ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2007/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 15 tháng 6 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2000/NQ-HĐND ngày 27/7/2000 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về giữ gìn vệ sinh môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 138/TTr-STNMT ngày 01 tháng 6 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24 /2007/QĐ-UBND ngày 15-6-2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn).
Quy định này nhằm quy định cụ thể các nội dung trong công tác bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường.
Quy định này được áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 3. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành:
1. Các chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, do các Sở, Ban, ngành xây dựng trình Cơ quan có thẩm quyền ban hành phải có nội dung về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường.
2. Cần thực hiện phối kết hợp giữa các ngành với các huyện, thành phố trong các hoạt động chung đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường.
3. Đối với dự án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự án có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Đối với các dự án khác, tuỳ theo quy mô của dự án, đơn vị lập dự án có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường. Việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Pháp luật.
4. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị mình quản lý.
1. Quy hoạch địa điểm, triển khai xây dựng và đưa vào vận hành bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt của địa phương, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo các quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
2. Quy hoạch địa điểm, triển khai xây dựng và đưa vào vận hành các nghĩa trang, nghĩa địa của địa phương đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện di dời các nghĩa trang, nghĩa địa của địa phương đang gây ô nhiễm môi trường đến vị trí mới theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo vệ sinh môi trường.
3. Quy hoạch địa điểm, triển khai xây dựng và đưa vào vận hành các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung cho từng khu vực đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, di chuyển các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các cơ sở chế biến, thu mua các loại động vật, thuỷ hải sản tươi sống ra ngoài khu vực dân cư tập trung.
4. Có trách nhiệm tổ chức đăng ký và cấp giấy xác nhận cho đối tượng thuộc diện đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
5. Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo quy định và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn.
6. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải tại địa phương. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào dịch vụ khai thác các công trình vệ sinh môi trường, công trình xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng các phế liệu, phế thải tại địa phương.
7. Tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường, động viên, khuyến khích việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước, cam kết của cộng đồng dân cư về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường.
Điều 5. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ:
1. Trách nhiệm chung:
a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tuỳ theo quy mô của dự án phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định trình Cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và phải thực hiện nghiêm túc các cam kết về bảo vệ môi trường.
b) Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong quá trình hoạt động phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn; có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động. Nghiêm cấm không được xả chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.
c) Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường và báo cáo ngay với cơ quan chức năng các diễn biến suy thoái, sự cố môi trường tại khu vực do đơn vị mình quản lý, khắc phục kịp thời những sự cố, suy thoái về môi trường khi được Cấp có thẩm quyền cho phép.
d) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
e) Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
2. Trách nhiệm riêng:
a) Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường).
b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lương thực thực phẩm, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
c) Các bệnh viện, cơ sở dịch vụ y tế phải bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; phải xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của ngành y tế đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, sinh vật, nguồn nước mặt, nước dưới đất; cấm đổ chất thải y tế chưa qua xử lý ra ngoài môi trường và phải tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
d) Các đơn vị quản lý các nơi công cộng: Chợ, bến tàu xe, công viên, khu vui chơi, giải trí... đều phải có công trình vệ sinh công cộng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, cấm xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường và phải niêm yết các quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng.
e) Chủ đầu tư các công trình xây dựng phải giám sát các nhà thầu thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
f) Các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ công về lĩnh vực môi trường phải thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
g) Việc kinh doanh, tập kết, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, cát, đá, sỏi, khai thác đất, phải được cấp có thẩm quyền cấp phép và không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
h) Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp: có chất dễ cháy, dễ gây nổ; có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh; có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm; phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người; gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước; gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn đều không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư.
i) Tổ chức, cá nhân có hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về vệ sinh phòng dịch.
Điều 6. Trách nhiệm của các hộ gia đình, cá nhân:
1. Mọi gia đình, cá nhân sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phải có ý thức, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường, thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định. Không đổ chất thải rắn, nước thải, chất gây ô nhiễm chưa qua xử lý vào hệ thống thoát nước chung, ra lòng đường, hè phố, ao hồ và các nơi khác; không gây tiếng ồn, bụi, khí thải vượt quá tiêu chuẩn môi trường. Tham gia đầy đủ hoạt động vệ sinh môi trường công cộng, làm sạch khu phố, đường làng ngõ xóm; giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật.
2. Khi cải tạo hoặc xây dựng mới nhà cửa, công trình trong khu dân cư phải thực hiện các biện pháp che chắn quanh vị trí xây dựng, không để bụi, đất, đá vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
3. Việc tổ chức đám tang, chôn cất người chết phải tuân thủ các quy định của cơ quan y tế, đảm bảo quy định về vệ sinh môi trường, chôn cất đúng nơi quy định của địa phương.
4. Phải có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phải bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người và được thu dọn vệ sinh thường xuyên, không được xả trực tiếp nước thải sinh hoạt và nước rửa chuồng trại chăn nuôi chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.
5. Nghiêm cấm sử dụng than Na Dương để đun nấu, sản xuất vật liệu xây dựng và cho các hoạt động khác mà chưa áp dụng các biện pháp xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
6. Nếu phát hiện sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường phải báo ngay cho Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan chức năng nơi gần nhất.
7. Thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước, cam kết của cộng đồng dân cư địa phương.
Điều 7. Quy định bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị:
1. Cấm sử dụng lòng đường, hè phố làm nơi họp chợ, bày bán hàng hoá, tập kết vật liệu xây dựng, rửa ô tô, xe máy và các hoạt động dịch vụ khác.
