Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3414/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 731/TTr-SKHĐT ngày 29 tháng 12 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025 với những nội dung sau:

I. Quan điểm quy hoạch

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 và định hướng năm 2025 phù hợp với Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tài nguyên nước (nội dung bảo vệ tài nguyên nước) tỉnh Sơn La, từ năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong xây dựng và quản lý vận hành các công trình cấp nước, công trình vệ sinh môi trường một cách hợp lý.

Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

II. Nội dung của quy hoạch

1. Mục tiêu quy hoạch

1.1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn, miền núi, góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân.

- Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên để góp phần bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các công tnh nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn và tham gia quản lý vận hành các công trình sau đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

1.2. Mc tiêu cthể

1.2.1. Về cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt nông thôn

a) Đến hết năm 2020: Phấn đấu 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 65% số hộ nông thôn được cung cấp nước sạch.

b) Đến hết năm 2025: Phấn đấu 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 80% số hộ nông thôn được cung cấp nước sạch.

1.2.2. Về vệ sinh môi trường nông thôn

a) Đến năm 2020: Phấn đấu 90% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 78% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh, trong đó 52% số hộ có sử dụng xử lý chất thải bằng hầm khí Biogas.

b) Đến năm 2025: Phấn đấu 100% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 90% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh trong đó 70% số hộ có sử dụng xử lý chất thải bằng hầm khí Biogas.

2. Nội dung rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025

2.1. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn

2.1.1. Tiêu chuẩn cấp nước

- Giai đoạn đến 2020: Từ 40-50 lít/người/ngày đêm.

- Giai đoạn đến 2025: Từ 50-60 lít/người/ngày đêm.

2.1.2. Dự báo nhu cầu dùng nước

a) Giai đoạn đến 2020: Tổng nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh là 54.804 m3/ngày đêm, trong đó tổng nhu cầu sử dụng nước sạch là 33.683 m3/ngày đêm.

b) Giai đoạn đến 2025: Tổng nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh là 71.273 m3/ngày đêm, trong đó tổng nhu cầu sử dụng nước sạch là 61.004 m3/ngày đêm.

2.1.3. Khối lượng công trình nước sinh hoạt cần đầu tư xây dựng

a) Giai đoạn đến năm 2020

Để đảm bảo mục tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 là 95% trong đó có 65% số hộ nông thôn được cung cấp nước sạch thì cần duy trì hoạt động tốt các công trình cấp nước hiện có, dự tính xây dựng thêm các công trình đến hết năm 2020 như sau:

- Xây dựng mới 24 công trình cấp nước tập trung với tổng công suất là 9.422 m3/ngày đêm, cấp nước cho 114.140 người.

- Cải tạo, nâng cấp 59 công trình cấp nước tập trung nâng tổng công suất lên 15.320 m3/ngày đêm, cấp nước cho 183.980 người.

- Cải tạo và xây mới 2.858 giếng đào, cấp nước cho 71.450 người.

- Cải tạo và xây mới 11.183 bể chứa nước mưa, cấp nước cho 55.915 người.

b) Giai đoạn đến 2025

Để đạt được mục tiêu 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó có 80% số hộ nông thôn được cung cấp nước sạch, trong đến năm 2025 cần xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình như sau:

- Xây dựng mới 23 công trình cấp nước tập trung với tổng công suất là 9.366 m3/ngày đêm, cấp nước cho 110.338 người.

- Cải tạo, nâng cấp 59 công trình cấp nước tập trung nâng tổng công suất lên 19.110 m3/ngày đêm, cấp nước cho 227.720 người.

- Cải tạo và xây mới 1.933 giếng đào, cấp nước cho 48.325 người.

- Cải tạo và xây mới 2.659 bể chứa nước mưa, cấp nước cho 13.295 người.

2.2. Quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn

2.2.1. Giai đoạn đến năm 2020

a) Quy hoạch nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ gia đình

Đđảm bảo 90% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh giai đoạn này cần xây dựng 150.078 nhà tiêu.

b) Quy hoạch nhà tiêu hợp vệ sinh cho trường học và trạm y tế

Để đảm bảo 90% các trường học, trạm y tế và các cơ sở công cộng có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, nhu cầu như sau:

- Số trường học cần xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh: 103 trường.

- Số trạm y tế có nhà tiêu cần sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo hợp vệ sinh: 46 đơn vị.

c) Quy hoạch chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh

Để đảm bảo 78% số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cần đầu tư xây dựng 101.451 chuồng trại hợp vệ sinh, trong đó:

+ Xây dựng 2.599 chuồng trại có hầm Biogas;

+ Xây dựng 98.582 chuồng trại có hố ủ phân.

2.2.2. Giai đon đến 2025

a) Quy hoạch nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ gia đình

Để đạt được mục tiêu 100% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh thì đến hết năm 2025 cần xây dựng thêm 50.228 nhà tiêu.

b) Quy hoạch nhà tiêu hợp vệ sinh cho trường học và trạm y tế

Để đảm bảo 100% các trường học, trạm y tế và các cơ sở công cộng có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, nhu cầu như sau:

- Số trường học, điểm trường cần xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh: 109 công trình.

- Số trạm y tế có nhà tiêu cần sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo hợp vệ sinh: 46 công trình.

c) Quy hoạch chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 90% số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh trong đó 70% hệ có xử lý chất thải bằng hầm khí Biogas cần đầu tư xây dựng 24.551 chuồng trại, trong đó.

+ Xây dựng 17.112 chuồng trại có hầm Biogas;

+ Xây dựng 7.439 chuồng trại có hố ủ phân.

2.3. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư (Chi tiết có phụ biểu s 01 kèm theo).

2.3.1. Danh mục các công trình nước sạch nông thôn: Đầu tư xây dựng mới 24 công trình. Nâng cấp, sửa cha 59 công trình.

2.3.2. Danh mục các công trình vệ sinh môi trường nông thôn.

- Cấp nước và nhà tiêu hp vệ sinh các công trình công cộng: 149 công trình.

- Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh: 15.000 công trình.

2.4. Tổng nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch khoảng 1.768,2 tỷ đồng (Chi tiết có phụ lục số 02 kèm theo)

a) Phân kỳ đầu tư:

- Kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2016-2020: 872,4 tỷ đồng.

- Kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2021-2025: 895,8 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư

Về công tác huy động nguồn vốn gồm: Vốn ngân sách trung ương; ngân sách địa phương, vốn quốc tế (dự kiến nguồn vay Ngân hàng thế giới) và dân đóng góp. Trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương đến năm 2020 là 16%; đến năm 2025 là 43%;

- Vốn ngân sách địa phương đến năm 2020 là 9%; đến năm 2025 là 26%;

- Vốn quốc tế đến năm 2020 là 26%; đến năm 2025 là 0%;

- Nhân dân đóng góp vốn dưới nhiều hình thức khác nhau đến năm 2020 là 49%; đến năm 2025 là 31%.

2.5. Giải pháp thực hiện

2.5.1. Giải pháp quản lý quy hoạch: Công bố rộng rãi về quy hoạch đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt tới các hộ nông dân, để tăng nhận thức được lợi ích hưởng lợi từ chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước nói riêng và môi trường sống trong cộng đồng nói chung.

2.5.2. Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền

Phát động các phong trào toàn dân chăm lo công tác cấp nước và VSMT nông thôn như: Phong trào không thả rông gia súc, đưa trâu bò ra khỏi gầm sàn nhà; phong trào toàn dân tham gia vệ sinh môi trường; phong trào vệ sinh môi trường sạch bản tốt ruộng lương...

Tăng cường công tác truyền thông với nhiều hình thức, đặc biệt là đăng tải chuyên mục về nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương bằng 3 thứ tiếng Thái, Mông và Kinh. Thực hiện công tác tuyên truyền lồng ghép trong các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư.

Truyền thông trực tiếp thông qua các tuyên truyền viên cấp nước và vệ sinh ở thôn bản, cán bộ y tế thôn, xã và các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội cấp thôn, xã. Chú trọng thành lập, tập huấn các nội dung và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ tuyên truyền viên ở cấp thôn bản.

2.5.3. Giải pháp đầu tư và huy động vốn

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ngân sách địa phương: Cần tận dụng tối đa sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương để huy động nguồn vốn. Lồng ghép thực hiện vi các chương trình như xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo,... ngay từ giai đoạn lập kế hoạch triển khai. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa nguồn vốn cấp nước để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn nhằm giảm nhẹ vốn ngân sách, phù hợp với xu thế phát triển cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay.

- Đối với nguồn vốn quốc tế: Trong giai đoạn 2016-2020, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (Quyết định s3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Văn kiện chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quảvay vn Ngân hàng Thế giới).

- Đối với nguồn vốn dân đóng góp và tự làm: Thông qua công tác tuyên truyền vận động người dân hưởng ứng góp vốn xây dựng và tự thực hiện xây dựng. Thông qua các kênh vay vốn ưu đãi cho người dân từ ngân hàng chính sách xã hội; huy động người dân địa phương đóng góp ngày công lao động thực hiện các công việc không yêu cầu kỹ thuật cao để hưởng ứng xây dựng công trình cấp nước tại địa phương. Hỗ trợ về kỹ thuật và một phần vốn xây dựng công trình vệ sinh cho hộ nghèo, hộ khó khăn.

2.5.4. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

Nâng cao năng lực lập kế hoạch, quản lý, giám sát, đánh giá cho cán bộ quản lý chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn các cấp, đồng thời nâng cao năng lực về kỹ thuật xây dựng, vận hành các công trình cấp nước và vệ sinh tại cộng đồng: Mở các lớp đào tạo, tập huấn cho công nhân quản lý vận hành công trình cấp nước; tập huấn sử dụng, vận hành, bảo quản công trình vệ sinh nông thôn. Tập huấn kỹ năng truyền thông cho cộng tác viên cơ sở.

2.5.5. Giải pháp về chính sách

Về chính sách xã hội hóa cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.

Về chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường: Hiện nay 100% công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng do đó để bảo vệ tài nguyên nước, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định cụ thể về khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.

2.5.6. Giải pháp khoa học công nghệ

Đa số các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Sơn La là công trình cấp nước tự chảy với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản và chưa hoạt động hết công suất theo thiết kế. Số người dân được cấp nước chỉ từ vài chục đến vài trăm hộ gia đình. Để công trình hoạt động bền vững cần áp dụng những công nghệ sau:

a) Về công nghệ cấp nước: Áp dụng công nghệ phù hợp trên cơ sở ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Tích cực sử dụng công nghệ lọc tự rửa không van đối với những vùng hạn chế về nguồn điện và vùng sâu, vùng xa; ứng dụng công nghệ đập dâng nước ngầm sử dụng băng thu nước.

b) Về công nghệ nhà tiêu hộ gia đình: Đẩy mạnh áp dụng 3 loại hình nhà tiêu là: nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu sinh thái và nhà tiêu chìm có ống thông hơi. Những nơi thuận lợi nguồn nước sẽ xây dựng loại nhà tiêu tự hoại những nơi nguồn nước và điều kiện địa lý khó khăn khuyến khích xây dựng loại nhà tiêu sinh thái (hai ngăn) và nhà tiêu chìm có ống thông hơi.

c) Về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi: Tiếp tục nghiên cứu để đưa ra nhiều loại hình công nghệ giúp người dân có điều kiện lựa chọn và áp dụng, đồng thời cần nghiên cứu để giảm giá thành các loại công nghệ này. Trong đó:

- Ưu tiên áp dụng công nghệ Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi

- Kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi với việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ quy mô hộ gia đình

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý, thực hiện quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; phối hợp với các ngành liên quan và chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện quy hoạch; đề xuất kế hoạch đầu tư ngắn hạn, dài hạn về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có trách nhiệm công bố quy hoạch và phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ quy hoạch được duyệt, theo thứ tự ưu tiên và khả năng nguồn vốn, hàng năm tiến hành rà soát, lập kế hoạch đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trình các cơ quan chức năng tổng hợp để tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La thẩm định kế hoạch đầu tư hàng năm của tỉnh thuộc Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, bảo đảm phù hp với quy hoạch được duyệt trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh Sơn La; Giám đốc trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND t
nh (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, M
nh-KTN, 28bản.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Mai Kiên