảo mức phí nước thải CN |
|
|
| Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các ngành, địa phương và các chuyên gia tại địa phương và trung ương về mức thu phí nước thải công nghiệp. | Sở TN&MT | Chuyên gia |
| x |
|
|
| Qui định mức phí nước thải đối với một số ngành CN được phê duyệt và triển khai |
|
|
| Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các bộ môi trường các cấp về việc áp dụng mức phí và thu phí nước thải công nghiệp theo phân cấp. | Sở TN&MT | Chuyên gia | x | x | x | x | x | Số cán bộ cấp quận, huyện triển khai thu phí nước thải CN |
3.1.6 |
| Triển khai quản lý CTNH | Tập huấn về cách thức khai báo, thẩm định, kiểm tra, quản lý CTNH tại cơ sở công nghiệp cho cán bộ của các sở, ban ngành và địa phương. | Sở TN&MT | Chuyên gia | x | x |
|
|
| Kết quả tập huấn |
|
|
| Xây dựng sổ tay hướng dẫn về cách thức khai báo, quản lý CTNH dành cho các ngành công nghiệp. | Sở TN&MT | Chuyên gia |
| x | x | x | x | Sổ tay hướng dẫn |
|
|
| Trình diễn về quản lý CTNH tại cơ sở công nghiệp và nhân rộng mô hình trình diễn. | Sở TN&MT | Chuyên gia | x | x | x | x | x | Kết quả trình diễn |
|
|
| Hội thảo về cách thức khai báo, thẩm định, kiểm tra, quản lý CTNH. | Sở TN&MT | Chuyên gia |
| x |
|
|
|
|
3,2 | Cải thiện chất lượng môi trường công nghiệp: |
|
|
|
|
|
| ||||
3.2.1 | Triển khai hiệu quả Đề án Xử lý triệt để các CSGÔNMTNT theo Quyết đinh 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Tiếp tục thực hiện việc di dời CSGÔNMTNT giai đoạn 2005 | - Di dời 02 kho xăng dầu Nại Hiên và Mỹ Khê. | 02 CSCN | Sở TN&MT, Sở KHĐT, Sở CN, Sở TC. |
| x | x | x |
| CSGÔNMTNT đã được di dời |
|
| Danh sách các CSGÔNMTNT mới trình UBND thành phố (danh sách đen, đỏ). | - Rà soát danh sách theo phân cấp; - Đánh giá và phân loại CSCN; - Báo cáo kết quả thực hiện rà soát và phân loại CSCN. | Sở TN&MT, các quận,huyện, BQL các KCN&CXĐN | Sở CN, Sở KHĐT, CCN. | x | x | x | x | x | Danh sách CSGÔNMTNT hằng năm |
|
| Kiểm tra thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm | - Đánh giá và phân loại cơ sở; - Báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. | Sở TN&MT, UBND quận,huyện | Sở CN, Sở KHĐT, Ban QL các KCN&CXĐN. | x | x | x | x | x | Báo cáo kết quả hàng năm |
3.2.1 | Triển khai công tác thu phí nước thải công nghiệp theo Nghị Đinh 67/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ. |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Cơ sở công nghiệp tuân thủ | - Rà soát danh sách theo phân cấp; - Đánh giá và phân loại CSCN; - Báo cáo kết quả thực hiện thu phí nước thải CSCN. | Sở TN&MT, các quận,huyện, Ban QL các KCN&CXĐN. | Sở TC, Sở KHĐT, Ban QL các KCN&CXĐN. | x | x | x | x | x | Số lượng cơ sở nộp phí nước thải Tổng số tiền nộp phí. Báo cáo kết quả hàng năm |
3.2.2 | Đầu tư xử lý nước thải tại KCN, CCN, làng nghề và các CSCN, TTCN, cơ sở qui mô hộ gia đình. |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| KCN Hòa Khánh (giai đoạn 2) | - Lập ĐTM; - Hoàn thành và vận hành HTXL. | Ban QL các KCN&CXĐN. | Sở KHĐT, Sở TC, Sở TN&MT. |
