Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2256/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 15 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Căn cứ Văn bản số 6645/BNN-TCTL ngày 17/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc lập kế hoạch, kinh phí thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 153/TTr-SNN ngày 24/6/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2016-2020 tỉnh Lào Cai.

(Có bản Kế hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Phân công trách nhiệm:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020.

2. Các Sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng chương trình chi tiết của đơn vị, địa phương để thực hiện nội dung Đề án.

3. Định kỳ hàng năm, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- BCĐ TW về PCTT;
- Tổng cục Thủy lợi;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lãnh đạo văn phòng;
- Ban Biên tập Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, TH, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh Lào Cai)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

Văn bản số 6645/BNN-TCTL ngày 17/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc lập kế hoạch, kinh phí thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2016-2020.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và thực hiện có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng tại các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở các xã, phường, thị trấn và người dân sống ở khu vực thường xuyên có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai; nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên, thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”, tập trung vào các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đủ chống chịu được với thiên tai, cộng đồng chưa có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng chống chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng chống thiên tai.

- Trên 70% số dân các xã, phường, thị trấn thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai (PCTT); đưa kiến thức phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai (GNTT) vào chương trình đào tạo của trường học phổ thông.

- Toàn bộ các xã nằm trong vùng nguy cơ thiên tai chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó tại chỗ; có hệ thống thông tin liên lạc thông suốt; xây dựng lực lượng nòng cốt có chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng chống thiên tai.

- Trang bị các công cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho lực lượng PCTT các địa phương. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tại một số khu vực trọng điểm; xây dựng các công trình quy mô nhỏ phòng chống thiên tai tại cộng đồng.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Các hoạt động chính của Đề án thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, gồm 2 hợp phần:

1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ các cấp, bao gồm:

- Hoàn thiện bộ máy phòng, chống thiên tai của cơ quan chuyên trách. Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai đưa vào cộng đồng tại cấp xã, thôn bản.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo về cơ chế, chính sách, các bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên cấp tỉnh, huyện, xã và cán bộ trực tiếp thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp.

- Trang bị dụng cụ, phương tiện hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các cơ quan, chính quyền các cấp; hỗ trợ dụng cụ giảng dạy về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên.

2. Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục, nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai, bao gồm:

- Xây dựng bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng theo hướng dẫn của nhóm hỗ trợ kỹ thuật); xây dựng pano, bản đồ hiểm họa và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại cộng đồng.

- Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả ứng với từng giai đoạn: Trước, trong và sau thiên tai phù hợp với từng nhóm cộng đồng.

- Hàng năm, cộng đồng xây dựng kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với các tác động của biến đổi khí hậu. Tổ chức diễn tập về phòng, chống thiên tai tại cộng đồng (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

- Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm, thông tin về thiên tai trong cộng đồng như: Trạm đo mưa nhân dân, biển cảnh báo, hệ thống thông tin liên lạc (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

- Các hoạt động về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng thường xuyên được tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Tivi, báo, đài, pano, áp phích, tờ rơi,...

- Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như học sinh, Đoàn thanh niên, phụ nữ và người cao tuổi,...).

- Tổ chức lồng ghép các nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng vào các buổi biểu diễn văn nghệ nhân các ngày lễ hội.

3. Các hoạt động cụ thể

a) Hoàn thiện bộ máy thực hiện Đề án

- Thành lập cơ cấu tổ chức thực hiện Đề án tại các cấp, trong đó việc thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật và nhóm cộng đồng trực tiếp thực hiện Đề án.

b) Đào tạo, tập huấn, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm

- Trang bị thiết bị phục vụ công tác đào tạo, tập huấn (máy tính, máy chiếu, máy ảnh,...).

- Tập huấn về quản lý rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu cho cán bộ cơ sở.

- Hàng năm tổ chức đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên các cấp.

- Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức trong và ngoài tỉnh.

c) Tăng cường truyền thông giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai;

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn, truyền thông với các nội dung về PCTT.

- Tổ chức các buổi văn nghệ, diễn kịch tuyên truyền về phòng, chống thiên tai tại cộng đồng; lồng ghép nội dung về phòng ngừa thảm họa, thiên tai vào các hoạt động ngoại khóa, tại các trường học.

- Tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phương tiện thông tin đại chúng, băng, đĩa, tờ rơi, tranh lật và tại các buổi họp tại cộng đồng.

e) Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

- Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại cộng đồng (cấp xã/ thôn bản) trong đó có sự tham gia trực tiếp của người dân và học sinh.

- Xây dựng nội dung kịch bản và tổ chức diễn tập theo các tình huống thiên tai thường xảy ra tại địa phương.

g) Xây dựng hệ thống về cảnh báo sớm về thiên tai trong cộng đồng:

- Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ;

- Trang bị trạm đo mưa cảnh báo lũ, sạt lở tại các khu vực trọng điểm.

- Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tại cộng đồng (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

- Tập huấn sử dụng trang thiết bị.

h) Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ phòng, tránh thiên tai tại cộng đồng, bao gồm: nhà văn hóa cộng đồng làm nơi tránh trú khi xảy ra mưa, lũ, bão lớn; xây dựng các cầu vượt lũ, thoát hiểm tại các thôn bản.

(Các hoạt động chi tiết thực hiện kế hoạch trong phụ lục 1 kèm theo)

III. KINH PHÍ

1. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2016 - 2020 là 46.050 triệu đồng. Trong đó:

Năm 2016: 2.340 triệu đồng

Năm 2017: 2.610 triệu đồng

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh)

TT

Hoạt động

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng KP

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Kết quả

KP

Kết quả

KP

Kết quả

KP

Kết quả

KP

Kết quả

KP

I

Hp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương các cấp về qun lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ

1

Tổ chức các khóa đào tạo, Tập huấn viên (THV) cho đội ngũ giảng viên và cán bộ cấp Tỉnh (HĐ 1.6)

01 lớp

50

02 lớp

100

02 lớp

100

 

250

2

Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy ở các cấp huyện/xã (HĐ 1.7)

01 lớp

50

04 lớp

200

04 lớp

200

 

450

3

Trang bị công cụ hỗ trợ giảng dạy cho đội ngũ THV cấp tỉnh/ cấp huyện (HĐ 1.9)

02 bộ laptop, 02 máy chiếu, 02 máy ảnh KTS, 02 máy in Scanet

140

09 bộ laptop, 09 máy chiếu, 09 máy ảnh KTS, 09 máy in Scannet

630

 

770

 

Tổng cộng (1)

 

240

 

930

 

300

 

 

 

 

1.470

II

Hp phần 2: Tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao năng lc cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai:

1

Thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại các xã ưu tiên (HĐ 2.1)

10 nhóm

100

 

100

2

Xây dựng bản đồ nguy cơ thiên tai, đánh giá tình trạng DBTT, cập nhật thông tin bản đồ nguy cơ (HĐ 2.2)

 

41 xã

6.150

30 xã

4.500

30 xã

4.500

15.150

3

Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị ứng phó phục hồi với từng giai đoạn: trước trong và sau thiên tai HĐ (2.3)

2000 cuốn

250

 

250

4

Xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng chống và quản lý rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng tại các xã ưu tiên (HĐ 2.5);

 

41 xã

410

30 xã

300

30 xã

300

1.010

5

Hàng năm, tổ chức các hoạt động lồng ghép kế hoạch PCTT có sự tham gia của cộng đồng vào kế hoạch phát triển KT-XH tại các xã ưu tiên (HĐ 2.6)

 

41 xã

40

30 xã

30

30 xã

30

100

6

Xây dựng Kế hoạch và tổ chức diễn tập ứng phó với thiên tai tại cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và phương tiện cứu hộ) (HĐ 2.7)

 

10 xã tổ chức Diễn tập

1500

10 xã tổ chức Diễn tập

1500

10 xã tổ chức Diễn tập

1500

4.500

7

Xây dựng và thiết lập hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm các trang thiết bị hỗ trợ) (HĐ 2.8)

21 xã XD HTCB sớm (Biển CB 105c, loa tay CS lớn 105c, 21 Trạm đo mưa ND)

1260

20 xã XD HTCB sớm (Biển CB 100c, loa tay CS lớn 100c, 20 Trạm đo mưa ND)

