ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 241/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 03 tháng 3 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Quyết định số: 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Văn bản số: 1438/BNN-TCTS ngày 16/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn triển khai Quyết định số: 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 về việc thực hiện hướng dẫn triển khai Quyết định số: 188/QĐ-TTg ;
Căn cứ Chỉ thị số: 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số: 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ;
Công Văn số: 2232/BNN-TCTS ngày 22/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Căn cứ Chương trình phối hợp số: 2712/CTPH-SNN ngày 16/12/2016 giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn - Phú Thọ về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực Sông Lô - Gâm;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 18/TTr-SNN ngày 07 tháng 02 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2020 với các nội dung chính như sau:
1. Tên chương trình: Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2020.
2. Mục tiêu: Đến năm 2020, phần lớn cộng đồng dân cư hiểu và nắm được lợi ích và tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nhận diện, bảo vệ các loài quý hiếm có giá trị kinh tế; quy hoạch được vùng cấm đánh bắt theo thời vụ tại các địa phương nơi có diện tích mặt nước lớn, thành lập đội quản lý, thanh tra, kiểm tra liên ngành về thủy sản. Quản lý nguồn lợi một cách hiệu quả nhằm phát triển sản xuất thủy sản bền vững, góp phần tạo sự cân bằng sinh thái thủy sinh.
3. Các nội dung chủ yếu của Chương trình:
- Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, tổ chức quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản.
- Tổ chức truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
(có Chương trình chi tiết kèm theo)
4. Nguồn kinh phí thực hiện:
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các hoạt động đánh giá hiện trạng; lập, xây dựng, đưa vào sử dụng các khu bảo tồn, thả giống để tái tạo nguồn lợi, tổ chức truyền thông, xây dựng cộng đồng thôn, xã tham gia quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, quản lý chỉ đạo.
- Các nguồn vốn huy động khác: Huy động và kêu gọi tài trợ của Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để triển khai các nội dung, dự án của Chương trình.
Các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện Chương trình “Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020” đảm bảo đúng quy định.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các Sở, Ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 241/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Bắc Kạn nằm giữa hai vòng cung núi cao (vòng cung Sông Gâm và vòng cung Ngân Sơn) độ cao so với mặt nước biển từ 90-1.500m, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16-28oC, có 1.364ha là sông, suối bao gồm 04 lưu vực sông chính; Sông Cầu, sông Bằng Giang, sông Bắc Giang và Sông Năng, ngoài ra còn có 205ha diện tích đầm, hồ nhỏ, eo ngách bao gồm một số hồ có diện tích lớn như hồ Khuổi Khe, huyện Na Rì, hồ Bản Chang, huyện Ngân Sơn (theo số liệu quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2015).
Trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản tỉnh Bắc Kạn đã có bước phát triển, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh, năm 2016 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.190ha, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh ước đạt 1.705 tấn trong đó sản lượng thủy sản nuôi 1.660 tấn, sản lượng khai thác 45 tấn; sản lượng thủy sản trên đáp ứng một phần nhu cầu thực phẩm thủy sản của người dân trên địa bàn, đưa giá trị sản xuất thủy sản đạt 58,030 tỷ đồng.
Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển thủy sản tỉnh Bắc Kạn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực nguồn lợi thủy sản tại các sông, suối và hồ chứa trên địa bàn tỉnh đã và đang ở tình trạng bị khai thác quá mức và có tính chất hủy diệt, nhiều loài cá quý hiếm bản địa có nguy cơ bị tuyệt chủng, phá vỡ sự cân bằng sinh thái thuỷ sinh, kích cỡ khai thác thác cá ngày càng nhỏ, nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt đến mức báo động. Công tác bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản chưa được quan tâm đúng mức, việc các tổ chức, cá nhân tham gia thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản còn nhiều hạn chế, các bãi giống, bãi đẻ không được bảo vệ vì vậy việc triển khai công tác bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các sông, suối và hồ chứa trên địa bàn tỉnh là vấn đề cấp thiết để duy trì và ổn định số lượng các giống loài thủy sản cũng như sản lượng thủy sản khai thác hàng năm, góp phần cải thiện đời sống và thu nhập của ngư dân tại các địa phương trong tỉnh.
Đến năm 2020, phần lớn cộng đồng dân cư hiểu và nắm được lợi ích và tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nhận diện, bảo vệ các loài quý hiếm có giá trị kinh tế; quy hoạch được vùng cấm đánh bắt theo thời vụ tại các địa phương nơi có diện tích mặt nước lớn, thành lập đội quản lý, thanh tra, kiểm tra liên ngành về thủy sản. Quản lý nguồn lợi một cách hiệu quả nhằm phát triển sản xuất thủy sản bền vững, góp phần tạo sự cân bằng sinh thái thủy sinh.
1. Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản
Kết hợp giữa điều chỉnh sản lượng khai thác với sản xuất giống nhân tạo, thả bổ sung vào môi trường tự nhiên, cải thiện môi trường sống của các loài thủy sản nhằm khôi phục khả năng tái tạo nguồn lợi, tăng mật độ quần thể của các giống loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, ổn định quần xã sinh vật trong các thủy vực, hàng năm thả bổ sung giống các loài thủy sản vào sông và các hồ chứa.
1.1. Đánh giá nguồn lợi thủy sản
* Mục tiêu: Đánh giá nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng được chức năng kiểm tra giám sát bảo vệ nguồn lợi của các cấp chính quyền địa phương; nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với địa phương; từng bước giảm dần một số loại nghề khai thác không khuyến khích, khai thác thủy sản còn non, không theo mùa vụ ở các vùng nước trọng điểm.
* Nội dung: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tra tổng quan hiện trạng, đánh giá mức độ, tác động của các điều kiện xung quanh đến đa dạng sinh học và môi trường sống của các loài thủy sản. Từ đó xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản để phục vụ công tác quản lý nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, dự báo và lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2017 và năm 2018.
1.2. Thả giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản
* Mục tiêu: Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang bị khai thác cạn kiệt, bằng cách tăng cường nguồn giống bổ sung cho thủy vực tự nhiên.
Thả bổ sung hàng năm vào một số thủy vực một số loài thủy sản truyền thống, bản địa, các loài có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể của cá loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật thủy sinh trong các thủy vực.
* Nội dung chính:
- Hàng năm thả cá giống nước ngọt như trôi, trắm, mè, rô phi, chép vào các hồ chứa, sông và suối lớn trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực cán bộ trại giống thủy sản của tỉnh để tăng cường năng lực sản xuất giống trên địa bàn chủ động nguồn giống, lai tạo giống mới, lưu giữ giống gốc và các loài gen qúy hiếm của các loài thủy đặc sản, chủ động nguồn giống bố mẹ phục vụ cho nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
- Địa điểm thực hiện: Các hồ chứa, sông và suối lớn trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: 2017 - 2020.
2. Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, tổ chức quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản
Thành lập Đội quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, xử lý triệt để nhằm chấm dứt các hành vi vi phạm Pháp lệnh về Bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: Dùng chất nổ, chất độc, xung điện… để khai thác thủy sản; sử dụng các loại ngư cụ có mắt lưới nhỏ hơn quy định; điều chỉnh sản lượng khai thác, quy định vùng cấm khai thác, khai thác có thời hạn đối với các loài thủy sản qúy hiếm như: Cá bỗng, cá võng, cá cóc, cá lăng, cá chuối hoa, cá sỉnh gai, cua suối trung bộ…
Xây dựng mô hình đồng quản lý tại khu vực hồ Ba Bể, hồ Bản Chang, huyện Ngân Sơn, hồ Khuổi Khe, huyện Na Rì…
Kiểm soát cường lực khai thác ở các thủy vực, tăng cường năng lực tổ chức bảo vệ nguồn lợi thủy sản (con người, cơ sở vật chất kỹ thuật) nhằm kiểm soát tốt các hoạt động khai thác ở các vùng trọng điểm, các khu vực cấm, hạn chế khai thác các bãi đẻ, vùng tập trung các loài thủy sản non.
2.1. Lập, xây dựng, đưa vào sử dụng các khu bảo tồn, quản lý giám sát việc cấm đánh bắt khai thác thủy sản
* Mục tiêu: Xác định các loài thủy sản cần được phục hồi, bảo vệ và phát triển; giám sát các thủy vực tự nhiên có các loài thủy sản quý hiếm, xây dựng vùng cấm đánh bắt, khai thác theo từng thủy vực và theo thời vụ bảo vệ các loài thủy sản qúy hiếm tránh nguy cơ cạn kiệt và bị tuyệt chủng.
* Nội dung chính:
- Quy hoạch bảo vệ nguồn lợi khu bảo tồn Hồ Ba Bể.
- Quy hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản sông, hồ, các vùng nước trọng điểm trong toàn tỉnh, quy định các vùng cấm đánh bắt, khai thác, dụng cụ khai thác theo từng thủy vực và theo mùa vụ đối với các loài thủy sản, đặc biệt là các đối tượng qúy hiếm, chú trọng vào mùa chúng đẻ trứng và con non.
- Xây dựng đội ngũ quản lý, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ cấp tỉnh đến cấp xã.
- Kết hợp với các cơ quan nghiên cứu về thủy sản tại Trung ương và các tỉnh bạn để ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo giống và nuôi thử nghiệm các loài cá quý hiếm như cá bỗng…
* Phạm vi khoanh vùng bảo vệ gồm: Hồ Ba Bể, Sông Năng, Sông Cầu... Đối tượng bảo vệ gồm: Cá bỗng, cá võng, cá cóc, cá lăng, cá chuối hoa, cá sỉnh gai, cua suối trung bộ và một số loài cá truyền thống.
Thời gian thực hiện: 2017- 2020.
2.2. Xây dựng cộng đồng thôn, xã tham gia quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
* Mục tiêu: Cải tiến công tác quản lý nghề cá, từng bước đưa công tác quản lý nghề cá về cho cộng đồng dân cư vùng ven sông, hồ vừa khai thác hợp lý vừa bảo vệ phát triển nguồn lợi gắn với lợi ích của cộng đồng.
* Nội dung chính:
- Xây dựng một số điểm về mô hình cụm cộng đồng dân cư tham gia quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (chọn các xã có các hoạt động xâm hại nguồn lợi).
- Tổ chức các tổ tự quản, tổ quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo các địa bàn thôn, xã; nâng cao cao trách nhiệm của cộng đồng dân cư.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Thời gian triển khai: 2017 - 2019.
3. Tổ chức truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, xã và ngư dân về pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, về lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với đời sống của cộng đồng dân cư.
Xây dựng chương trình truyền thông về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng.
* Mục tiêu: Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn và nông dân về pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản đối với cộng đồng ngư dân cũng như toàn xã hội, từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
* Nội dung chính:
- Xây dựng các chuyên mục bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và đăng tải trên báo địa phương.
- Xây dựng các cụm Panô tuyên truyền ở các vùng trọng điểm.
- In tranh cổ động, tờ rơi tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho cán bộ, ngư dân đến thôn, xã.
- Tham quan, tập huấn, học tập kinh nghiệm tại các cơ sở đã sinh sản nhân tạo và nuôi thành công các loài cá quý hiếm.
- Nghiên cứu một số nội dung cần thiết về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đưa vào chương trình học tập tại các bậc học thích hợp.
- Thời gian thực hiện: 2017 - 2020.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và tiến hành quy hoạch vùng cần bảo tồn, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản (hồ Ba Bể). Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cụ thể từng địa bàn để triển khai đến các huyện, xã vùng ven sông, ven hồ.
- Khảo sát, nghiên cứu các nghề cần chuyển đổi và tiến hành quy hoạch để chuyển đổi các nghề khai thác cho các hộ khai thác thủy sản vùng ven sông, hồ.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để đầu tư khai thác và sản xuất các loài giống thủy sản có chất lượng để phát triển nuôi trồng thủy sản và thả bổ sung giống vào các thủy vực, chủ động đánh bắt có chọn lọc, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả khai thác.
- Tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, đặc biệt công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng đảm bảo phát triển bền vững, chuyển tải các tiến bộ kỹ thuật về ứng dụng ở cơ sở. Từng bước xã hội hóa công tác sản xuất giống một số đối tượng nuôi phổ biến.
- Nghiên cứu, áp dụng và hoàn thiện các công nghệ mới về xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, công nghệ sản xuất thức ăn cho các đối tượng thủy sản nuôi, công nghệ lưu giữ bảo quản sống, vận chuyển sống, công nghệ bảo quản sản phẩm nuôi trồng sau thu hoạch.
- Tăng cường hoạt động quan trắc, giám sát môi trường nước. Nâng cao năng lực quản lý vùng nước nội địa phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm từ các hoạt động đánh bắt cá, khai thác khoáng sản, giao thông đường thủy khu vực hồ Ba Bể. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường vùng sông nước.
3. Giải pháp về quản lý và huy động sự tham gia của nhân dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về thủy sản các địa phương và các xã, phường ven sông, hồ. Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho các tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiện, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thông qua cộng đồng ngư dân tổ chức quản lý tốt nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh và các nghề khai thác phù hợp theo quy định.
- Tăng cường sự phối hợp kiểm tra kiểm soát các hoạt động nghề cá trên sông, hồ, tăng cường năng lực cho cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, các cán bộ làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các huyện, xã, nhất là kiểm soát các hoạt động có tính hủy diệt môi trường sống các loài thủy sinh.
- Đưa Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng cơ sở.
- Tổ chức quản lý nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật gắn với phát triển nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề dịch vụ khác.
- Huy động các tổ chức: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi... tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
4. Đào tạo nguồn nhân lực - Giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành thủy sản như Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho nghề cá trong tỉnh từ đội ngũ cán bộ kỹ thuật đến công nhân lành nghề.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, xã và ngư dân về pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong cộng đồng ngư dân cũng như toàn xã hội.
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên khuyến ngư kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tuyên truyền viên về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
- Xây dựng các chương trình truyền thông về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; in ấn phát hành Panô, áp phích, tờ rơi tuyên truyền cổ động về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
5. Các chính sách khuyến khích
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi và được hưởng lợi từ kết quả đầu tư theo quy định.
- Tổ chức cá nhân tham gia thiết lập và quản lý khu bảo tồn được khai thác giá trị khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
- Ưu tiên ngân sách tỉnh cho việc quy hoạch bảo vệ khu bảo tồn nội đồng hồ Ba Bể.
- Hỗ trợ 50% kinh phí cho các tổ chức, doanh nghiệp thả giống thủy sản vào các thủy vực tự nhiên.
- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định chung của địa phương.
6. Giải pháp vốn đầu tư
Dự kiến nguồn vốn:
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các hoạt động đánh giá hiện trạng; lập, xây dựng, đưa vào sử dụng các khu bảo tồn, thả giống để tái tạo nguồn lợi, tổ chức truyền thông, xây dựng cộng đồng thôn, xã tham gia quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý chỉ đạo.
- Các nguồn vốn huy động khác: Huy động và kêu gọi tài trợ của Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để triển khai các nội dung, dự án của Chương trình.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn thực hiện:
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng phương án và hỗ trợ dịch vụ về cung cấp và sản xuất con giống để bổ sung nguồn lợi thủy sản.
- Phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để thống nhất lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các nội dung của Chương trình đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Hằng năm tổng hợp, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện, tính hiệu quả của Chương trình báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài chính
Cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo đủ kinh phí thực hiện theo kế hoạch hằng năm.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định địa điểm các nguồn tài nguyên nước dồi dào, không bị ô nhiễm môi trường để thực hiện Chương trình.
Xử phạt các đối tượng làm ô nhiễm môi trường nước, kết hợp với các cơ quan khác đưa ra các phương án khắc phục môi trường nước bị ô nhiễm.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chịu trách nhiệm triển khai Chương trình này tới Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và kiểm tra việc thực hiện.
Phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Ban, Ngành liên quan xác định địa điểm các thủy vực trên các sông có nhiều loại thủy sản sinh sống, các hồ trên địa bàn để thành lập các khu bảo tồn, khu quy hoạch, khu phát triển nguồn lợi thủy sản trọng điểm.
6. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Có trách nhiệm tổ chức thành lập các cộng đồng dân cư cùng bảo vệ và khai thác thủy sản tại một số thủy vực tự nhiên, thành lập các tổ hợp tác sản xuất, khuyến khích phát triển hợp tác xã từ các tổ hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Đề xuất các vùng, các lưu vực cần bảo vệ và số lượng, chủng loại thủy sản cần tái tạo.
- 1 Quyết định 2306/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 2 Quyết định 1539/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 3 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4 Quyết định 15/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản kèm theo Quyết định 23/2015/QĐ-UBND trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5 Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 6 Quyết định 42/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8 Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Công văn 1438/BNN-TCTS hướng dẫn Quyết định 188/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 1479/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 1 Quyết định 2306/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 2 Quyết định 1539/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 3 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4 Quyết định 15/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản kèm theo Quyết định 23/2015/QĐ-UBND trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5 Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 6 Quyết định 42/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long