ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 345/2012/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 20 tháng 3 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế các Quyết định: Quyết định số 1046/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng Ban hành Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 1941/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Khoản 2, Điều 5 của Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 1046/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 2620/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc bãi bỏ Khoản 2, Điều 7 của Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 1046/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị; thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI THUỘC HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO, NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐANG SINH SỐNG TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN; NGƯỜI THUỘC HỘ GIA ĐÌNH CẬN NGHÈO; NGƯỜI THUỘC DIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP BẢO TRỢ XÃ HỘI HÀNG THÁNG; TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 345/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
1. Đối tượng được hưởng chế độ, chính sách bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 13, 14, 17, 20 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế:
a) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
b) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Trẻ em dưới 6 tuổi;
d) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
2. Đối tượng thực hiện phân cấp:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quy định này phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện và cấp xã quản lý thực hiện về bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách BHYT theo quy định tại Khoản 13, 14, 17, 20 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Nguyên tắc của việc phân cấp
1. Thực hiện đảm bảo chính xác, không bỏ sót, không trùng lặp với các loại hình BHYT khác, cấp phát kịp thời cho đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được thụ hưởng chế độ, chính sách BHYT.
2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ BHYT. Trường hợp 1 người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC.
1. Chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT trên địa bàn tỉnh.
2. Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách BHYT theo quy định.
3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT.
4. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định.
Điều 5. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, rà soát, thống kê, lập danh sách tăng giảm đối tượng, thẩm định, phê duyệt danh sách mua thẻ BHYT hàng năm; riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi, lập danh sách tăng giảm đối tượng, thẩm định, phê duyệt danh sách mua thẻ BHYT hàng quý.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chế độ, chính sách mua thẻ BHYT trên địa bàn toàn tỉnh; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, năm hoặc đột xuất.
2. Sở Tài chính: Cấp kinh phí cho các huyện, thị; hướng dẫn phòng Tài chính - Kế hoạch chuyển kinh phí mua thẻ BHYT cho Bảo hiểm xã hội các huyện, thị.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
a) Đối với đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: Trước ngày 30 tháng 8 hàng năm, cung cấp danh sách phát hành thẻ năm trước theo từng xã (bằng đĩa mềm) gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị để làm cơ sở cho việc rà soát, thống kê danh sách tăng, giảm năm tiếp theo.
b) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Cung cấp danh sách phát hành thẻ BHYT hàng quý theo từng xã trước ngày 10 của tháng kế tiếp sau khi kết thúc quý cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để làm cơ sở cho việc rà soát, thống kê danh sách tăng giảm quý tiếp theo.
c) Đối với đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo: Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thị phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn đối tượng tham gia BHYT hàng năm theo quy định.
d) Hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các huyện, thị: Thực hiện in và giao thẻ BHYT cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn mình quản lý; cung cấp danh sách phát thẻ BHYT cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp xã; tiếp nhận, chỉnh sửa và in thẻ mới cho các trường hợp sai thẻ hoặc sót thẻ.
đ) Đôn đốc, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các phòng chuyên môn cấp huyện
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản hướng dẫn của cấp trên cho các xã, phường, thị trấn và mọi người dân trên địa bàn để thực hiện.
b) Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, cấp xã để tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn được chính xác, kịp thời.
c) Chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí mua thẻ BHYT hàng năm; quản lý, theo dõi danh sách đối tượng được hưởng chế độ, chính sách BHYT theo quy định.
d) Phê duyệt danh sách mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quy định này.
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT trên địa bàn mình quản lý.
e) Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, năm và đột xuất về tình hình thực hiện chính sách mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn huyện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan cấp trên.
