ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2968/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 27 tháng 11 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/ĐH ngày 24 tháng 9 năm 2015 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV;
Căn cứ Nghị quyết số 112/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 9 năm 2015 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển Cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 696/TTr-KHCN ngày 10 tháng 11 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Cà phê Sơn La giai đoạn 2015 - 2020.
(Có Kế hoạch kèm theo Quyết định)
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức, triển khai, kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/ĐH ngày 24 tháng 9 năm 2015 Đại hội đại biểu Đảng bộ Sơn La lần thứ XIV;
Căn cứ Nghị quyết số 112/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 9 năm 2015 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển Cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020;
Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt đề án phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
1. Mục đích
1.1. Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển Cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020 theo Nghị quyết số 10-NQ/ĐH ngày 24 tháng 9 năm 2015 Đại hội đại biểu Đảng bộ Sơn La lần thứ XIV và Nghị quyết số 112/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 9 năm 2015 của HĐND tỉnh nhằm phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng Cà phê của tỉnh Sơn La.
1.2. Xây dựng thương hiệu Cà phê Sơn La và được bảo hộ ở trong nước và nước ngoài. Đến năm 2020, có trên 50% sản lượng Cà phê mang thương hiệu Sơn La được tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cà phê bền vững; tổ chức và quản lý hiệu quả hệ thống chế biến, đảm bảo chất lượng và vệ sinh môi trường trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. Yêu cầu
2.1. Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Cà phê của tỉnh Sơn La.
2.2. Xây dựng, tổ chức, triển khai dự án, quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Cà phê của tỉnh Sơn La .
2.3. Đăng ký thương hiệu Cà phê Sơn La tại EU.
2.4. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm Cà phê mang thương hiệu “Sơn La” trong nước và nước ngoài.
III. NỘI DUNG,TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
A. NỘI DUNG
1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất, chế biến, thương mại sản phẩm cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Thành phố Sơn La, làm cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu.
2. Tuyên truyền, tập huấn về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê về việc xây dựng, quản lý và phát triển, bảo vệ thương hiệu cà phê Sơn La.
2.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.2. Tổ chức các cuộc Hội nghị, Hội thảo, các lớp tập huấn về xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu “Sơn La” cho sản phẩm cà phê của tỉnh.
3. Triển khai dự án xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm cà phê của tỉnh Sơn La.
3.1. Xây dựng, đăng ký thương hiệu cho sản phẩm Cà phê Sơn La.
3.1.1. Xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ việc đăng ký và quản lý thương hiệu cà phê Sơn La
a) Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu về sản phẩm và vùng sản xuất sản phẩm.
b) Xác định đặc thù về tính chất, chất lượng sản phẩm.
c) Xác định đặc thù về điều kiện tự nhiên, con người ảnh hưởng đến đặc thù của sản phẩm.
d) Xác định mối liên hệ giữa đặc thù về điều kiện tự nhiên, con người vùng sản xuất với đặc thù của sản phẩm.
đ) Xác định phạm vi địa lý bảo hộ sản phẩm cà phê Sơn La.
3.1.2. Đăng ký nhãn hiệu
a) Thiết kế mẫu logo nhãn hiệu.
b) Thu thập, tổng hợp các tài liệu cần thiết để lập hồ sơ yêu cầu đăng bạ nhãn hiệu.
c) Lập tờ khai yêu cầu đăng ký nhãn hiệu.
d) Lập bản thuyết minh tính chất đặc thù của sản phẩm Cà phê mang thương hiệu Sơn La.
đ) Nộp đơn và theo đuổi đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
3.2. Quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm cà phê Sơn La
3.2.1. Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý tập thể đối với thương hiệu cà phê Sơn La
a) Thành lập tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm Cà phê mang thương hiệu “Sơn La”. Dự kiến thành lập Hiệp hội trồng, sản xuất, chế biến kinh doanh cà phê Sơn La.
b) Xây dựng cơ cấu tổ chức và Quy chế hoạt động của Hiệp hội trồng, sản xuất, chế biến kinh doanh cà phê Sơn La: Xây dựng Quy chế hoạt động của Hiệp hội; hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí cho hoạt động của Hiệp hội.
c) Xây các phương tiện, điều kiện cần thiết cho hoạt động quản lý của Hiệp hội: Xây dựng, ban hành các quy trình kỹ thuật về sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm; quy trình sử dụng tem, nhãn, bao bì dùng cho sản phẩm mang thương hiệu.
3.2.2. Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với thương hiệu Cà phê Sơn La
a) Chỉ định cơ quan quản lý thương hiệu.
b) Chỉ định cơ quan kiểm soát chất lượng sản phẩm mang thương hiệu, (Chi cục quản lý chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La).
c) Xây dựng mô hình quản lý thương hiệu và xúc tiến thương mại.
d) Xây dựng và ban hành các văn bản quản lý thương hiệu (Quy chế quản lý thương hiệu; quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm mang thương hiệu; quy trình cấp, sử dụng tem, nhãn sản phẩm mang thương hiệu,…).
đ) Tổ chức đào tạo, tập huấn về mô hình quản lý, các văn bản quản lý, các quy trình kỹ thuật về sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm.
e) Lựa chọn, xác định vùng điển hình thuộc khu vực địa lý mang thương hiệu để áp dụng thí điểm hệ thống quản lý.
3.2.3. Xây dựng hệ thống các công cụ phương tiện quảng bá và thương mại hóa thương hiệu
- Thiết kế, in ấn hệ thống tem, nhãn, bao bì, sản phẩm, tờ rơi, ấn phẩm quảng cáo sản phẩm.
- Thiết kế trang Web, mở các gian hàng giới thiệu sản phẩm Cà phê mang thương hiệu trong và ngoài tỉnh.
4. Đăng ký bảo hộ thương hiệu Cà phê Sơn La ra thị trường EU.
5. Xây dựng, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm Cà phê Sơn La.
a) Xây dựng các tour du lịch sinh thái tại vùng sản xuất; tổ chức quảng bá, giới thiệu thương hiệu cà phê Sơn La; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm cà phê Sơn La. Xây dựng mạng lưới thương mại hóa sản phẩm.
b) Xây dựng, tổ chức lồng ghép việc giới thiệu thương hiệu Cà phê Sơn La với các chương trình, lễ hội văn hóa, du lịch, thương mại của tỉnh tổ chức hoặc có sự tham gia của tỉnh Sơn La.
6. Nghiên cứu, tổ chức áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê mang thương hiệu
- Tìm kiếm công nghệ tiên tiến phù hợp với việc cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm mang thương hiệu.
- Ứng dụng công nghệ mới vào quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm.
B. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Điều tra, khảo sát thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, thực trạng sản xuất, chế biến, đặc tính chất lượng của sản phẩm làm cơ sở khoa học cho việc xác định loại hình xây dựng thương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu: Tháng 8 năm 2015 - tháng 12 năm 2015.
2. Xây dựng dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu “Sơn La” cho sản phẩm Cà phê của tỉnh Sơn La”: Tháng 11 - 12 năm 2015.
3. Triển khai dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu “Sơn La” cho sản phẩm Cà phê của tỉnh Sơn La”: Tháng 01 năm 2016 - tháng 6 năm 2017.
4. Đăng ký thương hiệu Cà phê tại EU: Năm 2017 - 2018.
5. Xây dựng, triển khai các hoạt động quảng bá, phát triển giá trị thương hiệu “Sơn La” cho sản phẩm Cà phê của tỉnh Sơn La: Năm 2018 - 2020.
6. Nghiên cứu, tổ chức áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Cà phê mang thương hiệu.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm:
- Ngân sách Nhà nước: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm đầu tư để triển khai thực hiện dự án: Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm cà phê Sơn La; đăng ký bảo hộ thương hiệu Cà phê Sơn La ra nước ngoài.
- Nguồn kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác: Đầu tư cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến để đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường các hoạt động giới thiệu, quảng bá và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì triển khai kế hoạch, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch.
- Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, các đơn vị liên quan trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Cà phê Sơn La” sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ động, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh bố trí vốn hàng năm để triển khai thực hiện các dự án trong quá trình xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Cà phê của tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê Sơn La mang thương hiệu.
3. Sở Công thương
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo các hoạt động quảng bá, giới thiệu thương hiệu Cà phê Sơn La thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước, các kỳ hội chợ, triển lãm của tỉnh và trên Website thương mại điện tử.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Tham mưu, bố trí nguồn vốn để hỗ trợ phục vụ cho xây dựng, phát triển thương hiệu Cà phê Sơn La trong kế hoạch hàng năm.
- Rà soát, xây dựng các chính sách, giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu Cà phê Sơn La.
5. UBND các huyện, thành phố
- Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chủ động tuyên truyền, gắn kết việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê với xây dựng nông thôn mới để phát huy hiệu quả thương hiệu sản phẩm.
- Thành lập và nhân rộng các mô hình Hợp tác xã kiểu mới trong sản xuất, chế biến sản phẩm cà phê mang thương hiệu.
- Chỉ đạo triển khai các quy trình sản xuất mới, tiên tiến trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến Cà phê trên địa bàn tỉnh./.
- 1 Nghị quyết 24/2017/NQ-HĐND phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2015 Quy định cơ chế quản lý điều hành, tổ chức thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân Sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2017
- 3 Nghị quyết 112/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển Cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
- 4 Quyết định 343/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tham gia hành lang Xuyên Á Nam Ninh - Singapore) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 3527/QĐ-UBND năm 2014 Phê duyệt Đề án Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6 Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển khoa học, công nghệ nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2025
- 7 Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 8 Quyết định 1800/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt chương trình, kinh phí hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2009-2010
- 9 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 343/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tham gia hành lang Xuyên Á Nam Ninh - Singapore) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 3527/QĐ-UBND năm 2014 Phê duyệt Đề án Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2015 Quy định cơ chế quản lý điều hành, tổ chức thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân Sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2017
- 4 Quyết định 1800/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt chương trình, kinh phí hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2009-2010
- 5 Nghị quyết 24/2017/NQ-HĐND phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030