Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 280/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 04 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, ngày 25/5/2002;

Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP , ngày 03/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông về viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP , ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH , ngày 22/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH , ngày 07/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH , ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007;

Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg , ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg , ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính Việt Nam đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg , ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg , ngày 07/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg , ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH , ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Văn bản số 577/BBCVT-KHTC, ngày 30/3/2006 của Bộ Bưu chính - Viễn thông về việc xây dựng quy hoạch bưu chính viễn thông và quy hoạch công nghệ thông tin tại địa bàn các tỉnh thành phố;

Căn cứ Quyết định số 759/QĐ-UBND, ngày 09/4/2007 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt đề cương chi tiết dự án quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007- 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét Báo cáo thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020 số 22/BC-HĐTĐ, ngày 12/01/2009 của Hội đồng Thẩm định quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Long,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây.

1. Mục tiêu phát triển đến năm 2015:

a) Mục tiêu chung:

- Nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; làm cơ sở để Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phát triển bưu chính, viễn thông thống nhất, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương trong tỉnh và cả nước; đồng thời là cơ sở để Nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư các dự án bưu chính, viễn thông trên địa bàn.

- Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra những dự án trọng điểm cần ưu tiên đầu tư để nhanh chóng phát huy hiệu quả, các giải pháp chính để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Vĩnh Long nhanh chóng, đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

b) Các chỉ tiêu cụ thể:

- Bưu chính:

Các chỉ tiêu chính

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch đến 2015

- Bán kính phục vụ bình quân/điểm phục vụ

1,53km

1,25km

- Số dân bình quân/điểm phục vụ

5.277 người

3.513 người

- Tỷ lệ xã có báo Đảng đến trong ngày

100%

100%

Viễn thông:

Các chỉ tiêu chính

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch đến 2015

- Mật độ điện thoại/100 dân

78,14 máy

118,33 máy

Trong đó: ĐT cố định

31,77 máy

49,54 máy

- Mật độ thuê bao Internet trong dân cư

10%

32%

- Tỉ lệ xã có ĐT công cộng

100%

100%

- Tỉ lệ xã có điểm truy nhập Internet

100%

100%

2. Định hướng phát triển đến năm 2020:

a) Bưu chính: Ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hoá 90% bưu cục, tập trung khai thác nhiều dịch vụ mới với nhiều đối tượng khách hàng. Sử dụng các máy nhận phát bưu phẩm, bưu kiện tự động.

b) Viễn thông: Đầu tư thiết bị hiện đại nâng tốc độ truy cập thông tin, đáp ứng băng thông cho các dịch vụ mới, nhu cầu kinh doanh, học tập, giải trí và truyền hình. Cáp quang hoá toàn bộ từ chuyển mạch đến thuê bao.

c) Các chỉ tiêu định hướng:

- Về bưu chính:

Các chỉ tiêu chính

Định hướng đến năm 2020

- Bán kính phục vụ bình quân/điểm phục vụ

1,03km

- Số dân bình quân/điểm phục vụ

2.422 người

- Tỷ lệ xã có báo Đảng đến trong ngày

100%

- Về viễn thông:

Các chỉ tiêu chính

Định hướng đến năm 2020

- Mật độ điện thoại/100 dân

136,08 máy

Trong đó: ĐT cố định

56,98 máy

- Mật độ thuê bao Internet/100 dân

40%

3. Danh mục các dự án trọng điểm và vốn đầu tư từng giai đoạn:

a) Các dự án trọng điểm về bưu chính:

Dự án

Nguồn vốn (triệu đồng)

Phân kỳ đầu tư (triệu đồng)

Tổng cộng

2007 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

1. Xây dựng thư viện tại các điểm bưu điện VH xã

Ngân sách tỉnh

175

145

125

445

2. Mạng vận chuyển

Các doanh nghiệp

3.500

3.500

2.500

9.500

3. Xây dựng mạng bưu cục, điểm phục vụ

 

200

0

0

200

4. Ứng dụng tin học hoá cho các điểm bưu cục

 

1.250

6.700

3.575

11.525

5. Tự động hoá các điểm bưu cục

 

0

3.300

0

3.300

Tổng đầu tư

24.970

5.125

13.645

6.200

24.970

b) Các dự án trọng điểm về viễn thông:

Dự án

Nguồn vốn (triệu đồng)

Phân kỳ đầu tư (triệu đồng)

Tổng cộng

2007 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

1. Phát triển mạng ngoại vi

Các doanh nghiệp

570.232

377.371

131.790

1.079.393

2. Đầu tư thiết bị chuyển mạch

 

99.416

0

0

99.416

3. Đầu tư mới hạ tầng mạng Internet

 

4.289

0

0

4.289

4. Đầu tư mới hạ tầng mạng phục vụ thuê bao NGN

 

485.270

488.016

127.192

1.100.478

5. Phát triển hạ tầng mạng điện thoại di động

 

308.510

137.295

42.381

488.186

6. Mạng truyền dẫn, cáp quang

 

37.871

44.221

28.514

110.606

Tổng đầu tư

2.882.368

1.505.588

1.046.903

329.877

2.882.368

4. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch:

a) Về cơ chế chính sách: Hoàn thiện, cụ thể hoá cơ chế chính sách; tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý; phối hợp tốt hơn nữa việc dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính viễn thông nhanh chóng, đồng bộ; đảm bảo hoạt động bưu chính viễn thông an toàn, thông suốt; hiệu quả cao.

b) Về công nghệ: Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại nhất, hiệu quả nhất, phù hợp nhất để theo kịp đà phát triển chung cả nước và quốc tế. Đảm bảo khả năng nâng cấp, phát triển, kết nối với các nước trên thế giới.

c) Về vốn đầu tư: Hết sức tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông nhanh chóng đầu tư các công trình trọng điểm theo quy hoạch. Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách cho các công trình bưu chính, viễn thông công ích.

d) Về nhân lực và đào tạo: Nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động bưu chính viễn thông trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Có kế hoạch đào tạo, thu hút để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển bưu chính viễn thông qua đào tạo tại chỗ, tu nghiệp nước ngoài, mời chuyên gia,.. tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tốt để thu hút nhân tài.

đ) Về phát triển thị trường: Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường chuyển phát, đại lý nhằm nhanh chóng mở rộng, hiện đại hoá các điểm phục vụ, tăng cường hơn nữa chất lượng và số lượng các dịch vụ phục vụ, tăng cường hơn nữa việc kiểm tra chất lượng cung cấp dịch vụ.

e) Về ưu đãi, thu hút đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, mặt bằng, môi trường cạnh tranh lành mạnh để các doanh nghiệp nhanh chóng đầu tư, phát triển quy mô, hoạt động kinh doanh hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu của cộng đồng.

g) Về phục vụ yêu cầu lãnh đạo, quản lý của các cơ quan Đảng, đoàn thể, Nhà nước: Tổ chức tốt việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bảo mật, an toàn mạng cho các cơ quan Đảng, đoàn thể, Nhà nước. Nhanh chóng phát triển hạ tầng cho Chính phủ điện tử; đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai.

5. Vốn đầu tư dự kiến:

Tổng kinh phí đầu tư cho giai đoạn 2007 - 2020 là 2.907,338 tỷ đồng (hai ngàn chín trăm lẻ bảy tỷ, ba trăm ba mươi tám triệu đồng), phân theo các nguồn như sau:

- Ngân sách địa phương: 0,445 tỷ đồng.

- Các thành phần kinh tế khác: 2.906,893 tỷ đồng.

Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương, doanh nghiệp để triển khai thực hiện các bước tiếp theo của quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020 theo đúng nội dung nêu tại Điều 1 và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Xuân