Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3395/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 06 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động Khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định một số điều của nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Khuyến nông;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1593/Ttr-SNN-KHTC ngày 07/7/2015 về việc đề nghị phê duyệt chương trình dự án Khuyến nông tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chương trình, dự án khuyến nông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020 (Có chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Trung tâm Khuyến nông Nghệ An

- Là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông giai đoạn 2016-2020.

- Căn cứ chế độ tài chính hiện hành, hàng năm xây dựng dự toán chi tiết trình Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Căn cứ năng lực hoạt động công tác khuyến nông của các tổ chức, cá nhân trên từng địa bàn để giao nhiệm vụ hoặc phối hợp thực hiện và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả, kết quả triển khai các nội dung chương trình, dự án khuyến nông đó.

- Thực hiện chế độ quản lý Tài chính và quyết toán nguồn kinh phí này theo quy định hiện hành và các quy định riêng tại các văn bản sau đây:

+ Đối với kinh phí xây dựng các mô hình trình diễn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động Khuyến nông và công văn số 749/UBND-NN ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về mức chi kinh phí hoạt động khuyến nông địa phương.

+ Đối với kinh phí tập huấn Khuyến nông thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày ngày 15/11/2010 của Liên bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động Khuyến nông và Quyết định số 918/QĐ-BNN-TC ngày 05/05/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt quy định tạm thời nội dung, mức hỗ trợ và mức chi cho các hoạt động Khuyến nông.

Điều 3. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính theo chức năng nhiệm vụ của ngành mình hướng dẫn, chỉ đạo Trung tâm khuyến nông thực hiện.

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký,

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nghệ An và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT UBND tỉnh Đinh Viết Hồng;
- UBND các huyện, thành, thị;
- VP UBND tỉnh;
+ CVP, PVPTC;
+ Trung tâm tin học - Công báo;
+ Lưu: VT, NN (A Đệ);
35 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG

TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3395/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung:

- Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An.

- Tăng cường nâng cao năng lực, nhận thức cho người sản xuất trong việc áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Lồng ghép thực hiện chương trình khuyến nông với việc triển khai các chủ trương chính sách của Nhà nước, chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo,... góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tạo tiền đề đưa năng suất, chất lượng và giá trị các cây trồng vật nuôi chủ yếu của tỉnh đến năm 2020 tăng tối thiểu 10 - 15 %; năng suất, giá trị nuôi trồng các loại thủy sản tăng tối thiểu 40 % so với hiện nay gắn với đáp ứng các yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Xây dựng thành công có hiệu quả các chương trình, dự án khuyến nông. Hàng năm lựa chọn từ 1-2 chương trình, dự án khuyến nông hiệu quả được tổng kết, đánh giá để đề xuất các cấp ủy chính quyền địa phương nhân ra diện rộng.

- Chuyển giao và áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với cây trồng vật nuôi có hiệu quả, chất lượng, giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất từng vùng, từng địa phương theo hướng đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, thích ứng với môi trường và phát triển sản xuất bền vững.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chất lượng công tác thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (Báo chí, Đài phát thanh truyền hình, internet,...).

- Đội ngũ cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và cán bộ liên quan thường xuyên được nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn. Trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 350 - 400 ngàn lượt cán bộ, nông dân được tiếp cận tập huấn, nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm, thủy sản để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, ứng dụng công nghiệp hóa, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành và các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

II. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Khuyến nông trồng trọt

1.1. Mục tiêu

Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, các quy trình thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình sản xuất an toàn... vào sản xuất; Đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình canh tác bền vững,... thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người dân.

1.2. Các nội dung định hướng ưu tiên

a) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu; bao gồm:

Xây dựng mô hình và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất cây lương thực theo hướng tăng năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường về lương thực, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng hiệu quả kinh tế 15-20% so với sản xuất đại trà và nâng cao nhận thức cho bà con nông dân trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

b) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích thích ứng với biến đổi khí hậu; bao gồm:

Chuyển đổi các loại cây trồng, giống cây và thời vụ gieo trồng phù hợp với từng điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bền vững trên đơn vị diện tích. Đa dạng hóa sản phẩm cây trông nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân.

c) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nấm ăn, rau các loại đảm bảo an toàn và hiệu quả cao; bao gồm:

Chuyển giao TBKT mới trong sản xuất các loại rau, nấm ăn đảm bảo an toàn cho thị trường, nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường. Tạo việc làm, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của người dân trong sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm.

d) Ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất cây công nghiệp đáp ứng yêu cầu nguyên liệu chế biến và xuất khẩu, bao gồm:

Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật thâm canh,... trong sản xuất lạc, đậu, mía, chè, ... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và tạo thu nhập cao cho nông dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

e) Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng, thâm canh cây ăn quả theo hướng VietGAP; bao gồm:

Nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, sử dụng hợp lý, cân đối phân bón tạo ra những sản phẩm an toàn cho người sử dụng và góp phần cải thiện môi trường sinh thái trên các vùng trồng cây ăn quả. Sản phẩm cây ăn quả đạt chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP.

f) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hoa, cây cảnh có giá trị hàng hóa cao gắn với yêu cầu thị trường; bao gồm:

Xác định giống hoa, loài hoa cây cảnh có khả năng sinh trưởng, phát triển và tiêu thụ phù hợp trên địa bàn tỉnh. Làm cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất hoa, cây cảnh nhằm nâng cao giá trị các loại hoa cây cảnh, tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, tiến tới xây dựng các làng nghề.

g) Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nông thôn và xây dựng các mô hình vườn đô thị, bao gồm:

Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật như xây dựng nhà lưới, thiết bị tưới trong sản xuất các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau và các loài hoa để nâng cao giá trị sản phẩm tăng hiệu quả kinh tế, ứng dụng các phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến trong vườn, nhà tại khu đô thị,... nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn và thân thiện môi trường.

h) Phát triển các cây trồng bản địa chất lượng cao, bao gồm:

Tạo ra sản phẩm đặc sản chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường (Lúa Cù phảng, đậu tương Nam Đàn, khoai sọ, bí rẫy, dưa nại,...); khai thác lợi thế tự nhiên và kiến thức người dân bản địa, giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật và sản xuất tăng hiệu quả so với cách làm truyền thống từ 15-20%.

2. Khuyến nông chăn nuôi

2.1. Mục tiêu

Áp dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm tiên tiến phù hợp với phương thức và điều kiện chăn nuôi của tỉnh. Khuyến khích áp dụng công nghệ cao, mô hình chăn nuôi theo hướng GAP, mô hình liên kết chăn nuôi, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hình thành phát triển vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung gắn với xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đào tạo và tập huấn nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm.

2.2. Các nội dung định hướng ưu tiên

a) Phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (thịt, trứng) theo hướng GAP trong nông hộ và trang trại; bao gồm:

Đưa nhanh các tiến bộ KHKT tiên tiến vào chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (thịt, trứng) thông qua việc xây dựng, nhân rộng mô hình và tập huấn chuyển giao cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm thịt, trứng có tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đảm bảo trên 90% hộ chăn nuôi vùng GAP thực hiện tốt, nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng bệnh. Hạn chế tối đa dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên 10%.

b) Ứng dụng và phát triển chăn nuôi lợn theo hướng GAP gắn với xử lý môi trường bằng công nghệ sinh học, bao gồm:

Xây dựng mô hình và phổ biến áp dụng quy trình chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt bằng các giống lai, giống thuần theo hướng GAP gắn với công nghệ sinh học để xử lý môi trường (biogas, đệm lót sinh học, ..) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạn chế được dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và tạo ra sản phẩm có tính hàng hóa cạnh tranh cao, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

c) Ứng dụng phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê) hướng thịt, sinh sản đảm bảo hiệu quả và bền vững; bao gồm:

Xây dựng mô hình và phổ biến chuyển giao các tiến bộ KHKT trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê) theo hướng thịt, sinh sản, sữa góp phần tăng nhanh số lượng, chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế trên 10%. Từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi thả rông tại các vùng miền núi sang chăn nuôi tập trung có sự quản lý chặt chẽ về môi trường và thú y.

d) Duy trì và phát triển các giống vật nuôi đặc sản, bản địa cho hiệu quả kinh tế cao; bao gồm:

Duy trì phát triển, xây dựng mô hình và phổ biến quy trình kỹ thuật chăn nuôi các giống vật nuôi đặc sản, bản địa (lợn địa phương, vịt bầu quỳ, gà Hmông, nhím,...) nhằm đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi tại địa phương, khai thác lợi thế tự nhiên, tạo ra sản phẩm đặc sản chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người chăn nuôi. Hình thành được 3-5 cơ sở duy trì đàn giống gốc và cung cấp nguồn giống phục vụ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

e) Nâng cao hiệu quả và ứng dụng TBKT, cơ giới trong sản xuất, chế biến bảo quản nguyên liệu phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm; bao gồm:

Phổ biến quy trình kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ KHKT trong việc sản xuất thức ăn thô xanh (lựa chọn 3-5 loại cây trồng chủ lực), thô khô, thức ăn phối trộn hỗn hợp gắn với cơ giới, chế biến, bảo quản nhằm tận dụng tối đa sản phẩm sẵn có tại chỗ, tăng giá trị, năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế các sản phẩm phục vụ chăn nuôi.

f) Ứng dụng TBKT trong chăn nuôi gia súc gia cầm gắn với xử lý môi trường, quản lý dịch bệnh tổng hợp trên đàn gia súc, gia cầm; bao gồm:

Ứng dụng chế phẩm sinh học, thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, gắn chăn nuôi với xử lý môi trường bằng công nghệ sinh học (biogas, đệm lót sinh học,..) để hình thành, phát triển đa dạng hóa chăn nuôi trang trại, nông hộ theo hướng an toàn sinh học và GAP. Xây dựng các mô hình quản lý dịch bệnh tổng hợp kịp thời trên đàn gia súc gia cầm trong phạm vi xóm, xã, góp phần khống chế sự lây lan dịch bệnh trên các địa bàn các huyện trong tỉnh.

3. Khuyến lâm

3.1 Mục tiêu:

Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học về giống, quy trình kỹ thuật và sản xuất kinh doanh để phát triển rừng theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng rừng, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.2. Các nội dung định hướng ưu tiên

a) Ứng dụng, chuyển giao các TBKT trồng cây gỗ lớn và trồng rừng kinh tế, nông lâm kết hợp; bao gồm:

Phổ biến qui trình kỹ thuật và xây dựng, phát triển các mô hình trồng rừng cung cấp gỗ lớn (lát hoa, lim xanh, trám, xoan, tếch, sao đen, giổi, vạng trứng, sồi phảng, keo tai tượng Úc,...) làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc và trồng rừng các loài cây mọc nhanh làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến ván nhân tạo, giấy... đồng thời phát triển các mô hình rừng trồng các giống tiến bộ kỹ thuật mới, nông lâm kết hợp thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Ứng dụng và chuyển giao các TBKT trồng cây lâm sản ngoài gỗ, bao gồm:

Xây dựng các mô hình và phổ biến qui trình kỹ thuật trồng thâm canh tập trung hoặc trồng xen dưới tán rừng, phân tán trong vườn hộ một số loài cây lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm (Tre lấy măng, rau đặc sản, trám đen, sấu...), dược liệu (Ba kích, Sa nhân, Bo bo, Thảo quả, Kim tiền thảo, Kim ngân, Nhân trằn, Chè vẳng, Hoa hòe, Hà thủ ô, Đinh lăng...), hương liệu (Hương bài, gió trầm...), nguyên liệu chế biến phục vụ ngành nghề (Song, Mây, Tre, Mét, Lùng...) theo hướng chuyên canh hoặc xen canh dưới tán rừng; Tăng thu nhập 10% cho người trồng rừng.

c) Ứng dụng và chuyển giao các TBKT về bảo quản, chế biến một số sản phẩm lâm sản chủ yếu; bao gồm:

Phổ biến quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình về bảo quản chế biến một số lâm sản chủ yếu: (Song, Mây, Lùng, Tre, Trúc, các loài dược liệu, gỗ rừng trồng,...) nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm lâm sản, góp phần tăng thu nhập cho người làm rừng trên 10%.

4. Khuyến ngư

4.1 Mục tiêu

Xã hội hóa công tác sản xuất các loại giống thủy hải sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng GAP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hướng tới NTTS bền vững. Xây dựng chuyển giao các mô hình khai thác xa bờ, sơ chế bảo quản sản phẩm hải sản trên các tàu khai thác nhằm giảm tổn thất sau đánh bắt phục vụ chế biến xuất khẩu.

4.2. Các nội dung định hướng ưu tiên

a) Về nuôi trông thủy sản trong môi trường nước ngọt, mặn lợ; bao gồm:

Ứng dụng tiến bộ KHKT mới xây dựng mô hình ương nuôi giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản nước ngọt, mặn lợ và chuyển giao KHKT cho nông dân trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Về nuôi thủy, hải đặc sản và đối tượng mới; bao gồm:

Xây dựng mô hình nuôi thủy, hải đặc sản và nuôi một số đối tượng mới bằng các hình thức: Nuôi ao, nuôi lồng, nuôi bể... nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.

c) Về khai thác hải sản xa bờ, bao gồm:

Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT trong khai thác (máy dò ngang, hầm bảo quản...), Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật và chuyển giao KHKT đến ngư dân các huyện, thành, thị ven biển.

5. Khuyến công trong nông nghiệp

5.1. Mục tiêu

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, máy móc, thiết bị, công nghệ trong sản xuất, chế biến bảo quản sau thu hoạch, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người dân.

5.2. Các nội dung định hướng ưu tiên

a) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp sau thu hoạch; bao gồm:

Ứng dụng KHKT trong công nghệ chế biến và bảo quản các sản phẩm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp sau thu hoạch nhằm giảm thiểu những thiệt hại, hao hụt sau thu hoạch và nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập.

b) Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm:

Ứng dụng các công cụ, thiết bị, máy cơ khí... vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất lao động, tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế.

c) Hỗ trợ phát triển các làng nghề gắn với thị trường tiêu thụ (bao gồm):

Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nhằm hỗ trợ khôi phục và thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống, nghề mới như trồng dâu nuôi tằm, nghề làm muối, chế biến thủy hải sản đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, chế biến gừng, miến dong, chè. nghề mây tre đan, làm tăm, làm hương, đan lưới.... nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập ổn định cho người sản xuất.

d) Hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, bao gồm:

Hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá một số sản phẩm nông lâm ngư nghiệp có chất lượng nhằm tìm kiếm đầu ra, mở rộng diện tích sau khi đã xây dựng MH thành công, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng hiệu quả trong sản xuất.

6. Về đào tạo, tập huấn khuyến nông

6.1. Mục tiêu

Tập trung bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chất lượng nguồn nhân lực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên khuyến nông có đủ trình độ năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công tác khuyến nông góp phần phát triển sản xuất, thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

6.2. Các nội dung định hướng ưu tiên

a) Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng tác viên khuyến nông, bao gồm:

Tăng cường hoạt động tập huấn nâng cao năng lực về phương pháp, kỹ năng trong hoạt động khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, thông tin các tiến bộ KHKT mới trong lĩnh vực nông nghiệp cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, nhằm tư vấn, hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả hoại động công tác khuyến nông trên địa bàn.

b) Tăng cường tập huấn trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ KHKT mới cho nông dân, bao gồm:

Trang bị kiến thức kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ KHKT mới cho nông dân góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đặc biệt là nông dân ở các vùng tái định cư, vùng đặc biệt khó khăn sớm giúp nông dân ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.

c) Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, bao gồm:

Đẩy mạnh đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT, tạo cơ hội để người dân được học nghề ngay tại địa phương phù hợp với trình độ; năng lực, điều kiện sản xuất và nhu cầu ngành nghề cần học. Tạo đà từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất làm tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp bền vững.

7. Thông tin - tuyên truyền

7.1. Mục tiêu

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để hiện đại hóa công tác khuyến nông (internet, phát thanh, truyền hình, báo....). Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, hội thi, tham quan học tập kinh nghiệm... để tổng kết, đánh giá, đề xuất các giải pháp, chính sách, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển sản xuất... nâng cao hiệu quả sản xuất

7.2. Các nội dung định hướng ưu tiên

a) Đẩy mạnh các hình thức chuyển tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:

Tập trung đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền khuyến nông trên các phương tiện truyền thông (phải thanh, truyền hình, báo chí, trang website, tập san khuyến nông...) để chuyển tải đầy đủ, kịp thời chủ trương; chính sách và các thông tin cần thiết đến người dân

b) Tổ chức tổng kết, đánh giá các hoạt động khuyến nông; bao gồm:

Tổ chức hội nghị, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm, họp giao ban... nhằm tổng kết, đánh giá các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông để đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển sản xuất, liên kết chế biến, tiêu thụ sản phẩm... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khuyến nông nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp & PTNT nói chung.

(Có phụ lục danh mục các chương trình, dự án khuyến nông kèm theo)

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Về kinh phí

Nguồn kinh phí phục vụ cho Chương trình, dự án khuyến nông hàng năm được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, địa phương, nguồn đối ứng của người dân và huy động các doanh nghiệp. Trên quan điểm kinh phí dành cho khuyến nông tăng 12%/năm theo như cam kết với ADB, tiếp tục đẩy mạnh các dự án khuyến nông theo cơ chế hợp tác công tư (PPP) để tăng nguồn kinh phí đầu tư từ các doanh nghiệp cho hoạt động khuyến nông.

- Kinh phí dự kiến giai đoạn 2016-2020: 95.140 triệu đồng, trong đó:

+ Kinh phí từ ngân sách Nhà nước: 73.650 triệu đồng; chiếm 77.41%

+ Kinh phí từ nguồn đối ứng (từ người dân, doanh nghiệp); 21.490 triệu đồng; chiếm 22,58% tổng kinh phí chương trình.

2. Về công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện

- Tích cực đổi mới và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa công tác khuyến nông. Tăng cường liên kết 4 nhà, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường gắn với từng sản phẩm hàng hóa cụ thể để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định và bền vững.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, các tiến bộ KHKT nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, thông tin về thị trường, giá cả,... cho cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và nông dân sản xuất hàng hóa, nhất là chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn; đảm bảo tính bền vững của hoạt động khuyến nông và góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

3. Về công tác xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn khuyến nông

Chú trọng đầu tư vào xây dựng và nhân rộng các chương trình, mô hình khuyến nông sản xuất theo quy trình GAP, các chương trình, mô hình phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, khuyến nông công nghệ cao, các chương trình khuyến nông thích ứng với biến đổi khí hậu, mở rộng các dự án khuyến nông hợp tác với doanh nghiệp theo hình thức công tư (PPP). Ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới đã được công nhận phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; tham mưu cho chính quyền địa phương các mô hình cần xây dựng; và đề xuất phương án nhân giống phát triển sản xuất.

- Hàng năm rà soát, đánh giá hiệu quả các chương trình, mô hình khuyến nông để xác định, lựa chọn các nội dung thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất từng vùng, từng địa phương để tổ chức triển khai nhân rộng nhằm nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng, nhu cầu tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tổ chức tham quan học tập các mô hình có hiệu quả trong và ngoài địa phương để người dân và cán bộ có điều kiện tiếp cận học hỏi kỹ thuật canh tác, cách làm hay ở các vùng miền có điều kiện tương tự, từ đó áp dụng vào gia đình, địa phương mình.

4. Đổi mới phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông

- Chú trọng vào chất lượng, hiệu quả và khả năng nhân rộng mô hình, đổi mới phương thức đánh giá, phổ biến và nhân rộng các mô hình trình diễn khuyến nông. Coi trọng đánh giá tính nổi trội và hiệu quả của các TBKT, các công nghệ mới trong mô hình.

- Đổi mới phương thức đào tạo, tập huấn khuyến nông theo hướng gắn với các mô hình trình diễn khuyến nông, mô hình sản xuất hiệu quả. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào khuyến nông, đẩy mạnh tuyên truyền khuyến nông qua truyền hình, phát thanh, tổ chức các sự kiện khuyến nông, xúc tiến thương mại kết nối “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy sản cho nông dân.

- Tăng cường phối hợp, liên kết với các viện, trường, các Trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để tranh thủ huy động các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông nhằm tiếp nhận, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất.

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động tư vấn dịch vụ khuyến nông (nông, lâm, ngư, diêm nghiệp) để giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ đầu vào, đầu ra một cách hiệu quả, chất lượng nhất.

5. Tăng cường công tác xã hội hóa khuyến nông để hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Căn cứ vào thực tế sản xuất từng vùng, từng địa phương trong tỉnh, chủ động liên kết, phối hợp với các Viện, trường, Trung tâm, doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ để xây dựng các chương trình, mô hình ứng dụng, chuyển giao các sáng kiến, kinh nghiệm, các tiến bộ KHKT tiên tiến vào thực tiễn sản xuất nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, chuồng nuôi.

- Tăng cường hợp tác Quốc tế nhằm đa dạng hóa các chương trình, mô hình khuyến nông.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức triển khai chương trình đảm bảo kịp thời, hiệu quả và chất lượng.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan hướng dẫn lập kế hoạch, phê duyệt các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông theo Chương trình này. Tổng hợp nội dung, kinh phí hàng năm để phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bố kinh phí thực hiện.

- Chỉ đạo và giao Trung tâm khuyến nông xây dựng nội dung, kế hoạch, lập dự toán chi tiết thực hiện chương trình, dự án hàng năm để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Chương trình.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí các chương trình theo đúng quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống khuyến nông trình UBND tỉnh xem xét, quyết định nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ khuyến nông được giao.

4. Báo Nghệ An, Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về khuyến nông bằng việc tăng thời lượng đăng tải các bản tin, phát sóng giới thiệu các mô hình khuyến nông mới, hiệu quả cao; gương điển hình sản xuất giỏi; các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông nghiệp.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị

Căn cứ nội dung chương trình, dự án này và nhiệm vụ khuyến nông trên địa bàn, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế), Trạm Khuyến nông huyện, UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện và chuyển giao nhân rộng các mô hình hiệu quả trên địa bàn.

6. Trung tâm Khuyến nông tỉnh

- Căn cứ chương trình, dự án khuyến nông giai đoạn 2016 - 2020 đã được phê duyệt, chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, lập dự toán chi tiết hàng năm trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, phê duyệt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị phối hợp các phòng, ban chức năng tham mưu UBND các huyện, thành thị lựa chọn loại mô hình phù hợp với đặc thù địa phương, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các chương trình khuyến nông đã được phê duyệt tại địa phương, đảm bảo mang lại hiệu quả thiết thực.

- Chủ động xây dựng, nhân rộng và chuyển giao các chương trình, mô hình khuyến nông hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và tập huấn chuyển giao các tiến bộ KHKT đến cho người dân kịp thời, chất lượng.

- Thực hiện chế độ quản lý tài chính và quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định hiện hành.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện chương trình, dự án báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan có liên quan chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, dự án Khuyến nông giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện chương trình, dự án báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.

 

DANH MỤC

CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 3395/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Nội dung

Mục tiêu

Dự kiến địa điểm, quy mô và các kết quả chủ yếu

Dự kiến KP
(triệu đồng)

Địa điểm

Quy mô

Các kết quả chủ yếu

Tổng số

Trong đó NSNN hỗ trợ

A

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH

 

 

 

57.270

35.780

I.

TRỒNG TRỌT

 

 

 

16.150

10.000

1.

Ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất cây lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất cây lương thực và giống cây lương thực theo hướng tăng năng suất chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.
- Nâng cao nhận thức cho bà con nông dân trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Chủ động nguồn giống lúa thuần chất lượng.

Các huyện, thành, thị

150ha

- Xây dựng thành công các mô hình trình diễn, tổ chức hội thảo để nông dân học tập và nhân rộng.
- Năng suất lúa lai đạt 7,5-8 tấn/ha, lúa thuần 6- 6.5 lấn/ha, lúa CLC đạt 6-7 tấn/ha, ngô hột đạt 7-8 tấn/ha,....

1.450

1.000

2.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nấm ăn. rau các loại đảm bảo an toàn và hiệu quả cao

- Chuyển giao các TBKT trong sản xuất các loại rau, nấm ăn đảm bảo an toàn cung cấp cho thị trường, nâng cao giá trị cạnh tranh sản phẩm.
- Môi trường sinh thái vùng sản xuất luôn được đảm bảo. Tạo việc làm, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc sản xuất thực phẩm như nấm ăn, rau các loại đảm bảo an toàn.

Các huyện, thành, thị

70ha

- Xây dựng thành công các mô hình sản xuất rau và sản xuất nấm ăn các loại
- Người dân sản xuất thành thạo nấm ăn, rau các loại.
- NS nấm đạt 150-180kg/tấn NL, rau ăn lá ngắn ngày: 30-35 tấn/ha, rau ăn củ quả ngắn ngày 35-40 tấn/ha, rau ăn quả dài ngày 40- 60 tấn/ha...

1.450

1.000

3

Ứng dụng tiến bộ KT vào sản xuất hoa, cây cảnh có giá trị gắn với nhu cầu thị trường.

- Xác định giống hoa, loài hoa cây cảnh có khả năng sinh trưởng, phát triển và tiêu thụ phù hợp tại tỉnh Nghệ An làm cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh.
- Đưa tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất hoa, cây cảnh nhằm nâng cao giá trị các loại hoa cây cảnh, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, tiến tới làm giàu cho người dân.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài tỉnh, phát triển các ngành nghề trồng hoa cây cảnh trên địa bàn tỉnh

TX.Thái Hòa, Nam Đàn, TP.Vinh, Nghi Lộc Cửa Lò, Quỳnh Lưu, Yên Thành

10 ha

- Thực hiện thành công các mô hình sản xuất hoa cây cảnh góp phần nhân rộng, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Thu nhập đạt 200-300 triệu đồng/ha.

1.200

800

4.

Ứng dụng KT mới trong sản xuất cây công nghiệp ngắn và dài ngày đáp ứng yêu cầu nguyên liệu chế biến và xuất khẩu

- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh trong sản xuất lạc, đậu, mía, chè... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân.
- Nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tạo ra sản phẩm theo hướng hàng hóa, đảm bảo an toàn chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm.

Các huyện, thành, thị

30ha

- Thực hiện thành công các mô hình sản xuất,
- Các hộ tham gia và bà con vùng lân cận được tập huấn nắm vững quy trình và thực hiện thành thạo
- Năng suất lạc đạt 4-5 tấn/ha, chè chất lượng đạt 8 -9 tấn/ha, mía 90-110 tấn/ha...

1.500

1.000

5.

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng thâm canh cây ăn quả theo hướng VietGAP.

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, cải tạo vườn tạp... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các loại CAQ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng CAQ.
- Nâng cao nhận thức cho nông dân về hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, sử dụng hợp lý, cân đối phân bón, tạo ra những sản phẩm an toàn cho người sử dụng và góp phần cải thiện môi trường sinh thái trên các vùng trồng CAQ.

Vùng trồng cây ăn quả tập trung

15ha

- Thực hiện thành công các mô hình cây ăn quả. Các hộ tham gia và bà con vùng lân cận được tập huấn nắm vững và thực hiện tốt quy trình VietGAP

- Sản phẩm CAQ đạt chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP

1.550

1.000

6.

Phát triển các cây trồng bản địa chất lượng cao

- Tạo ra sản phẩm đặc sản chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường (Lúa Cù phảng, xoài tương dương, đậu tương Nam Đàn, khoai sọ, bí rây, dưa nại...).
- Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, khai thác lợi thế tự nhiên và kiến thức bản địa.
- Tạo thêm công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con nông dân.

Các huyện miền núi và đồng bằng

30 ha

- Thực hiện thành công các mô hình trồng cây bản địa có hiệu quả cao. Các hộ tham gia mô hình và bà con vùng lân cận được tập huấn nắm vững quy trình góp phần nhân rộng mô hình nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân

2.100

1.000

7.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích

- Chuyển đổi các loại cây trồng và thời vụ gieo trồng phù hợp với từng điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bền vững trên đơn vị diện tích, đảm bảo thích ứng biến đổi khí hậu.
- Đa dạng hóa sản phẩm cây trồng nông nghiệp
- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con nông dân.

Các huyện, thành, thị đồng bằng và trung du

100 ha

Thực hiện thành công các mô hình chuyển đổi các loại cây trồng và thời vụ; các hộ nông dân dược tập huấn và nắm vững quy trình kỹ thuật
- Làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đảm bảo an toàn cho sản xuất

2.400

1.500

8.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nông thôn và xây dựng các mô hình vườn đô thị.

- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật như xây dựng nhà lưới, thiết bị tưới trong sản xuất các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau và các loài hoa nhằm nâng cao giá trị sản phẩm tăng hiệu quả kinh tế.
-Ứng dụng các phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến trong vườn, nhà tại khu đô thị, thiết kế trồng hoa cây cảnh trong công viên... nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng an toàn và thân thiện môi trường tại vùng đô thị được bảo đảm.

Vùng trồng CAQ. cây CN nguyên liệu, cây rau tập trung và khu vực thành phố, thị xã.

10ha

- Xây dựng thành công các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đạt yêu cầu đề ra. Ứng dụng trên Cây ăn quả; công nghiệp nguyên liệu; Rau; hoa, cây cảnh, Vườn đô thị.
- Các hộ tham gia mô hình và các hộ trong vùng nắm bắt được quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất.

2.500

1.500

9.

Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

- Ứng dụng các công cụ, thiết bị, máy cơ khí... vào sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp;
- Nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Các huyện, thành, thị

30 máy

- Xây dựng thành công các mô hình cơ giới hóa, năng suất lao động tăng 200%
- Các hộ tham gia mô hình và nông dân vùng lân cận được tập huấn và thành thạo việc sử dụng máy nông nghiệp trong sản xuất.

2.000

1.200

II

CHĂN NUÔI

 

 

 

 

9.020

6.380

10.

Ứng dụng và phát triển chăn nuôi: Dê, bò sữa, trâu bò sinh sản và thì theo hướng hiệu quả và bền vững.

- Áp dụng các tiến bộ KHKT trong chăn nuôi dê, trâu bò thịt, sữa, sinh sản góp phần đẩy nhanh số lượng, năng suất và hiệu quả đàn dê, trâu, bò.
- Tạo ra sản phẩm, chất lượng thịt và giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
- Tạo lợi thế cạnh tranh đàn dê, trâu, bò giống sinh sản, giống thịt, giống sữa tăng hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho nông dân.
- Từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi thả rông tại các vùng miền núi.

Các huyện miền núi

610 con

- Xây dựng thành công các MH chăn nuôi trâu bò, dê theo hướng sinh sản và hàng hóa.
- Nâng tỷ lệ đàn dê, trâu bò thịt được cải tạo giống, sinh trưởng phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt ³ 70% tại các địa phương trình diễn mô hình.
- 100% hộ dân tham gia mô hình chủ động được nguồn giống tại chỗ, áp dụng phương thức chăn nuôi mới có sự quản lý chặt chẽ về vệ sinh thú y.

1.540

1.100

11.

Ứng dụng và phát triển chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt chất lượng cao theo hướng GAP

- Nâng cao năng suất, chất lượng thịt góp phần đẩy nhanh số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
- Hạn chế dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường tạo thêm công ăn việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Tạo ra sản phẩm thịt an toàn, chất lượng có tính hàng hóa cạnh tranh cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các huyện, thành, thị

500 con

- Xây dựng được các mô hình chăn nuôi lợn theo hướng GAP; các hộ dân nắm rõ quy trình và thực hiện thành thạo kỹ thuật
- Tạo được đàn lợn nái chất lượng, tăng số lứa/năm, tăng tỉ lệ con nuôi sống và giảm tối đa dịch bệnh.
- 100 % hộ đàn nuôi lợn thịt bằng giống lai, giống thuần cho tỉ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.550

1.280

12.

Phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (thịt trứng) theo hướng GAP

- Ứng dụng phát triển một số giống gà mới hướng sinh sản, hướng thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Áp dụng các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng, năng suất sản phẩm thịt, trứng.
- Tạo ra sản phẩm, chất lượng thịt có tính cạnh tranh cao, giá cả phù hợp người tiêu dùng và thị trường.
- Giảm thiểu dịch bệnh và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Các huyện Đồng Bằng

14.550
con

- Xây dựng được các mô hình chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) theo quy trình GAP.
- Các hộ chăn nuôi trong vùng mô hình đều áp dụng các giống gia cầm, thủy cầm cao sản cho chất lượng thịt tốt, sản lượng trứng cao.
- ³ 90% hộ chăn nuôi thực hiện tốt, nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng bệnh.

1.400

900

13.

Duy trì và phát triển vật nuôi đặc sản và bản địa (lợn địa phương, vịt bầu quỳ, đà điểu, gà Hmông, nhím...)

- Đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi tại địa phương, nâng cao đời sống, khai thác lợi thế tự nhiên và tăng thu nhập.
- Tạo ra sản phẩm đặc sản chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Tăng số lượng đàn vật nuôi bản địa, góp phần cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng đàn: thúc đẩy phát triển nghề chăn nuôi thủy cầm, tăng thu nhập cho người dân
- Nâng cao hiệu quả kinh tế loại hình chăn nuôi, vật nuôi đặc sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Các huyện miền núi

5.150 Con (các loại)

- Xây dựng thành công các mô hình chăn nuôi các vật nuôi đặc sản, hộ chăn nuôi được tập huấn quy trình và ứng dụng thành thạo
- Hình thành được 3-5 cơ sở duy trì đàn giống gốc và cung cấp nguồn giống phục vụ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

1.150

800

14.

Ứng dụng TBKT trong chăn nuôi Gia súc gia cầm trang trại, nông hộ gắn với xử lý môi trường

- Ứng dụng chế phẩm sinh học, thức ăn bổ sung....sự quản lý chặt chẽ về thú y, gắn với xử lý môi trường nhằm hình thành và phát triển đa dạng hóa chăn nuôi trang trại, nông hộ theo hướng ATSH và GAP góp phần tăng quy mô, năng suất, chất lượng sản phẩm GSGC đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và thực hiện liên kết chuỗi sản phẩm cỏ giá trị kinh tế cao.
- Tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi, giảm thiểu dịch bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Các huyện đồng bằng

15 trang trại

- Xây dựng được các mô hình chăn nuôi kết hợp xử lý môi trường nuôi, tạo ra thực phẩm GSGC sạch làm cơ sở để nhân ra diện rộng

1.200

900

15.

- Nâng cao hiệu quả và ứng dụng TBKT, cơ giới trong SX chế biến bảo quản nguyên liệu phục vụ chăn nuôi GSGC

- Tăng giá trị, năng suất chất lượng các sản phẩm phục vụ chăn nuôi, góp phần thúc đẩy hiệu quả và ứng dụng TBKT trong công tác chế biến bảo quản nguyên liệu chăn nuôi GSGC nhằm phát triển nghề chăn nuôi GSGC.
- Tuyên truyền, chuyển giao những TBKT mới vào chăn nuôi GSGC.

Các huyện, thành, thị

500 tấn

- Xây dựng được các mô hình sản xuất bảo quản, chế biến nguyên liệu cho chăn nuôi. Các hộ nông dân được chuyển giao TBKT mới, góp phần nhân ra diện rộng.

1.200

800

16.

Quản lý dịch bệnh tổng hợp trên đàn gia súc, gia cầm.

- Quản lý kịp thời tình hình dịch bệnh trên đàn GSGC trong phạm vi xóm, xã, góp phần khống chế được sự lây lan dịch bệnh trên các địa bàn các huyện trong tỉnh
- Nâng cao nhận thức phòng và trị bệnh trên đàn GSGC cho người dân

Các huyện, thành, thị

20 thôn, bản

- Xây dựng được các mô hình quản lý các loại dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm đảm bảo an toàn sản phẩm.
- Tạo chuyển biến về nhận thức và nhân rộng mô hình quản lý dịch bệnh an toàn tại các thôn bản và khu dân cư tại các xã tham gia mô hình.

980

600

III

LÂM NGHIỆP

 

 

 

 

8.500

6.000

17.

Ứng dụng và chuyển giao TBKT trồng thâm canh cây lấy gỗ nguyên liệu, gỗ lớn, cây bản địa; xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Ứng dụng các TBKT về giống, thâm canh tăng năng suất để trồng cây gỗ lớn, cây bản địa và cây nguyên liệu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu:
- Canh tác tổng hợp các loài cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
- Tạo việc làm nâng thu nhập đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân miền núi góp phần cải thiện sinh kế người dân miền núi, hạn chế phá rừng; bền vững cảnh quan môi trường sinh thái.

Các huyện miền núi, trung du, ven biển

600-700 Ha

- Xây dựng được 30 mô hình, trong đó:
+ 10MH trồng cây nguyên liệu chế biến, NS 25-30 m3/ha/năm.
+ 10MH trồng cây bản địa gỗ lớn, NS 15-20 m3/ha/năm,
+ 10MH nông lâm kết hợp
- 900 lượt người dân được tập huấn kỹ thuật trồng thâm canh cây lấy gỗ và canh tác nông lâm kết hợp.

4.000

3.000

18.

Ứng dụng và chuyển giao TBKT trồng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ.

- Ứng dụng các TBKT trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu: Cây cỏ sợi mây, tre, dược liệu, hương liệu, thực phẩm đặc sản... phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
- Nâng cao nhận thức của người dân về lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ và phát triển vốn rừng:
- Tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân miền núi góp phần hạn chế phá rừng.

Các huyện miền núi. trung du.

150-200 ha

- Xây dựng 20 mô hình LSNG năng suất tăng 15-20% so với sản xuất đại trà.
- 600 lượt người dân dược tập huấn kỹ thuật về bảo tồn và phát triển các loài cây LSNG;

3.000

2.000

19.

Ứng dụng và chuyển giao các TBKT về bảo quản, chế biến một số sản phẩm lâm sản chủ yếu

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về bảo quản, chế biến lâm sản phục vụ chế biến đồ gia dụng, mỹ nghệ, dược phẩm (Gỗ rừng trồng, Song, Mây, Lùng, Tre, Trúc, các loài dược liệu ...)
- Nâng cao chất lượng, giá trị của các sản phẩm lâm sản, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.

Các huyện, thành thị trong tỉnh

05 mô hình

+ Các mô hình về chế biến, bảo quản lâm sản, tăng thu nhập trên 10%;
+ 200 người được tập huấn về tiến bộ kỹ thuật bảo quản, chế biến lâm sản.

1500

1000

IV

THỦY SẢN

 

 

 

12.000

7.400

20.

Chương trình Ương nuôi giống thủy sản

- Ứng dụng tiến bộ KHKT xây dựng mô hình ương nuôi giống thủy sản nhằm chủ động nguồn giống tại chỗ phục vụ cho nuôi thương phẩm trong môi trường nước ngọt và mặn lợ.
- Sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước
- Tạo công ăn việc làm.

Các huyện, thành, thị

15 ha

- Xây dựng được từ 3-5 mô hình ương nuôi giống thủy sản mỗi năm:
- Hoàn thiện quy trình ương nuôi giống một số đối tượng thủy sản.
- Chuyển giao KHKT đến người dân.
- NS đạt > 3,5 tấn/ha

2.000

1.400

21

Chương trình nuôi trồng thủy hải sản trong môi trường nước ngọt

- Ứng dụng tiến bộ KHKT xây dựng mô hình nuôi một số đối tượng thủy sản nước ngọt bằng các hình thức: Nuôi trong ao, nuôi trong lồng, nuôi trong bể...
- Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
- Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập

Các huyện, thành, thị

10 ha

- Hàng năm xây dựng được từ 5-10 mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Mỗi năm có khoảng 100-300 lượt người được chuyển giao KT;
- NS nuôi trong ao >4 tấn/ha; nuôi lồng >10 kg/m3 lồng; >20kg/m2 bể...

2.500

1.400

22

Chương trình nuôi trồng thủy sản trong môi trường mặn lợ

- Ứng dụng tiến bộ KHKT xây dựng mô hình nuôi một số đối tượng thủy sản mặn lợ bằng các hình thức: Nuôi trong ao, nuôi trong lồng, nuôi trong bể...
- Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
- Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập

Các huyện, thành, thị ven biển trong tỉnh

15 ha

- Xây dựng 5-10 mô hình nuôi trồng thủy sản mặn lợ mỗi năm;
- Chuyển giao KHKT đến người dân;
- NS nuôi trong ao >4 tấn/ha; nuôi lồng >10 kg/m3 lồng; >20kg/m2 bể...

3.500

1.800

23

Chương trình nuôi thủy, hải sản và đối tượng mới.

- Ứng dụng tiến bộ KHKT xây dựng mô hình nuôi một số đối tượng đặc sản nước ngọt và mặn lợ bằng các hình thức: Nuôi trong ao, nuôi trong lồng, nuôi trong bể...
- Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
- Đa dạng hóa đối tượng nuôi
- Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập

Các huyện, thành, thị

10 ha

- Xây dựng từ 3-5 mô hình nuôi thủy, hải đặc sản; 1-2 mô hình đối tượng mới hàng năm
- Hoàn thiện quy trình nuôi;
- Có 100-200 lượt người được chuyển giao tiến bộ KT

2.000

1.400

IV

NGHỀ, HTX VÀ BẢO QUẢN CHẾ BIẾN

 

 

 

11.600

6.000

24.

Bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp sau thu hoạch.

Ứng dụng KHKT trong công nghệ chế biến và bảo quản các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp sau thu hoạch nhằm giảm thiểu những thiệt hại, hao hụt sau thu hoạch và nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu
Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân

Các huyện, thành, thị

4000 tấn sản phẩm

- 10 MH bảo quản và chế biến nông sản
- 300-350 lượt nông dân được tập huấn và thực hiện tốt quy trình bảo quản chế biến

3.100

1.500

25.

Hỗ trợ phát triển các làng nghề gắn với thị trường tiêu thụ

Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nhằm hỗ trợ khôi phục và thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống, nghề mới như trồng dâu nuôi tằm, Iàm muối, chế biến thủy hải sản đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, chế biến gừng, miến dong, chè, mây tre đan, làm tăm, làm hương, đan lưới.... nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập và thu nhập ổn định cho nông dân

Theo Vùng Quy hoạch đặc thù của từng huyện có nghề truyền thống

15 mô hình

- 10-15 nghề được duy trì và phát triển có ứng dụng TBKT, năng suất tăng 15-20% so với trước đó.
- Các hộ nông dân được tập huấn về tiến bộ kỹ thuật sản xuất nghề.

3.500

2.000

26.

Hỗ trợ xây dựng hợp tác xã sản xuất ngành nghề

Hỗ trợ xây dựng các HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp sản xuất cây giống, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, tạo mối liên kết ngang trong chuỗi giá trị nông sản nhằm chủ động cung cấp cây giống đảm bảo chất lượng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Các huyện, thành, thị

6 mô hình

3-4 Hợp tác xã, tổ hợp tác. doanh nghiệp sản xuất được hỗ trợ

2.000

1.000

27.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nông lâm ngư nghiệp

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá một số sản phẩm nông lâm ngư nghiệp có chất lượng nhằm tìm kiếm đầu ra, mở rộng diện tích sau khi đã xây dựng MH thành công, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng hiệu quả trong SX.

Các huyện, thành, thị

6 mô hình

- 2-3 sản phẩm có đầu ra tốt

3.000

1.500

B

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG

 

 

 

30.250

30.250

1.

Tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện

Chương trình thường xuyên hàng năm:
- Nâng cao năng lực, nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, kiến thức thị trường, kỹ năng cho cán bộ KN tỉnh, huyện trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất

TP Vinh TX Cửa Lò

10-15 lớp

Tập huấn nâng cao năng lực cho toàn bộ đội ngũ cán bộ Khuyến nông tỉnh huyện về nghiệp vụ KN và kỹ thuật chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp)

1.750

1.750

2.

Tập huấn nghiệp vụ và kỹ thuật nông lâm ngư cho cán bộ khuyến nông cấp xã

Chương trình thường xuyên hàng năm:
- Tăng cường năng lực cho cán bộ KN xã để thực hiện các hoạt động KN tại cơ sở đạt hiệu quả và chất lượng.
- Tham mưu hiệu quả cho lãnh đạo địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, chuồng nuôi

Các huyện, thành, thị

80 lớp

Tập huấn khoảng 2.345 lượt học viên là CB khuyến nông xã, về nghiệp vụ KN và các TBKT nông, lâm, ngư giúp họ hoạt động đạt hiệu quả cao

1.250

1.250

3.

Tập huấn cán bộ khuyến nông thôn bản

Chương trình thường xuyên hàng năm:
Nâng cao năng lực chuyên môn cho CB khuyến nông thôn bản, nhằm tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất

Các huyện, thành, thị

350 lớp

Tập huấn khoảng 17.500 lượt học viên là CB khuyến nông thôn bản các TBKT nông, lâm, ngư

4.250

4.250

4.

Tập huấn cho nông dân, các đối tượng khác vùng tái định cư, vùng đặc biệt khó khăn

Nâng cao kiến thức kỹ thuật cho nông dân vùng tái định cư, vùng đặc biệt khó khăn sớm ổn định sản xuất phát triển kinh tế.

Các huyện, thành, thị

150 lớp

Tập huấn cho 7.500 nông dân vùng tái định cư, đặc biệt khó khăn

1.500

1.500

5

Tập huấn cho nông dân về các tiến bộ mới trong nông lâm ngư

Cập nhật, trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Các huyện, thành, thị

5.000 lớp

Tập huấn cho 350.000 nông dân tham gia

21.500

21.500

C

CHƯƠNG TRÌNH THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

 

 

 

7.620

7.620

1.

Thông tin tuyên truyền trên Báo Nghệ An

Chương trình thường xuyên hàng năm:
Giúp đưa nhanh các thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến với bà con nông dân

Thành phố Vinh (Trung tâm KN)

60 trang

- Xuất bản 60 trang khuyến nông trên Báo Nghệ An
- Chuyển giao thông tin khuyến nông trên mục báo điện tử Nghệ An

360

360

2.

Thông tin tuyên truyền trên Đài truyền hình tỉnh

Chương trình thường xuyên hàng năm:
Giúp người dân nắm bắt những chủ trương, chính sách trong nông nghiệp. Hiểu và làm theo những khuyến cáo khoa học kỹ thuật tiên tiến về khuyến nông, nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững

Phối hợp với các đơn vị trong tỉnh

30 chuyên đề

- Phát sóng 30 chuyên đề khuyến nông trên đài truyền hình tỉnh

400

400

30 phóng sự

- Phát sóng 30 phóng sự khuyến nông trên đài truyền hình tỉnh

400

400

3.

Thông tin tuyên truyền trên Đài phát thanh tỉnh

Chương trình thường xuyên hàng năm:
Giúp người dân hiểu và làm theo những khuyến cáo khoa học kỹ thuật tiên tiến về khuyến nông,  nông nghiệp và phát triển nông thôn một các nhanh nhất, trên phạm vi rộng qua loại hình phát thanh.

Phối hợp với các đơn vị trong tỉnh

60 chương trình

Phát sóng 60 chương trình khuyến nông trên đài phát thanh tỉnh

180

180

4.

Thông tin tuyên truyền trên Website khuyến nông

Chương trình thường xuyên hàng năm:
Chuyển giao nhanh các chủ trương, chính sách, thông tin KHKT, mô hình sản xuất hiệu quả đến với người dân qua kênh thông tin điện tử.

Thành phố Vinh (Trung tâm KN)

Cập nhật thường xuyên tin tức

Duy trì hoạt động trang Website khuyến nông

200

200

5.

Xuất bản tập san Khuyến nông

Chương trình thường xuyên hàng năm:
Đưa thông tin khuyến nông và các kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp đến các nhà quản lý, các đơn vị và bà con nông dân.

Thành phố Vinh (Trung tâm KN)

60 số tập san khuyến nông

Xuất bản 45.000 cuốn tập san khuyến nông

1.350

1.350

6.

Cung cấp Báo Nông nghiệp VN cho khuyến nông viên xã 6 huyện miền núi: Kỷ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong

Chương trình thường xuyên hàng năm:
Cung cấp thông tin về nông nghiệp cho 99 cán bộ khuyến nông cấp xã

99 xã của 6 huyện miền núi

495 số Báo nông nghiệp VN

Cung cấp đủ 495 số Báo Nông nghiệp Việt nam cho 99 khuyến nông viên xã

580

580

7.

Giao ban khuyến nông cơ sở

Chương trình thường xuyên hàng năm:
- Sinh hoạt đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp nhằm tăng cường lãnh đạo, điều hành hoạt động mạng lưới có hiệu quả
- Thực hiện chế độ sinh hoạt định kỳ nhằm nắm thông tin cơ sở kịp thời

Các huyện, thành, thị

20 cuộc giao ban cấp tỉnh, 1260 cuộc cấp huyện

1400 lượt cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện và 28.020 lượt khuyến nông viên cấp xã tham dự giao ban

1.350

1.350

8.

Tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh

Chương trình thường xuyên hàng năm:
Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông và nông dân có điều kiện tiếp cận các mô hình mới, có hiệu quả trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, đưa nhanh vào thực tế, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong và ngoài tỉnh

15 cuộc nội tỉnh và 10 cuộc ngoại tỉnh

700 KNV cơ sở và nông dân, 300 lượt cán bộ KN tỉnh huyện tham dự

1.000

1.000

9.

Tổ chức các lễ hội, hội thi khuyến nông

- Tổ chức các hội  thi khuyến nông viên cơ sở giỏi, người sản xuất giỏi, chăn nuôi giỏi,...
- Hỗ trợ thực hiện các lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh giá trị vật chất, tinh thần của sản xuất Nông nghiệp.

Các huyện, thành, thị

5 cuộc

Có tác dụng tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, gương sản xuất giỏi qua các hình thức sân khấu hóa, thi kỹ năng nghề nông

1.000

1.000

10.

Tổ chức các hội thảo, hội nghị.

- Tổng kết, đánh giá, nhân rộng các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông...
- Đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển sản xuất, liên kết chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

TP Vinh và các huyện,  thị

20 cuộc

- Xác định được các cây trồng vật nuôi, mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao để chuyển giao
- Hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra được các sản phẩm chất lượng, hiệu quả và thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững.

800

800

 

TỔNG SỐ:

 

 

 

 

95.140

73.650