2. Các phòng chuyên môn cấp huyện
a) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, thống kê danh sách tăng, giảm các trường hợp được hưởng chế độ, chính sách BHYT theo quy định tại Khoản 13, 14, 17, 20 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn mình quản lý. Thẩm định danh sách, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước ngày 05 tháng 12 hàng năm; đối với trẻ em dưới 6 tuổi, thẩm định danh sách, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt trước ngày 15 của tháng kế tiếp sau khi kết thúc quý; giao danh sách tăng, giảm đối tượng mua thẻ BHYT đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt cho Bảo hiểm xã hội huyện, thị để in thẻ;
- Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ mức đóng và mức hỗ trợ bảo hiểm y tế quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ, xây dựng dự toán ngân sách đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quy định này;
- Phối hợp với các phòng, ban của huyện kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 6 tháng, năm hoặc đột xuất.
b) Phòng Tài chính - Kế hoạch:
- Phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch kinh phí mua thẻ BHYT hàng năm; kiểm tra, rà soát sự tăng giảm hàng tháng của các đối tượng; tổng hợp dự toán và quyết toán nguồn kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế hàng năm cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quy định này;
- Vào đầu tháng mỗi quý, căn cứ số tiền đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quy định này để chuyển kinh phí cho bảo hiểm xã hội huyện, thị thực hiện.
c) Bảo hiểm xã hội huyện:
- Tiếp nhận danh sách tăng, giảm đối tượng mua thẻ BHYT đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị phê duyệt do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội giao; in và giao thẻ cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trước 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận danh sách với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cung cấp danh sách phát thẻ BHYT cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp xã; tiếp nhận, chỉnh sửa và in thẻ mới cho các trường hợp sai thẻ hoặc sót thẻ;
- Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện báo cáo quyết toán nguồn kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quy định này theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 7. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chỉ đạo các trưởng thôn, xóm, tổ dân phố rà soát, thống kê danh sách tăng, giảm hàng năm; kiểm tra, đối chiếu xác định đảm bảo đúng người được hưởng chế độ theo quy định.
2. Nhận thẻ BHYT, giao thẻ cho các trưởng thôn, xóm, tổ dân phố để cấp phát cho đối tượng; kiểm tra, phát hiện các trường hợp tăng, giảm; sai, sót thẻ để đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp huyện bổ sung hoặc sửa sai về thẻ BHYT.
Căn cứ vào nội dung Quy định phân cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về chính sách BHYT cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai nội dung Quy định phân cấp quản lý thực hiện BHYT cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
- 1 Quyết định 1046/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2 Quyết định 2620/2010/QĐ-UBND bãi bỏ khoản 2 điều 7 của Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định 1046/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3 Quyết định 1941/2010/QĐ-UBND điều chỉnh khoản 2 Điều 5 Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định 1046/2010/QĐ-UBND
- 4 Quyết định 15/2015/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; trẻ em dưới 6 tuổi; người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5 Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2015
- 6 Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2015
- 1 Quyết định 10/2016/QĐ-UBND quy định mức thù lao và số lượng người làm công tác chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2 Quyết định 51/2015/QĐ-UBND về Quy trình thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 11/2013/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 4 Quyết định 3006/QĐ-CTUBND năm 2011 về sử dụng kinh phí đóng Bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên do tỉnh Bình Định ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế do Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị định 62/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
- 7 Luật bảo hiểm y tế 2008
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 1046/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2 Quyết định 2620/2010/QĐ-UBND bãi bỏ khoản 2 điều 7 của Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định 1046/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3 Quyết định 1941/2010/QĐ-UBND điều chỉnh khoản 2 Điều 5 Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định 1046/2010/QĐ-UBND
- 4 Quyết định 3006/QĐ-CTUBND năm 2011 về sử dụng kinh phí đóng Bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên do tỉnh Bình Định ban hành
- 5 Quyết định 11/2013/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6 Quyết định 15/2015/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý thực hiện bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; trẻ em dưới 6 tuổi; người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7 Quyết định 51/2015/QĐ-UBND về Quy trình thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 8 Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2015
- 9 Quyết định 10/2016/QĐ-UBND quy định mức thù lao và số lượng người làm công tác chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên