Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 485/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 18 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số: 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Xây dựng số: 16/2003-QH11 ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số: 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn (QLCTR);

Căn cứ Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số: 3176/QĐ-UB ngày 24/10/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Quyết định số: 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt đề án rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số: 2804/QĐ-UBND ngày 06/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt đề cương dự án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 đến 2020;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số: 226/SXD-HT ngày 11/02/2009 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, với nội dung sau:

1. Mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch.

- Rà soát đánh giá thực trạng quản lý CTR hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; rút ra những mặt đã làm được, chưa làm được, những tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quản lý CTR của các cấp, các ngành.

- Đề xuất chương trình kế hoạch, quy hoạch để đạt được mục tiêu về quản lý, xử lý CTR; tăng cường khả năng thu gom và xử lý CTR góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn toàn tỉnh.

- Lựa chọn hình thức thu gom, vận chuyển và xử lí CTR phù hợp với loại chất thải, tính chất đô thị và vùng nông thôn.

- Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý CTR theo xu hướng hiện đại của khu vực và quốc tế.

- Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về sức khỏe, vệ sinh môi trường và thực hiện nếp sống vệ sinh; phổ biến phạm vi và lợi ích của Quy hoạch.

2. Nội dung, định hướng Quy hoạch quản lý CTR rắn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.

2.1. Nguyên tắc quản lý CTR

 - Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh CTR phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

 - Chất thải phải được phân loại từ nguồn phát sinh, được tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu hoặc sản xuất năng lượng.

 - Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý CTR khó phân hủy, có khả năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.

 - Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR.

2.2. Phương án Quy hoạch quản lý CTR toàn tỉnh đến năm 2020.

a. Quản lý, xử lý CTR sinh hoạt 

* Dự báo khối lượng CTR phát sinh trong sinh hoạt toàn tỉnh đến năm 2020 như sau:

 

TT

Hạng mục

Dân số
(người)

Chỉ tiêu
kg/ng.ngày

Khối.lg CTR
tấn/năm

Tỷ lệ thu gom %

Khối.lg v.chuyển xử lý. t/năm

I

1

2

3

Hiện trạng 2006

Đô thị loại I-IV

Thị trấn+ nông thôn

Tổng số

 

314.322

3.366.100

3.680.418

 

1.05

0,5

0,55

 

120.000

614.313

734.313

 

70

10

19,4

 

84,000

61.400

145.400

II

1

2

3

Dự báo năm 2020

Đô thị loại I-IV

Thị trấn+ nông thôn

Tổng số

 

1.400.000

2.804.000

4.204000

 

1,1

0,6

0,77

 

526.100

614.076

1.176.176

 

80

50

64,3

 

449.680

307.038

756.718

* Phương án quản lý, xử lý CTR sinh hoạt của tỉnh như sau:

- Khu vực đô thị (loại I đến loại IV) áp dụng các khu xử lý tập trung với công suất mỗi cơ sở từ 100 – 500 tấn/ngày.

Toàn tỉnh quy hoạch 5 khu xử lý CTR tổng hợp quy mô lớn là:

+ Khu vực Thành phố Thanh Hoá (Bao gồm cả: Thị xã Sầm Sơn, các huyện: Quảng Xương, Đông Sơn, Nông Cống) địa điểm tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, công suất 500 tấn/ngày (giai đoạn I: 250 tấn/ngày), diện tích đất xây dựng tối thiểu 30 ha.

+ Khu vực Thị xã Bỉm Sơn (Bao gồm cả: huyện Hà Trung, Thị trấn Vân Du, huyện Nga Sơn) địa điểm tại Phường Đông Sơn, công suất 250 tấn/ngày, diện tích đất xây dựng tối thiểu 15 ha.

+ Khu vực Tĩnh gia (Bao gồm cả: huyện Tĩnh Gia và Khu kinh tế Nghi Sơn) địa điểm tại xã Trường Lâm (theo Quyết định số: 1364 /QĐ-TTg ngày 10/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn), công suất 500 tấn/ngày (giai đoạn I: 250 tấn/ngày), diện tích đất xây dựng tối thiểu 30 ha.

+ Khu vực Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, địa điểm tại xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy, công suất 200 tấn/ngày, diện tích đất xây dựng tối thiểu 15 ha.

+ Khu vực Thọ Xuân (gồm: huyện Thọ Xuân + đô thị Lam Sơn - Sao Vàng) địa điểm tại xã Xuân Phú (theo Quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Lam Sơn - Sao Vàng số: 520/QĐ-UB ngày 02/3/2001 của UBND tỉnh), công suất 250 tấn/ngày, diện tích đất xây dựng tối thiểu 15 ha.

- Khu vực thị trấn (đô thị loại V) và nông thôn vùng đồng bằng, trung du lân cận thị trấn, áp dụng công nghệ xử lý phù hợp với quy mô công suất từ 5 – 30 tấn/ngày. Mỗi cơ sở xử lý 5 tấn/ngày áp dụng với quy mô 10.000 - 15.000 dân, cơ sở xử lý 30 tấn/ngày áp dụng với quy mô 50.000 - 70.000 dân. Địa điểm xây dựng căn cứ quy hoạch các huyện lựa chọn trình duyệt theo quy định.

- Khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa có thể sử dụng hình thức tổ hợp vườn, ao, chuồng (VAC): Sử dụng thùng chứa rác, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý CTR sinh hoạt.

b. Quản lý, xử lý CTR công nghiệp

- Dự báo nguồn chất thải rắn công nghiệp:

Công nghiệp Xi măng, vật liệu nung: Khối lượng chất thải rắn tương đối lớn có thể tận dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu không nung phục vụ xây dựng tại chỗ.

Công nghiệp đường mía: Chất thải rắn khối lượng lớn chủ yếu là bã mía. Theo công nghệ sản xuất hiện tại bã mía này được sử dụng đun nồi hơi và lò nấu, phần bã vụn được tận dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Các ngành công nghiệp khác hiện nay chưa phát triển mạnh ở Thanh Hoá, nhưng trong tương lai sẽ có nhiều loại hình mới như luyện kim, lọc dầu, hoá dầu …, chất thải rắn của các loại hình này cần được phân tích đánh giá kỹ trong nội dung đánh giá tác động môi trường khi lập dự án đầu tư xây dựng.

- Phương án quản lý, xử lý:

+ Các chủ đầu tư sản xuất tự chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển và xử lý CTR; phương án thu gom vận chuyển xử lý CTR cũng như phương án bảo vệ môi trường của mỗi dự án sản xuất công nghiệp phải được thẩm tra theo qui định hiện hành.

+ Tại các khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung của tỉnh đã giành quỹ đất theo quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp để tập trung xử lý CTR công nghiệp cùng địa điểm với xử lý CTR sinh hoạt, như đã ghi trong phụ lục (Quy mô, địa điểm các dự án quản lý, xử lý CTR cấp tỉnh quản lý và bản đồ quy hoạch các dự án quản lý, xử lý CTR toàn tỉnh).

c. Quản lý, xử lý CTR nguy hại của các bệnh viện

- Phương pháp xử lý CTR y tế nguy hại tại các bệnh viện tốt nhất hiện nay là sử dụng lò đốt, công suất lò phụ thuộc khối lượng nguồn thải.

- Kế hoạch xây dựng hệ thống lò đốt tại các bệnh viện đã được Sở Y tế lập, các ngành cấp tỉnh thống nhất và đã được UBND tỉnh quyết định:

+ Bệnh viện tuyến tỉnh (tại thành phố Thanh Hoá) từ nay đến 2013 đốt CTR tại lò Hoval 500 kg/mẻ (đã có tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

 + Các bệnh viện tuyến huyện và Khu điều trị bệnh phong Cẩm Thủy sẽ đầu tư xử lý bằng lò đốt công suất 10 kg/mẻ (riêng Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc có công suất 15 kg/mẻ); Từ năm 2007 đến 2010 tỉnh đã và sẽ đầu tư mới từ 22 đến 24 lò đốt tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

d. Khả năng phân loại tại nguồn và phân loại CTR sinh hoạt

Chất thải rắn công nghiệp, CTR nguy hại của bệnh viện và CTR sinh hoạt phải phân loại tách riêng ngay từ đầu để có phương án quản lý, xử lý phù hợp.

e. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTR sinh hoạt

Khuyến khích lựa chọn, áp dụng công nghệ tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải và xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, bảo đảm vệ sinh môi trường.

g. Quy mô, vị trí trạm trung chuyển, cơ sở xử lý CTR và công trình phụ trợ

Các trạm trung chuyển CTR phải được bố trí tại các điểm thuận tiện giao thông, không gây cản trở giao thông, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan đô thị. Tại thị xã, thành phố, mỗi phường có thể có từ 2 đến 3 trạm trung chuyển, cự li thu gom về trạm trung chuyển tối đa khoảng 1,0 Km. Khu vực nông thôn, mỗi thôn bản dân cư tập trung hoặc hai ba thôn bản nhỏ ở gần nhau có thể hình thành một trạm trung chuyển.

h. Các tiêu chuẩn lựa chọn vị trí đặt cơ sở xử lý CTR

Có diện tích đủ lớn cho xây dựng khu xử lý tổng hợp CTR; có khả năng được cấp quyền sử dụng đất; thích hợp cho thiết kế xây dựng khu xử lý CTR và bảo vệ môi trường, có quỹ đất dự trữ cho phát triển; giao thông thuận lợi và có khoảng cách hợp lý đến các đô thị; xa nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt.

 i. Xác định phương thức thu gom và tuyến vận chuyển hợp lý

Phương thức thu gom: Mỗi một cơ sở xử lý CTR cần có một đơn vị thu gom vận chuyển CTR chuyên nghiệp.

Tuyến vận chuyển CTR hợp lý: Tuyến một thu gom vận chuyển về trạm trung chuyển, tuyến hai vận chuyển từ trạm trung chuyển về cơ sở xử lý CTR.

2.3. Về tổng mức đầu tư xử lý CTR sinh hoạt.

80% tổng khối lượng CTR sinh hoạt dự báo đến 2020 là 2.150 tấn/ ngày - đêm thuộc các dự án đầu tư cấp tỉnh quản lý, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến 728 tỉ đồng; trong đó ngân sách TW 40%, NS tỉnh 10%, 50% kinh phí còn lại chủ đầu tư dự án vay ngân hàng và hoàn trả trong quá tình hoạt động. 20% khối lượng CTR sinh hoạt còn lại thuộc dự án cấp huyện quản lý; căn cứ quy hoạch quản lý, xử lý CTR của tỉnh phê duyệt, các huyện lập quy hoạch, kế hoạch và chương trình thực hiện các dự án trên địa bàn huyện trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc được UBND tỉnh ủy quyền tự phê duyệt để thực hiện.

Tổng diện tích đất dự kiến xây dựng các khu xử lý CTR khoảng 178,0 ha.

Điều 2. Tổ chức thực hiện, các giải pháp cụ thể, các dự án ưu tiên đầu tư.

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Cơ chế, chính sách của nhà nước trong quản lý CTR

- Xác định rõ trách nhiệm của chủ nguồn thải.

- Chính quyền các cấp thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý CTR.

- Kinh phí cho quy hoạch tổng thể quản lý CTR là nguồn ngân sách và các nguồn huy động hợp pháp khác của chính quyền các cấp.

 - Kinh phí cho các dự án đầu tư xây dựng công trình quản lý CTR bao gồm ngân sách nhà nước đầu tư bảo vệ môi trường, nguồn thu từ phí quản lý CTR, các nguồn lực khác của nhà nước, tổ chức xã hội, các nguồn viện trợ của tổ chức quốc tế.

1.2. Phân cấp quản lý CTR

* Cấp tỉnh:

- Tổ chức lập, phê duyệt Quy hoạch quản lý CTR toàn tỉnh; hướng dẫn lập, phê duyệt quy hoạch của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.

- Lập chương trình, kế hoạch hàng năm, 5 năm các dự án đầu tư xây dựng công trình quản lý CTR của tỉnh. Chỉ đạo các ngành, các huyện thực hiện chương trình, kế hoạch đã nêu ra.

- Xây dựng cơ chế chính sách nhằm huy động nguồn lực của xã hội cho chương trình, kế hoạch đầu tư quản lý CTR và tập trung ngân sách nhà nước theo các chương trình mục tiêu bảo vệ môi trường, làm tốt công tác đầu tư xây dựng các dự án quản lý CTR.

* Cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

- Căn cứ quy hoạch quản lý CTR của tỉnh đã được phê duyệt chủ động lập quy hoạch quản lý CTR của địa phương mình trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Lập chương trình kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm các dự án đầu tư xây dựng công trình quản lý CTR của huyện; hướng dẫn các xã, các chủ đầu tư lập dự án và tổ chức thực hiện.

- Chỉ đạo huy động mọi nguồn lực của địa phương và nguồn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên thực hiện đầu tư quản lý CTR trên địa bàn có hiệu quả.

1.3. Trách nhiệm các cấp, các ngành trong thực hiện quản lý CTR

* Cấp tỉnh:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài Chính, Sở Xây dựng và các ban ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư dài hạn. Kế hoạch 5 năm, hàng năm, các dự án đầu tư quản lý CTR thuộc cấp tỉnh quản lý trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để thực hiện.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ vào chính sách xã hội hóa đầu tư xây dựng công trình của nhà nước lập các quy định khuyến khích huy động nguồn lực của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia các dự án đầu tư quản lý CTR trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để các ngành, các huyện thị, thành phố huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh sự phát triển.

* Cấp huyện:

- UBND các huyện quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện, lập quy hoạch quản lý chất thải rắn của huyện, trình UBND tỉnh phê duyệt; lập chương trình, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, hàng năm của huyện báo cáo UBND tỉnh, thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để được hướng dẫn thực hiện đầu tư và hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của nhà nước.

1.4. Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực

- Tại Thành phố Thanh Hóa, các thị xã: Sầm Sơn, Bỉm Sơn các công ty vệ sinh môi trường hiện có là các đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước có trách nhiệm xây dựng lực lượng, quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, đội trong đơn vị.

- UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện để các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý, xử lý CTR tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về quản lý CTR và bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị và tuyên truyền ý thức tự giác đến mọi người dân; tạo mọi điều kiện thuận lợi về quản lý nhà nước để xây dựng các công ty cổ phần, công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực quản lý, xử lý CTR, thực hiện xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng các dự án xử lý CTR.

2. Các giải pháp cụ thể:

- Tuyên truyền rộng rãi các chủ trương của Đảng, Nhà nước hình thành cuộc vận động lớn trong toàn xã hội về ý thức bảo vệ môi trường về trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức tham gia trực tiếp vào công tác quản lý CTR góp phần thiết thực vào bảo vệ môi trường sống, bảo đảm phát triển bền vững.

- Công bố quy hoạch về quản lý CTR toàn tỉnh xuống các ngành, các huyện và đến mọi người dân.

- Chính quyền các cấp thực hiện vai trò quản lý nhà nước về quản lý CTR trên địa bàn thể hiện những nội dung sau:

+ Lập quy hoạch, chương trình kế hoạch, quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

+ Huy động sự đóng góp của xã hội, viện trợ của mọi cá nhân, tổ chức quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn lực đầu tư xây dựng các dự án quản lý CTR theo chủ trương xã hội hóa công tác quản lý môi trường của nhà nước.

+ Khuyến khích thành lập các đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn theo hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; Sở Tài Chính chủ trì dự thảo những quy định ưu tiên đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR trình UBND tỉnh ban hành để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.

3. Các dự án ưu tiên đầu tư:

- Ưu tiên xử lý triệt để CTR nguy hại của các bệnh viện trong toàn tỉnh.

- UBND Thành phố Thanh Hóa chỉ đạo Công ty Môi trường và CTĐT lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR mới cho thành phố theo quy hoạch được duyệt.

- UBND các huyện xúc tiến việc lập dự án đầu tư các khu xử lý CTR của các thị trấn, huyện lỵ và khu vực lân cận theo dự kiến quy hoạch quản lý, xử lý CTR của huyện trình UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và đầu tư) để được hỗ trợ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; đồng thời chỉ đạo các xã huy động mọi nguồn lực kể cả viện trợ và hỗ trợ đầu tư của nhà nước thực hiện việc quản lý, xử lý CTR tại địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng (để báo cáo);
- T. trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, Pg NN. (Log)

CHỦ TỊCH




Mai Văn Ninh

 


PHỤ LỤC

QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM CÁC DỰ ÁN QUẢN LÝ, XỬ LÝ CTR CẤP TỈNH QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 485 /QĐ-UBND ngày 18 /02/ 2009 của Chủ tịch BND tỉnh Thanh Hoá)

Số TT

Tên huyện, thị

Tên dự án

Quy mô diện tích đất tối thiểu (ha)

Công nghệ dự kiến

Công suất t/ngày

Ước vốn đầu tư triệu đồng

Địa điểm

Ghi chú

1

Khu vực TP Thanh Hoá (Q.Xg,Đg.Sơn Sầm Sơn)

Khu xử lý CTR tổng hợp

30 ha

Xử lý tổng hợp

500 (gđ I 250)

100.000

Xã Đông Nam

Quy hoạch

2

Khu vực Bỉm Sơn (Hà Trg, VânDu...)

Khu xử lý CTR tổng hợp Bỉm Sơn

15 ha

Xử lý tổng hợp

250

76.000

Phường Đông Sơn

Quy hoạch

3

Khu vực Tĩnh Gia

Khu xử lý CTR tổng hợp Nghi Sơn - Tĩnh Gia

30 ha

Xử lý tổng hợp

500 (gđ I 250)

100.000

Xã Trường Lâm

Quy hoạch

4

Khu vực Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ

Khu xử lý CTR tổng hợp Cẩm Châu

15 ha

Xử lý tổng hợp

200

50.000

n cứ QHC xây dựng.

nt

5

Khu vực Thọ Xuân

Khu xử lý CTR tổng hợp Lam Sơn - Sao vàng

15 ha

XL tổng hợp CN VN

250

60.000

Xã Xuân Phú

Quy hoạch

6

Hoằng Hoá

Khu xử lý CTR Bút Sơn

3.0 ha

Phân compost

50

30.000

Cồn Mí, Hoằng Đức

nt

7

Hậu Lộc

XL CTR khu vực thị trấn

3.0 ha

nt

30

20.000

Thị trấn Hậu Lộc

nt

8

Yên Định

XL CTR khu vực + Kiểu

6.0 ha

nt

100

40.000

Xã Yên Lâm

nt

9

Triệu Sơn

XL CTR khu vực thị trấn

5.0 ha

nt

100

40.000

Xã Hợp Thắng

nt

10

Thiệu Hoá

XL CTR khu vực thị trấn

3.0 ha

nt

50

30.000

Thị trấn Vạn Hà

nt

11

Vĩnh Lộc

XL CTR khu vực thị trấn

3.0 ha

nt

50

30.000

Thị trấn Vĩnh Lộc

nt

12

Nga Sơn

Trạm trung chuyển thị trấn

3.0 ha

về Bỉm Sơn

30

5.000

Thị trấn Nga Sơn

nt

13

Đông Sơn

Trạm trung chuyển CTR

3.0 ha

về Đg Nam

30

5.000

Thị trấn Đông Sơn

nt

14

Hà Trung

Trạm trung chuyển CTR

3.0 ha

về Bỉm Sơn

30

5.000

Thị trấn Hà Trung

nt

15

Quảng Xương

Trạm trung chuyển CTR

3.0 ha

về ĐgNam

50

5.000

T.trấn QuảngXương

nt

16

T.xã Sầm Sơn

Trạm trung cuyển CTR

3.0 ha

về ĐgNam

50

5.000

Xã Quảng Tiến

nt

17

Nông Cống

XL CTR khu vực thị trấn

3.0 ha

Ph.compost

50

30.000

Xã Minh Thọ

nt

18

Như Thanh

XL CTR khu vực thị trấn

3.0 ha

Chôn lấp

30

10.000

Thị trấn Như Thanh

nt

19

Thạch Thành

XL CTR khu vực thị trấn

3.0 ha

Chôn lấp

30

10.000

Xã Thành Thọ

nt

20

Như Xuân

Khu XL CTR thị trấn

3.0 ha

Chôn lấp

20

7.000

Thị trấn Yên Cát

nt

 

 

XL CTR thị trấn Bãi Trành

3.0 ha

Chôn lấp

20

7.000

Thị trấn Bãi Trành

nt

21

Bá Thước

XL CTR thị trấn Đồng Tâm + Cành Nàng

3.0 ha

Chôn lấp

30

10.000

Thị trấn Cành Nàmg

nt

22

Thường Xuân

XL CTR khu vực thị trấn + Cửa Đạt

5.0 ha

Chôn lấp

30

10.000

Xã Xuân Cẩm

nt

23

Quan Hoá

Khu XL CTR thị trấn

2.0 ha

Chôn lấp

20

7.000

Thị trấn Quan Hoá

nt

24

Quan Sơn

Khu XL CTR thị trấn

2.0 ha

Chôn lấp

20

7.000

Thị trấn Quan Sơn

nt

25

Mường Lát

Khu XL CTR thị trấn

2.0 ha

Chôn lấp

20

7.000

Thị trấn Mường Lát

nt

26

Lang Chánh

Khu XL CTR thị trấn

3.0 ha

Chôn lấp

20

7.000

Xã Đồng Lương (Lang Chánh)

nt

27

Cẩm Thuỷ

Trạm trung chuyển CTR

3.0 ha

về Cẩm Châu

20

5.000

Cẩm Sơn, Cẩm Thuỷ

nt

 

 

Cộng

178 ha

 

 

728.000

 

 

Ghi chú:

1. Về khối lượng CTR:

Tổng khối lượng dự báo đến năm 2020 (theo bảng 03) là 756.718 tấn/năm tương đương 2.522 tấn/ngày - .đêm. Khối lượng các dự án cấp tỉnh quản lý xử lý 2.150 tấn/ngày - đêm chiếm 85% tổng khối lượng CTR toàn tỉnh (công suất các trạm trung chuyển không tính là công suất xử lý), trong đó các dự án xử lý CTR tập trung theo mạng đô thị và khu công nghiệp xử lí được 1.900 tấn/ngày - đêm, các dự án xử lý lẻ và chôn lấp 240 tấn/ngày - đêm.

2. Về hình thức xử lý áp dụng với từng địa phương:

+ Đối với các xã có các điểm dân cư thưa, vùng sâu, vùng xa có thể sử dụng các hình thức tổ hợp vườn ao chuồng (VAC): thùng chứa rác tự tạo, hố chứa rác tự phân hủy, hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý CTR sinh hoạt.

+ Đối với các xã trung du miền núi dân cư tập trung có điều kiện đất đai, trước mắt có thể sử dụng công nghệ chôn lấp CTR sinh hoạt hợp vệ sinh; trường hợp có nguồn kinh phí có thể sử dụng công nghệ sản xuất phân Compost với công suất 15-20 tấn/ngày - đêm (xem công nghệ trong phụ lục I của Quy hoạch).

+ Các xã đồng bằng và ven biển, các thị trấn và vùng lân cận tùy theo qui hoạch của địa phương về qui mô và nguồn vốn đầu tư có thể sử dụng công nghệ xử lý CTR sản xuất phân Compost theo công nghệ Việt Nam công suất 30-100 tấn/ngày - đêm.

+ Các đô thị loại I-IV các khu công nghiệp và vùng lân cận xử lý CTR theo công nghệ xử lý tổng hợp được Bộ Xây dựng cấp phép công suất 200 - 500 tấn/ngày - đêm, nếu có nguồn kinh phí đầu tư nước ngoài hoặc kinh phí viện trợ sẽ sử dụng công nghệ nhập ngoại theo từng dự án cụ thể.

3. Về Tổng mức đầu tư xử lý CTR sinh hoạt:

80% tổng khối lượng CTR sinh hoạt dự báo đến 2020 là 2.150 tấn/ngày - đêm thuộc các dự án đầu tư cấp tỉnh quản lý, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến 728 tỉ đồng; trong đó ngân sách TW 40%, NS tỉnh 10%, 50% kinh phí còn lại chủ đầu tư dự án vay ngân hàng và hoàn trả trong quá tình hoạt động. 20% khối lượng CTR sinh hoạt còn lại thuộc dự án cấp huyện quản lý. Căn cứ quy hoạch quản lý, xử lý CTR của tỉnh phê duyệt, các huyện lập quy hoạch, kế hoạch và chương trình thực hiện các dự ản trên địa bàn huyện trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc được UBND tỉnh ủy quyền tự phê duyệt để thực hiện./.