ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6105/QĐ-UBND.NN | Nghệ An, ngày 23 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về Sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 494/SNN-KH.TC ngày 23/11/2015; ý kiến của Sở Tư pháp tại Công văn số 1758/STP-VB ngày 27/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Sở Nông nghiệp và PTNT lập, với các nội dung chính sau:
1. Mục tiêu chung
- Tổ chức quản lý, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường địa bàn dân cư nông thôn tỉnh Nghệ An. Đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu bảo vệ môi trường của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
- Đảm bảo đến năm 2030 hoàn thành các mục tiêu cấp nước sinh hoạt và xử lý vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Lồng ghép, phát huy được các nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan (Chương trình MTQG Nông thôn mới, Chương trình MTQG xóa đói giảm nghèo bền vững; các chương trình 135/CP, chương trình 134/CP, chương trình 30 A,..); các nguồn lực xã hội hóa (các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đóng góp của người sử dụng,..) cho đầu tư phát triển cấp nước sinh hoạt và xử lý vệ sinh môi trường vùng nông thôn tỉnh.
- Khai thác, bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên nước; bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường sống; nâng cao chất lượng sống, sức khỏe cho người dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020: Hoàn thành cơ bản mục tiêu cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó ưu tiên hoàn thành 100% mục tiêu cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho các đối tượng trường học, trạm Y tế xã khu vực nông thôn.
- Đến năm 2030: hoàn thành các mục tiêu cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, riêng nội dung xử lý vệ sinh chuồng trại chăn nuôi đạt 70%. Cụ thể:
TT | Nội dung quy hoạch | Đơn vị tính | Kết quả ước đến hết 2015 | Mục tiêu đến 2020 | Định hướng đến 2030 |
1 | Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh | % | 77% | 87% | 100% |
| Trong đó cấp nước sinh hoạt đảm bảo tiêu chí sạch tối thiểu theo QCVN 02:2009/BYT | % | 40% | 60% | 80% |
2 | Cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trường học | % | 61% | 100% | 100% |
3 | Xử lý chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh | % | 45% | 60% | 70% |
4 | Cải thiện nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình | % | 54% | 80% | 100% |
5 | Cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế | % | 95% | 100% | 100% |
1. Cấp nước sinh hoạt nông thôn
1.1. Mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn nhỏ lẻ:
- Giai đoạn 2016-2020: Thực hiện khoảng 123.150 công trình, cơ bản hoàn thành mục tiêu đối với các địa bàn vùng quy hoạch đồng bằng ven biển.
- Giai đoạn 2021-2030: Thực hiện khoảng 55.430 công trình, hoàn thành 2 vùng quy hoạch còn lại là vùng miền núi cao và vùng miền núi trung du.
Tổng hợp số lượng theo địa bàn vùng quy hoạch:
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Tổng số | Nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 | Dự kiến giai đoạn 2021- 2030 | ||
Số lượng | Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa | Đầu tư mới | |||||
| Tổng |
| 178.580 | 123.150 | 117.000 | 6.150 | 55.430 |
1 | Vùng miền núi cao | Công trình | 33.030 | 10.790 | 10.250 | 540 | 22.240 |
2 | Vùng miền núi trung du | Công trình | 65.350 | 32.680 | 31.050 | 1.630 | 32.670 |
3 | Vùng đồng bằng ven biển | Công trình | 80.200 | 79.680 | 75.700 | 3.980 | 520 |
1.2. Mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung:
a) Nâng cao hiệu quả sử dụng của các công trình cấp nước tập trung hiện có: Giai đoạn 2016-2020 tập trung nâng cấp, cải tạo, duy tu bảo dưỡng khoảng 230 công trình, tổng hợp số lượng theo địa bàn vùng quy hoạch:
Số TT | Vùng quy hoạch | Số CT | Loại hình | Cần cải tạo, sửa chữa | |||
Tự chảy | Bơm dẫn | Đấu nối sử dụng | Kém hiệu quả | Tạm ngừng hoạt động | |||
Toàn tỉnh | 487 | 437 | 32 | 18 | 117 | 113 | |
1 | Vùng miền núi cao | 385 | 385 | 0 | 0 | 86 | 85 |
2 | Vùng miền núi trung du | 57 | 49 | 7 | 1 | 20 | 19 |
3 | Vùng đồng bằng ven biển | 45 | 3 | 25 | 17 | 11 | 9 |
b) Hoàn thành các dự án chuyển tiếp: Giai đoạn 2016-2020 tập trung nguồn lực để hoàn thành 14 dự án cấp nước sinh hoạt tập trung (bao gồm 13 dự án hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình MTQG và 01 dự án nguồn vốn ADB), cấp nước sử dụng cho trên 102 ngàn người, danh mục cụ thể tại phụ lục 1 kèm theo, tổng hợp theo huyện:
TT | Tên huyện/ Tên dự án | Số lượng | Quy mô cấp nước | |
Số người sử dụng | Công suất cấp nước(m3/ng.đêm) | |||
A | B | 1 | 2 | 3 |
| TỔNG | 14 | 102.440 | 8.120 |
1 | Yên Thành | 7 | 75.640 | 6.410 |
2 | Quỳnh Lưu | 2 | 10.600 | 630 |
3 | Diễn Châu | 3 | 10.740 | 640 |
4 | Hưng Nguyên | 1 | - | - |
5 | Nam Đàn | 1 | 5.460 | 440 |
c) Chuẩn bị đầu tư mới các dự án cấp nước sạch tập trung giai đoạn 2021 - 2030: Giai đoạn 2016-2020 tập trung để hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư mới 9 dự án cấp nước sạch tập trung quy mô lớn vùng đồng bằng ven biển để đáp ứng hiện trạng khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tổng công suất cấp nước 14.880m3/ngày.đêm, đảm bảo nước sạch đạt chuẩn QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT cho 185.970 người. Tổng hợp số lượng như sau (danh mục chi tiết các dự án tại phụ lục 2 kèm theo), tổng hợp số lượng như sau:
TT | Tên huyện | Số lượng | Quy mô cấp nước dự kiến | ||
Số hộ sử dụng | Số người sử dụng | Công suất cấp nước dự kiến (m3/ngày. đêm) | |||
| Tổng | 9 | 44.510 | 185.970 | 14.880 |
1 | Yên Thành | 2 | 5.740 | 25.780 | 2.060 |
2 | Quỳnh Lưu | 1 | 9.430 | 39.090 | 3.130 |
3 | Diễn Châu | 3 | 21.740 | 91.270 | 7.300 |
4 | Nghi Lộc - Hưng Nguyên | 3 | 7.610 | 29.830 | 2.390 |
2. Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh trường học nông thôn
Giai đoạn 2016-2020: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 502 công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho các trường học nông thôn. Trong đó xây dựng mới khoảng 401 công trình và cải tạo, nâng cấp 101 công trình. Nhiệm vụ cụ thể từng vùng quy hoạch:
TT | Vùng quy hoạch | Đơn vị tính | Số lượng | Trong đó | ||
Chuyển tiếp | Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa | Đầu tư mới | ||||
| Tổng |
| 502 | 0 | 101 | 401 |
1 | Vùng miền núi cao | Công trình | 134 | 0 | 27 | 107 |
2 | Vùng miền núi trung du | 148 | 0 | 30 | 118 | |
3 | Vùng đồng bằng ven biển | 220 | 0 | 44 | 176 |
3. Xử lý vệ sinh chuồng, trại chăn nuôi nông thôn
Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 95.560 chuồng trại chăn nuôi hộ gia đình đảm bảo quản lý, sử dụng chất thải hợp vệ sinh, trong đó:
- Giai đoạn 2016-2020: xử lý khoảng 39.380 công trình;
- Giai đoạn 2021-2030: dự kiến thực hiện khoảng 56.270 công trình.
Nhiệm vụ cụ thể từng vùng quy hoạch:
TT | Vùng quy hoạch | Đơn vị tính | Tổng nhu cầu | Nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 | Dư kiến giai đoạn 2021- 2030 | ||
Số lượng | Trong đó | ||||||
Cải tạo, sửa chữa | Đầu tư mới | ||||||
| Tổng |
| 95.650 | 39.380 | 27.570 | 11.810 | 56.270 |
1 | Vùng miền núi cao | Công trình | 10.110 | 4.130 | 2.890 | 1240 | 5.980 |
2 | Vùng miền núi trung du | 27.360 | 11.240 | 7.870 | 3370 | 16.120 | |
3 | Vùng đồng bằng ven biển | 58.180 | 24.010 | 16.810 | 7200 | 34.170 |
4. Nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình nông thôn
Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo 280.950 nhà tiêu hộ gia đình. Trong đó:
- Giai đoạn 2016-2020: thực hiện 151.750 công trình.
- Giai đoạn 2021-2030: dự kiến thực hiện 129.200 công trình.
Nhiệm vụ cụ thể từng vùng quy hoạch:
TT | Vùng quy hoạch | Đơn vị tính | Tổng nhu cầu | Nhiệm vụ giai đoạn 2016- 2020 | Dự kiến giai đoạn 2021- 2030 | ||
Số lượng | Trong đó | ||||||
Cải tạo, sửa chữa | Đầu tư mới | ||||||
| Tổng |
| 280.950 | 151.750 | 136.570 | 15.180 | 129.200 |
1 | Vùng miền núi cao | Công trình | 43.260 | 18.360 | 16.520 | 1.840 | 24.900 |
2 | Vùng miền núi trung du | 80.510 | 42.610 | 38.350 | 4.260 | 37.900 | |
3 | Vùng đồng bằng ven biển | 157.180 | 90.780 | 81.700 | 9.080 | 66.400 |
5. Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh trạm y tế xã nông thôn
Đến hết năm 2020, thực hiện xây dựng mới, nâng cấp cải tạo cho 21 trạm y tế xã còn lại để đảm bảo hoàn thành 100% mục tiêu cấp nước sạch và nhà tiêu HVS trạm y tế xã nông thôn.
1. Giải pháp về công tác cộng đồng và thông tin - giáo dục - truyền thông:
Đẩy mạnh hoạt động Cộng đồng - Thông tin, Giáo dục, Truyền thông (CBA-IEC) là giải pháp chính để đảm bảo hoàn thành mục tiêu xây dựng và hiệu quả quản lý, sử dụng sau đầu tư. Nội dung hoạt động CBA-IEC sẽ được chuyển đổi mạnh từ hoạt động nâng cao "nhận thức" về nước sạch, vệ sinh sang hoạt động nâng cao "ý thức, hành vi, kiến thức, kinh nghiệm" xây dựng, sử dụng và bảo vệ công trình thông qua các hình thức hoạt động vận động, truyền thông, hướng dẫn các cơ chế chính sách, nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm xây dựng để người dân tự đầu tư và tổ chức quản lý, sử dụng công trình. Các nội dung và hình thức chính của công tác cộng đồng, Thông tin- Giáo dục - Truyền thông gồm:
a) Các nội dung hoạt động CBA-IEC:
- Thông tin về sức khoẻ và nước sạch, vệ sinh.
- Thông tin về các cơ chế, chính sách, các hệ thống tín dụng ưu đãi cho cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn và các điều kiện quy trình, thủ tục để được vay vốn.
- Thông tin về các loại hình công trình cấp nước sạch và công trình vệ sinh, kèm theo các quy trình, phương thức tổ chức xây dựng, giám sát xây dựng cũng như tổ chức quản lý, khai thác và duy tu, bảo dưỡng sau đầu tư.
- Xây dựng và phổ biến các mô hình tiên tiến. Biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong đầu tư cải thiện điều kiện sử dụng nước sạch và công trình sinh hoạt hợp vệ sinh cho cộng đồng nông thôn.
- Đặc biệt chú trọng đến việc khuyến cáo nông dân chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; huy động cộng đồng để làm sạch và bảo vệ môi trường làng, xã,....
b) Các hình thức hoạt động CBA-IEC:
- Truyền thông thông qua các cán bộ y tế thôn, xã và các ban, ngành đoàn thể chính trị xã hội thôn, xã. Phân phát tài liệu, ấn phẩm cho các đối tượng khác nhau phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, lứa tuổi,...
- Truyền thông thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Phát thanh, Truyền hình, ...), các loại ấn phẩm (báo, tạp chí, tờ rơi..).
- Hướng dẫn trực tiếp tại cộng đồng để giúp đỡ lựa chọn và xây dựng, quản lý, bảo dưỡng các công trình cấp nước.
- Kịp thời khen thưởng để khuyến khích các địa phương, các cộng đồng thực hiện tốt công tác nước sạch và vệ sinh.
2. Các giải pháp về mô hình công nghệ - kỹ thuật cấp nước và vệ sinh:
2.1. Mô hình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình: Khuyến cáo sử dụng các mô hình cấp nước an toàn đã được Chương trình soạn thảo và ban hành để đảm bảo bền vững về khối lượng, chất lượng nước sử dụng an toàn hợp vệ sinh và sạch tối thiểu theo giới hạn II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02: 2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt. Khuyến cáo sử dụng các kỹ thuật xây dựng đảm bảo khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, lũ lụt, mực nước biển dâng, đặc biệt là đối với các lưu vực sông và địa bàn đồng bằng trũng của vùng đồng bằng ven biển.
2.2. Mô hình cấp nước tập trung:
- Áp dụng tối đa mô hình cấp nước sạch tập trung quy mô xã, liên xã để giảm thiểu sử dụng đất, giảm thiểu chi phí đầu tư đầu mối công trình, có điều kiện áp dụng các công nghệ - kỹ thuật cấp nước tiên tiến, đồng thời để đảm bảo bền vững chất lượng, khối lượng nước sử dụng và khả năng cân đối tài chính quản lý, vận hành, khai thác công trình sau đầu tư. Khuyến cáo sử dụng công nghệ xử lý nước truyền thống trong cấp nước sạch tập trung vùng nông thôn để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý sử dụng, vận hành khai thác và duy tu bảo dưỡng công trình. Sử dụng các vật liệu truyền tải, thiết bị đo lường, thiết bị kiểm soát nước tiên tiến để đảm bảo bền vững và chống thất thoát.
- Áp dụng tối đa hình thức đấu nối mở rộng các nhà máy nước của các thành phố, thị xã, thị trấn liền kề, các trạm cấp nước nông thôn chưa sử dụng hết công suất để cấp nước cho các vùng phụ cận nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, giảm nhẹ chi phí đầu tư mới và đảm bảo bền vững cả về khối lượng, chất lượng nước sử dụng; bền vững về mặt chi phí cho các đơn vị cấp nước.
2.3. Mô hình cấp nước và nhà vệ sinh trường học: Sử dụng phù hợp mô hình thiết kế mẫu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (tại Quyết định số 1486/QĐ-BGDĐT ngày 31/3/2008 về việc ban hành thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc) để cải thiện điều kiện sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh cho các trường học nông thôn chưa có công trình đạt tiêu chuẩn, trong đó ưu tiên cải tạo, nâng cấp các công trình hiện có để tránh lãng phí.
2.4. Mô hình chuồng trại chăn nuôi: Áp dụng các mô hình khép kín, đặc biệt là sử dụng kỹ thuật Biogas để đảm bảo thu gom, quản lý, xử lý sử dụng chất thải chăn nuôi, đặc biệt đối với lưu vực sông và các địa bàn đồng bằng ven biển. Khuyến cáo tổ chức chăn nuôi tập trung ngoài khu vực dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường làng xã, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường.
2.5. Mô hình nhà tiêu hộ gia đình: Áp dụng tối đa mô hình nhà tiêu 2 ngăn và nhà tiêu tự hoại phù hợp các điều kiện địa chất, nguồn nước, sinh thái và tập quán sinh hoạt, cũng như điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư để đảm bảo hợp vệ sinh theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành: Quốc gia QCVN 01:2011/BYT về mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT của Bộ Y tế và đảm bảo thu gom, quản lý, xử lý tốt, sử dụng an toàn chất thải, đặc biệt là trong trường hợp thiên tai, ngập lũ trên địa bàn dân cư các lưu vực sông và các địa bàn đồng bằng ven biển.
2.6. Mô hình cấp nước và nhà vệ sinh trạm y tế: Áp dụng mô hình cấp nước và nhà vệ sinh khép kín, liền kề khu khám, chữa bệnh, kết hợp khu xử lý rác thải, chất thải. Đảm bảo thuận tiện cho bệnh nhân và quản lý, thu gom, xử lý tốt, an toàn chất thải y tế, tránh ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt dân sinh.
3. Giải pháp về huy động nguồn lực: Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội để thực hiện quy hoạch, cụ thể:
a) Huy động nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (bao gồm cả nguồn vốn ODA);
b) Nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo bền vững; các chương trình 135/CP, Chương trình 134/CP, Chương trình 30A,...;
c) Huy động nguồn lực xã hội hóa thông qua việc đóng góp trực tiếp của người sử dụng (bằng nhân công, tiền mặt, vốn vay ưu đãi cho cấp nước, vệ sinh nông thôn của Ngân hàng chính sách, Hội Phụ nữ,...) và nguồn vốn của các doanh nghiệp tham gia đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (BOT, BT, BTO, O&M,...).
4. Giải pháp về tổ chức đầu tư và quản lý sử dụng sau đầu tư
4.1. Công trình cấp nước nhỏ lẻ, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hộ gia đình:
- Tổ chức đánh giá, hướng dẫn mô hình và vận động người dân tự cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước, vệ sinh, chuồng trại hộ gia đình có công trình chưa đảm bảo hợp vệ sinh và hỗ trợ những hộ chưa có công trình cấp nước, vệ sinh (ước tính 5%) xây dựng mới để đảm bảo 100% hộ gia đình trong địa phương có công trình cấp nước, nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, đảm bảo từng xã hoàn thành dứt điểm tiêu chí 17 của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
- Thường xuyên thực hiện các chiến dịch định kỳ duy tu, bảo dưỡng, thau rửa công trình, thu gom, xử lý rác thải, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi theo định kỳ và đặc biệt là sau các đợt mưa lũ, hạn hán.
4.2. Đối với công trình cấp nước sạch và vệ sinh trường học:
- Lập kế hoạch cụ thể lồng ghép với các chương trình, dự án, nguồn vốn liên quan để thực hiện. Các dự án trường học xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp phải có đầy đủ các hạng mục cấp nước sinh hoạt và, khu vệ sinh.
- Các cơ sở trực tiếp sử dụng công trình (trường học mầm non, trường học phổ thông) làm chủ đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý sử dụng tốt, bền vững công trình sau đầu tư xây dựng.
4.3. Nâng cao hiệu quả hệ thống công trình cấp nước tập trung hiện có: Đánh giá tổng thể hiện trạng, phân loại, khắc phục và giao quản lý sử dụng theo các văn bản hướng dẫn: Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
4.4. Đối với các dự án cấp nước sinh hoạt tập trung chuyển tiếp: Đối với 14 dự án cấp nước sinh hoạt tập trung chuyển tiếp: Lập hồ sơ trình tỉnh phê duyệt để kịp thời hoàn thành đưa vào sử dụng theo các phương án:
- Giao Chủ đầu tư hiện tại tiếp tục thực hiện: Nếu có đủ năng lực và phương án khả thi huy động nguồn vốn để hoàn thành dự án.
- Đối với những dự án chủ đầu tư thiếu năng lực và không có phương án khả thi huy động nguồn lực: Lập hồ sơ giao các đơn vị "Doanh nghiệp dự án” có năng lực làm chủ đầu tư và quản lý khai thác sau đầu tư theo hình thức Hợp đồng ”Kinh doanh - Quản lý: O&M" theo các quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP.
4.5. Đầu tư xây dựng mới công trình cấp nước sinh hoạt tập trung:
Đầu tư mới cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung giai đoạn 2021-2030 thực hiện các dự án quy mô lớn liên xã để thực hiện Xã hội hóa theo hình thức đối tác công tư PPP (BOT, BT, BTO, ... O&M) đã được nhà nước ban hành đầy đủ các chính sách: Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
Dự kiến chuẩn bị đầu tư 9 dự án cấp nước sinh hoạt tập trung cho giai đoạn 2021-2030 với quy mô cấp nước cho 186.000 người và các đơn vị hành chính, công cộng tại các vùng ô nhiễm nguồn nước: đồng trũng, nhiễm mặn, nước biển dâng.
IV. Hiệu quả thực hiện quy hoạch
1. Hiệu quả thực hiện chương trình
- Thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện và tổ chức giám sát đánh giá thực hiện Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Lồng ghép hoạt động cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn vào các chương trình, dự án liên quan (chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới, chương trình MTQG xóa đói giảm nghèo bền vững; các chương trình 135/CP, chương trình 134/CP, chương trình 30A,...) để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (Tiêu chí 5: Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; tiêu chí 15: Y tế xã đạt chuẩn quốc gia; tiêu chí 17: về môi trường).
- Lồng ghép, huy động nguồn lực các chương trình, dự án liên quan; các nhà tài trợ, các nguồn vốn ODA để thực hiện chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nước và đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Hiệu quả kinh tế xã hội
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và công trình vệ sinh an toàn cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo sức khỏe, vệ sinh, làm sạch môi trường làng xã, ổn định dân sinh, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
- Giảm thiểu bệnh tật liên quan đến nguồn nước và môi trường, giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh; tập trung cho phát triển kinh tế nâng cao đời sống,...
1. Cơ chế huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch:
- Đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình cấp nước nhỏ lẻ, nhà tiêu hộ gia đình: Ngân sách hỗ trợ cho số hộ nghèo, hộ chính sách (ước tính 5%); các đối tượng còn lại tự đầu tư.
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước tập trung: Ngân sách hỗ trợ theo điều 6 của Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
- Đầu tư xây dựng mới các công trình cấp nước sạch tập trung:
+ Đối với những địa bàn khó khăn: Ngân sách hỗ trợ theo điều 6 của Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
+ Đối với những địa bàn có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, về kinh tế, dân cư tập trung: Tập trung thực hiện chính sách xã hội hóa trong đầu tư và quản lý sau đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hình thức đối tác công tư quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (BOT, BT, BTO, ...O&M).
- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế xã: Ngân sách hỗ trợ 90%.
- Xử lý chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh: Hộ gia đình tự đầu tư.
2. Giai đoạn 2016-2020:
Tổng nguồn lực huy động 1.535 tỷ đồng.
a) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách (bao gồm cả vốn ODA) 513 tỷ đồng, chiếm 33%, gồm:
- Ngân sách trung ương: 250 tỷ, chiếm 16%, trung bình 50 tỷ đồng/năm;
- Ngân sách tỉnh: 120 tỷ đồng, chiếm 8%, trung bình 24 tỷ đồng/năm;
- Nguồn vốn ODA: 143 tỷ đồng, chiếm 9%, trung bình 29 tỷ đồng/năm.
b) Nguồn xã hội hóa 1.022 tỷ đồng, chiếm 67%, gồm:
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp: 100 tỷ đồng, chiếm 7%, trung bình 20 tỷ đồng/năm;
- Đóng góp của người sử dụng: 922 tỷ đồng, chiếm 60%, trung bình 185 tỷ đồng/năm.
3. Giai đoạn 2021-2030:
Tổng nguồn lực huy động 2.030 tỷ đồng.
a) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách (bao gồm cả vốn ODA): 862 tỷ đồng, chiếm 42%;
b) Nguồn xã hội hóa: 1.188 tỷ đồng, chiếm 58%.
1. Phân công trách nhiệm
1) Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức công bố, hướng dẫn thực hiện quy hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo và giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch được duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các nội dung liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt nông thôn, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi nông thôn và các hoạt động vận động cộng đồng, Thông tin- Giáo dục - Truyền thông liên quan.
2) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các dung cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trong hệ thống trường mầm non, trường học phổ thông địa bàn nông thôn và các hoạt động vận động cộng đồng, Thông tin- Giáo dục - Truyền thông liên quan.
3) Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nội dung xây dựng nhà vệ sinh hộ gia đình và các hoạt động vận động cộng đồng, Thông tin- Giáo dục - Truyền thông liên quan.
2. Các Sở, Ban, Ngành phối hợp thực hiện
1) Các Sở, Ban, Ngành có liên quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng CSXH, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, ... phối hợp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ.
2) Các chương trình, dự án liên quan có trách nhiệm thống nhất với các ngành được phân công thực hiện để tổ chức lồng ghép kế hoạch, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
3. Cấp huyện, xã
- UBND cấp huyện: lập kế hoạch chi tiết cấp huyện để làm cơ sở chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện.
- UBND cấp xã: là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện quy hoạch trên địa bàn xã. Tổ chức đánh giá và thực hiện các nội dung quy hoạch cùng với thực hiện các Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới, chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững; các chương trình 134/CP, 135/CP, 30A và các chương trình, dự án liên quan.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 265/2009/QĐ-UBND.NN ngày 20/01/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến 2020.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan; Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện; Chủ tịch UBND các xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHUYỂN TIẾP ƯU TIÊN HOÀN THÀNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(kèm theo Quyết định số 6150/QĐ-UBND.NN ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT | Tên huyện/Tên dự án | Số lượng | Quy mô cấp nước | Tổng mức đầu tư (triệu đồng) | Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư (Tr.đ) | Ghi chú | |
Số người sử dụng | Công suất cấp nước (m3/ngày.đêm) | ||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| TỔNG | 14 | 102.444 | 8.117 | 368.289 | 118.371 |
|
1 | Yên Thành | 7 | 75.640 | 6.410 | 251.593 | 68.512 |
|
1.1 | Công trình cấp nước liên xã Long Thành, Khánh Thành, Vĩnh Thành, Trung Thành | 1 | 27.210 | 3.500 | 102.743 | 5.574 | Nguồn vốn ADB. Hoàn thành năm 2016 |
1.2 | Cấp nước Minh Thành | 1 | 9.520 | 570 | 24.898 | 6.857 |
|
1.3 | Cấp nước sinh hoạt xã Tây Thành | 1 | 6.640 | 400 | 19.840 | 8.880 |
|
1.4 | Cấp nước sinh hoạt xã Phú Thành | 1 | 7.350 | 440 | 23.578 | 10.217 |
|
1.5 | Cấp nước sinh hoạt xã Đô Thành | 1 | 8.430 | 510 | 22.952 | 8.571 |
|
1.6 | Cấp nước sinh hoạt xã Liên Thành | 1 | 7.290 | 440 | 26.822 | 8.593 |
|
1.7 | Cấp nước sinh hoạt xã Phúc Thành | 1 | 9.200 | 550 | 30.760 | 19.820 |
|
2 | Quỳnh Lưu | 2 | 10.600 | 630 | 38.846 | 24.529 |
|
2.1 | Cấp nước sinh hoạt xã Quỳnh Thọ | 1 | 5.540 | 330 | 17.960 | 11.064 |
|
2.2 | Cấp nước sinh hoạt xã Quỳnh Lâm | 1 | 5.060 | 300 | 20.886 | 13.465 |
|
3 | Diễn Châu | 3 | 10.740 | 640 | 52.626 | 12.976 |
|
3.1 | Cấp nước sinh hoạt xã Diễn Tháp | 1 | 5.570 | 330 | 24.031 | 8.719 |
|
3.2 | Cấp nước sinh hoạt xã Diễn Quảng | 1 | 5.170 | 310 | 19.107 | 2.314 |
|
3.3 | Nâng cấp cấp nước xã Diễn Thái | 1 |
| - | 9.488 | 1.943 |
|
4 | Hưng Nguyên | 1 | - | - | 10.224 | 3.354 |
|
4.1 | Nâng cấp mở rộng cấp nước sinh hoạt các xã Hưng Thắng, Hưng Tân, Hưng Phúc | 1 |
| - | 10.224 | 3.354 |
|
5 | Nam Đàn | 1 | 5.464 | 437 | 15.000 | 9.000 |
|
5.1 | Nam Cát | 1 | 5.464 | 437 | 15.000 | 9.000 |
|
DANH MỤC DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2030
(kèm theo Quyết định số 6150/QĐ-UBND.NN ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT | Tên huyện/ Tên dự án | Số lượng | Điều kiện sử dụng nước sinh hoạt | Quy mô cấp nước dự kiến | Mô hình kêu gọi đầu tư | ||
Số hộ sử dụng tăng thêm | Số người sử dụng tăng thêm | Công suất cấp nước dự kiến tăng thêm (m3/ng.đêm) | |||||
| TỔNG | 9 |
| 44.512 | 185.967 | 14.877 |
|
1 | YÊN THÀNH | 2 |
| 5.740 | 25.780 | 2.062 |
|
1.1 | Cấp nước sinh hoạt liên xã Nam Thành, Bắc Thành, Lý Thành | 1 | Cụm đồng bằng trũng liên xã Nam, Bắc, Lý | 4.120 | 18.570 | 1.486 | Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư. Mô hình BOT, BTO, O&M |
1.2 | Cấp nước sinh hoạt xã Viên Thành, Yên Thành | 1 | Đấu nối sử dụng công trình Long Thành | 1.620 | 7.210 | 577 | Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư. Mô hình BOT, BTO, O&M |
2 | QUỲNH LƯU | 1 |
| 9.430 | 39.090 | 3.127 |
|
2.1 | Cấp nước sinh hoạt liên xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng | 1 | Cụm nhiễm mặn Lạch Quèn | 9.430 | 39.090 | 3.127 | Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư. Mô hình BOO, O&M |
3 | DIỄN CHÂU | 3 |
| 21.735 | 91.265 | 7.301 |
|
3.1 | Dự án cấp nước sinh hoạt liên xã Diễn Hùng, Diễn Hoàng, Diễn Trường, Diễn Hồng | 1 | Mở rộng, đấu nối nhà máy Diễn Yên: Bổ sung công suất xử lý 2.700 m3/ng.đêm | 7.640 | 34.250 | 2.740 | Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư. Mô hình BOT, BTO, O&M |
3.2 | Cấp nước sinh hoạt liên xã Diễn Phong, Diễn Hải, Diễn Mỹ, Diễn Kim | 1 | Cụm nhiễm mặn Đông - Bắc Diễn Châu | 6.920 | 26.120 | 2.090 | Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư. Mô hình BOT, BTO, O&M |
3.3 | Cấp nước sinh hoạt liên xã Diễn Liên, Diễn Kỹ, Diễn Xuân, Diễn Hạnh | 1 | Cụm liên xã vùng đồng bằng trủng | 7.175 | 30.895 | 2.472 | Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư. Mô hình BOT, BTO, O&M |
4 | NGHI LỘC- HƯNG NGUYÊN | 3 |
| 7.607 | 29.832 | 2.387 |
|
4.1 | Cấp nước sinh hoạt liên xã Hưng Châu, Hưng Khánh, Hưng Phú | 1 | Cụm chống xâm nhập mặn Sông Lam | 2.070 | 7.520 | 602 | Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư. Mô hình BOT, BTO, |
4.2 | Cấp nước sinh hoạt liên xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên và xã Nghi Hoa, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc | 1 | Cụm liên xã Bắc Hưng Nguyên- Nam Nghi Lộc khó khăn nguồn nước sinh hoạt | 5.537 | 22.312 | 1.785 | Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư. Mô hình BOT, BTO, O&M |
4.3 | Cải thiện nguồn nước thô các trạm cấp nước tập trung huyện Hưng Nguyên | 1 | Chuyển nguồn nước thô từ nhà máy nước Cầu Bạch về trạm Hưng Tân |
|
|
| Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư. Mô hình BOO, O&M |
- 1 Quyết định 892/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kết quả Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lâm Đồng năm 2015
- 2 Quyết định 3414/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 và định hướng 2025
- 3 Quyết định 3892/QĐ-UBND.NN năm 2015 về điều chỉnh tên và đề cương nhiệm vụ quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2030
- 4 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
- 5 Thông tư liên tịch 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 131/2009/QĐ-TTg về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6 Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7 Thông tư 54/2013/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Quyết định 12/2013/QĐ-UBND quy định đối tượng, mức thu, chế độ quản lý phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9 Thông tư 27/2011/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10 Quyết định 86/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 11 Quyết định 131/2009/QĐ-TTg về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 1837/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt dự toán kinh phí lập Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 13 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 15 Quyết định 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 86/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2 Quyết định 12/2013/QĐ-UBND quy định đối tượng, mức thu, chế độ quản lý phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 1837/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt dự toán kinh phí lập Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 4 Quyết định 3892/QĐ-UBND.NN năm 2015 về điều chỉnh tên và đề cương nhiệm vụ quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2030
- 5 Quyết định 892/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kết quả Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lâm Đồng năm 2015
- 6 Quyết định 3414/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 và định hướng 2025