ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3324/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh Sơn La về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 159/SXD-QLN ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Sự cần thiết
- Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi gia đình vừa là tài sản có giá trị lớn của mỗi người dân, là nơi tái sản xuất sức lao động và là nơi phát triển nguồn lực con người.
- Giải quyết tốt vấn đề nhà ở là góp phần bảo đảm an sinh xã hội vì nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề bức xúc của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượng xã hội.
- Nhà ở là một loại bất động sản quan trọng nên việc quản lý và phát triển nhà ở góp phần quan trọng trong điều hành và quản lý thị trường bất động sản.
- Nhà ở chiếm khoảng 70% các công trình ở đô thị cho nên kiến trúc nhà ở đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và bản sắc kiến trúc đô thị.
- Để đáp ứng các yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội cũng như tiến trình đô thị hoá, cần thiết phải xây dựng “Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” để làm căn cứ pháp lý cho các cấp chính quyền điều hành công tác quản lý, phát triển nhà ở.
2. Phạm vi nghiên cứu chương trình
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được nghiên cứu, dự báo nhu cầu, đưa ra phương hướng, giải pháp phát triển đối với nhà ở tại khu vực đô thị và nhà ở nông thôn trên phạm vi địa bàn tỉnh. Trong đó đặc biệt quan tâm tới nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng xã hội: Người thu nhập thấp ở đô thị, người nghèo ở nông thôn, hộ chính sách, cán bộ công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, sinh viên, học sinh..., trên phạm vi toàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
- Phân tích, đánh giá thực trạng về nhà ở, quản lý nhà ở tại tỉnh Sơn La; dự báo nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng, dự báo quỹ đất..., từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý về nhà ở; thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở; thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.
- Phát triển nhà ở đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, kiến trúc dân tộc, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Từng bước nâng cao chất lượng nhà ở góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội.
- Tạo cơ chế, chính sách phù hợp và chủ động phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng theo quy định.
2. Yêu cầu
- Công tác phát triển nhà ở tỉnh Sơn La phải phù hợp với nhu cầu nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn; đảm bảo tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do các cấp phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
- Chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu nhà ở xã hội phải được xác định là một trong những chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với từng thời kỳ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xác định quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
III. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Tổng quát về thực trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh
- Theo số liệu tổng hợp, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, tổng diện tích nhà ở của tỉnh Sơn La là 18.667.680 m2, trong đó khu vực đô thị là 3.150.077 m2 (chiếm 16,9%), khu vực nông thôn là 15.527.603 m2 (chiếm 83,1%).
- Diện tích nhà ở bình quân trên đầu người của tỉnh là 15,8 m2/người; diện tích nhà ở bình quân tại khu vực đô thị là 19,4 m2/người, khu vực nông thôn là 15,3m2/người.
- Toàn tỉnh có tổng số 255.634 căn nhà, diện tích bình quân một căn nhà là 73,1 m2; trong đó khu vực đô thị có 40.407 căn (chiếm tỉ lệ 15,8%), diện tích bình quân mỗi căn là 77,3 m2/căn; khu vực nông thôn có 215.227 căn (chiếm tỉ lệ 84,2 %), diện tích bình quân mỗi căn là 72,3 m2/căn.
- Tỷ lệ nhà kiên cố chiếm tỉ lệ 30,1%; nhà bán kiên cố chiếm tỉ lệ 43,6%; nhà thiếu kiên cố chiếm tỉ lệ 15,0%; nhà đơn sơ chiếm 11,3%.
2. Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội
- Nhà ở đối với người có công với cách mạng: Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 838/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2014, theo đó sẽ hỗ trợ cho 9.359 hộ (3.521 hộ hỗ trợ xây mới và 5.987 hộ hỗ trợ sửa chữa). Đến nay đã triển khai hỗ trợ 03 đợt cho 2.150 hộ.
- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới: Theo báo cáo từ các địa phương, tỉnh Sơn La đã thực hiện hỗ trợ cho 24.312 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở giai đoạn I. Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg (Chương trình 167 giai đoạn II). Theo rà soát sơ bộ, trên địa bàn tỉnh có khoảng 12.334 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở có nhu cầu được hỗ trợ.
- Bên cạnh đó, tỉnh vẫn còn đối tượng là hộ cận nghèo cần được hỗ trợ về nhà ở. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng 30.806 hộ cận nghèo cần được sự quan tâm của các cấp chính quyển và cộng đồng để phấn đấu thoát nghèo trong tương lai.
- Trên địa bàn tỉnh có 73.800 người thu nhập thấp tại khu vực đô thị (khoảng 16.890 hộ). Đa số các hộ có diện tích nhà ở chật chội, nhiều thế hệ cùng sinh sống, bình quân diện tích rất thấp (chỉ đạt khoảng 2 - 3 m2/người).
- Đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 22.600 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có khoảng 7.000 người có nhu cầu về nhà ở.
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 16.000 học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường. UBND tỉnh đã phê duyệt đề án nhà ở sinh viên tại Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2009. Theo đề án, có 3.670 sinh viên được hỗ trợ về nhà ở (chiếm 30,84% sinh viên có nhu cầu).
- Nhà ở công nhân khu công nghiệp: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa có nhà ở công nhân, số công nhân có nhu cầu thuê nhà và được thuê nhà ở do doanh nghiệp xây dựng hoặc ban quản lý là rất ít. Công nhân lao động phần lớn là người địa phương, nên không có nhu cầu về nhà ở.
- Trên địa bàn tỉnh có khoảng 3.125 căn nhà có nguy cơ bị sạt lở, ngập lũ cần được tái định cư đến nơi ở ổn định.
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có 1.926 căn nhà ở nội trú cho học sinh vùng sâu, vùng xa với diện tích sàn là 52.580 m2 đáp ứng nhu cầu cho 16.384 học sinh.
1. Giai đoạn 2015 - 2020
- Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân: 18,0 m2/người (trong đó: Đô thị là 20,5 m2/người; nông thôn 16,9 m2/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 8 m2 sàn/người.
- Triển khai xây dựng nhà ở thương mại khoảng 91.247 m2 sàn.
- Triển khai hỗ trợ nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức: 162.468 m2 sàn.
- Triển khai xây dựng nhà ở xã hội với 234.714 m2 sàn, trong đó: Ở cho công nhân là 11.320 m2 sàn, nhà ở sinh viên, học sinh nội trú là 134.464 m2 sàn, nhà ở cho các đối tượng xã hội khác là 87.930 m2 sàn.
- Triển khai xây dựng nhà ở tái định cư: 137.408 m2 sàn.
- Tiếp tục thực hiện triển khai công tác hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo: 555.030 m2 sàn, nhà ở cho người có công với cách mạng: 63.540 m2 sàn.
- Chất lượng nhà ở: Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 50,5%; tỷ lệ nhà ở bán kiên cố đạt 35,4%, giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố xuống mức 9,6% và đưa nhà đơn sơ xuống mức 4,5%.
2. Giai đoạn 2021 - 2030
- Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân: 22,1 m2/người (trong đó: Đô thị là 24,4 m2/người; nông thôn 20,6 m2/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 12 m2 sàn/người.
- Triển khai xây dựng nhà ở thương mại khoảng 294.959 m2 sàn.
- Triển khai hỗ trợ nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức: 203.501 m2 sàn.
- Triển khai xây dựng nhà ở xã hội với 370.132 m2 sàn, trong đó: Ở cho công nhân là 52.920 m2 sàn, nhà ở sinh viên, học sinh nội trú là 233.424 m2 sàn, nhà ở cho các đối tượng xã hội khác là 89.055 m2 sàn.
- Triển khai xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư: 294.422 m2 sàn.
- Chất lượng nhà ở: Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 80,2%; tỷ lệ nhà ở bán kiên cố đạt 13,8%, giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố xuống mức 5,0% và đưa nhà ở đơn sơ xuống dưới mức 1,0%.
V. NHIỆM VỤ THEO TỪNG GIAI ÐOẠN
1. Giai đoạn 2015 - 2020
- Rà soát các dự án đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh, kiểm tra công tác quy hoạch cũng như tiến độ triển khai dự án, đồng thời có biện pháp xử lý dự án không đạt yêu cầu cũng như chậm chễ trong quá trình thực hiện.
- Tập trung các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn huy động từ cộng đồng và các nguồn vốn khác để triển khai và hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho người nghèo có khó khăn về nhà ở. Việc hỗ trợ được thực hiện theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo 2011 - 2015.
- Tiếp tục triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình, chính sách, người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng của tỉnh.
- Ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị để làm cơ sở để quản lý tốt quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn thành phố và các huyện.
2. Giai đoạn 2021 - 2030
- Tiếp tục tập trung giải quyết vấn đề nhà ở xã hội và nhà tái định cư để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, đô thị trên địa bàn.
- Nghiên cứu, dự báo quá trình đô thị hóa trong từng giai đoạn phát triển để có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở phù hợp đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân và thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển nhà ở của các tổ chức, cá nhân tham gia.
- Tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh; chú trọng phát triển nhà ở nông thôn gắn với việc phát triển và nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng chỗ ở của người dân nông thôn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công tác quản lý phát triển nhà ở theo quy hoạch, kế hoạch đề ra.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị tại các khu vực đô thị của tỉnh.
1. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính.
2. Giải pháp về đất đai.
3. Giải pháp về quy hoạch, kiến trúc.
4. Giải pháp về chính sách tài chính - tín dụng, thuế.
5. Giải pháp huy động vốn.
6. Giải pháp khoa học, công nghệ.
7. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về nhà ở.
8. Giải pháp về phát triển thị trường nhà ở và quản lý sử dụng nhà ở.
9. Giải pháp về nhà ở cho các đối tượng xã hội.
10. Giải pháp về nhà ở cho vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở.
11. Giải pháp tuyên truyền, vận động.
Nguồn vốn đầu tư phân theo giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2015 - 2020: 17.877,09 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách: 1.752,43 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách: 16.124,66 tỷ đồng; phân bổ nguồn vốn ngân sách: Trung ương 1620,49 tỷ đồng; Địa phương 131,94 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2030: 37.373,72 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách: 1.235,84 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách: 36.137,88 tỷ đồng; phân bổ nguồn vốn ngân sách là ngân sách địa phương 1.235,84 tỷ đồng.
(Có Thuyết minh Chương trình kèm theo Quyết định này)
Điều 2. Sở Xây dựng có trách nhiệm thực hiện công bố Chương trình và chuyển giao hồ sơ cho các cơ quan quản lý theo quy định; tham mưu tổ chức lập, phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hằng năm trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 404/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Nghị quyết 42/2016/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 1702/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương và dự toán Đề án phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến 2030
- 4 Nghị quyết 139/NQ-HĐND năm 2015 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5 Quyết định 32/2015/QĐ-UBND về Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ; trình tự, thời gian thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất; thu hồi đất; cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận; đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6 Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 19/2015/QĐ-UBND Quy định cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ; trình tự, thời gian thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất tỉnh Sơn La
- 8 Luật Nhà ở 2014
- 9 Luật Xây dựng 2014
- 10 Quyết định 838/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 11 Quyết định 22/2013/QĐ-TTG hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 15/2008/QĐ-UBND về cơ quan, đơn vị thu lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 15/2008/QĐ-UBND về cơ quan, đơn vị thu lệ phí cấp giấy, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 2 Quyết định 19/2015/QĐ-UBND Quy định cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ; trình tự, thời gian thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 32/2015/QĐ-UBND về Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ; trình tự, thời gian thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất; thu hồi đất; cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận; đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4 Quyết định 1702/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương và dự toán Đề án phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến 2030
- 5 Nghị quyết 42/2016/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 404/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7 Nghị quyết 213/NQ-HĐND năm 2020 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030