1200

20 xã XD HTCB sớm (Biển CB 100c, loa tay CS lớn 100c, 20 Trạm đo mưa ND)

1200

20 xã XD HTCB sớm (Biển CB 100c, loa tay CS lớn 100c, 20 Trạm đo mưa ND)

1200

20 xã XD HTCB sớm (Biển CB 100c, loa tay CS lớn 100c, 20 Trạm đo mưa ND)

1200

6.060

8

Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng (HĐ 2.9)

21 xã được thành lập hệ thống theo dõi đánh giá/ Kết quả Đề án

20

20 xã được thành lập hệ thống theo dõi đánh giá/ Kết quả Đề án

20

20 xã được thành lập hệ thống theo dõi đánh giá/ Kết quả Đề án

20

20 xã được thành lập hệ thống theo dõi đánh giá/ Kết quả Đề án

20

20 xã được thành lập hệ thống theo dõi đánh giá/ Kết quả Đề án

20

100

9

Tổ chức các hoạt động truyền thông về QLTTCĐ trên mạng Internet, trang Web, TV, Đài, báo; trang bị các pano áp phích, tờ rơi, tranh lật… (HĐ 2.10)

Tổ chức họp, xem băng videoclip, phát tờ rơi, tranh lật (tại 21 xã)

210

Tổ chức họp, xem băng videoclip, phát tờ rơi, tranh lật (tại 20 xã)

200

Tổ chức họp, xem băng videoclip, phát tờ rơi, tranh lật (tại 20 xã)

200

Tổ chức họp, xem băng videoclip, phát tờ rơi, tranh lật (tại 20 xã)

200

Tổ chức họp, xem băng videoclip, phát tờ rơi, tranh lật (tại 20 xã)

200

1.010

10

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn hàng năm cho cộng đồng từng hoạt động riêng biệt trong công tác QLRRTTCĐ cho từng đối tượng trong cộng đồng (HĐ 2.12)

Tập huấn cho HPN, Đoàn TN, CTĐ, GV, HS (210 người/ 04 lớp/năm)

160

Tập huấn cho HPN, Đoàn TN, CTĐ, GV, HS (200 người/ 04 lớp/năm)

160

Tập huấn cho HPN, Đoàn TN, CTĐ, GV, HS (200 người/ 04 lớp/năm)

160

Tập huấn cho HPN, Đoàn TN, CTĐ, GV, HS (200 người/ 04 lớp/năm)

160

Tập huấn cho HPN, Đoàn TN, CTĐ, GV, HS (200 người/ 04 lớp/năm)

160

800

11

Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ nội dung về PCTT nhân các ngày lễ, hội tại cộng đồng (HĐ 2.13)

Biểu diễn văn nghệ (05 buổi /năm)

100

Biểu diễn văn nghệ (05 buổi /năm)

100

Biểu diễn văn nghệ (05 buổi /năm)

100

Biểu diễn văn nghệ (05 buổi /năm)

100

Biểu diễn văn nghệ (05 buổi /năm)

100

500

12

Xây dựng công trình PCTT quy mô nhỏ (cầu vượt lũ, nhà VHCĐ cho ND tránh trú các đợt mưa, lũ, bão lớn) (HĐ 2 14)

 

 

 

 

10 công trình/ năm

5.000

10 công trình/ năm

5.000

10 công trình/ năm

5.000

15.000

Tổng cộng (2)

 

2.100

 

1.680

 

14.780

 

13.010

 

13.010

44.580

Tổng kinh phí (1 + 2)

 

 

 

2.340

 

2.610

 

15.080

 

13.010

 

13.010

46.050

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2016 -2020
(Kèm theo Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Hoạt động

Đơn vị

Đơn giá (Tr.đ)

Số lượng

Thành tiền (Tr. đ)

2016

2017

2018

2019

2020

TC

1

Đào tạo, tập huấn đội ngũ giảng viên cấp tỉnh

lớp

50

1

2

2

 

 

5

250

2

Đào tạo, tập huấn đội ngũ giảng viên cấp huyện/ xã

lớp

50

1

2

2

2

2

9

450

3

Thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật triển khai các hoạt động

nhóm

10

2

2

2

2

2

10

100

4

Trang bị máy tính, máy ảnh, máy chiếu, Scannet phục vụ Tập huấn

bộ

70

2

9

 

 

 

11

770

5

Xây dựng bản đồ nguy cơ thiên tai cấp xã

bộ

150

21

20

20

20

20

101

15150

6

In ấn tờ rơi, áp phích phổ biến kiến thức về PCTT

tờ

0,050

1000

1000

1000

1000

1000

5000

250

7

XD Sổ tay hướng dẫn về PCTT, gồm: biên tập, in ấn phát hành

cuốn

0,10

 

500

500

500

500

2000

200

8

Xây dựng kế hoạch PCTT gắn với PT KTXH, thích ứng với BĐKH

10

21

20

20

20

20

101

1010

9

Tổ chức Diễn tập PCTT cấp xã

cuộc

150

6

6

6

6

6

30

4500

10

Xây dựng HT cảnh báo sớm (trạm đo mưa ND)

trạm

10

21

20

20

20

20

101

1010

11

Trang bị loa tay công suất lớn để phục vụ cảnh báo, DT

cái

5

105

100

100

100

100

505

2525

12

XD Biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm

cái

5

105

100

100

100

100

505

2525

13

Tổ chức tuyên truyền cho đối tượng DBTT

buổi

10

21

20

20

20

20

101

1010

14

Tập huấn, Truyền thông về QLRRTT cho các đối tượng tại CĐ

lớp

40

4

4

4

4

4

20

800

15

Tổ chức văn nghệ nội dung về PCTT tại cộng đồng

buổi

20

5

5

5

5

5

25

500

16

Xây dựng công trình nhỏ PCTT tại cộng đồng

CT

500

 

 

10

10

10

30

15000

 

Tổng kinh phí (Tr.đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

46.050

 

PHỤ LỤC 3

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Hoạt động

Cơ quan chủ trì

quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên cấp tỉnh

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai

Ban Chỉ Huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh Các Tổ chức Quốc tế

2016- 2020

2

Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên cấp huyện

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện Các Tổ chức Quốc tế

2016- 2020

3

Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên cấp xã

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai & TKCN cấp huyện

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp xã Hội chữ thập đỏ, HPN

2016- 2020

4

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo đội ngũ giảng viên

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện/ xã

2016- 2020

5

Trang bị các thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn và thông tin tuyên truyền

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện/xã

2016- 2020

6

Xây dựng bản đồ thiên tai tại các xã

Sở Tài nguyên và MT, Tư vấn

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp

2016- 2020

7

In ấn, phát hành panô, áp phích, tờ rơi hướng dẫn về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện/xã

2016- 2020

8

Xây dựng sổ tay hướng dẫn cộng đồng chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện/xã

2016- 2020

9

Xây dựng, cập nhật kế hoạch PCTT gắn với phát triển KT-XH, thích ứng với BĐKH

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp xã

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện

2016- 2020

10

Diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp xã

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện, BCH Quân sự huyện

2016- 2019

11

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và thông tin tới cộng đồng

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện/xã; Đài KTTV LCai

2016- 2020

12

Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tại cộng đồng (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Sở thông tin truyền thông

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp; Bưu điện, CT Viễn thông

2016- 2020

13

Phổ biến kiến thức phòng ngừa và ứng phó với thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh/ huyện

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp, Hội phụ nữ

2016- 2020

14

Tổ chức đào tạo tập huấn, tuyên truyền về thiên tai tại cộng đồng cho các đối tượng dễ bị tổn thương

Hội chữ thập đỏ tỉnh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện/ xã Sở giáo dục, Các trường học

2016- 2020

15

Tập huấn cho cán bộ cơ sở về QLRRTT

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN huyện

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp xã

2016- 2020

16

Tổ chức hoạt động văn nghệ có về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai

Hội Phụ nữ tỉnh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp và đoàn Thanh niên

2016- 2020

17

Xây dựng công trình nhỏ phục vụ phòng, tránh thiên tai tại cộng đồng

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp tỉnh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện/ xã

2016- 2020