Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2484/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 01 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025";

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

Căn cứ Thông báo số 322-TB/TU ngày 20/6/2016 kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo phổ thông giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 427/TTr-SGDĐT ngày 11/7/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, đơn vị và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án. Hàng năm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Đề án theo quy định.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Duy Thành

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2484/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Căn cứ pháp lý

1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCHTW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCHTW Đảng;

2. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025";

3. Quyết định số 2632/QĐ-BGDĐT ngày 24/7/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

4. Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

5. Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015; Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non; giáo viên tiểu học công lập; giáo viên trung học cơ sở công lập; giáo viên trung học phổ thông công lập;

6. Các quyết định và thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 quy định về chuẩn hiệu trưởng trường mầm non; Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011 quy định về chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học; Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng Trường trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông; Thông tư 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 ban hành quy định chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý Trường THCS, Trường THPT và Trường phổ thông có nhiều cấp học;

7. Chương trình hành động số 66-CTr/TU ngày 27/1/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCHTW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

8. Kế hoạch số 4664/KH-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Chương trình hành động số 66-CTr/TU ngày 27/1/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

9. Căn cứ Thông báo số 322-TB/TU ngày 20/6/2016 kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo phổ thông giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

2. Căn cứ thực tiễn

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương và cả nước.

Tuy nhiên, trước yêu cầu "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bộc lộ những hạn chế, bất cập: Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu; nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Nhiều nội dung, kỹ năng sư phạm của một số bộ phận giáo viên còn bất cập do chưa được đào tạo trong trường sư phạm những năm trước đây, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ, giảng dạy tích hợp liên môn, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu, giáo dục quốc phòng an ninh còn hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để đáp ứng được các yêu cầu trong giai đoạn mới.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỈNH VĨNH PHÚC

1. Quy mô, mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh

1.1.Toàn tỉnh hiện có 553 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (GDTX) với 254.277 học sinh. Trong đó:

- Giáo dục Mầm non: 184 trường ( 173 trường công lập, 11 trường tư thục) với 69.247 trẻ. Trong đó: 442 nhóm trẻ, 9150 cháu; 2086 lớp mẫu giáo, 60.097 cháu.

- Giáo dục Tiểu học: 175 trường với 3030 lớp, 97.024 học sinh.

- Trung học cơ sở: 147 trường, 1819 lớp với 57.017 học sinh.

- Trung học phổ thông: 39 trường với 812 lớp, 28.350 học sinh.

- Giáo dục thường xuyên và dạy nghề: 8 trung tâm (1 trung tâm GDTX tỉnh và 7 trung tâm GDTX&DN cấp huyện) với 90 lớp, 2.639 học sinh.

1.2. Nhìn chung quy mô, mạng lưới trường, lớp phù hợp, nhất là với giáo dục Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Tuy nhiên, một số Trường THPT có khoảng cách chưa phù hợp với địa bàn dân cư do quá trình chuyển đổi trường bán công sang loại hình công lập như các trường THPT Đồng Đậu (huyện Yên Lạc), Nguyễn Duy Thì (huyện Bình Xuyên), Trần Hưng Đạo (huyện Tam Dương), Nguyễn Thị Giang, Vĩnh Tường (huyện Vĩnh Tường), Hai Bà Trưng (Thị xã Phúc Yên).

2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường học

2.1. Số lượng và cơ cấu chuyên môn

2.1.1. Toàn tỉnh hiện nay có 16.935 cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và nhân viên (NV). Trong đó: CBQL: 1454, GV: 13.776, NV: 1.705. Cụ thể ở từng cấp học như sau:

a. Mầm non: Tổng số có 4.815 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; trong đó: CBQL: 519, GV: 3943, NV: 353.

b. Tiểu học: Tổng số 5045 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó có 447 CBQL, 4089 GV và 509 nhân viên;

- Trong số 4089 giáo viên chia theo chuyên môn: GV văn hóa: 2990; Âm nhạc: 217; Mĩ thuật: 240; tiếng Anh: 299; Thể dục: 166; Tin học: 177.

- Tỷ lệ GV/lớp: 1,35.

c. THCS: Tổng số: 4610 CBQL, GV và nhân viên; trong đó: 345 cán bộ quản lý, 3653 giáo viên, 612 nhân viên.

- Trong số 3653 giáo viên, chia theo chuyên môn đào tạo: Toán: 710, Lý: 189, Hóa: 218, Sinh: 237; Văn: 777, Sử: 162, Địa: 142, Tin: 139, T. Anh: 429, GDCD: 58, CN: 161, Họa: 118, Nhạc: 106, Thể dục: 207.

- Tỷ lệ GV/lớp: 2,01.

d. THPT, GDTX&DN: Tổng số 2.465 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Trong đó: 143 CBQL, 2.091 GV, 231 NV;

- Trong số 2091 giáo viên, chia theo chuyên môn đào tạo: Toán: 346, Lý: 212, Hóa: 166, Sinh: 162, KTCN:57, KTNN: 44, Văn: 328, Sử: 144, Địa: 128, GDCD: 77, Tiếng Anh: 211, Tiếng Pháp: 4, TD: 141, Tin: 54, dạy nghề: 17 .

- Tỷ lệ GV/lớp của THPT: 2,41.

(Có phụ lục 1 kèm theo)

2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường học cơ bản đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu chuyên môn hợp lý, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tại và cần phải tiếp tục đào tạo lại, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.2. Trình độ đào tạo

2.2.1. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên đều đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên. Tiểu học, THCS và THPT đạt 100%; mầm non còn 34 giáo viên chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 0,76%. Trong đó đạt trình độ trên chuẩn:

- Mầm non: 80,7% (Cao đẳng: 578 chiếm 12,95%; Đại học: 3023 chiếm 67,75%; Thạc sỹ: 01 );

- Tiểu học: 96,5% (Cao đẳng: 1495 chiếm 36,56%; Đại học: 2423 chiếm 59,26%; Thạc sỹ: 28 chiếm 0,68%);

- THCS: 77,3% (ĐH: 2722 chiếm 74,5%, Thạc sỹ: 56 chiếm 2,8%);

- Khối trực thuộc (không kể các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp) có 688 cán bộ quản lý, giáo viên đã và đang học Thạc sỹ, Tiến sỹ. Trong đó: CBQL là 118 (93 cán bộ quản lý đã tốt nghiệp, 25 đang học cao học); GV là 570 (482 giáo viên đã tốt nghiệp, 88 đang học cao học), cụ thể:

+ THPT: Có 605 cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ sau đại học, chiếm 29,2%. Trong đó: CBQL là 92 (71 đã tốt nghiệp, 21 đang học cao học); GV là 513 (436 GV đã tốt nghiệp, 77 đang học cao học); trong số các thạc sỹ có 6 CBQL và GV đang làm nghiên cứu sinh.

+ GDTX: Có 55 cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ sau đại học, chiếm 34,2%. Trong đó: CBQL là 16 (14 đã tốt nghiệp, 2 đang học cao học); GV là 39 (30 đã tốt nghiệp, 9 đang học cao học).

+ Trường Dân tộc nội trú: có 28 CBQL, GV có trình độ sau đại học.

- Đội ngũ nhân viên trường học đều có trình độ trung cấp trở lên và được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo.

(Có Phụ lục 2 kèm theo)

2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, nhân viên hầu hết có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, phần lớn được đào tạo trên chuẩn và được bố trí phù hợp chuyên môn đào tạo.

2.3. Công tác phát triển Đảng: Toàn ngành Giáo dục Vĩnh Phúc hiện có 8120 cán bộ quản lý và giáo viên là đảng viên, chiếm 51,4%. Trong đó: 100% cán bộ quản lý là đảng viên.

2.4. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ

2.4.1. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin

Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết sử dụng máy tính, nhưng chưa biết sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chỉ đạo, dạy học, chuyên môn nghiệp vụ; chưa đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là Thông tư 03).

2.4.1. Về Ngoại ngữ: Tỉnh đã xây dựng và đang triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020.

3. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; xây dựng trường chuẩn quốc gia và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới phương pháp dạy học

3.1.Thực hiện Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc và Kế hoạch số 1103/KH-UBND ngày 04/4/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành một số cơ chế, chính sách tăng cường cơ sở vật chất trường học đến năm 2015, đến nay 100% các Trường THPT đã có phòng học bộ môn; hầu hết các trường có thư viện, nhiều phòng học bộ môn và thư viện đạt chuẩn. 100% các đơn vị trường học trong tỉnh có phòng máy, có máy tính đã nối mạng Internet khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý và dạy học. Số phòng học, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức học 2 buổi/ngày, học bán trú. Kết quả:

- Bậc Mầm non: Tỷ lệ phòng học kiên cố: 74,8%,;

- Bậc Tiểu học: Tỷ lệ phòng học kiên cố: 94,6 %;

- Bậc THCS: Tỷ lệ phòng học kiên cố: 98,7%;

- Bậc THPT: Tỷ lệ phòng học kiên cố: 100%;

- GDTX: Tỷ lệ phòng học kiên cố là 98%.

Như vậy, phòng học của các trường phổ thông và giáo dục thường xuyên cơ bản đủ về số lượng; riêng bậc mầm non còn thiếu nhiều. Các trường phổ thông cần đảm bảo 1 phòng học/ lớp để dạy học 2 buổi/ ngày và tổ chức các hoạt động chuyên môn khác.

3.2. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia được gắn với yêu cầu thực hiện chuẩn chất lượng và từng bước chất lượng cao. Đến nay, tổng số trường chuẩn quốc gia toàn tỉnh là: 444 trường, đạt tỷ lệ 79%. Cụ thể: Mầm non có 145 trường đạt 80% (trong đó 14 trường chuẩn quốc gia mức độ 2 (CQG MĐ2) đạt 8%); Tiểu học có 167 trường đạt 95% (trong đó 20 trường CQG MĐ2 đạt 11,5%); THCS có 116 trường đạt 79%; THPT có 16 trường đạt 42%.

3.3. Thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy hiện nay chưa hiện đại. Chỉ có một số trường đã trang bị được cho giáo viên lên lớp có máy tính, máy chiếu để giảng bài. Một số trường được trang bị thí điểm thiết bị dạy học hiện đại như: Màn hình dạy học đa năng; bảng tương tác thông minh. Hệ thống âm thanh trợ giảng cho giáo viên hầu như chưa có. Thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 các trường đang tiếp tục được trang bị hệ thống máy tính, máy chiếu, thiết bị âm thanh trợ giảng cho môn ngoại ngữ. Để nâng cao chất lượng dạy và học theo yêu cầu đổi mới rất cần có trang thiết bị trợ giảng cho giáo viên và các thiết bị dạy học theo hướng hiện đại nhằm giúp giáo viên và học sinh tiếp cận phương pháp dạy và học tiên tiến.

4. Đánh giá chung

Trong những năm qua, với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và đầy đủ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương cũng như toàn xã hội, giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đã không ngừng phát triển.

Hệ thống giáo dục quốc dân của tỉnh tương đối hoàn thiện, các loại hình giáo dục được đa dạng hóa. Mạng lưới trường lớp phủ kín các vùng miền, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và có chất lượng của con em nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được trang bị đầy đủ hơn và hiện đại.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh đảm bảo về số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu bộ môn, tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý đạt trình độ đào tạo trên chuẩn cao; phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt; tỷ lệ nhà giáo và cán bộ quản lý là đảng viên khá cao. Đội ngũ về cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", giáo dục đào tạo của tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế: Phòng học, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho giáo dục mầm non còn thiếu, nhất là ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, chủ yếu truyền đạt kiến thức, ít chú ý phát triển tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành cho học sinh; phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, quản lý hạn chế; nhiều nội dung, kỹ năng của giáo viên theo yêu cầu đổi mới chậm được cập nhật.

Phần thứ ba

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu của đề án

1. Mục tiêu tổng quát

1.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên, trong đó một bộ phận lớn có trình độ trên chuẩn; nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ; chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, có năng lực kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; thực hiện tốt nội dung các chương trình giáo dục; kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu ngành học, bậc học, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đề ra để sản phẩm của mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo là học sinh đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

1.2. Làm thay đổi nhận thức, tư duy một cách căn bản trong toàn bộ hệ thống chính trị, ngành giáo dục đào tạo và nhân dân về phương pháp giáo dục trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Tạo sự chuyển biến về phương pháp dạy, phương pháp học và phương pháp tiếp cận các nội dung học trong nhà trường một cách khoa học, logic.

2. Mục tiêu cụ thể

Thực hiện đầy đủ các mục tiêu trong Chương trình hành động số 66-CTr/TU ngày 27/1/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 4664/KH-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chú trọng vào một số mục tiêu cụ thể sau:

- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên. Trong đó trên chuẩn ở Mầm non: 96%; phấn đấu 100% giáo viên Tiểu học và THCS có trình độ Đại học trở lên; THPT và GDTX: 50% GV có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ.

- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, trong đó có ít nhất 90% đạt mức độ từ khá trở lên.

- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng nghề nghiệp tương ứng.

- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục ngay tại trường.

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Nhiệm vụ

1.1. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp và nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kỹ thuật quản lý mới cho cán bộ quản lý giáo dục theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo phục vụ công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý đương nhiệm dưới 55 tuổi đối với nam và dưới 50 tuổi đối với nữ (tính đến năm 2016) và số cán bộ nguồn thay thế cho

những cán bộ quản lý sẽ nghỉ hưu trong 5 năm tới (Có Phụ lục 3 kèm theo).

1.2. Bồi dưỡng chương trình, sách giáo khoa mới theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT cho 100% cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông bắt đầu từ năm học 2017-2018 để thực hiện chương trình mới từ năm học 2018-2019.

1.3. Bồi dưỡng đổi mới phương pháp giáo dục

- Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Bồi dưỡng phương pháp dạy học tích hợp liên môn, giáo dục giá trị, kỹ năng sống; xây dựng nhân cách cho người học;

- Bồi dưỡng cho giáo viên cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo; tiếp cận và triển khai mô hình trường học mới;

- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán để triển khai bồi dưỡng giáo viên tại các cơ sở giáo dục.

1.4. Đào tạo nâng chuẩn trình độ chuyên môn

- Đào tạo giáo viên phổ thông đạt trình độ đại học 100% trước năm 2020 đạt mục tiêu Kế hoạch số 4664/KH-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Chương trình hành động số 66-CTr/TU ngày 27/1/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra.

- Tiếp tục cử giáo viên THPT đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ chuyên môn phù hợp với quy hoạch đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

1.5. Đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin

Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT cho tất cả CBQL, giáo viên, nhân viên đảm bảo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo và cán bộ quản lý trước khi được bổ nhiệm vào hạng nghề nghiệp tương ứng.

2. Giải pháp

2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức Đảng, công tác phát triển Đảng trong các cơ sở giáo dục; hàng năm cử đi học các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng đảng viên là cán bộ quản lý và cán bộ trong diện quy hoạch.

- Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong ngành để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về yêu cầu phẩm chất năng lực của nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong thời gian tới. Từ đó, từng cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức phấn đấu tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, tu dưỡng để vươn lên đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp.

2.2. Tiếp tục ổn định đội ngũ nhà giáo; rà soát, sắp xếp, sử dụng, bổ sung, luân chuyển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo các đơn vị trường học đủ số lượng, cân đối về cơ cấu, đúng chuyên môn nghiệp vụ với vị trí công tác; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2.3. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai tốt công tác tổ chức đánh giá chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, nhân viên về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, năng lực quản lý…

2.4. Mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải có kế hoạch tự bồi dưỡng, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị giáo dục. Xây dựng mỗi đơn vị giáo dục là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên, có chế độ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. Cùng với sự đầu tư của nhà nước, mỗi đơn vị cá nhân cùng có trách nhiệm đóng góp về công sức và tài chính; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục trong việc đào tạo và bồi dưỡng.

2.5. Phát huy lợi thế về địa lý, tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia, nhà khoa học tại các đại học, học viện tại Thủ đô Hà Nội, sự giúp đỡ của các tổ chức tình nguyện quốc tế trong công tác đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường liên kết với các trường Đại học, Học viện có uy tín và bề dày truyền thống như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại Sư phạm Hà Nội, Học viện quản lý giáo dục tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới; đào tạo theo đúng địa chỉ và nhu cầu thực tiễn, gắn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài.

2.6. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi để trở thành cán bộ, giáo viên cốt cán ở các cấp học làm nòng cốt chuyên môn trong các tổ bộ môn của các nhà trường đồng thời là nòng cốt để triển khai đổi mới phương pháp giáo dục thực hiện tốt nội dung chương trình sách giáo khoa mới.

III. Kinh phí thực hiện đề án

1. Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

1.1. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kỹ thuật quản lý mới cho 1.849 cán bộ quản lý trong độ tuổi và cán bộ dự nguồn.

1.2. Kinh phí: 4.622,5 triệu đồng (Có Phụ lục 4 kèm theo)

2. Bồi dưỡng chương trình, sách giáo khoa mới; đổi mới phương pháp giáo dục

2.1. Trong 5 năm dự kiến bồi dưỡng cho hơn 49.500 lượt giáo viên phổ thông.

2.2. Kinh phí: 56.717,5 triệu ( Có Phụ lục 5 kèm theo)

3. Đào tạo nâng chuẩn

3.1. Dự kiến đào tạo thạc sỹ cho 432 cán bộ quản lý, giáo viên THPT

3.2. Kinh phí: 10.800 triệu (Phụ lục 6 kèm theo)

4. Đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin

Tổng cộng: 61.290 triệu (Có Phụ lục 7 kèm theo)

5. Tống kinh phí dự kiến thực hiện Đề án: 133.430 triệu đồng.

* Phân kỳ từng năm: 26.686 triệu đồng

6. Nguồn kinh phí thực hiện

6.1. Ngân sách Nhà nước đảm bảo từ nguồn chi thường xuyên của ngành Giáo dục và Đào tạo cho các nội dung:

- Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

- Bồi dưỡng chương trình, sách giáo khoa mới và đào tạo, bồi dưỡng phương pháp giáo dục mới đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

- Đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin.

6.2. Kinh phí do người học chi trả: Đào tạo nâng chuẩn.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

1.1. Là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan, hàng năm xây dựng kế hoạch, chương trình chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả.

1.2. Tổ chức quán triệt nội dung Đề án đến các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn ngành để có nhận thức đầy đủ và tham gia thực hiện Đề án đạt chất lượng.

1.3. Phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, UBND cấp huyện hàng năm lập dự toán ngân sách theo các nội dung đã được phê duyệt để thực hiện Đề án.

1.4. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc xác định vị trí việc làm, giao định mức biên chế giáo viên, tuyển dụng giáo viên trên địa bàn tỉnh.

1.5. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc tham mưu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo về chất lượng, năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ trong việc quản lý và dạy học đáp ứng yêu cầu mới.

1.6. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, các địa phương tổ chức, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án theo giai đoạn, định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.7. Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản liên quan và tình hình thực tế địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm rà soát, nếu phát hiện những bất cập, thiếu sót kịp thời báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp đã được phê duyệt trong Đề án cho phù hợp đảm bảo hiệu quả và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thành các mục tiêu Đề án vào năm 2020.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

2.1. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai các nội dung Đề án theo lộ trình đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo các nội dung, gây lãng phí, thất thoát ngân sách.

2.2. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn chi thường xuyên của ngành.

2.3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai; thanh, quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách.

4. Sở Nội vụ

4.1. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm xây dựng kế hoạch để thực hiện Đề án.

4.2. Tham gia quản lý đào tạo đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định. Giám sát việc cử cán bộ, viên chức đi đào tạo theo Đề án của ngành Giáo dục và Đào tạo.

4.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, hướng dẫn và trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về định mức biên chế giáo viên; cơ chế, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở ngoài nước.

5. UBND các huyện, thành, thị

5.1. Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chuyên môn, các cơ sở giáo dục Tiểu học, THCS ở địa phương tổ chức quán triệt về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án để thực hiện có hiệu quả.

5.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai.

5.3. Tổ chức việc lãnh đạo, quản lý và kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án tại địa phương, định kỳ báo cáo với UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện.

5.4. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chất lượng dạy – học của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền được giao phụ trách.

 

Phụ lục 1: TỔNG HỢP CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRONG BIÊN CHẾ

1. Tổng hợp chung:

Stt

Ngành học

Số trường

Số lớp

Tổng số

CB QL

Giáo viên

Nhân viên

Tổng số

Trên chuẩn

(%)

Đạt chuẩn

(%)

Dưới chuẩn

(%)

1.

MN

184

2528

4815

519

3943

80.7

99,24

0.76%

353

2.

TH

175

3030

5045

447

4089

96,5

100

 

509

3.

THCS

147

1819

4610

345

3653

76,4

100

 

612

4.

THPT

39

812

2258

117

1956

29,2

100

 

185

5.

GDTX

8

90

207

26

135

34,2

100

 

46

6.

Tổng

553

8.279

16.935

1.454

13.776

 

 

 

1.705

2. Tổng hợp giáo viên theo môn:

-Tiểu học:

Tổng số

Văn hóa

Âm nhạc

Mỹ Thuật

Tiếng Anh

Thể dục

Tin học

4089

2990

217

240

299

166

177

-THCS:

Tổng số

Toán

Hóa

Sinh

Văn

Sử

Địa

Tin

T.Anh

GDCD

CN

Họa

Nhạc

TD

3653

710

189

218

237

777

162

142

139

429

58

161

118

106

207

-THPT:

Tổng số

Toán

Hóa

Sinh

KTCN

KTNN

Văn

Sử

Địa

GDCD

N.ngữ

Thể dục

Tin học

1956

331

201

158

148

56

43

297

132

117

74

208

141

50

-GDTX:

Tổng số

Toán

Hóa

Sinh

KTCN

KTNN

Văn

Sử

Địa

GDCD

N.ngữ

Nghề

Tin học

135

15

11

8

14

1

1

30

13

11

3

7

15

6

 

Phụ lục 2: TỔNG HỢP CBQL,GV KHỐI TRỰC THUỘC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC

Stt

Đơn vị

CBQL

GV

Tổng số

Ghi chú

Đã tốt nghiệp

Đang học

Đã tốt nghiệp

Đang học

1.

THPT Tam D­ương

3

 

10

6

19

 

2.

THPT Tam Đảo

2

1

9

2

14

 

3.

THPT Trần Phú

4

 

40

2

46

1NCS

4.

THPT Vĩnh Yên

2

 

12

3

17

 

5.

THPT Chuyên VP

4

 

49

1

54

1NCS

6.

THPT Ng Viết Xuân

2

2

15

3

22

 

7.

THPT Bình Xuyên

2

1

26

6

35

1NCS

8.

THPT Quang Hà

1

1

12

 

14

1NCS

9.

THPT Yên Lạc 2

2

1

10

1

14

 

10.

THPT Yên Lạc

1

3

21

4

29

 

11.

THPT Lê Xoay

2

 

17

1

20

 

12.

THPT Ngô Gia Tự

1

2

15

3

21

 

13.

THPT Sáng Sơn

2

 

4

1

7

 

14.

THPT Liễn Sơn

1

1

9

4

15

 

15.

THPT Trần Ng Hãn

1

 

4

1

6

 

16.

THPT Bến Tre

3

 

11

3

17

1NCS

17.

THPT Xuân Hoà

2

1

18

5

26

 

18.

THPT Đội Cấn

2

1

12

1

16

 

19.

THPT Bình Sơn

4

 

7

 

11

 

20.

THPT Văn Quán

1

 

 

 

1

 

21.

THPT Tam D­ương 2

2

 

8

1

11

 

22.

THPT Tam Đảo 2

2

1

7

 

10

 

23.

THPT Thái Hoà

2

 

5

2

9

 

24.

THPT Ng Thái Học

3

 

15

3

21

 

25.

THPT Triệu Thái

2

 

2

4

8

 

26.

THPT Võ Thị Sáu

3

 

10

1

14

 

27.

THPT Phúc Yên

3

 

15

1

19

1NCS

28.

THPT Vĩnh Tư­ờng

1

1

7

3

12

 

29.

THPT Sông Lô

1

1

4

1

7

 

30.

THPT Đồng Đậu

1

2

8

2

13

 

31.

THPTPhạm Công Bình

2

1

11

 

14

 

32.

THPT Trần Hư­ng Đạo

1

1

10

4

16

 

33.

THPT Ng Duy Thì

1

 

8

2

11

 

34.

THPT Ng Thị Giang

1

 

5

5

11

 

35.

THPTHồ Xuân H­ương

1

 

6

 

7

 

36.

THPT Hai Bà Trư­ng

3

 

14

1

18

 

Cộng

71

21

436

77

605

 

37.

TTGDTX&ND V.Tư­ờng

1

 

3

 

4

 

38.

TTGDTX&DN Yên Lạc

2

 

3

 

5

 

39.

TTGDTX&DN Phúc Yên

2

 

6

2

10

 

40.

TTGDTX&DN Bình Xuyên

1

 

3

3

7

 

41.

TTGDTX&DN Tam Dư­ơng

 

2

1

 

3

 

42.

TTGDTX&DN Lập Thạch

2

 

3

1

6

 

43.

TTGDTX&DN Tam Đảo

2

 

1

3

6

 

44.

TTGDTX Tỉnh VP

4

 

10

 

14

 

Cộng

14

2

30

9

55

 

45.

Mầm non Hoa Hồng

1

 

 

 

1

 

46.

DTNT C2+3 Tỉnh

4

 

9

 

13

 

47.

THCS DTNT Tam Đảo

1

1

1

 

3

 

48.

THCS DTNT LThạch

1

1

1

 

3

 

49.

DTNT Phúc Yên

1

 

5

2

8

 

 

Cộng

8

2

16

2

28

 

Tổng số

93

25

482

88

688

 

Ghi chú: Trong đó có 06 CBQL và GV đang học NCS.

 

Phụ lục 3: TỔNG HỢP

CBQL Nữ dưới 50 tuổi và Nam dưới 55 tuổi

(Thuộc đối tượng đào tạo bồi dưỡng)

STT

Đơn vị

Khối MN

Tiểu học

THCS

Trực thuộc

Tổng số

1.

Lập Thạch

50

56

38

 

144

2.

Vĩnh Yên

36

28

16

 

80

3.

Vĩnh Tường

79

61

47

 

187

4.

Phúc Yên

36

26

21

 

83

5.

Tam Dương

36

43

27

 

106

6.

Sông Lô

39

37

25

 

101

7.

Bình Xuyên

14

14

9

 

37

8.

Tam Đảo

38

30

16

 

84

9.

Yên Lạc

52

37

25

 

114

 

Cộng

380

332

224

123

1.059

 

Phụ lục 4: DỰ KIẾN KINH PHÍ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Cấp học

Số CBQL

Số CBQL dưới 55 tuổi đối với nam và dưới 50 tuổi đối với nữ

Số CBQL

55 tuổi trở lên đối với nam và

50 tuổi trở lên đối với nữ

Số CB dự nguồn

Số CBQL và dự nguồn được bồi dưỡng

Kinh phí

(2,5 triệu/người)

1

Mầm non

519

380

139

278

658

1.645

2

Tiểu học

447

332

115

230

562

1.405

3

THCS

345

224

121

242

466

1.165

4

Khối trực thuộc

143

123

20

40

163

407,5

Tổng cộng

1.454

1.059

395

790

1.849

4.622,5

 

Phụ lục 5: DỰ KIẾN KINH PHÍ BỒI DƯỠNG CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA

TT

Năm học

Thay sách khối

Số người

CBQL

Số lớp
(Trung bình 40 người /Lớp)

Tiền/Lớp
(trong 5 ngày)

Thành tiền

Tổng/Năm học

Giáo viên

1

2017 - 2018

1

4.536

447

11

50,000,000

558,750,000

13,460,000,000

4.089

102

50,000,000

5,111,250,000

6

3.998

345

9

50,000,000

431,250,000

3.653

91

50,000,000

4,566,250,000

10

2.234

143

4

50,000,000

178,750,000

2.091

52

50,000,000

2,613,750,000

2

2018 - 2019

2

4.536

447

11

50,000,000

558,750,000

13,460,000,000

4.089

102

50,000,000

5,111,250,000

7

3.998

345

9

50,000,000

431,250,000

3.653

91

50,000,000

4,566,250,000

11

2.234

143

4

50,000,000

178,750,000

2.091

52

50,000,000

2,613,750,000

3

2019 - 2020

3

4.536

447

11

50,000,000

558,750,000

13,460,000,000

4.089

102

50,000,000

5,111,250,000

8

3.998

345

9

50,000,000

431,250,000

3.653

91

50,000,000

4,566,250,000

12

2.234

143

4

50,000,000

178,750,000

2.091

52

50,000,000

2,613,750,000

4

2020 - 2021

4

4.536

447

11

50,000,000

558,750,000

16,337,500,000

4.089

102

50,000,000

5,111,250,000

5

4.536

447

11

50,000,000

558,750,000

4.089

102

50,000,000

5,111,250,000

9

3.998

345

9

50,000,000

431,250,000

3.653

91

50,000,000

4,566,250,000

Tổng

2017 - 2021

Tiểu học

 

 

567

50,000,000

28,350,000,000

56,717,500,000

THCS

 

 

400

50,000,000

19,990,000,000

THPT

 

 

168

50,000,000

8,377,500,000

Tổng cộng

1,134

50,000,000

56,717,500,000

 

 

Phụ lục 6: DỰ KIẾN KINH PHÍ ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN THPT

Stt

Số lượng học viên

Số lớp

Nội dung bồi dưỡng

Thời gian (tiết)

Kinh phí đào tạo

Tổng kinh phí

 

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

 

432

 

CBQL, GV THPT có trình độ thạc sỹ

 

25.000.000đ/ng

10.800.000.000

Cộng

10.800.000.000

Bằng chữ: Mười tỷ tám trăm triệu.

 

Phụ lục 7: DỰ KIẾN KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ỨNG DỤNG CNTT

TT

Năm học

Cấp học

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Số người

Số lớp

Tiền/Lớp/ 9 ngày

Thành tiền

Tổng/Năm học

1

2016-2017

THPT

Cán bộ quản lý

143

6

90,000,000

540,000,000

9,000,000,000

Giáo viên

2091

84

90,000,000

7,560,000,000

Nhân viên

231

10

90,000,000

900,000,000

2

2017-2018

THCS

Cán bộ quản lý

345

14

90,000,000

1,260,000,000

16,650,000,000

Giáo viên

3653

146

90,000,000

13,140,000,000

Nhân viên

612

25

90,000,000

2,250,000,000

3

2018-2019

Tiểu học

Cán bộ quản lý

447

18

90,000,000

1,620,000,000

18,270,000,000

Giáo viên

4089

164

90,000,000

14,760,000,000

Nhân viên

509

21

90,000,000

1,890,000,000

4

2019-2020

Mầm non

Cán bộ quản lý

519

21

90,000,000

1,890,000,000

17,370,000,000

Giáo viên

3943

158

90,000,000

14,220,000,000

Nhân viên

353

14

90,000,000

1,260,000,000

Tổng

2016-2020

THPT

 

 

100

90,000,000

9,000,000,000

61,290,000,000

THCS

 

 

185

90,000,000

16,650,000,000

Tiểu học

 

 

203

90,000,000

18,270,000,000

Mầm non

 

 

193

90,000,000

17,370,000,000

Tổng cộng

 

681

 

61,290,000,000

 

Bằng chữ: Sáu mươi mốt tỷ, hai trăm chín mươi triệu