2. Cấm thả rông súc vật ra đường phố. Đối với các loại xe sử dụng súc vật kéo chỉ được đi theo các tuyến phố và thời gian quy định, chủ xe phải chịu trách nhiệm về vệ sinh môi trường do phương tiện gây ra.
3. Cấm mọi hành vi đổ rác, xả nước thải ra lòng đường, hè phố gây mất vệ sinh nơi công cộng.
4. Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ cây xanh trên hè phố, trong công viên, cơ quan và các nơi công cộng khác.
5. Không được sử dụng các loại loa có công suất lớn gây tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhân dân trong khu vực.
Điều 8. Quy định bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường trong hoạt động du lịch:
1. Các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch có trách nhiệm: Xây dựng các quy định về bảo vệ môi trường thuộc địa bàn mình quản lý và niêm yết quy định tại khu vực đó; tổ chức thực hiện thu gom hoặc hợp đồng với các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ công để thu gom rác trong địa bàn và chuyển đến nơi xử lý; lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan. Kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động tại khu du lịch, điểm du lịch thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường.
2. Khách du lịch có trách nhiệm tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch, điểm du lịch; không được có các hoạt động gây tác động xấu đến cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch; giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch.
1. Khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt; quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên; đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động; có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Trách nhiệm của Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung: Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải; tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường. thôn:
Điều 10. Quy định bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường trong nông nghiệp, nông thôn:
1. Việc sử dụng, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải. Nghiêm cấm việc xử lý tiêu huỷ các loại hoá chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng khi chưa được phép của cơ quan chuyên môn.
3. Chỉ dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng theo quy định của Nhà nước và thực hiện theo quy trình hướng dẫn sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng phân hữu cơ tươi, chưa hoại mục.
4. Khi thu hoạch rau, quả phải đảm bảo đủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón lần cuối. Nông sản tiêu thụ trên thị trường và sử dụng vào chế biến lương thực, thực phẩm không được có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón vượt giới hạn cho phép.
5. Nghiêm cấm việc đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện, chất nổ, hoá chất và các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt.
6. Đối với khu chăn nuôi tập trung phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường và quản lý chất thải rắn theo đúng quy định. Chuồng trại phải được vệ sinh định kỳ, đảm bảo phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh.
Điều 11. Quy định bảo vệ và giữ gìn vệ sinh nguồn nước:
1. Mọi tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường đối với các nguồn nước mặt, nước dưới đất và các hệ thống cấp nước. Không đổ rác, các loại phế liệu, phế thải, đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn và nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào nguồn nước mặt của sông, suối, khe nước, ao, hồ, kênh, mương.
2. Các giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất và các giếng đào không còn sử dụng phải được lấp theo đúng quy trình kỹ thuật.
3. Mọi tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác và sử dụng nước dưới đất, nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước phải được các cơ quan chức năng cho phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.
4. Cấm mọi hoạt động gây ô nhiễm và mất vệ sinh môi trường ảnh hưởng xấu tới các giếng khoan, giếng đào khai thác nước ngầm.
1. Các chủ phương tiện vận chuyển cơ giới có trách nhiệm: thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe, khi lưu hành trên đường phải đảm bảo các quy định về an toàn, tiêu chuẩn môi trường khí thải, tiếng ồn.
2. Khi vận chuyển, chuyên chở nguyên, vật liệu phải chở đúng trọng tải quy định và có bạt che đậy, không được để rơi vãi ra đường.
3. Cấm sử dụng còi hơi tại các khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn.
4. Khi vận chuyển hàng hoá, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải đảm bảo 3 yếu tố sau: sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, đảm bảo không rò rỉ, phát tán ra môi trường; có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép.
Điều 13. Quy định bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường trong hoạt động khoáng sản:
1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, phục hồi môi trường, cụ thể như sau:
Thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường trường hợp chất thải có yếu tố nguy hại thì quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh; phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân phải có khu vực lưu giữ khoáng sản theo quy định, vận chuyển khoáng sản bằng các thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường; việc sử dụng máy móc, thiết bị hoá chất khi thăm dò, khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản phải có chứng chỉ kỹ thuật và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Điều 14. Quy định bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhập khẩu phế liệu:
1. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường: Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước Quốc tế mà Cộng hoà xã chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển; thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Quyết định số 12/2006/QĐ- BTNMT ngày 08/9/2006 về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
2. Điều kiện được phép nhập khẩu phế liệu đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế: Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường; có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu; có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của Pháp luật có liên quan.
b) Chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành bốc dỡ phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa nhập khẩu, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất.
c) Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, không được cho, bán tạp chất đó.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị cần kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình UBND tỉnh Lạng Sơn xem xét, bổ sung hoặc sửa đổi./.
- 1 Quyết định 1225/QĐ-UBND năm 2007 công bố hết hiệu lực thi hành các văn bản do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành từ năm 2006 trở về trước
- 2 Quyết định 73/2000/QĐ-UB quy định giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 19/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 4 Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 5 Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 1 Quyết định 3212/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015
- 2 Quyết định 25/2013/QĐ-UBND sửa đổi mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 4 Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7 Quyết định 73/2000/QĐ-UB quy định giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8 Nghị quyết 08/2000/NQ-HĐND giữ gìn vệ sinh môi trường do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 1 Quyết định 25/2013/QĐ-UBND sửa đổi mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Quyết định 1225/QĐ-UBND năm 2007 công bố hết hiệu lực thi hành các văn bản do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành từ năm 2006 trở về trước
- 3 Quyết định 3212/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015
- 4 Quyết định 73/2000/QĐ-UB quy định giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5 Quyết định 19/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 6 Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn