Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2550/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 23 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH “PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG AN TOÀN KHU, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;

Căn cứ Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ các Quyết định số: 70/TTg ngày 27/1/1995; 213/2003/QĐ-TTg ngày 23/10/2003; 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã an toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên;

Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

n cứ Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Văn bản số 61-KL/TU ngày 07/10/2016 về Chương trình “Phát triển kinh tế-xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 18/5/2017 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Kỳ họp thứ tư về Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020”;

Xét đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 415/TTr-BDT ngày 11/8/2017 về việc ban hành Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020”.

Điều 2. Giao Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Chương trình.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Dân tộc;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban XD Đảng của Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các Tổ chức đoàn thể tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy;
- TT HĐND các huyện, TP, TX;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT NC, TH, CNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Tuấn

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG AN TOÀN KHU, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Mở đầu

I. SỰ CẦN THIẾT

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương nhiều chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ xã An toàn khu (ATK), xã đặc biệt khó khăn đã được ban hành và tổ chức thực hiện, góp phần quan trọng làm thay đổi đáng kể vùng dân tộc và miền núi. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng được khẳng định và củng cố. Đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần có những giải pháp để giải quyết, đó là: Kinh tế - xã hội phát triển còn chậm; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chưa cao; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ là người dân tộc thiểu số ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được quan tâm đúng mức trong tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, luân chuyển; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở một số nơi còn tiềm ẩn nhân tố mất ổn định.

Dân tộc và công tác dân tộc giữ vai trò hết sức quan trọng. Quan tâm tới đồng bào dân tộc và đồng bào vùng ATK là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, góp phần giải quyết công bằng xã hội, tri ân đồng bào vùng chiến khu xưa đã đùm bọc, chở che cách mạng.

Thông qua chương trình nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. Cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo huy động cao nhất các nguồn lực, thực thi các chính sách dân tộc để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao mức sống của đồng bào vùng ATK, vùng dân tộc và miền núi. Vì vậy, việc xây dựng Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020” là rất cần thiết.

II. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

- Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc.

- Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020.

- Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội Khóa 13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội Khóa 13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.

- Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 70/TTg ngày 27/1/1995; 213/2003/QĐ-TTg ngày 23/10/2003; số 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 về việc công nhận các xã an toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên; số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 về việc phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 về mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015; số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 419/QĐ-TTg ngày 17/3/2016 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn đến năm 2030; số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn; số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; số 1318/QĐ-TTg ngày 06/8/2013 về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung tâm ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2020; số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020; số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020.

- Các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

- Các Quyết định của Ủy ban Dân tộc: số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 về việc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015; số 601/QĐ-UBDT ngày 29/10/2015 và số 73/QĐ-UBDT ngày 29/02/2016 về điều chỉnh xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi; số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020.

- Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020; Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Văn bản số 61-KL/TU ngày 07/10/2016 về Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020”;

- Nghị Quyết số 84/2015/NQ-HĐND ngày 26/8/2015 của HĐND tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và danh mục dự án dự kiến khởi công mới thuộc vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Thái Nguyên; Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 18/5/2017 của HĐND tỉnh Khóa XIII, Kỳ họp thứ tư về Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020”;

- Các Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên: số 1818/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; số 3397/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.

III. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi thực hiện: Các xã An toàn khu; xã đặc biệt khó khăn; các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

(Chi tiết tại Biểu số 01, 02 kèm theo).

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 - 2020.

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC VÙNG ATK, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Thái Nguyên là tỉnh miền núi có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (06 huyện, 02 thành phố, 01 thị xã, trong đó có 04 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao); 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 124 xã, thị trấn miền núi, vùng cao (40 xã KVI, 37 xã KVII, 47 xã KVIII; 98 xã thuộc vùng khó khăn; có 62 xã, thị trấn được công nhận là xã ATK. Tổng diện tích tự nhiên trên 3.500 km2 (trong đó địa bàn vùng núi chiếm khoảng 90% diện tích cả tỉnh), dân số trên 1,2 triệu người với nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 08 dân tộc có dân số trên 2.000 người là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa. Đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 27% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung chủ yếu ở 05 huyện miền núi, vùng cao là: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đông Hỷ, Đại Từ.

Toàn tỉnh có 85 xã, thị trấn ATK, xã đặc biệt khó khăn và 28 xóm đặc biệt khó khăn của 13 xã khu vực II ngoài xã ATK và xã đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích đất tự nhiên 2.484,23 km2, dân số trên 434.000 người, trong đó dân tộc thiểu số trên 209.000 người chiếm trên tỷ lệ 48%.

Theo chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2016 - 2020, năm 2016 toàn tỉnh có 42.080 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,4%; các xã ATK, xã đặc biệt khó khăn có 31.692 hộ nghèo/122.702 hộ chiếm tỷ lệ 25,82%, trong đó có: 19.524 hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 61,60 %.

Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ATK như: Chương trình 135; chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang; quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thuộc hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; các chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, nước sinh hoạt, chính sách tín dụng ưu đãi; chính sách cho vùng đông đồng bào dân tộc Mông; chính sách hỗ trợ muối i ốt;...

Việc thực hiện các chính sách dân tộc đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện cuộc sống, ổn định sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo; kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh - trật tự xã hội vùng dân tộc miền núi có nhiều chuyển biến tích cực. Vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, chú trọng và phát huy, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

II. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC

1. Thực trạng

1.1. Phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục được quan tâm tập trung xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án về phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, khuyến khích nhân dân đầu tư mua sắm máy móc, đẩy mạnh việc cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch lúa, Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng đều qua các năm; cây chè đã phát triển ổn định về diện tích, sản lượng và tạo thu nhập khá cho đồng bào. Công tác chăn nuôi được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để các trang trại, gia trại duy trì ổn định, phát triển. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được quản lý chặt chẽ; giữ vững độ che phủ rừng ở mức trên 50%. Tổng kinh phí thực hiện phát triển nông thôn triển khai giai đoạn 2011 - 2015 theo các chương trình, đề án, dự án là 277.667,53 triệu đồng.

Tuy nhiên, nông nghiệp tăng trưởng khá, nhưng thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh thấp; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhiều nơi còn yếu kém; quan hệ sản xuất chậm đổi mới, các hình thức tổ chức sản xuất thiếu hiệu quả; ô nhiễm môi trường có nguy cơ cao, một số vùng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt.

- Đến 31/12/2015 trong 93 xã vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 15 xã đạt 15-18 tiêu chí; 60 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, còn 6 xã đạt dưới 10 tiêu chí.

1.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Có 32 cụm công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển đối với 2 lĩnh vực này nhằm thu hút các nhà đầu tư vào vùng, đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, hạ tầng các cụm công nghiệp trong vùng chưa được đầu tư đồng bộ, đến 31/12/2015 chỉ có 379/5.056 doanh nghiệp đăng ký vào các cụm công nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chiếm tỷ lệ 7,5%.

- Các làng nghề được quan tâm, phát triển, toàn vùng có 162 làng nghề, các làng nghề chủ yếu sản xuất chế biến chè, thực phẩm, gỗ, vật liệu xây dựng... Trong đó có 140 làng nghề trồng, chế biến chè (chiếm 86,4%), còn lại là các nghề khác như mây tre đan, thủ công mỹ nghệ... hoạt động của các làng nghề đã thu hút nhiều lao động nông thôn. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và sản xuất tại các làng nghề đã chú ý hơn đến việc áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất, tận thu phế liệu và nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tạo ra sản phẩm mới cung cấp cho thị trường trong nước như: Sản xuất gạch không nung; ép mùn cưa bằng thủy lực thay than đá; bao bì bảo quản sản phẩm chè, ván ép... Tuy nhiên, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hoạt động trong tình trạng còn manh mún, các mặt hàng chủ yếu của vùng chưa xây dựng được thương hiệu, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất thủ công là chủ yếu, thiếu vốn đầu tư, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao...

1.3. Thương mại, dịch vụ gắn với các sản phẩm du lịch.

Thái Nguyên có nhiều điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, phong phú về văn hóa phi vật thể, trong đó có khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK - Định Hóa là tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, những nơi này đã được đầu tư kết cấu hạ tầng cho du lịch và bước đầu hình thành điểm du lịch, nhưng đến nay vẫn chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, chưa tạo được điểm nhấn để thu hút du khách, chưa có các sản phẩm dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu du khách.

1.4. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường.

- Công tác quản lý tài nguyên và môi trường có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển chung. Việc giao đất, thu hồi đất phục vụ các dự án, các công trình trên địa bàn được quan tâm thực hiện. Các hoạt động quản lý môi trường được quan tâm; khu xử lý rác thải rắn, lò đốt rác đã được đầu tư xây dựng đi vào hoạt động đã từng bước giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực thị trấn và một số xã lân cận tuy nhiên số lượng còn ít và quy mô còn nhỏ nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Hiệu quả sử dụng đất thấp, một số tổ chức, doanh nghiệp được giao đất sử dụng không hiệu quả. Tình trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào chưa được khắc phục triệt để. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn là 61.145 ha, đất lâm nghiệp 160.989,11 ha (trong đó: Đất rừng đặc dụng 38.103,58 ha, đất rừng sản xuất 89.328,59 ha, đất rừng phòng hộ 33.356,98 ha), đất chuyên dùng 9.289,04 ha, đất thuộc các nông lâm trường 52.655,47 ha. Việc quy hoạch 3 loại rừng còn nhiều bất cập, cần sớm thay đổi quy hoạch để tạo thêm sinh kế cho người dân.

1.5. Giáo dục đào tạo và dạy nghề.

- Công tác giáo dục và đào tạo được chú trọng về nhiều mặt, có 97,2% số giáo viên cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn. Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng lên; quy mô mạng lưới trường lớp ổn định, cơ sở vật chất, trang thiết bị tuy đã được quan tâm đầu tư nhằm đảm bảo cho công tác dạy và học nhưng còn rất nhiều khó khăn, trang thiết bị không đồng bộ dẫn đến chất lượng giáo dục - đào tạo chưa cao. Tổng số trường trên địa bàn là 300 trường (trong đó: Có 94 trường mầm non, 106 trường tiểu học, 89 trường trung học cơ sở, 11 trường trung học phổ thông); số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 66,67%; số lượng học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục đi học (Phổ thông, bổ túc, dạy nghề) chiếm tỷ lệ trên 50%; Cơ sở hạ tầng phục vụ cho dạy và học chưa đảm bảo, mới đạt tỷ lệ trên 50%; số trường có nhà công vụ cho giáo viên đạt 39,66%.

- Đào tạo nghề là nhu cầu cần thiết nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Nguyên nhân chính do các trung tâm đào tạo nghề không kịp đổi mới theo kinh tế thị trường, không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như người nông dân miền núi.

1.6. Y tế.

- Nhiều năm qua trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra. Các bệnh dịch nguy hiểm như dịch cúm A (H5N1- H1N1), dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, lao, sốt rét… được khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai có hiệu quả. Các bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế huyện được hoàn thiện cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế theo dự án đã được phê duyệt. Các trung tâm y tế huyện cơ bản đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động, trừ Trung tâm Y tế huyện Phú Lương đang hoàn thiện và Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên đang được xây dựng sau khi Bệnh viện huyện chuyển đến địa điểm mới. 100% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2001 -2010; 52 % xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020.

- Mặc dù đã đạt được các kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên công tác y tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn hạn chế cần giải quyết trong thời gian tới như: Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu bác sỹ, đặc biệt bác sỹ có trình độ chuyên môn cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin y tế, hệ thống xử lý chất thải y tế ở một số đơn vị còn chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ sở vật chất của một số trạm y tế thuộc xã xây dựng nông thôn mới chưa được đầu tư, sửa chữa kịp thời, nhà trạm của một số xã đặt chuẩn Quốc gia từ giai đoạn 2004 - 2006 đã xuống cấp. Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình tại cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, sự chênh lệch giới tính khi sinh, tình trạng tảo hôn, vấn đề sinh con thứ 3 và chất lượng dân số vẫn là các khó khăn lớn cần được quan tâm, giải quyết.

1.7. Văn hóa - xã hội.

- Về cơ sở vật chất: Tính đến thời điểm 31/12/2015 có 22/93 xã có trung tâm văn hóa thể thao đạt chuẩn; trên 88% số xóm trong vùng có nhà văn hóa xóm, trong đó có 476/1.300 xóm có nhà văn hóa đạt chuẩn nông thôn mới chiếm tỷ lệ 36,6% bước đầu đáp ứng các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

- Công tác quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa phi vật thể: Với sự quan tâm đầu tư của nhà nước, của tỉnh, của địa phương, sự ủng hộ của nhân dân, hệ thống các di tích vùng ATK đã được bảo vệ và giữ gìn đúng Luật Di sản văn hóa. Nhiều di tích có giá trị lịch sử đã được quan tâm, bảo tồn, tôn tạo phát huy tác dụng gắn kết với phát triển du lịch. Hiện nay trên địa bàn các xã ATK, xã đặc biệt khó khăn có 01 khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, 30 điểm di tích quốc gia và 122 điểm di tích lịch sử cấp tỉnh; có 34/92 di tích lịch sử cách mạng được trùng tu, tôn tạo. Có 06 di sản được công nhận văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện các chính sách về văn hóa, thể thao và du lịch các xã ATK, xã đặc biệt khó khăn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: chưa đổi mới về cách làm du lịch, việc tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách; công tác kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ở các xóm, bản vùng sâu, vùng xa, hoạt động tham quan của du khách còn khó khăn. Do hạn chế về kinh phí nên thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần cho đồng bào còn thiếu; chưa có cơ chế tài chính đảm bảo hoạt động thường xuyên của các Ban Quản lý di tích địa phương.

1.8. Kết cấu hạ tầng.

- Hệ thống giao thông chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực đầu tư nên chất lượng hạ tầng giao thông cũng chưa thuận lợi cho lưu thông. Hiện nay mới chỉ có 56,7% (626,8 km/1.106,1 km) đường liên xã và 38,2% (988,8 km/2.588,5 km) đường liên xóm, đường giao thông nội đồng 9,6% (87,7 km/907,5 km) được nâng cấp, cải tạo... Các đường nối các điểm di tích lịch sử chưa được đầu tư nên chưa tạo được động lực cho du lịch, dịch vụ phát triển.

- Hệ thống công trình thủy lợi chưa đồng bộ, do thiếu nguồn lực nên số công trình hồ đập đầu mối được xây dựng mới đạt 44,76%; kênh mương nội đồng được kiên cố hóa 33,35% nên chưa đáp ứng yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay hệ thống thủy lợi chi đảm bảo cấp nước chủ động cho trên 80% diện tích đất trồng lúa, phần còn lại vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, chỉ canh tác được trong mùa mưa; có vùng thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Cung cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ người dân trong vùng được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh mới chỉ đạt 76% (toàn tỉnh là 85%).

- Cung cấp điện lưới quốc gia: hiện nay còn 76 xóm, bản thuộc 19 xã trong vùng chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

- Việc tiếp cận với dịch vụ truyền hình, viễn thông: Đã tổ chức nhiều lớp tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông; tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin; tăng cường nội dung thông tin cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa... Đến 31/12/2015, 100% số xóm trong vùng được phủ sóng phát thanh truyền hình; trên 97% số xóm được phủ sóng thông tin di động đến trung tâm xóm. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần khắc phục như cán bộ vận hành và khai thác hệ thống truyền thanh không dây còn thiếu và yếu, các xã chưa được triển khai thiết lập, nâng cấp đài truyền thanh xã...

1.9. Công tác cán bộ: Tổng số cán bộ, công chức đang công tác tại vùng là trên 2.000 người (chưa tính khối sự nghiệp). Công tác bồi dưỡng cán bộ đã được tỉnh xây dựng đề án và triển khai thực hiện có hiệu quả. Đến 31/12/2015 tỷ lệ cán bộ, công chức trong vùng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn là 85%, đạt chuẩn về trình độ chính trị 84%, đạt chuẩn về bồi dưỡng quản lý nhà nước 45%, đạt chuẩn về tin học, ngoại ngữ 39%.

(Chi tiết tại Biểu số 03 kèm theo).

2. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại của thực trạng trên

2.1. Nguyên nhân khách quan.

- Do khó khăn chung của nền kinh tế, nên đã tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Các nguồn lực đầu tư của Nhà nước vào vùng giảm do đó một số công trình trọng điểm đề ra không có điều kiện để triển khai thực hiện. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi còn nhiều bất cập chưa đồng bộ thiếu tính ổn định, thống nhất.

- Địa bàn cư trú của đồng bào phân tán rộng, không tập trung; xuất phát điểm của các xã ATK, xã đặc biệt khó khăn còn thấp so với các vùng khác trong tỉnh; tập quán sản xuất còn lạc hậu, giá cả vật tư biến động tăng, thiếu vốn đầu tư, cơ chế quản lý còn bất cập.

- Kết cấu hạ tầng còn hạn chế, điều kiện tiếp xúc các dịch vụ, tiến bộ khoa học kỹ thuật còn khó khăn. Trình độ dân trí, trình độ phát triển của các dân tộc chưa đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; đội ngũ cán bộ các thôn, xã vùng cao chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn.

2.2. Nguyên nhân chủ quan.

- Sự phối hợp của một số ngành, cấp trong quản lý nhà nước còn chưa được chặt chẽ. Năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo.

- Ý thức tự vươn lên của một bộ phận đồng bào còn chuyển biến chậm; tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và của cộng đồng của một bộ phận cán bộ ở cơ sở và nhân dân chưa được khắc phục triệt để.

Phần thứ hai

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là một Chương trình tổng hợp của các chương trình, đề án chuyên ngành đã được xác định nguồn lực đầu tư của Trung ương, địa phương, nhân dân để phát triển vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

2. Đề ra các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (như Đề án 2037, Phương án hỗ trợ muối i ốt.,.) và các chính sách cụ thể sát thực tế nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng cán bộ vùng dân tộc thiểu số.

3. Phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành, các đề án, chương trình đến năm 2020; tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, thể hiện đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là đối với thế hệ trẻ. Huy động tối đa nguồn nội lực bên trong, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài đáp ứng yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân gắn với thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế phải đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường và củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Ưu tiên đầu tư đối với các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là một Chương trình tổng hợp của các chương trình, đề án chuyên ngành đã được xác định nguồn lực đầu tư của Trung ương, địa phương, nhân dân để phát triển vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Tiếp tục xây dựng, thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và các chính sách cụ thể sát thực tế nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020 đạt được các mục tiêu sau:

- Nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 23 triệu đồng năm 2016 lên 36 triệu đồng vào năm 2020 ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới và nâng cao thu nhập cho các hộ dân đối với các địa bàn còn lại. Khuyến khích người dân trong vùng có thu nhập và làm giàu từ rừng.

- Xây dựng được 12 mô hình “Xóm phát triển bền vững”.

- Đưa điện lưới quốc gia đến 100% xóm, bản trong vùng.

- Cơ bản hoàn thành hệ thống đường giao thông trong vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Phấn đấu 100% đường giao thông trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và 60% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo các cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; 65% đường ngõ, xóm được cứng hóa và không lầy lội vào mùa mưa; 70% đường trục chính nội đồng được cứng hóa (bê tông hoặc các vật liệu khác theo quy định) đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm bình quân từ 3,5%/năm trở lên.

- Xây dựng hoàn thành trên 50% hồ chứa, đập thủy lợi nhỏ chưa được xây dựng; kiên cố hóa được trên 70% chiều dài số kênh mương nội đồng. Đáp ứng 75% - 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm.

- Có 80% xã ATK, xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt trên 95%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ở mức dưới 14%.

- Nâng tỷ lệ dân số trong vùng được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 90%.

- Đến năm 2020, có trên 70% số trường đạt chuẩn quốc gia; 70% xóm có nhà văn hóa đạt chuẩn nông thôn mới; 70 % số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC

1. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Phát triển hạ tầng giao thông: Đề nghị Trung ương ưu tiên bố trí kinh phí thuộc nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 268 lên Quốc lộ 3C; cùng Chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các vấn đề liên quan để xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Thái Nguyên - Tuyên Quang theo Quyết định số 1288/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải; Tập trung ưu tiên kinh phí của chương trình để xây dựng đường giao thông bê tông đến các xóm, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Nâng cấp các tuyến đường từ huyện xuống xã, các tuyến đường liên xã.

- Phát triển hệ thống thủy lợi: Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi hiện có. Tập trung đầu tư xây dựng mới một số công trình trọng điểm phục vụ du lịch, sinh hoạt và các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Phát triển mạng lưới cấp nước sinh hoạt, cấp điện, viễn thông: Tiếp tục thực hiện tốt “Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn”; đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cao chất lượng hệ thống truyền tải điện đảm bảo khai thác và sử dụng an toàn lưới điện; phát triển hạ tầng truyền dẫn phát sóng đồng bộ đảm bảo các hộ dân trong vùng được tiếp cận được các dịch vụ di động, phát thanh, truyền hình

2. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ và du lịch

- Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp có thị trường tiêu thụ, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và có khả năng giải quyết nhiều việc làm nông thôn miền núi.

- Khuyến khích phát triển những cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, có công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; quản lý, khai thác, bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích hiện có; phục dựng và duy trì các nghi thức lễ hội văn hóa dân gian tổ chức các trò chơi dân gian nhằm phát triển các loại hình du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch cộng đồng.

3. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới

- Thực hiện chuyển đổi diện tích đất trong việc phát triển nông nghiệp, để có năng suất, hiệu quả. Phát huy lợi thế nông nghiệp của từng địa phương trong trồng trọt, chăn nuôi, hướng tới vùng chuyên canh cây có giá trị kinh tế cao, sản xuất hàng hóa.

- Giải quyết đất sản xuất cho đồng bào theo hướng tổng hợp, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế công-lâm nghiệp, giải quyết đất canh tác gắn với giao đất, giao rừng, đào tạo nghề, thu hút con em đồng bào các dân tộc vào các nghề phi nông nghiệp, làng nghề truyền thống và xuất khẩu lao động.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiên ứng dụng trong sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn (rau an toàn, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà, gia súc) gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với quy mô phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường.

- Bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có, làm tốt công tác quy hoạch 3 loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp theo phương thức trồng cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao với các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Xây dựng mô hình sản xuất liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm giải quyết “đầu vào, đầu ra” cho sản xuất; thực hiện các quy trình kỹ thuật lâm sinh nhằm rút ngắn chu kỳ kinh doanh của rừng trồng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng.

4. Phát triển hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề

- Tiếp tục đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của các xã ATK, xã đặc biệt khó khăn; rà soát, bổ sung, điều chỉnh tăng cường mạng lưới cơ sở vật chất; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập.

- Nâng cao tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; thực hiện hiệu quả và kịp thời các chính sách về giáo dục đào tạo với vùng dân tộc và miền núi theo các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

- Tập trung đầu tư Trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch để đảm bảo mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường và trực tiếp sản xuất của các địa phương.

5. Phát triển mạng lưới y tế

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về y tế. Hoàn thiện mô hình tổ chức và sắp xếp lại hệ thống y tế; đầu tư có trọng điểm và hoàn thiện dần các công trình y tế, đảm bảo cho người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu với chất lượng ngày càng nâng cao.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đẩy mạnh, tuyên truyền vận động giáo dục về dân số, kế hoạch hóa gia đình.

6. Phát triển văn hóa - xã hội, thể dục - thể thao; tôn tạo, bảo tồn các điểm di tích lịch sử ATK

- Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng, xóm, bản văn hóa.

- Đẩy mạnh việc đưa văn hóa, thông tin về cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả truyền thông, tiếp sóng của đài truyền thanh, cụm loa truyền thanh ở cơ sở.

- Ưu tiên nguồn lực trong ngân sách nhà nước và huy động thêm các nguồn lực ngoài ngân sách, lồng ghép các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp, phục hồi, tôn tạo các điểm di tích lịch sử từng bước hình thành, phát triển du lịch lịch sử - sinh thái - nghỉ dưỡng - tâm linh.

- Đẩy mạnh liên kết du lịch ở vùng ATK với các khu du lịch Quốc gia thuộc các tỉnh lân cận như Đền Hùng, hồ Ba Bể, Tam Đảo, Tân Trào,...

7. Đẩy mạnh công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực

- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến công - lâm - ngư nghiệp, tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện tốt các chính sách xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với cách mạng.

8. Xây dựng mô hình “Xóm phát triển bền vững”

- Lồng ghép các nguồn vốn trung ương, tỉnh, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác xây dựng ít nhất 12 mô hình “Xóm phát triển bền vững”.

- Quy định tiêu chí đánh giá mô hình “Xóm phát triển bền vững”: Xóm thuộc vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 15 tiêu chí sau được công nhận là “Xóm phát triển bền vững”:

+ Tiêu chí 1 (Hộ nghèo): Tỷ lệ hộ nghèo xóm, bản dưới 12%.

+ Tiêu chí 2 (Thu nhập): Thu nhập bình quân đạt 36 triệu đồng/người/năm.

+ Tiêu chí 3 (Giao thông): 100% đường trục xóm được cứng hóa (trong đó có từ 60% trở lên là đường nhựa hoặc bê tông xi măng) đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Quy mô đường: Chiều rộng nền đường tối thiểu 5m; chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,5m, tối thiểu 300m phải có điểm tránh xe ô tô, chất lượng đường đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

+ Tiêu chí 4 (Thủy lợi): Có hệ thống kênh mương tưới tiêu hoặc hệ thống dẫn nước phù hợp với điều kiện của địa phương đảm bảo 75 - 85% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động.

+ Tiêu chí 5 (Điện): Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt từ 90% trở lên, hệ thống điện đạt chuẩn theo quy định của Bộ Công Thương.

+ Tiêu chí 6 (Cơ sở vật chất văn hóa xóm, bản): Có diện tích xây dựng nhà văn hóa đảm bảo từ 100m2 trở lên, khu thể thao từ 200m2 trở lên (chưa tính diện tích sân bóng đá đơn giản. Có đầy đủ bàn, ghế, khánh tiết trang thiết bị âm thanh, điện chiếu sáng đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ và sinh hoạt cộng đồng khác; có công trình vệ sinh. Hằng năm thu hút từ 30% trở lên người dân trong xóm đến tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

+ Tiêu chí 7 (Nhà ở dân cư): Không còn nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng (đảm bảo 3 cứng: Nền cứng, khung cứng, mái cứng; diện tích nhà đạt 10m2/người trở lên) đạt tỷ lệ 65% trở lên.

+ Tiêu chí 8 (Lao động có việc làm): Tỷ lệ lao động có việc làm đạt 90% trở lên.

+ Tiêu chí 9 (Giáo dục): Tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo (3-5 tuổi) đi học đạt 93% trở lên; tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đi học đạt 100%; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% trở lên; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi (6-10 tuổi) đi học đạt 98% trở lên; tỷ lệ học sinh hoàn thành Tiểu học vào học lớp 6 đạt 98% trở lên; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi (11-14 tuổi) đi học đạt 95% trở lên; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi (15 - 17 tuổi) đi học đạt 80% trở lên; xóm bản có điểm trường phải đảm bảo có phòng học đúng quy định theo Điều lệ trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ban hành.

+ Tiêu chí 10 (Văn hóa): Xóm (thôn, bản) phải được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa” từ 02 năm liên tiếp trở lên và có từ 50% trở lên hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” trong đó ít nhất 40% gia đình văn hóa được công nhận 03 năm trở lên.

+ Tiêu chí 11 (Y tế): Có tối thiểu 01 nhân viên y tế thôn, bản được đào tạo theo khung chương trình do Bộ Y tế quy định.

+ Tiêu chí 12 (Môi trường): Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt từ 85% trở lên; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt đảm bảo 03 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) đạt từ 70% trở lên và điều kiện chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 60% trở lên. Chất thải rắn nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định.

+ Tiêu chí 13 (Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh): Đối với các xóm có Chi bộ Đảng hàng năm phải đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh do Đảng ủy xã đánh giá và công nhận; 100% tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt loại khá trở lên.

+ Tiêu chí 14 (An ninh trật tự xã hội): Yêu cầu hàng năm cấp ủy Đảng có Nghị quyết, các chi hội có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; Người dân không phạm các tội nghiêm trọng; làm tốt công tác tuyên truyền phát hiện và tố giác, trình báo khi có hành vi phạm tội xảy ra; Không để xảy ra các hoạt động chống phá Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; không có các hoạt động tuyên truyền, phát triển các tôn giáo trái pháp luật. Các vụ việc mâu thuẫn nhỏ tại thôn, bản phải được hòa giải.

+ Tiêu chí 15 (Tuân thủ pháp luật, quy ước, hương ước): Thực hiện đầy đủ đúng thời gian các nghĩa vụ đóng góp theo quy định của pháp luật, các khoản đã thống nhất trong cộng đồng dân cư xóm, bản.

- Các sở, ngành theo lĩnh vực quản lý, đã được giao phụ trách theo Bộ tiêu chí nông thôn mới quy định tại Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí và hướng dẫn bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn mới kiểu mẫu và hộ gia đình nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020 đánh giá, thẩm định việc thực hiện các tiêu chí, phối hợp với các huyện, thị xã rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí theo các tiêu chí quy định “Xóm phát triển bền vững”.

IV. TỔNG HỢP, KHÁI TOÁN KINH PHÍ

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình: 6.996.571,2 triệu đồng, trong đó:

1. Nguồn kinh phí đã được phê duyệt từ các chương trình, đề án, dự án ở các lĩnh vực đã được thông qua: 6.711.451,2 triệu đồng, cụ thể:

- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn: 1.969.444 triệu đồng.

- Lĩnh vực thông tin và truyền thông: 72.148,3 triệu đồng.

- Lĩnh vực giao thông vận tải: 3.013.178 triệu đồng.

- Lĩnh vực y tế: 76.000 triệu đồng.

- Lĩnh vực giáo dục: 540.711,9 triệu đồng.

- Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch: 759.100 triệu đồng.

- Lĩnh vực công thương: 207.959 triệu đồng.

- Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 16/9/2014 của UBND tỉnh (Đề án 2037): 72.910 hiệu đồng.

(Chi tiết tại Biểu số 04 kèm theo)

2. Nguồn kinh phí đề nghị ngân sách tỉnh cân đối từ nguồn vượt thu hàng năm và các nguồn vốn khác thực hiện đầu tư xây dựng mô hình và hạ tầng nông thôn: 285.120 triệu đồng, cụ thể:

- Xây dựng 12 mô hình “Xóm phát triển bền vững”: 60.480 triệu đồng.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn: 224.640 triệu đồng.

(Chi tiết tại Biểu số 05 kèm theo).

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

2. Thực hiện cơ chế, chính sách đối với các xã ATK, xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương. Triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách đầu tư cho vùng; đa dạng hóa việc huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp để thực hiện Chương trình; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án, đề án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư chống lãng phí thất thoát, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

3. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, có chính sách thu hút cán bộ là người dân tộc thiểu số, biết tiếng dân tộc về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và xã hội trong thực hiện chính sách dân tộc; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân trong vùng nâng cao tinh thần cách mạng, phát huy tính tự chủ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững.

6. Căn cứ vào Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020” được phê duyệt các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện hàng năm và giai đoạn 2017 - 2020.

7. Về cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với nguồn vốn thực hiện Chương trình: phối hợp lồng ghép các nguồn vốn trong đó ngân sách tỉnh ưu tiên cân đối từ nguồn vượt thu hàng năm giai đoạn 2017 - 2020 (nếu có) tổng kinh phí là 285.120 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ bổ sung.

Đối với nguồn vốn đã được phê duyệt từ các Chương trình, đề án chuyên ngành: Thực hiện các giải pháp huy động tối đa nguồn vốn Trung ương, địa phương, vốn huy động khác (vốn trái phiếu Chính phủ, vay tín dụng ưu đãi, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương, ngân sách huyện, xã, xã hội hóa...), triển khai có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho Chương trình.

8. Về nguyên tắc phân bổ vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình: Ưu tiên nguồn lực cho xã đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống; tập trung đầu tư, hỗ trợ cho các xã đạt dưới 10 tiêu chí nông thôn mới và các xã trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; tôn tạo, bảo tồn các khu di tích lịch sử cách mạng: Ưu tiên việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng trong các khu vực trọng điểm bao gồm các xã: Phú Đình, Điểm Mặc, Bảo Linh và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa; các điểm di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, cấp tỉnh đã được công nhận.

9. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, sản xuất chế biến, kinh doanh trên địa bàn theo hướng được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi nhất theo các quy định hiện hành của Trung ương, của tỉnh; khuyến khích tạo điều kiện nhằm thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ.

10. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết và các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở các cấp, đặc biệt là ở cơ sở. Có cơ chế khuyến khích người dân, các tổ chức nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh:

- Là cơ quan thường trực của Chương trình, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị giao kinh phí ngân sách tỉnh cân đối hàng năm trình UBND tỉnh quyết định. Trực tiếp triển khai thực hiện một số nội dung được giao chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện.

- Đôn đốc, kiểm tra tổng hợp kết quả thực hiện; tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình.

- Đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, dự án nhằm phát triển toàn diện, nhanh và bền vững kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan thẩm định các dự án, đề án... thuộc Chương trình theo quy định; cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành cơ chế lồng ghép các nguồn vốn chương trình, đề án, dự án... để thực hiện Chương trình; ưu tiên vốn đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi, các công trình bức xúc (giao thông nông thôn; giao thông nội đồng; thủy lợi vừa và nhỏ; nước sinh hoạt; điện sinh hoạt...) gắn với kế hoạch đầu tư công trung hạn; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các huyện, thành phố, thị xã; hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán các nguồn vốn, quản lý sử dụng các nguồn vốn thực hiện Chương trình để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã và UBND cấp xã xây dựng quy hoạch sản xuất, quy hoạch bố trí dân cư; cân đối, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho các huyện; xây dựng các cơ chế chính sách tăng cường liên kết giữa: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông trong phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế hộ, phát triển kinh tế trang trại; chính sách giao đất sản xuất, giao khoán quản lý bảo vệ rừng... Tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi diện tích đất không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả của các doanh nghiệp, lâm trường, giao lại cho địa phương sử dụng theo quy hoạch và ưu tiên cho đồng bào thiếu đất.

5. Sở Giao thông vận tải: Thực hiện rà soát, bổ sung hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; chủ trì, phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong vùng nhất là các tuyến giao thông huyết mạch giữa vùng dân tộc thiểu số và vùng nông thôn, thành thị trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và tài nguyên nước; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; không cấp phép đối với các hoạt động, dự án gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng ATK; tổ chức hướng dẫn công tác vệ sinh, môi trường, thu gom xử lý rác thải cho các huyện, thành phố, thị xã và các xã trong vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

7. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND cấp huyện đẩy mạnh chính sách khuyến công; có cơ chế ưu tiên hỗ trợ đối với các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phát triển làng nghề truyền thống, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại vùng dân tộc thiểu số; phát triển hệ thống điện cho vùng.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động phù hợp, có hiệu quả với tình hình thực tế.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo: Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường thuộc vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh công tác khuyến học, huy động và duy trì tỷ lệ trẻ em được đi học đúng độ tuổi.

10. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở y tế trong vùng. Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường nguồn nhân lực, nhất là bác sỹ cho vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tăng cường chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số; xây dựng kế hoạch ưu tiên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho y, bác sĩ, cán bộ y tế đang công tác tại vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch nâng cấp, phục hồi, tôn tạo các điểm di tích lịch sử cách mạng vùng ATK; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống trong vùng.

12. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chính sách hiện hành về việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số ở các ngành, các địa phương và cán bộ đến công tác ở vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; nghiên cứu tham mưu chính sách ưu đãi trong đào tạo, tuyển dụng quy hoạch, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số ở các ngành địa phương nhất là các dân tộc hiện có ít cán bộ; xây dựng quy chế quản lý sinh viên cử tuyển sau tốt nghiệp trở về phục vụ tại địa phương.

13. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã đề xuất các cơ chế, chính sách chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng.

14. Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị tham mưu cho UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; xây dựng, đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế ưu tiên nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các xã trong vùng.

15. Ngân hàng Chính sách xã hội: Xây dựng kế hoạch cụ thể về huy động, bổ sung nguồn vốn cho vay; phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn các hộ vay vốn sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và hiệu quả; Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong vùng.

16. Cục Thống kê tỉnh: Hàng năm, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp, đánh giá các mục tiêu phấn đấu của Chương trình.

17. Các sở, ngành liên quan khác: Căn cứ các mục tiêu của Chương trình triển khai xây dựng kế hoạch, dự án tổ chức thực hiện giai đoạn 2017 - 2020 của sở, ngành mình theo quy định.

18. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền (Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí thường trú trên địa bàn...): Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020”; tuyên truyền về cách làm hay, có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, kết quả tổ chức triển khai thực hiện Chương trình của các ngành, địa phương; phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh có liên quan đến Chương trình.

19. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố, thị xã:

Xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền và phổ biến các chính sách, cơ chế chính sách dự án trong vùng, nâng cao vai trò của người có uy tín và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương.

Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Giao Phòng Dân tộc chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan phân bổ kinh phí được giao hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện theo quy định.

Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách, dự án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện ở cấp xã.

Cùng với việc hỗ trợ của tỉnh, của Trung ương, cần chủ động huy động các nguồn lực hợp pháp và tổ chức lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện đầu tư hiệu quả. Lựa chọn và xây dựng kế hoạch thực hiện “Mô hình xóm phát triển bền vững” trên địa bàn.

Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, rà soát, xác định lại quy hoạch, để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để cán bộ xã ATK, xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn theo quy định.

20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp trong việc tuyên truyền, tổ chức triển khai, giám sát thực hiện Chương trình.

Phần thứ ba

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Xây dựng Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 - 2020 là triển khai thực hiện một trong những chương trình trọng điểm trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX.

UBND tỉnh Thái Nguyên xây dựng “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 - 2020” trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới. Đồng thời Chương trình cũng đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn một cách bền vững đến năm 2020. Do đó, Chương trình được triển khai thực hiện sẽ đạt được một số hiệu quả sau:

- Kết cấu hạ tầng trong vùng được cải thiện, mọi mặt đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc sinh sống trong vùng được nâng lên, kết quả đó sẽ góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Chương trình không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà liên quan đến hiệu quả chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến nhiều lĩnh vực: môi trường sinh thái, an ninh trật tự, đoàn kết dân tộc, đảm bảo công bằng xã hội, phát huy truyền thống cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, thể hiện đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”.

- Chương trình là cơ sở để các cấp, các ngành thể hiện trách nhiệm, vai trò của cấp, ngành trong việc thực hiện các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đạt các mục tiêu đã đề ra đến năm 2020.

II. KIẾN NGHỊ

Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, cân đối bố trí nguồn vốn cấp cho tỉnh theo các Chương trình, Đề án, Dự án đã được phê duyệt và bổ sung thêm nguồn vốn theo dự kiến nguồn vốn huy động của Chương trình để thực hiện các mục tiêu của Chương trình “Phát triển kinh tế-xã hội vùng ATK, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 - 2020” đã đề ra./.

 

Biểu số 01

DANH SÁCH

XÃ AN TOÀN KHU, XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN

(Kèm theo Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Tên huyện, thị

Tên xã, thị trấn

Xã ATK

Xã KV III

Tổng

7

79

62

36

I

Huyện Võ Nhai

14

7

10

1

 

Xã Dân Tiến

X

X

2

 

Xã Tràng Xá

X

 

3

 

Xã Bình Long

 

X

4

 

Xã Cúc Đường

 

X

5

 

Xã Liên Minh

X

X

6

 

Xã Nghinh Tường

 

X

7

 

Xã Phương Giao

X

X

8

 

Xã Sảng Mộc

 

X

9

 

Xã Thần Sa

 

X

10

 

Xã Thượng Nung

 

X

11

 

Xã Vũ Chấn

 

X

12

 

Xã Lâu Thượng

X

 

13

 

Xã Phú Thượng

X

 

14

 

Thị trấn Đình Cả

X

 

II

Huyện Định Hóa

24

24

10

1

 

Xã Kim Phượng

X

 

2

 

Xã Phú Tiến

X

X

3

 

Xã Phúc Chu

X

 

4

 

Xã Tân Dương

X

 

5

 

Xã Trung Hội

X

 

6

 

Xã Bảo Linh

X

X

7

 

Xã Bình Thành

X

X

8

 

Xã Bình Yên

X

 

9

 

Xã Bộc Nhiêu

X

 

10

 

Xã Điềm Mặc

X

X

11

 

Xã Định Biên

X

X

12

 

Xã Kim Sơn

X

 

13

 

Xã Lam Vỹ

X

 

14

 

Xã Linh Thông

X

X

15

 

Xã Phú Đình

X

X

16

 

Xã Quy Kỳ

X

X

17

 

Xã Sơn Phú

X

X

18

 

Xã Tân Thịnh

X

X

19

 

Xã Thanh Định

X

 

20

 

Xã Trung Lương

X

 

21

 

Xã Đồng Thịnh

X

 

22

 

Xã Bảo Cường

X

 

23

 

Xã Phượng Tiến

X

 

24

 

Thị trấn Chợ Chu

X

 

III

Huyện Đại Từ

24

24

4

1

 

Xã Hoàng Nông

X

 

2

 

Xã Ký Phú

X

 

3

 

Xã Khôi Kỳ

X

 

4

 

Xã Lục Ba

X

 

5

 

Xã Cát Nê

X

 

6

 

Xã Minh Tiến

X

X

7

 

Xã Na Mao

X

X

8

 

Xã Phú Cường

X

 

9

 

Xã Phú Lạc

X

 

10

 

Xã Phú Thịnh

X

 

11

 

Xã Phú Xuyên

X

 

12

 

Xã Phục Linh

X

 

13

 

Xã Tân Linh

X

 

14

 

Xã Yên Lãng

X

 

15

 

Xã Đức Lương

X

X

16

 

Xã Phúc Lương

X

X

17

 

Xã Quân Chu

X

 

18

 

Xã Hà Thượng

X

 

19

 

Xã Tiên Hội

X

 

20

 

Xã Bản Ngoại

X

 

21

 

Xã Mỹ Yên

X

 

22

 

Xã La Bằng

X

 

23

 

Thị trấn Hùng Sơn

X

 

24

 

Thị trấn Quân Chu

X

 

IV

Huyện Phú Lương

6

4

4

1

 

Xã Hợp Thành

X

 

2

 

Xã Phú Đô

 

X

3

 

Xã Phủ Lý

X

X

4

 

Xã Yên Lạc

 

X

5

 

Xã Yên Trạch

X

X

6

 

Xã Ôn Lương

X

 

V

Huyện Đồng Hỷ

7

1

6

1

 

Xã Văn Hán

X

 

2

 

Xã Cây Thị

 

X

3

 

Xã Hợp Tiến

 

X

4

 

Xã Nam Hòa

 

X

5

 

Xã Tân Long

 

X

6

 

Xã Tân Lợi

 

X

7

 

Xã Văn Lãng

 

X

VI

Huyện Phú Bình

2

1

1

1

 

Xã Bàn Đạt

 

X

2

 

Xã Kha Sơn

X

 

VII

Thị xã Phổ Yên

2

1

1

1

 

Xã Vạn Phái

 

X

2

 

Xã Tiên Phong

X

 

 

Biểu số 02

DANH SÁCH XÓM ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

THUỘC XÃ KVII NGOÀI XÃ ATK TỈNH THÁI NGUYÊN

(Kèm theo Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Tên huyện, thị xã

Tên xã

Tên xóm

Tổng

6

17

65

I

Thị xã Phổ Yên

5

20

1

 

Minh Đức

 

 

 

 

Thuận Đức

 

 

 

Lầy 5

 

 

 

Chằm 7A

 

 

 

Đầm Mương 14

 

 

 

Đầm Mương 15

 

 

 

Tân Lập

2

 

Phúc Thuận

 

 

 

 

Khe Lánh

 

 

 

Đồng Muốn

 

 

 

Thượng I

 

 

 

Thượng II

 

 

 

Hồng Cóc

3

 

Phường Bắc Sơn

 

 

 

 

Tổ dân phố Trung

4

 

Xã Phúc Tân

 

 

 

 

Xóm 3

 

 

 

Xóm 10

 

 

 

Xóm 11

5

 

Xã Thành Công

 

 

 

 

Xuân Hà 1

 

 

 

Xuân Hà 2

 

 

 

Xuân Dương

 

 

 

Bìa

 

 

 

Nhội

II

Huyện Phú Bình

4

26

1

 

Tân Khánh

 

 

 

 

Xóm Trại Mới

 

 

 

Xóm La Muôi

 

 

 

Xóm Đồng Hòa

 

 

 

Xóm La Tú

 

 

 

Xóm Cầu Cong

2

 

Xã Tân Kim

 

 

 

 

La Đuốc

 

 

 

Tân Thái

 

 

 

Đồng Chúc

 

 

 

Hải Minh

 

 

 

Đèo Khê

 

 

 

Bờ La

 

 

 

La Đao

 

 

 

Quyết Tiến

3

 

Xã Tân Thành

 

 

 

 

Non Tranh

 

 

 

Hòa Lâm

 

 

 

Đồng Bầu Trong

 

 

 

Đồng Bầu Ngoài

 

 

 

Suối Lửa

 

 

 

Đồng Bốn

4

 

Xã Tân Hòa

 

 

 

 

Giếng Mật

 

 

 

Hân

 

 

 

Vực Giảng

 

 

 

Đồng Ca

 

 

 

Thanh Lương

 

 

 

 

 

 

Trại Giữa

III

Huyện Phú Lương

4

14

1

 

Động Đạt

Xóm Đồng Tâm

 

 

 

Xóm Đồng Nghè 1

2

 

Tức Tranh

 

 

 

 

Khe Cốc

3

 

Yên Đổ

 

 

 

 

Xóm Đá Mài

 

 

 

Xóm Ao Then

 

 

 

Xóm An Thắng

 

 

 

Khe Nác

4

 

Yên Ninh

Đồng Danh

 

 

 

Suối Hang

 

 

 

Đồng Kem 10

 

 

 

Khe Khoang

 

 

 

Làng Muông

 

 

 

Đồng Kem 4

 

 

 

Ba Họ

IV

Huyện Đồng Hỷ

2

3

I

 

Quang Sơn

 

 

 

 

Xóm Lân Đăm

2

 

Khe Mo

 

 

 

 

La Nưa

 

 

 

La Dẫy

V

Huyện Võ Nhai

1

1

1

 

La Hiên

 

 

 

 

Khuôn Ngục

VI

Thành phố Sông Công

1

1

1

 

Bình Sơn

 

 

 

 

Phú Sơn

 

Biểu số 03

THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ATK,

XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN

(Kèm theo Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Các chỉ tu chủ yếu

Đơn vị

Kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015

Ghi chú

1

Tổng diện tích tự nhiên

Km2

2.484,23

 

2

Tổng dân số

Người

434.351,0

 

 

Trong đó, số dân tộc thiểu số:

Người

209.380,0

 

3

Mật độ dân số

Người/km2

175,0

 

5

Số đơn vị hành chính

 

 

 

 

Số xã, thị trấn

 

98

 

 

Số xóm

 

1.379

 

6

Số cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng

Người

2.002

 

 

Số cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn

Người

1.702

 

7

Tỷ lệ dân được sử dụng nước SH hợp VS

%

76

 

8

Hệ thống kênh mương nội đồng

Km

1.627,80

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Đã kiên cố bằng bê tông

Km

543,25

 

 

- Chưa kiên cố (kênh đất, do dân tự đào)

Km

1.084,55

 

9

Số công trình hồ, đập đầu mối

Công trình

516

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Đã kiên cố bằng bê tông hoặc đá xây

Công trình

231

 

 

- Chưa kiên cố (đập đất do dân tự đắp)

Công trình

285

 

10

Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện hành)

%

25,82

 

-

Tổng số hộ

Hộ

122.702

 

 

Trong đó hộ Dân tộc thiểu số

Hộ

63.620

 

-

Tổng số hộ nghèo

Hộ

31.692

 

 

Trong đó hộ nghèo Dân tộc thiểu số

 

19.524

 

11

Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

%

52,04

 

-

Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

51/98

100% xã đạt chuẩn theo tiêu chí giai đoạn 2011-2015

-

Tỷ lệ tăng dân số trong vùng giai đoạn 2011- 2015

%

1,35%

 

12

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

%

66,67

 

-

Tổng số trường trên địa bàn. Trong đó

Trường

300

 

 

Mầm non

 

94

 

 

Tiểu học

 

106

 

 

Trung học cơ sở

 

89

 

 

Trung học phổ thông

 

11

 

-

Số trường đạt chuẩn quốc gia

Trường

200

 

 

Mầm non

 

64

 

 

Tiểu học

 

88

 

 

Trung học cơ sở

 

45

 

 

Trung học phổ thông

 

3

 

13

Số lượng học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, TH Phổ thông, bổ túc, dạy nghề.

 

14.674

 

-

Số lượng học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục đi học (Phổ thông, bổ túc, dạy nghề).

 

7.849

 

14

Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

 

 

 

-

Số phòng học (các cấp học)

 

3574

 

-

Số phòng học được kiên cố hóa

 

1920

 

-

Số trường có nhà công vụ cho giáo viên

 

119

 

-

Số phòng học, nhà công vụ còn thiếu

 

1252

 

15

Số lượng giáo viên các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT

 

6857

 

-

Số lượng giáo viên các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn

 

6699

 

-

Tỷ lệ giáo viên các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn

 

97,70%

 

16

Số xã có trung tâm văn hóa xã đạt chuẩn nông thôn mới

 

22/93

 

17

Số xóm có Nhà văn hóa

 

1214

 

-

Số xóm có Nhà văn hóa đạt chuẩn quốc gia

 

476

 

18

Số điểm di tích lịch sử cách mạng

Điểm

92

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Đã công nhận và xếp hạng cấp quốc gia

Di tích

01 khu di tích Quốc gia đặc biệt; 21 di tích quốc gia

 

 

- Đã công nhận và xếp hạng cấp tỉnh

Di tích

58

 

 

- Số điểm xuống cấp cần được sửa chữa, tôn tạo

Di tích

58

 

19

Chương trình xây dựng Nông thôn mới

 

 

 

 

- Số xã đạt dưới 10 tiêu chí

6

 

 

- Số xã đạt từ 10 -14 tiêu chí

60

 

 

- Số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí

15

 

 

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới

12

 

20

Số cụm công nghiệp trên địa bàn

Cụm

32

 

21

Số Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn

Doanh nghiệp

379

 

22

Số Làng nghề được thành lập trên địa bàn

Làng nghề

162

 

23

Diện tích đất đai trong vùng. Trong đó:

Ha

284.078,67

 

-

Đất sản xuất nông nghiệp

Ha

61.145,01

 

 

Bình quân đất sản xuất/người

M2

3.815

 

-

Đất Lâm nghiệp

Ha

160.989,15

 

 

Rừng đặc dụng

Ha

38.103,58

 

 

Rừng sản xuất

Ha

89.328,59

 

 

Rừng phòng hộ

Ha

33.556,98

 

-

Đất chuyên dùng

Ha

9.289,04

 

-

Đất nông, lâm trường

Ha

52.655,47

 

-

Đất khác

Ha

0

 

24

Số xóm phủ sóng phát thanh, truyền hình

 

1.315

 

25

Số xóm được phủ sóng điện thoại di động đến trung tâm xóm

 

1.285

 

26

Đường giao thông liên xã

Km

1.106,10

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Đã bê tông hóa hoặc nhựa hóa

Km

626,8

 

 

- Chưa được cải tạo nâng cấp (đường đất)

Km

479,3

 

27

Đường giao thông liên thôn, xóm, bản

Km

2.548,10

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Đã bê tông hóa hoặc nhựa hóa

Km

988,8

 

 

- Chưa được cải tạo nâng cấp (đường đất)

Km

1.559,30

 

28

Đường giao thông nội đồng

Km

910,5

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Đã bê tông hóa hoặc nhựa hóa

Km

87,7

 

 

- Chưa được cải tạo nâng cấp (đường đất)

Km

822,8

 

 

Biểu số 04

DANH MỤC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

Thực hiện Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020 (Kinh phí đã được phê duyệt từ các chương trình, đề án, dự án)

(Kèm theo Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Khái toán kinh phí

Chia ra các nguồn vốn huy động

Đơn vị chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện

NSTW hỗ trợ

Từ các Dự án, Chương trình mục tiêu

Ngân sách tỉnh cân đối

Các nguồn vốn huy động khác (huyện, xã, nhân dân, xã hội hóa, vốn vay NHCHXH...)

 

Tổng cộng

6.711.451,2

2.702.806,0

621.291,0

1.514.772,5

1.872.581,7

 

I

Đề án phát triển kinh tế-xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Đề án 2037)

72.910,0

 

40.540,0

16.170,0

16.200,0

 

II

Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn

1.969.444,0

816.530,0

580.751,0

201.766,0

370.397,0

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

-

Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

109,200,0

 

 

70.000,0

39.200,0

-

Phát triển kinh tế hợp tác (Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ Hợp tác xã nông nghiệp) (theo Quyết định 2661/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

40.400,0

 

 

14.000,0

26.400,0

-

Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại (theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ)

3.000,0

 

 

1.000,0

2.000,0

-

Dự án hỗ trợ Phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 (Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020)

158.830,0

 

156.800,0

2.030,0

 

-

Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (theo Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 13/12/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

3.000,0

 

2.500,0

500,0

 

-

Chương trình cơ khí nông nghiệp (theo Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 26/11/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

500,0

 

 

300,0

200,0

-

Chương trình ngành nghề nông thôn (theo Quyết định số 3358/QĐ-UBND ngày 17/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

800,0

 

 

400,0

400,0

-

Tiếp tục thực hiện Đề án khôi phục bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan khu ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2020 (theo Quyết định số 1134/QĐ-TTg ngày 21/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ)

93073,0

 

68.373,0

10.930,0

13.770,0

-

Thực hiện các dự án lâm nghiệp (nằm trong kế hoạch trung hạn, Quyết định số 2988/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

127.498,0

 

127.498,0

 

 

-

Xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng (theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/10/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

1.154.150,0

789.530,0

225.580,0

56.395,0

82.645,0

-

Xây dựng, cải tạo công trình thủy lợi

206.341,0

27.000,0

 

46.211,0

133.130,0

-

Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, vệ sinh môi trường

72.652,0

 

 

 

72.652,0

III

Lĩnh vực thông tin và truyền thông

72.148,3

72.148,3

 

 

 

Sở Thông tin và Truyền thông

-

Dự án hỗ trợ thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng

52.265,0

52.265,0

 

 

 

-

Dự án hỗ trợ đầu thu truyền hình số

9.883,3

9.883,3

 

 

 

-

Dự án hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

10.000,0

10.000,0

 

 

 

IV

nh vực giao thông vận tải

3.013.178,0

926.478,0

 

1.016.500,0

1.070.200,0

Sở Giao thông, vận tải, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh

-

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 1288/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải) đoạn Chợ Mới - Chợ Chu

926.478,0

926.478,0

 

 

 

-

Cứng hóa các tuyến đường giao thông trục xã, liên xã, trục thôn xóm, ngõ xóm, đường trục chính nội đồng (nguồn Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020)

2.086.700,0

 

 

1.016.500,0

1.070.200,0

V

nh vực y tế

76.000,0

10.500,0

 

64.000,0

1.500,0

Sở Y tế

-

Đầu tư xây mới trạm y tế (4 trạm) (ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, tỉnh đã có quyết định phê duyệt đầu tư)

14.500,0

10.500,0

 

4,000,0

 

-

Cải tạo, sửa chữa trạm y tế (01 trạm) (vốn tài trợ)

1.500,0

 

 

 

1.500,0

-

Kinh phí hỗ trợ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo (100 nghìn đồng/người/năm) (theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 và Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2603/QĐ-UBND ngày 30/9/2015)

60.000,0

 

 

60.000,0

 

VI

Lĩnh vực giáo dục

540.711,9

214.284,7

 

142.142,5

184.284,7

Sở Giáo dục và Đào tạo

-

Xây dựng, cải tạo trường lớp học, công trình phụ trợ theo Đề án xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 (được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị Quyết số 19/NQ-HĐND ngày 12/8/2016 của HĐND tỉnh Khóa XIII, kỳ họp thứ 2)

460.711,9

184.284,7

 

92.142,5

184.284,7

-

Đề án hoàn chỉnh và mở rộng hệ thống trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên

80.000,0

30.000,0

 

50.000,0

 

VII

Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

759.100,0

486.100,0

 

43.000,0

230.000,0

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh

-

Trùng tu, tôn tạo các điểm di tích lịch sử; đầu tư hạ tầng du lịch tại các điểm di tích tịch sử được xếp hạng

280.700,0

280.700,0

 

 

 

-

Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trọng điểm tạo động lực phát triển sản xuất, phát triển du lịch cho vùng ATK

53.400,0

53.400,0

 

 

 

-

Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất thiết chế văn hóa (Trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa xóm) (nguồn Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020)

425.000,0

152.000,0

 

43.000,0

230.000,0

VIII

nh vực công thương

207.959,0

176.765,0

 

31.194,0

 

Sở Công Thương

-

Dự án cấp điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 (ngân sách trung ương 85%, ngân sách địa phương 15%)

207.959,0

176.765,0

 

31.194,0

 

 

Biểu số 05

TỔNG HỢP NHƯ CẦU KINH PHÍ CẦN ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ

Thực hiện Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020

(Kèm theo Quyết định số: 2550/QĐ-UBND ngày    /     /2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức

Kinh phí ngân sách tỉnh cân đối

Phân kỳ

Đơn vị chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện

2017

2018

2019

2020

 

Tổng cộng

 

 

 

285.120

71.280

71.280

71.280

71.280

Ban Dân tộc

1

Nâng cao thu nhập: Xây dựng mô hình, dự án

hình

12

 

60.480

15.120

15.120

15.120

15.120

-

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

 

12

1.000 triệu đồng/xóm/năm

48.000

12.000

12.000

12.000

12.000

-

Hỗ trợ phát triển sản xuất

 

12

150 triệu đồng/xóm/năm

7.200

1.800

1.800

1.800

1.800

-

Hỗ trợ đời sống

 

12

100 triệu đồng/xóm/năm

4.800

1.200

1.200

1.200

1.200

-

Hướng dẫn chuyển giao khoa học, kỹ thuật

 

12

10 triệu đồng/xóm/năm

480

120

120

120

120

2

Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn

Km

156

1.440 triệu đồng/km

224.640

56.160

56.160

56.160

56.160

-

Hoàn thiện các tuyến đường thuộc Đề án 2037

Km

8

 

11.520

11.520

 

 

 

-

Bê tông hóa đường giao thông xóm

Km

148

 

213.120

44.640

56.160

56.160

56.160