|
|
| x | x | HTXL nước thải hoạt động |
|
| KCN Liên chiểu | - Hoàn thành và vận hành HTXL. | Ban QL các KCN&CXĐN. | Sở KHĐT, Sở TC, Sở TN&MT |
|
| x | x |
| HTXL nước thải hoạt động |
|
| KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng | - Hoàn thành và vận hành HTXL. | BQL các KCN&CX | Sở TSNL, Sở KHĐT, Sở TC, Sở TN&MT. |
| x | x |
|
| HTXL nước thải hoạt động |
|
| KCN Đà Nẵng | - Các CSCN hoàn thành và vận hành HTXL nước thải. | Công ty LD MASSDA | Sở TN&MT, Ban QLCKCN&CX |
|
| x | x |
| HTXL nước thải hoạt động |
|
| KCN Hòa Cầm | - Lập ĐTM; - Xây dựng phương án đầu tư xử lý nước thải. | Ban QL các KCN&CXĐN. | Sở KHĐT, Sở TC, Sở TN&MT. |
|
| x | x |
| HTXL nước thải hoạt động |
|
| KCN Hòa Khương | - Lập ĐTM; - Xây dựng phương án đầu tư xử lý nước thải. | Ban QL các KCN&CXĐN. | Sở KHĐT, Sở TC, Sở TN&MT. |
|
|
| x | x | HTXL nước thải hoạt động |
3.2.3 | Đầu tư công trình xử lý CTRCN và CTNH |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Bãi rác chôn lấp CTNH | Hoàn thành và vận hành HTXL. | Sở GTCC (Cty MTĐT) | Sở KHĐT, Sở TC, Sở TN&MT |
| x |
|
|
| HT bãi rác hoạt động. |
|
| Nhà máy thiêu hủy (đốt) chất thải | Hoàn thành và vận hành Nhà máy. | Sở GTCC (Cty MTĐT) | Sở KHĐT, Sở TC, Sở TN&MT |
| x |
|
|
| Nhà máy xử lý hoạt động. |
|
| Nhà máy chế biến phân Compost | Hoàn thành và vận hành Nhà máy. | Sở GTCC (Cty MTĐT) | Sở KHĐT, Sở TC, Sở TN&MT |
| x |
|
|
| Nhà máy chế biến phân compost hoạt động. |
3,3 | Triển khai triệt để các quy định pháp luật về BVMT công nghiệp: |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Luật BVMT sửa đổi ngày 29/11/2005 liên quan đến hoạt động công nghiệp. | - Xây dựng kế hoạch tuyên truyền; - Tổ chức tuyên truyền; - Báo cáo kết quả truyền thông. | Sở TN&MT, UBND quận,huyện. | Báo, Đài, Ban QL các KCN&CXĐN. | x | x | x | x | x | Chương trình truyền thông hàng năm |
|
| Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| Quyết định 155/1999/QĐ-CP về quản lý CTNH tại cơ sở công nghiệp. |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| Chương trình hành động của thành ủy, UBND thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| Quyết định số 176/2005/QĐ-UB ngày 10/12/2005 về việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/NĐ-CP. |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| Hướng dẫn, quy định về ĐTM, cam kết BVMT, các quy định về kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy phép môi trường. |
|
|
|
|
|
|
|
| |
3,4 | Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo BVMT: |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, kiểm soát ô nhiễm sau khi lập các thủ tục môi trường. | - Tổ chức thanh kiểm tra; - Tổng hợp, đánh giá. | Sở TN&MT, UBND quận,huyện | Ban QL các KCN&CXĐN, Sở Ban ngành, CSCN | x | x | x | x | x | Báo cáo tình hình thực hiện hàng năm |
|
| Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xử lý chất thải, vận hành và báo cáo định kỳ về công tác BVMT tại cơ sở công nghiệp sau khi lập các thủ tục môi trường.
