ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2017/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 17 tháng 02 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 02/11/2003 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh;
Căn cứ Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản;
Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 2187/TTr-SNN ngày 25/11/2016 và Công văn số: 2281/SNN-SNN ngày 07/12/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý các hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:06 /2017/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về quản lý hoạt động khai thác, nuôi trồng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đối với tổ chức, cá nhân là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân là người nước ngoài (gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện các hoạt động thủy sản trên ao, hồ, sông, suối, đập và các vùng nước tự nhiên khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Khai thác thủy sản trên sông, hồ, đập và các vùng nước tự nhiên khác phải đảm bảo không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản phải gắn liền với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3. Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản phải kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Đảm bảo hài hòa lợi ích của các ngành, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản của địa phương.
4. Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, toàn dân.
1. Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác thủy sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; chế biến thủy sản, thương mại thủy sản; dịch vụ thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3. Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.
4. Khai thác thủy sản là hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trên đập, sông, hồ, ao, đầm, kênh, rạch và các vùng nước tự nhiên khác.
5. Thủy sinh vật ngoại lai là loài thủy sinh vật được du nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam.
6. Kích thước mắt lưới (ký hiệu 2a): là số đo khoảng cách hai điểm giữa của hai gút lưới đối diện của mắt lưới hình thoi được kéo căng theo chiều ngang hoặc chiều dọc, đơn vị tính là milimet (mm).
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG VÙNG NƯỚC TỰ NHIÊN
Điều 4. Những hành vi bị cấm trong trong hoạt động thủy sản
1. Phát triển thủy sản bằng lồng bè trên các nhánh sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, lòng hồ Dầu Tiếng, đập Phước Hòa thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương khi chưa có quy hoạch của tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân tự ý du nhập, thả, phóng sinh các loài thủy sinh vật ngoại lai vào các vùng nước tự nhiên.
3. Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản đã được giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Thả thủy sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh, thủy sản không nằm trong danh mục giống thủy sản được phép sản xuất và kinh doanh theo Quyết định 57/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùng nước tự nhiên.
5. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thủy sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, điện, công cụ kích điện hoặc tạo xung điện và các phương pháp có tính hủy diệt khác trên tất cả các sông, suối, ao, hồ, đập, đồng ruộng và các vùng nước tự nhiên khác.
6. Sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn kích thước quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
7. Khai thác thủy sản bố mẹ trong thời kỳ sinh sản, đang nuôi con trong các vùng nước sông, hồ, ao, đầm, kênh, rạch, đồng ruộng và các vùng nước tự nhiên khác.
8. Khai thác thủy sản bằng các loại nghề: Nghề đáy, đăng (dớn), vó, te, xiệp trong thời kỳ cá sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6.
9. Khai thác các loài thủy sản bị cấm khai thác quy định tại Phụ lục 2, các loài bị cấm khai thác có thời hạn quy định tại Phụ lục 3, các loài có kích thước tối thiểu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định này.
10. Khai thác thủy sản trên đường kênh dành cho cá sinh sản trên đập Phước Hòa.
11. Vứt bỏ ngư cụ xuống hồ, đập trừ trường hợp bất khả kháng.
12. Xả thải nước, chất thải từ cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh.
13. Chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loài thủy sản thuộc danh mục cấm khai thác; thủy sản có xuất xứ ở vùng nuôi trồng trong thời gian bị cấm thu hoạch; thủy sản có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép; thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
14. Tổ chức khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản trên hồ mà không được phép của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền và không tuân thủ quy chế khảo nghiệm do nhà nước quy định.
Điều 5. Điều kiện khai thác và cấp giấy phép khai thác thủy sản
Các tổ chức, cá nhân khi tiến hành khai thác thủy sản trên các hồ, đập và các vùng nước tự nhiên phải tuân thủ các điều kiện sau:
1. Tuân thủ các quy định về kích thước mắt lưới, kích thước tối thiểu của các loài thủy sản được phép khai thác, các đối tượng khai thác thủy sản có thời hạn trong năm và các quy định khác có liên quan.
2. Khai thác các loài thủy sản trong vùng nước nội địa có kích thước tối thiểu nhỏ hơn quy định để sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học để làm giống hoặc cứu nạn các loài thủy sản sống trong vùng nước bị ô nhiễm có nguy cơ bị chết thì phải được Chi cục Chăn nuôi- Thú y và Thủy sản cho phép.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản tại các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh phải có giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá.
4. Thực hiện theo khoản 2, Điều 1, Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản là cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân có tàu cá đăng ký khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
5. Thủ tục và trình tự cấp mới, gia hạn, đổi, cấp lại Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố (đối với tàu cá thuộc thẩm quyền quản lý, đăng ký của Ủy ban nhân dân tỉnh) hoặc Quy trình thủ tục giải quyết các loại hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố (đối với tàu cá được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, đăng ký).
6. Tuân thủ đầy đủ quy định về nộp các loại phí, lệ phí khai thác thủy sản theo quy định.
Điều 6. Điều kiện nuôi trồng thủy sản trên hồ, đập
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên hồ, đập phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý công trình thủy lợi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.
2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo quy trình, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản trên các đập, các hồ chứa phải nộp phí, lệ phí theo quy định.
5. Tùy theo quy mô của từng dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động của môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường để được thẩm định, phê duyệt, chấp nhận theo quy định trước khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi trồng thủy sản.
Điều 7. Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
1. Mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có các hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, tập tính di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải tuân theo quy định của Luật Thủy sản, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, tập tính di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng phương pháp đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn chặn khác ở các sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên phải dành hành lang di chuyển cho các loài thủy sản; cụ thể ở trên sông không vượt quá 1/3 chiều rộng sông; trong hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác không vượt quá 1/4 diện tích mặt nước.
5. Theo quy hoạch của địa phương thì các lồng, bè nuôi trồng thủy sản không vượt quá 1/3 chiều rộng sông và 15% diện tích hồ, đầm, phá và vùng nước tự nhiên khác.
Điều 8. Đồng quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Khuyến khích cộng đồng ngư dân, chính quyền địa phương các xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý các hoạt động khai thác thủy sản tại vùng nước tự nhiên với sự tham gia của cộng đồng; gắn trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng ngư dân thành lập Hợp tác xã, tổ nhóm, hội và phối hợp với chính quyền địa phương quản lý việc khai thác, nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng nước tự nhiên.
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học, tạo ra các vùng cư trú nhân tạo, tham gia thả giống thủy sản vào môi trường tự nhiên, nhằm phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3. Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa cần có kế hoạch xả thải liên hồ chứa giữa hồ Dầu Tiếng và đập Phước Hòa để đảm bảo môi trường sống cho sự sinh trưởng và phát triển nguồn lợi thủy sản trong thủy vực.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một hướng dẫn, xây dựng, nhân rộng và phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng nước tự nhiên.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một căn cứ các quy hoạch đã được phê duyệt tiến hành giao quyền sử dụng mặt nước cho cộng đồng ngư dân để thực hiện các mô hình đồng quản lý trong khai thác, nuôi trồng thủy sản nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, gắn kết sinh kế cộng đồng ở vùng nước tự nhiên; ưu tiên phát triển các mô hình gắn kết phát triển thủy sản và du lịch, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường.
Điều 9. Phân cấp quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổ chức quản lý các hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại vùng nước tự nhiên.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một
Tổ chức quản lý các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại vùng mặt nước trên địa bàn quản lý.
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
Thành lập các tổ, các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng nước tự nhiên.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Thanh tra chuyên ngành thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra các hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Nội dung thanh tra, kiểm tra
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quyết định này.
b) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về vận chuyển, tang trữ, sử dụng các ngư cụ cấm trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
c) Phối hợp với các cơ quan ban ngành kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật theo quy định.
3. Việc thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động, quản lý khai thác, nuôi trồng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, tố cáo và kiến nghị xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động, quản lý nuôi trồng, khai thác và bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản; phá hoại hoặc có hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Các hành vi vi phạm trong hoạt động thủy sản được xử lý áp dụng tại Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một; lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, cơ cấu nghề nghiệp nhằm khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững.
b) Tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn lợi thủy sản, để bảo tồn, bảo vệ các loài thủy sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế; các hệ sinh thái đặc thù, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tổ chức triển khai, tuyên truyền các văn bản pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân.
c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phổ biến rộng rãi các quy định quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, tác hại của dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; Trong tuyên truyền cần chú ý mở rộng đến các đối tượng là cá nhân, tổ chức kinh doanh thủy sản tươi sống dùng cho nhu cầu thực phẩm hàng ngày tại các chợ cá, quán ăn, nhà hàng. Từ đó giúp các cá nhân, tổ chức kinh doanh này hiểu rõ và chấp hành việc kinh doanh thủy sản tươi sống theo đúng quy định của pháp luật.
d) Thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, hàng năm thả bổ sung giống thủy sản ra các thủy vực tự nhiên. Tập trung thả một số giống thủy sản bản địa, loài có giá trị kinh tế nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể các loài trên các vùng nước tự nhiên. Việc nuôi thả thủy sản trong hồ, đập phải đảm bảo an toàn công trình, đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, không gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước trong hồ.
2. Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản và triển khai các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi trong vùng nước tự nhiên.
3. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các đơn vị chuyên môn cấp huyện thu thập và tổng hợp báo cáo khai thác thủy sản; hướng dẫn thành lập các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng nước tự nhiên.
Điều 14. Trách nhiệm của các sở, ban ngành liên quan
1. Các sở, ngành: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền.
2. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy, Công an thành phố, thị xã, huyện kiểm tra các tàu cá chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp đặt đăng, đáy, rớ hoặc các phương pháp khai thác thủy sản khác ở sông, cửa sông cản trở luồng lạch làm ảnh hưởng đến giao thông nội thủy.
b) Chỉ đạo các lực lượng trong đơn vị, công an địa phương thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để đánh bắt cá trên các vùng sông, suối, ao, hồ, đập, đồng ruộng, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sông, vùng nước nội đồng.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên các đập, hồ chứa thủy lợi; phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định về môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề nuôi trồng thủy sản trên các đập, các hồ chứa, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
c) Kiểm tra, giám sát việc xả thải các chất gây ô nhiễm ra vùng nước tự nhiên.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương, Đài Truyền thanh các địa phương
a) Lập kế hoạch và thực hiện thường xuyên chương trình truyền thông, phóng sự nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống
b) Lồng ghép nội dung bảo vệ nguồn lợi thủy sản với các chương trình bảo vệ môi trường.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một
1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh để xây dựng kế hoạch cụ thể cho địa phương, đồng thời làm tốt công tác quản lý các hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
2. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy sản cho nhân dân.
3. Quản lý các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban ngành có liên quan trong việc quản lý các hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng, đập Phước Hòa tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện theo đúng quy định của tỉnh.
5. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
6. Chỉ đạo Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường rà soát lại tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, xây dựng, cải tạo kênh mương nội đồng nhằm phục vụ công tác nuôi trồng thủy sản tốt hơn; kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đầu tư nuôi trồng thủy sản của hộ nuôi thủy sản trên địa bàn.
1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định ghi trong giấy phép khai thác thủy sản.
2. Tuân thủ, thực hiện đúng theo các quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nêu tại Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tuân thủ, chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Nộp các khoản thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn.
6. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, đánh bắt thủy sản, các hành vi hủy hoại môi trường sống, tận diệt nguồn lợi thủy sản.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vấn đề khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG CÁ CỦA CÁC NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: .........../2017/QĐ-UBND ngày..... tháng..... năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Stt | Các loại ngư cụ cấm khai thác | Kích thước mắt lưới (tổng 2 cạnh (2a)) (mm) nhỏ hơn |
1 | Lưới vây (lưới giựt, bao cá …) | 18 |
2 | Lưới kéo (thủ công, cơ giới) | 20 |
3 | Lưới rê (lưới bén …) | 40 |
4 | Vó (càng, gạt) | 20 |
5 | Chài các loại | 15 |
NHỮNG LOÀI THỦY SẢN BỊ CẤM KHAI THÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: .........../2017/QĐ-UBND ngày..... tháng..... năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Stt | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
1 | Cá Chình mun | Anguilla bicolor pacifica |
2 | Cá Anh vũ | Semilabeo notabilis |
3 | Cá Tra dầu | Pangasianodon gigas |
4 | Cá Sấu hoa cà | Crocodylus porosus |
5 | Cá Sấu xiêm | Crocodylus siamensis |
6 | Cá Heo nước ngọt vây trắng | Lipotes vexillifer |
7 | Cá Nàng tiên | Dugong dugon |
8 | Cá Hô | Catlocarpio siamensis |
9 | Cá Chìa vôi sông | Proteracanthus sarissophorus |
10 | Rùa da và trứng | Dermochelys coriacea |
11 | Cá Vồ cờ | Pangasius sanitwongsei |
12 | Cá Trà sóc (cá sọc dưa) | Probarbus jullieni |
NHỮNG LOÀI THỦY SẢN BỊ CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: .........../2017/QĐ-UBND ngày..... tháng..... năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Stt | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Thời gian cấm khai thác |
1 | Cá Lóc | Channa striata | từ ngày 1/4 - 1/6 |
2 | Cá Lóc bông | Channa micropeltes | nt |
3 | Tôm Càng xanh | Macrobracchium rosenbergii | từ ngày 1/4 - 30/6 |
4 | Cá Sặc rằn | Trichogaster pectoralis | từ ngày 1/4 - 1/6 |
5 | Cá Rô đồng | Anabas testudineus | nt |
6 | Cá Trê vàng | Clarias macrocephalus | nt |
7 | Cá Thác lác | Notopterus notopterus | nt |
8 | Cá bống tượng | Oxyeleotris marmorata | từ ngày 1/5 – 30/9 |
KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA CÁC LOÀI THỦY SẢN SỐNG TRONG CÁC VÙNG NƯỚC TỰ NHIÊN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: .........../2017/QĐ-UBND ngày..... tháng..... năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
1. Tôm nước ngọt: (Tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi)
Stt | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Chiều dài nhỏ nhất được phép khai thác (mm) |
1 | Tôm Càng xanh | Macrobrachium rosenbergii | 100 |
2. Cá nước ngọt: (Tính từ mõm đến chẽ vây đuôi)
Stt | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Chiều dài nhỏ nhất được phép khai thác (mm) |
1 | Cá Chép | Cyprinus carpio | 150 |
2 | Cá Rô đồng | Anabas testudineus | 80 |
3 | Cá Lóc (cá Quả) | Channa striata | 220 |
4 | Cá Lăng chấm | Hemibargrus guttatus | 560 |
5 | Cá Lăng đen (Quất) | Hemibargrus pluriradiatus | 500 |
6 | Cá Trôi | Cirrhina molitorella | 220 |
7 | Cá Bỗng | Spinibarbichthys denticulatus | 400 |
8 | Cá Trắm đen | Mylopharyngodon piceus | 400 |
9 | Cá Trắm cỏ | Ctenopharyngodon idellus | 450 |
10 | Cá Mè trắng | Hypophthalmichthys molitrix | 300 |
11 | Lươn | Monopterus albus | 360 |
12 | Cá Tra | Pangasianodon hypophthalmus | 300 |
13 | Cá Bông (cá Lóc bông) | Channa micropeltes | 380 |
14 | Cá Trê vàng | Clarias macrocephalus | 200 |
15 | Cá Mè vinh | Barbonymus gonionotus | 100 |
16 | Cá Trê trắng | Clarias batrachus | 200 |
17 | Cá Sặc rằn | Trichogaster pectoralis | 100 |
18 | Cá Bống tượng | Oxyeleotris marmorata | 200 |
19 | Cá Thác lác | Notopterus notopterus | 200 |
20 | Cá Duồng | Cirrhinus microlepis | 170 |
21 | Cá Cóc | Cyclocheilichthys enoplos | 200 |
22 | Cá Dầy | Cyprinus centralus | 160 |
23 | Cá Sỉnh | Onychostoma gerlachi | 210 |
24 | Cá Chát trắng | Acrossochellus krempfi | 200 |
25 | Cá He vàng | Barbonymus altus | 100 |
26 | Cá Ngão gù | Erythroculter recurvirostris | 260 |
27 | Cá Chày mắt đỏ | Squaliobalbus curriculus | 170 |
28 | Cá Ngựa nam | Hampala marolepidota | 180 |
29 | Cá Ngạnh | Cranogalnis sinensis | 210 |
30 | Cá Chạch sông | Mastacembelus armatus | 200 |
31 | Cá Linh ống | Cirrhinus siamensis | 50 |
32 | Cá Chài | Leptobarbus hoevenii | 200 |
33 | Cá Chình hoa | Anguilla marmorata | 500 |
34 | Cá Sỉnh gai | Onychostoma laticeps | 200 |
35 | Cá Hỏa | Labeo tonkinensis | 430 |
36 | Cá Chày đất | Spinibarbus hollandi | 150 |
37 | Cá Chiên | Bagarius rutilus | 450 |
38 | Cá Viền | Megalobrama terminalis | 230 |
- 1 Quyết định 1315/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2 Quyết định 12/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết Định 02/2011/QĐ-UBND và 13/2014/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 51/2017/QĐ-UBND về quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh
- 4 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản, đảm bảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản trên biển do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Quyết định 1539/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 6 Quyết định 15/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản kèm theo Quyết định 23/2015/QĐ-UBND trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7 Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020
- 8 Quyết định 42/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9 Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
- 10 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác nguồn lợi thủy sản, chống đánh bắt bằng xung điện trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 11 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 13 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 15 Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 17 Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
- 18 Nghị định 53/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về lĩnh vực thủy sản
- 19 Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20 Nghị định 14/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
- 21 Thông tư 62/2008/TT-BNN sửa đổi Thông tư 02/2006/TT-BTS thi hành Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 22 Quyết định 57/2008/QĐ-BNN về Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 23 Thông tư 02/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ thủy sản ban hành
- 24 Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 25 Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 26 Luật Thủy sản 2003
- 27 Quyết định 40/2002/QĐ-UB về ấn định sản lượng khai thác và giá tính thuế đối với cơ sở hoạt động khai thác thủy sản do tỉnh Thái Bình ban hành
- 28 Chỉ thị 1/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 40/2002/QĐ-UB về ấn định sản lượng khai thác và giá tính thuế đối với cơ sở hoạt động khai thác thủy sản do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác nguồn lợi thủy sản, chống đánh bắt bằng xung điện trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4 Quyết định 42/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5 Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020
- 6 Quyết định 15/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản kèm theo Quyết định 23/2015/QĐ-UBND trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản, đảm bảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản trên biển do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8 Quyết định 1539/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 9 Quyết định 51/2017/QĐ-UBND về quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh
- 10 Quyết định 12/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết Định 02/2011/QĐ-UBND và 13/2014/QĐ-UBND
- 11 Quyết định 1315/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa