ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3161/QĐ-UBND | An Giang, ngày 02 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thành lập Ban Điều hành Chương trình hành động nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1616/TTr-SNV ngày 25 tháng 10 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Điều hành Chương trình hành động nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thành viên Ban Điều hành Chương trình hành động nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3161/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, kinh phí hoạt động của Ban Điều hành Chương trình hành động nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh An Giang (sau đây gọi tắt là Ban Điều hành), trách nhiệm của các thành viên Ban Điều hành trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
Điều 2. Địa vị pháp lý và chế độ trách nhiệm của Ban Điều hành
Ban Điều hành chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Quy chế này.
Điều 3. Nguyên tắc làm việc, chế độ trách nhiệm của thành viên Ban Điều hành
Các thành viên Ban Điều hành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế này và theo sự phân công của Trưởng Ban Điều hành; báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công theo lĩnh vực được phân công phụ trách thông qua Sở Nội vụ - Văn phòng thường trực của Chương trình.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN ĐIỀU HÀNH
Điều 4. Chức năng
Ban Điều hành có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo điều hành Chương trình, hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh. Tham mưu xây dựng các Kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm Chương trình hành động số 147/CTr-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh từ nay đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình 147)
Điều 5. Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công; lập kế hoạch, đề án, dự án trình UBND tỉnh quyết định.
2. Xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của UBND tỉnh tại các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn.
3. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, thẩm định nội dung các đề án, dự án về nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của UBND tỉnh do các sở, ngành và địa phương chuẩn bị; các dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh có liên quan đến nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công trước khi trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của UBND tỉnh; chỉ đạo sơ kết, tổng kết các mô hình thí điểm của Ban Điều hành về nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công ở các sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố.
5. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện Chương trình nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của Trung ương và Chương trình 147.
Điều 6. Quyền hạn
1. Lập các tiểu ban hoặc nhóm, tổ công tác giúp Ban Điều hành nghiên cứu, hướng dẫn và tổng kết các vấn đề theo chương trình, kế hoạch nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh.
2. Được tham dự các cuộc họp của UBND tỉnh, các cuộc họp của các sở, ngành, chính quyền địa phương có liên quan đến nhiệm vụ của Ban Điều hành.
3. Mời lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương và đại diện cơ quan, tổ chức khác có liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Điều hành.
4. Yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Điều hành.
5. Tổ chức sự phối hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia quản lý, các nhà khoa học để nghiên cứu các vấn đề về nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công trên địa bàn tỉnh.
6. Kiểm tra công tác nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp và cơ quan ngành dọc trên địa bàn.
7. Đề xuất khen thưởng điển hình làm tốt nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công, phê bình và đề nghị xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân vi phạm, cản trở tiến trình nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tại địa phương.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN ĐIỀU HÀNH
Điều 7. Trưởng Ban Điều hành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
1. Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Điều hành; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Điều hành.
2. Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Điều hành.
3. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Điều hành.
Điều 8. Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Điều hành - Giám đốc Sở Nội vụ.
1. Trực tiếp lãnh đạo Văn phòng thường trực của Ban Điều hành. Chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp chủ yếu đối với từng trục nội dung nhằm nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh qua từng năm.
2. Là đầu mối của Ban Điều hành trong việc phối hợp với các cơ quan triển khai các chủ trương, đề án của UBND tỉnh về cải cách hành chính và phối hợp thực hiện các biện pháp cải thiện nội dung cung ứng dịch vụ công.
3. Triệu tập các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban Điều hành. Thay mặt Trưởng Ban xử lý công việc thường xuyên của Ban Điều hành, chủ trì các cuộc họp của Ban Điều hành khi Trưởng Ban vắng mặt.
4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Điều hành.
Điều 9. Phó Trưởng Ban Điều hành - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang.
1. Giúp Trưởng Ban trực tiếp chỉ đạo, điều phối các hoạt động chung của Ban Điều hành; phối hợp các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Ban chấp hành trung ương về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội.
2. Trực tiếp hướng dẫn thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện cụ thể 6 chỉ số nội dung, 22 chỉ số nội dung thành phần, 92 chỉ tiêu chính, 516 câu hỏi về nhiều vấn đề chính sách của tỉnh An Giang.
3. Trực tiếp theo dõi, kiểm tra, báo cáo Trưởng Ban, Chủ tịch UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy tình hình và kết quả thực hiện Chương trình, kết quả đánh giá của tỉnh qua từng năm.
4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Điều hành.
Điều 10. Thành viên Ban Điều hành - Lãnh đạo các cơ quan Đảng bao gồm: Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Đảng ủy Khối Dân Chính đảng
1. Bổ sung vào chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm (kể từ năm 2017) đối với các sở, ban ngành, địa phương trong chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI)
2. Đưa nội dung và theo dõi việc thực hiện Chương trình vào nội dung giám sát của cấp ủy hàng năm (kể từ năm 2017) và giai đoạn 2016 - 2020, gắn với công tác phòng chống tham nhũng các cấp.
3. Thường xuyên tổ chức quán triệt đến tất cả đảng viên trong toàn đảng bộ về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI)
4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Điều hành.
Điều 11. Thành viên Ban Điều hành - Giám đốc Sở, ban ngành và các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh.
1. Giúp Ban Điều hành rà soát, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn đối với cấp huyện, cấp xã, khắc phục những điểm hạn chế, góp phần nâng cao Chỉ số PAPI.
2. Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát đầy đủ những nội dung, tiêu chí, chỉ tiêu nào trong Chỉ số PAPI mà địa phương còn hạn chế, từ đó đề ra giải pháp, có lộ trình để cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI.
3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, ban hành Chương trình, Kế hoạch để triển khai và thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động; các nhiệm vụ phải cụ thể, sâu sát, quy định trách nhiệm tới cấp xã, và phải đảm bảo nhất quán, không trùng lắp với cấp huyện.
4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Điều hành.
Điều 12. Thành viên Ban Điều hành - Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.
1. Giúp Ban Điều hành tổ chức quán triệt, triển khai về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ số PAPI và nội dung Chương trình đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trên địa bàn quản lý.
2. Quyết định thành lập Ban Điều hành cấp huyện để trực tiếp điều hành, triển khai thực hiện tốt quản trị và hành chính công tại địa phương và ban hành Chương trình, Kế hoạch để triển khai tốt nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động.
3. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn đối với cấp xã để khắc phục những điểm hạn chế, góp phần nâng cao Chỉ số PAPI, cụ thể như sau:
a) Rà soát đầy đủ những nội dung, tiêu chí, chỉ tiêu nào trong Chỉ số PAPI mà cấp xã còn hạn chế, từ đó đề ra giải pháp, có lộ trình để cải thiện.
b) Chỉ đạo, triển khai đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn đầy đủ nội dung và chỉ đạo tổ chức thực hiện thật tốt các trục nội dung của Chỉ số PAPI, đặc biệt là thực hiện tốt công tác dân vận của chính quyền và quy chế dân chủ ở cơ sở.
c) Chỉ đạo công tác tuyên truyền Chỉ số PAPI trên hệ thống truyền thanh huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn.
4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Điều hành.
Chương IV
NHIỆM VỤ CỦA TỔ THƯ KÝ BAN ĐIỀU HÀNH
Điều 13. Sở Nội vụ là Văn phòng thường trực của Ban Điều hành, đồng thời là Văn phòng thường trực của Tổ Thư ký, có nhiệm vụ như sau:
1. Chuẩn bị các dự thảo chương trình, kế hoạch, báo cáo và các văn bản chỉ đạo khác về triển khai thực hiện Chương trình của Ban Điều hành, dự toán kinh phí đảm bảo việc thực hiện Chương trình và hoạt động của Ban Điều hành.
2. Triển khai thực hiện chương trình làm việc của Ban Điều hành; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ theo 06 trục nội dung PAPI trên địa bàn tỉnh.
3. Chuẩn bị các phiên họp, hội nghị, các hoạt động khác của Ban Điều hành; theo dõi việc tổ chức thực hiện các kết luận của Ban Điều hành và định kỳ báo cáo.
4. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Ban Điều hành giao.
Điều 14. Quy định về sử dụng con dấu:
1. Trưởng Ban Điều hành ký các văn bản của Ban Điều hành sử dụng con dấu của UBND tỉnh;
2. Các Phó Trưởng Ban Điều hành ký các văn bản của Ban Điều hành sử dụng con dấu của cơ quan công tác.
Chương V
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 15. Kinh phí hoạt động của Ban Điều hành và Tổ Thư ký do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong kinh phí cải cách hành chính hàng năm giao cho Sở Nội vụ quản lý và được thanh, quyết toán theo quy định hiện hành.
Chương VI
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 16. Ban Điều hành làm việc theo chế độ tập thể và được huy động cán bộ của các cơ quan, đơn vị khác để thành lập các nhóm, tổ công tác, nghiên cứu chuyên đề về Chỉ số quản trị và hành chính công PAPI.
Điều 17. Ban Điều hành họp ít nhất một năm hai lần, họp đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban thường trực.
Điều 18. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ban Điều hành; báo cáo Ban Điều hành theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện các biện pháp nâng cao Chỉ số hành chính và quản trị công trên địa bàn; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về các nhiệm vụ được giao theo Chương trình của đơn vị, địa phương mình.
Điều 19. Ban Điều hành phân công thành viên làm việc với lãnh đạo sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố để góp ý kiến, hướng dẫn các vấn đề cụ thể về Chương trình; mời các chuyên gia quản lý, nhà khoa học về Chỉ số quản trị và hành chính công PAPI và các lĩnh vực có liên quan làm cộng tác viên nghiên cứu theo chuyên đề.
Điều 20. Các thành viên Ban Điều hành là Thủ trưởng các sở và cơ quan tương đương được sử dụng bộ máy của cơ quan mình để thực hiện các nhiệm vụ được phân công và báo cáo kết quả hoạt động định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Điều 21. Sở Nội vụ - Văn phòng thường trực Chương trình chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình trong tỉnh, định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy và Bộ Nội vụ.
- 1 Kế hoạch 131/KH-UBND nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Lạng Sơn năm 2017 và những năm tiếp theo
- 2 Quyết định 2827/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động của ngành Nội vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng do tỉnh Sơn La ban hành
- 3 Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Điều hành Chương trình hành động nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 4 Chương trình hành động 3119/CTr-UBND năm 2016 nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020
- 5 Kế hoạch 4129/KH-UBND năm 2015 về nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2020
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1 Kế hoạch 131/KH-UBND nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Lạng Sơn năm 2017 và những năm tiếp theo
- 2 Quyết định 2827/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động của ngành Nội vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng do tỉnh Sơn La ban hành
- 3 Chương trình hành động 3119/CTr-UBND năm 2016 nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020
- 4 Kế hoạch 4129/KH-UBND năm 2015 về nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2020
- 5 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công trên địa bàn tỉnh Cà Mau