ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2768/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 29 tháng 10 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 16 tháng 9 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 1767/TTr-SNN, ngày 09 tháng 10 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) tổ chức triển khai hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 29/10/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định các mức chi, thủ tục thanh, quyết toán nguồn kinh phí từ Quỹ phòng, chống thiên tai hỗ trợ, trợ giúp cho các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng do thiên tai, gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất và các loại thiên tai khác gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai: thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Quy định về các chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương sửa đổi bổ sung điều 4 của Quy định kèm theo Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND, không sử dụng từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai để hỗ trợ.
1. Nhằm chia sẻ rủi ro cùng người dân, cơ quan, tổ chức khi bị thiệt hại do thiên tai; đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Việc hỗ trợ phải thực hiện kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật.
3. Đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch.
1. Chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai, bao gồm:
a) Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai hoặc tu sửa khẩn cấp công trình phòng chống thiên tai có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng/1 công trình;
b) Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai: Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế; thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến; hỗ trợ quan trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo, báo động thiên tai tại cộng đồng;
c) Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa: Phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật, lập kế hoạch, phương án và diễn tập phòng, chống thiên tai cấp xã.
2. Hỗ trợ chi thù lao cho người trực tiếp đi thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ.
3. Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Điều chuyển để hỗ trợ các địa phương khác bị thiệt hại do thiên tai theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Chi cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở của nhân dân bị hư hỏng do thiên tai:
- Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai;
- Hỗ trợ người bị thương: Chi phí thuốc chữa bệnh, điều trị cho người bị thương, bị bệnh dịch do thiên tai gây ra tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ theo hóa đơn thực tế nhưng không quá 1.500.000 đồng/người.
- Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai được hỗ trợ chi phí mai táng với mức 4.500.000 đồng/người.
- Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, hư hỏng nặng do thiên tai, mức hỗ trợ 6.000.000 triệu đồng/hộ.
- Hộ gia đình có nhà bị tốc mái do thiên tai mức hỗ trợ như sau:
+ Đối với nhà bị tốc mái dưới 20m2 mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ.
+ Đối với nhà bị tốc mái từ 20 ÷ 40m2 mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/hộ.
+ Đối với nhà bị tốc mái từ 40 ÷ 60m2 mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/hộ.
+ Đối với nhà bị tốc mái trên 60m2 trở lên mức hỗ trợ 4.000.000 đồng/hộ.
- Đối với nhà bị đổ, sập, hư hỏng một phần, nhà tạm, công trình phụ (mái hiên, tường rào xung quanh nhà, cổng nhà), chuồng trại chăn nuôi bị thiệt hại,... tùy theo tình hình thiệt hại thực tế mà địa phương đề xuất hỗ trợ phù hợp, mức hỗ trợ khoảng 50% giá trị sửa chữa nhưng không quá 3.000.000 đồng/hộ.
- Hỗ trợ tu sửa cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai hoặc tu sửa khẩn cấp công trình phòng chống thiên tai có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng/1 công trình: Các địa phương, đơn vị khẩn trương huy động nguồn lực để sửa chữa công trình, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai. Sau đó lập dự toán thông qua Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ theo quy định.
2. Chi hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai
- Chi phí hỗ trợ sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm: Các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện theo phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó thống kê chi phí thực tế, báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hỗ trợ thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến: Không quá 40.000 đồng/người/ngày.
- Chi phí hỗ trợ chăm sóc y tế; hỗ trợ quan trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo, báo động thiên tai tại cộng đồng: Các địa phương lập kế hoạch, dự toán từ đầu năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 20 tháng 01 hàng năm và thanh toán, quyết toán theo khối lượng thực hiện.
3. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa
Hỗ trợ công tác phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật, lập kế hoạch, phương án, tập huấn, huấn luyện và diễn tập phòng, chống thiên tai cấp xã; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một lập kế hoạch, dự toán thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 20 tháng 01 hàng năm.
4. Hỗ trợ chi thù lao cho người trực tiếp đi thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu, quản lý Quỹ
- Hỗ trợ chi thù lao cho người trực tiếp đi thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ tại cấp xã nhưng không vượt quá 5% số thu thực tế hằng năm trên địa bàn cấp xã.
- Hỗ trợ các chi phí (vật tư văn phòng, nhiên liệu công tác, công tác phí,...) cho đơn vị là phòng ban cấp huyện được giao thu quỹ của các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, người lao động trong các doanh nghiệp: Mức chi 3% tổng số thu quỹ của các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, người lao động trong các doanh nghiệp.
- Chi hoạt động thường xuyên trong công tác quản lý, điều hành Quỹ (tổ chức hội họp, thông tin liên lạc, dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, nhiên liệu công tác, công tác phí, in ấn biên lai thu,...): Mức chi theo quy định hiện hành.
5. Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Để đảm bảo cho công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả, căn cứ theo nhu cầu thực tế cần thiết cần phải trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các địa phương thống kê nhu cầu, báo cáo Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp, lập kế hoạch, dự toán kinh phí mua sắm, trang bị trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thực hiện mua sắm, trang bị theo đúng quy định.
Việc chi mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị chỉ thực hiện sau khi đã ưu tiên chi hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
6. Điều chuyển để hỗ trợ các địa phương khác bị thiệt hại do thiên tai
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc xuất Quỹ hỗ trợ cho các địa phương khác, trong các trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 10 Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức chi và nội dung chi cho các đối tượng theo đề nghị của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan, đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Căn cứ vào số thu Quỹ thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc xuất Quỹ hỗ trợ cho các địa phương khác.
1. Đối với chi hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai
a) Cá nhân (hộ gia đình) bị ảnh hưởng của thiên tai điền thông tin vào tờ khai theo mẫu số 3, mẫu số 4, mẫu số 5 (đính kèm theo Phụ lục của Quy định), gửi về Trưởng khu phố, ấp (sau đây gọi là Trưởng ấp). Trưởng ấp thống kê thiệt hại của các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng do thiên tai báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân xã).
b) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân huyện) thành lập Hội đồng kiểm tra bao gồm chính quyền cấp xã và các phòng ban chuyên ngành cấp huyện để lập biên bản kiểm tra, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp và đề nghị nhu cầu hỗ trợ đến Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xem xét đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản gửi Ủy ban nhân dân huyện đề nghị hỗ trợ. Trong trường hợp khẩn cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp kinh phí từ ngân sách huyện để chi cho công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo nội dung, định mức chi quy định. Căn cứ vào tình hình tài chính của Quỹ, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí.
c) Đối với kinh phí hỗ trợ tu sửa cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai hoặc tu sửa khẩn cấp công trình phòng chống thiên tai có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng/ công trình: Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán và quyết toán. Đối với các công trình phòng, chống thiên tai sử dụng từ nhiều nguồn vốn khác nhau, phải phân rõ các nguồn vốn được đầu tư cho công trình. Cơ quan quản lý Quỹ căn cứ vào quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, quyết định phê duyệt dự toán sẽ chi tạm ứng 70% trên tổng số kinh phí được duyệt cho các địa phương, phần còn lại sẽ cấp sau khi nhận đầy đủ hồ sơ quyết toán. Công tác thanh quyết toán xây dựng, sửa chữa công trình thực hiện theo quy định về quyết toán công trình, dự án thuộc vốn ngân sách nhà nước.
2. Đối với chi hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Cơ quan quản lý Quỹ căn cứ vào kế hoạch, phương án kèm theo dự toán kinh phí chi tiết đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện mua sắm theo quy định của Luật Đấu thầu, hồ sơ thanh quyết toán phải đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định.
3. Thanh quyết toán kinh phí sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; hỗ trợ chăm sóc y tế, quan trắc, thông tin cảnh báo, báo động thiên tai tại cộng đồng; hỗ trợ hoạt động phòng ngừa: hồ sơ thanh quyết toán phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn theo quy định gồm: công văn đề nghị quyết toán; quyết định huy động, điều động, trưng dụng lực lượng, phương tiện, vật tư trang thiết bị của cấp có thẩm quyền; bảng kê xác định số lượng, lực lượng tham gia, thời gian thực tế tham gia; dự toán chi tiết kinh phí được duyệt; các thủ tục khác theo Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa và các quy định hiện hành.
4. Thời hạn thanh quyết toán kinh phí:
Các danh mục công việc đã hoàn thành phải thực hiện thanh quyết toán ngay trong năm được cấp kinh phí. Các công việc chưa kịp hoàn thành trong năm do nguyên nhân khách quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép các địa phương chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện.
Điều 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, là cơ quan quản lý Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh theo Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh) chịu trách nhiệm:
1. Là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một và các Sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát, thống kê, tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương có liên quan kiểm tra, rà soát và tham mưu đề xuất hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh kịp thời, đúng đối tượng, định mức quy định. Trường hợp Quỹ phòng chống thiên tai thiếu không đủ chi, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách các cấp để chi cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Hướng dẫn các địa phương có ảnh hưởng thiên tai thực hiện đúng cơ chế, mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm
1. Thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thăm hỏi, động viên hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất.
2. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê, đánh giá chính xác mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất và hỗ trợ đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
3. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện, thị xã, thành phố thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: danh sách người được hỗ trợ, diện tích nhà ở; mức hỗ trợ đối với từng hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do thiên tai trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tại các khu phố, tổ dân phố theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
4. Xây dựng dự toán đề nghị chi hỗ trợ từ Quỹ phòng chống thiên tai, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng 01 hàng năm để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét kế hoạch chi hỗ trợ từ Quỹ phòng chống thiên tai cho các địa phương.
5. Kết thúc đợt thiên tai, các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện hỗ trợ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 9. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm
1. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thăm hỏi, động viên hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất.
2. Thống kê, kiểm kê, đánh giá chính xác mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất và hỗ trợ báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
Điều 10. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng, quản lý và đóng góp Quỹ được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đóng góp Quỹ thì phải truy nộp theo quy định của pháp luật.
3. Người được giao nhiệm vụ thu, nộp, quản lý và sử dụng Quỹ mà vi phạm các quy định trên thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.
UBND Xã (Phường):………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
VÀ SỐ NGƯỜI TRONG HỘ GIA ĐÌNH THIẾU ĐÓI
Số TT | Tên chủ hộ | Địa chỉ | Số người trong hộ (người) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
| Ngày ….. tháng ….. năm 20…… |
UBND Xã (Phường):…………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH
VÀ SỐ NGƯỜI TRONG HỘ GIA ĐÌNH THIẾU ĐÓI
Số TT | Ấp (Khu phố) | Số hộ (Hộ) | Số người (người) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
| Ngày ….. tháng ….. năm 20…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ NGƯỜI BỊ THƯƠNG
I. THÔNG TIN NGƯỜI BỊ THƯƠNG (Nếu có)
1.1. Họ và tên (Viết chữ in hoa).................................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ...../…../ ……. Giới tính: ……….. Dân tộc:…………..
1.2. Hộ khẩu thường trú: ....................................................................................................
1.3. Ngày ……… tháng …….. năm …………. bị thương
1.4. Nguyên nhân bị thương...............................................................................................
1.5. Địa điểm bị thương......................................................................................................
II. THÔNG TIN CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRỰC TIẾP CẤP CỨU, CHỮA TRỊ.
2.1. Trường hợp cơ quan, tổ chức đứng ra cấp cứu, chữa trị
2.2. Tên cơ quan, tổ chức:..................................................................................................
- Địa chỉ:..............................................................................................................................
2.3. Họ và tên người đại diện cơ quan:..............................................................................
- Chức vụ:...........................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
| Ngày ….. tháng ….. năm 20…… |
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
UBND xã, phường, thị trấn ……………………… xác nhận ông/bà ………………………… bị thương; cơ quan/tổ chức đã tổ chức cấp cứu, chữa trị cho người bị thương theo như kê khai thông tin bên trên là đúng. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ chi phí cho người bị thương theo quy định.
| Ngày ….. tháng ….. năm 20…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ MAI TÁNG
I. THÔNG TIN NGƯỜI CHẾT ĐƯỢC MAI TÁNG (Nếu có)
1.1. Họ và tên (Viết chữ in hoa).........................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ...../…../ ……. Giới tính: ……….. Dân tộc:…………..
1.2. Hộ khẩu thường trú: ...................................................................................................
1.3. Ngày ……… tháng …….. năm ……………chết
1.4. Nguyên nhân chết.......................................................................................................
1.5. Thời gian mai táng......................................................................................................
1.6. Địa điểm mai táng.......................................................................................................
II. THÔNG TIN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỨNG RA MAI TÁNG CHO NGƯỜI CHẾT.
2.1. Trường hợp cơ quan, tổ chức đứng ra mai táng
2.1.1. Tên cơ quan, tổ chức:...............................................................................................
- Địa chỉ:..............................................................................................................................
2.1.2. Họ và tên người đại diện cơ quan:...........................................................................
- Chức vụ:...........................................................................................................................
2.2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đứng ra mai táng
2.2.1. Họ và tên (Chủ hộ hoặc người đại diện)...................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ………./………./…………
Giấy CMND số:………………Cấp ngày………………Nơi cấp............................................
2.2.2. Hộ khẩu thường trú:..................................................................................................
Nơi ở:..................................................................................................................................
2.2.3. Quan hệ với người chết:...........................................................................................
............................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
| Ngày ….. tháng ….. năm 20…… |
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
UBND xã, phường, thị trấn …………………..xác nhận cơ quan/tổ chức/gia đình/cá nhân …………………………đã tổ chức mai táng cho người chết theo như kê khai thông tin bên trên là đúng. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định.
| Ngày ….. tháng ….. năm 20…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở
I. KÊ KHAI CỦA HỘ GIA ĐÌNH
1. Họ và tên người đại diện (Viết chữ in hoa):....................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ……../….…../……….Giới tính:…………..Dân tộc: …………………
Giấy CMND số:……………………. Cấp ngày……………..………..Nơi cấp………………..
2. Hộ khẩu thường trú của hộ:...........................................................................................
3. Số người trong hộ ………. người. Trong đó: Người trong độ tuổi lao động ………… người
4. Hoàn cảnh gia đình (Ghi cụ thể có thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn kinh tế hay không):.....
............................................................................................................................................
5. Tình trạng nhà ở trước khi thiên tai xảy ra (Ghi cụ thể loại nhỏ, mức độ sử dụng):.......
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
6. Tình trạng thiệt hại về nhà ở (Ghi cụ thể đã đổ sập, trôi, cháy, phải di dời nhà ở khẩn cấp, hư hỏng nặng):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
7. Tình trạng nhà ở hiện nay của hộ:..................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
| Ngày ….. tháng ….. năm 20…… |
II. KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG KIỂM TRA
Hội đồng kiểm tra xã/phường/thị trấn: ………………. đã xem xét tờ khai, xác minh thông tin của hộ gia đình và họp ngày ….. tháng….. năm ……….thống nhất kết luận như sau:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ theo quy định./.
| Ngày ….. tháng ….. năm 20…… |
- 1 Nghị quyết 41/2016/NQ-HĐND về Đề án thành lập, quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định
- 2 Quyết định 2516/QĐ-UBND năm 2015 Quy định về Quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh An Giang
- 3 Quyết định 1233/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Tuyên Quang
- 4 Quyết định 1777/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La
- 5 Quyết định 36/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, thu - nộp, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố Hồ Chí Minh
- 6 Quyết định 290/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 7 Nghị định 94/2014/NĐ-CP thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 8 Luật đấu thầu 2013
- 9 Quyết định 21/2013/QĐ-UBND Sửa đổi Điều 4 Quy định kèm theo Quyết định 28/2011/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 10 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 11 Quyết định 28/2011/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 12 Thông tư 92/2009/TT-BTC hướng dẫn thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm hoạ do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 36/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, thu - nộp, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 1777/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 1233/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Tuyên Quang
- 4 Quyết định 2516/QĐ-UBND năm 2015 Quy định về Quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh An Giang
- 5 Nghị quyết 41/2016/NQ-HĐND về Đề án thành lập, quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định
- 6 Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Dương