| - Tổ chức thanh kiểm tra; - Tổng hợp, đánh giá các phương án bảo vệ môi trường công nghiệp. | Sở TN&MT, UBND quận,huyện | Ban QL các KCN&CXĐN, Sở, Ban ngành, CSCN | x | x | x | x | x | Báo cáo tình hình thực hiện hàng năm |
4 | Tăng cường năng lực | ||||||||||
4,1 | Tăng cường năng lực hoạt động của cơ quan QLNN về môi trường |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Kiện toàn bộ máy tham gia hoạt động Chương trình: | Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo. | Sở TN&MT. | Sở, Ban, Ngành thuộc BCĐ. | x | x | x | x | x | Ban chỉ đạo Chương trình, Tổ giúp việc |
|
| Hình thành mạng lưới cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về BVMT tại CSCN. | Sở TN&MT, UBND quận,huyện. | Ban QL các KCN&CXĐN, Sở, Ban ngành, CSCN. |
| x | x | x | x | Mạng lưới cán bộ CSCN | |
|
| Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động cấp phép nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả quản lý. | Phân cấp chức năng, nhiệm vụ QLNN và cơ chế phối hợp để phát huy hoạt động. | Sở TN&MT, UBND Quận,huyện | Ban QL các KCN&CXĐN, Sở, Ban ngành, CSCN. |
| x |
|
|
|
|
4,2 | Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Đào tạo, bồi dưỡng cho bộ máy tham gia hoạt động của Chương trình | Xác định nhu cầu đào tạo. | Sở TN&MT, UBND quận,huyện | Ban QL các KCN&CXĐN, Sở, Ban ngành, CSCN |
| x | x | x | x | Các chương trình được đào tạo |
|
|
| Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo. | Sở TN&MT, UBND quận,huyện | Ban QL các KCN&CXĐN, Sở, Ban ngành, CSCN |
| x | x | x | x |
|
|
|
| Tập huấn về ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường: SXSH, tiết kiệm năng lượng, kiểm toán năng lượng, ISO 14000, quản lý CTNH. | Sở TN&MT | Chuyên gia |
| x | x | x | x |
|
|
|
| Hướng dẫn nghiệp vụ để sử dụng các tài liệu tuyên truyền về giải pháp công nghệ và kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải theo các ngành công nghiệp. | Sở TN&MT | Chuyên gia |
| x | x | x | x |
|
|
|
| Đào tạo dài hạn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) trong lĩnh vực QLMT, Công nghệ MT. | Sở TN&MT, UBND các quận,huyện | Sở Nội vụ |
| x | x | x | x | Số cán bộ được đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ Lĩnh vực được đào tạo |
4,3 | Phát triển khoa học, công nghệ ứng dụng QLÔNCN |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Xây dựng kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ 2006-2010 phục vụ công tác nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực BVMT công nghiệp. | Xác định nội dung NCKH. | Sở KH&CN, Sở TN&MT, UBND quận,huyện BQL các KCN&CX ĐN, Sở Ban ngành , CSCN…. |
|
| x | x | x | x | Lĩnh vực được nghiên cứu KH |
|
| Nghiên cứu triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ các hoạt động của Chương trình. | Xây dựng Đề tài nghiên cứu. | Sở KH&CN, Sở TN&MT, UBND quận,huyện Ban QL các KCN&CXĐN Sở Ban ngành , CSCN…. |
|
| x | x | x | x | Đề tài nghiên cứu được triển khai |
4,4 | Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Ứng dụng công nghệ thông tin, mạng thông tin ngành môi trường trên địa bàn thành phố. | Xây dựng và thực hiện. | Sở TN&MT, Sở BC-VT, Sở KHĐT | UBND Quận,huyện, Ban QL các KCN&CXĐN, CCN, Sở CN, TSNL |
| x | x | x | x | Quản lý thông tin công nghiệp |
|
| Trạm quan trắc và phân tích môi trường thuộc Sở TN&MT đáp ứng hoạt động quan trắc và phân tích môi trường. | Lập đề án đầu tư năng lực Trạm QT và PTMT. | Sở TN&MT | Sở KHĐT, Sở TC | x |
|
|
|
| Trạm QT và PTMT được đầu tư |
|
|
| Trình UBND thành phố phê duyệt đề án đầu tư năng lực Trạm QT và PTMT. | Sở TN&MT | Sở TC, KHĐT | x | x | x | x | x |
|
|
|
| Hoàn thành chuẩn hóa quy trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia. | Sở TN&MT | Chuyên gia | x | x | x | x | x |
|
|
|
| Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường và duy trì quản lý bằng GIS. | Sở TN&MT |
|
| x | x | x | x |
|
|
|
| Xây dựng mô hình tính toán về chất lượng nước, không khí nhằm tăng cường nguồn thông tin thứ cấp trong đánh giá chất lượng môi trường. | Sở TN&MT | Sở KHCN, Sở KHĐT |
| x | x | x | x | Mô hình đánh giá chất lượng môi trường được sử dụng |
4,5 | Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động BVMT |
|
|
|
|
|
| ||||
4.5.1 |
| Nâng cao nhận thức cho cộng đồng các hoạt động liên quan đến BVMT. | Xã hội hóa công tác BVMT: Tuyên truyền các chính sách, luật BVMT, Nghị quyết 41/NQ, các chương trình hành động, kế hoạch triển khai của Quốc gia và thành phố. | Sở TN&MT, UBND quận,huyện | Sở VH-TT, Báo, Đài | x | x | x | x | x | Các chương trình truyền thông |
|
|
| Sử dụng nhiều kênh thông tin đại chúng như Báo, đài, nói chuyện, tập huấn, phát hành tờ rơi, pano, áp phích… | Sở TN&MT, UBND quận,huyện | Sở VH-TT, Báo, Đài | x | x | x | x | x |
|
|
|
| Huy động các đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia và thực hiện các hoạt động BVMT | Sở TN&MT, UBND quận,huyện | Sở VH-TT, Báo, Đài, Hội, đoàn thể | x | x | x | x | x |
|
4.5.2 |
| Cung cấp kiến thức quản lý môi trường công nghiệp cho CSCN và cơ quan QLNN. | Đào tạo, tập huấn về ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, hạch toán môi trường, ISO 14000, quản lý CTNH. | Sở TN&MT | Chuyên gia |
| x | x | x | x | Các chương trình đào tạo được thực hiện |
|
|
| Lựa chọn cơ sở trình diễn các giải pháp quản lý và công nghệ môi trường và tổ chức phổ biến nhân rộng. | Sở TN&MT | Chuyên gia | x | x | x | x | x |
|
|
|
| Xây dựng hình thức và nội dung tài liệu tuyên truyền để hướng dẫn các cơ sở thực hiện các giải pháp công nghệ và kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải theo các ngành công nghiệp. | Sở TN&MT | Chuyên gia |
| x | x | x | x |
|
4,6 | Thực hiện có hiệu quả và mở rộng các chương trình hợp tác quốc tế |
|
|
|
|
|
| ||||
|
| Các Dự án liên quan đến môi trường (ICM, VCEP, Dự án thành phố bền vững về môi trường Asean). | Tiếp tục triển khai có hiệu quả. | Sở TN&MT, | Sở KHĐT, Sở TC,… | x | x | x | x | x | Kết quả các chương trình |
|
|
| Xây dựng và tìm kiếm nguồn dự án khác. | Sở TN&MT | Sở KHĐT,… |
|
|
|
|
|
|
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Sau đây là dự toán tổng thể cho Chương trình QLÔNCN thành phố giai đoạn 2006- 2010.
Kinh phí thực hiện hàng năm, kể cả các công trình đầu tư xử lý chất thải, BVMT hoặc các đề án,dự án đổi mới công nghệ, thiết bị, các đơn vị phải xây dựng kế hoạch (nội dung và kinh phí) gửi về Sở TN&MT tổng hợp để Sở KHĐT, Sở Tài chính thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt.
TT | Nội dung | Phân bổ kinh phí hàng năm | Ghi chú | |||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Tổng cộng | |||
1 | Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật và hệ thống cơ chế, chính sách về QLÔNCN: |
| 18 | 95 | 55 | 5 | 173 |
|
1.1 | Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật |
| 10 | 80 | 50 | 0 | 140 |
|
1.2 | Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách |
| 8 | 15 | 5 | 5 | 33 |
|
2 | Tăng cường công tác điều tra cơ bản, phục vụ quản lý hiệu quả hoạt động chương trình |
| 150 | 1350 | 1050 | 1,050 | 3600 |
|
2.1 | Quản lý thông tin về hoạt động các cơ sở công nghiệp, TTCN, sản xuất qui mô hộ gia đình tại các khu vực dân cư, CCN, làng nghề do UBND quận,huyện quản lý. |
|
| 450 | 450 | 450 | 1350 |
|
2.2 | Quản lý thông tin về hoạt động các cơ sở công nghiệp, TTCN tại các KCN, CCN do thành phố quản lý. |
| 150 | 200 | 200 | 200 | 750 |
|
2.3 | Xây dựng và hoàn chỉnh qui hoạch sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT |
|
| 700 | 400 | 400 | 1500 |
|
3 | Phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường | 395 | 439 | 24.695 | 73.635 | 12.685 | 111.849 |
|
3.1 | Phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp | 88 | 138 | 355 | 245 | 245 | 1071 |
|
3.1.1 | Khuyến khích áp dụng công nghệ SXSH |
| 38 | 30 | 30 | 30 | 128 |
|
3.1.2 | Khuyến khích áp dụng kiểm toán năng lượng |
|
| 40 | 40 | 40 | 120 |
|
3.1.3 | Khuyến khích áp dụng ISO 14000 |
|
| 30 | 30 | 30 | 90 |
|
3.1.4 | Khuyến khích quản lý và phục hồi ô nhiễm |
|
| 45 | 45 | 45 | 135 |
|
3.1.5 | Quan trắc môi trường phục vụ thu phí nước thải CN theo NĐ 67/NĐ-CP | 88 | 100 | 130 | 20 | 20 | 358 |
|
3.1.6 | Triển khai quản lý CTNH |
|
| 80 | 80 | 80 | 240 |
|
3.2 | Cải thiện chất lượng môi trường công nghiệp: | 227 | 231 | 24.220 | 73.270 | 12.320 | 110.268 |
|
3.2.1 | Triển khai Đề án xử lý triệt để các CSGÔNMTNT theo Quyết đinh 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. | 60 | 70 | 70 | 70 | 70 | 340 |
|
3.2.2 | Triển khai thu phí nước thải CN theo NĐ 67/NĐ-CP | 12 |
|
|
|
| 12 |
|
3.2.3 | Sách phân hạng Xanh | 155 | 120 | 150 | 200 | 250 | 875 |
|
3.2.4 | Thực hịên SXSH |
| 41 |
|
|
| 41 |
|
3.2.5 | Đầu tư xử lý nước thải tại KCN, CCN, làng nghề |
|
| 24.000 | 20.000 | 12.000 | 56.000 | Từ nguồn khác, không tính trong chương trình |
| Khu CN Hòa Khánh (giai đoạn 2) |
|
|
| 10.000 |
| 10.000 |
|
| Khu CN Liên chiểu |
|
|
| 10.000 | 10.000 |
|
|
| Khu CN dịch vụ thủy sản Thọ Quang |
|
| 24.000 |
|
| 24.000 |
|
| Khu CN Đà Nẵng |
|
|
|
| 2.000 | 2.000 |
|
| Khu CN Hòa Cầm |
|
|
|
| 10.000 | 10.000 |
|
| Khu CN Hòa Khương |
|
|
|
|
|
|
|
3.2.6 | Đầu tư công trình xử lý CTNH |
|
|
|
|
|
| Từ nguồn khác, không tính trong chương trình |
| Bãi rác chôn lấp CTNH |
|
|
| 53.000 |
| 53.000 | Dự án CSHT ưu tiên |
| Nhà máy xử lý chấ thải công nghịêp và y tế |
|
|
| 23.000 |
| 23.000 | Vốn tư nhân |
| Nhà máy chế biến phân Compost |
|
|
| 30.000 |
| 30.000 | Dự án CSHT ưu tiên |
3.3 | Triển khai triệt để các quy định pháp luật về BVMT công nghiệp: |
|
| 20 | 20 | 20 | 60 |
|
3.4 | Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo BVMT: | 80 | 70 | 100 | 100 | 100 | 450 |
|
4 | Tăng cường năng lực |
| 3.579 | 4.745 | 2.281 | 2.976 | 13.581 |
|
4.1 | Tăng cường năng lực hoạt động của cơ quan QLNN về môi trường |
| 50 | 30 | 30 | 30 | 140 |
|
4.2 | Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực |
| 110 | 110 | 110 | 110 | 440 |
|
4.3 | Phát triển khoa học, công nghệ ứng dụng QLÔNCN |
| 200 | 200 | 200 | 200 | 800 |
|
4.4 | Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị |
| 3.219 | 4.235 | 1.771 | 2.466 | 11.691 |
|
4.5 | Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động BVMT |
|
| 170 | 170 | 170 | 510 |
|
4.5.1 | Nâng cao nhận thức cho cộng đồng các hoạt động liên quan đến BVMT. |
| 70 | 70 | 70 | 70 | 280 |
|
4.5.2 | Cung cấp kiến thức quản lý MTCN cho CSCN và CQQL |
|
| 100 | 100 | 100 | 300 |
|
4.6 | Thực hiện có hiệu quả và mở rộng chương trình hợp tác quốc tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 395 | 4.186 | 30.885 | 77.021 | 16.716 | 129.203 | - Phần kinh phí ngân sách sự nghiệp môi trường: 74.203 triệu đồng - Phần kinh phí từ các nguồn khác: 55.000 triệu đồng |
- 1 Quyết định 163/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 2 Quyết định 114/2006/QĐ-UBND về chương trình hành động của thành phố (giai đoạn 2006-2010) thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3 Thông tư 08/2006/TT-BTNMT hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5 Quyết định 108/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010
- 6 Quyết định 328/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 176/2005/QĐ-UBND Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 8 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 9 Quyết định 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Thủ tướng Chính phủ
- 10 Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 11 Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 14 Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 80/2002/QĐ-UB phê duyệt đề án thực hiện chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các Khu công nghiệp và vùng phụ cận do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 16 Quyết định 142/2000/QĐ-UB ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 17 Quyết định 155/1999/QĐ-TTg về Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 163/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 2 Quyết định 108/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010
- 3 Quyết định 80/2002/QĐ-UB phê duyệt đề án thực hiện chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các Khu công nghiệp và vùng phụ cận do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành