Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 348/2003/QĐ-UBT-TX

Vĩnh long, ngày 10 tháng 2 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI DẠY NGHỀ TỈNH VĨNH LONG THỜI KỲ 2002 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 21 tháng 06 năm 1994;

Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP , ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ về việc " Quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề ";

Căn cứ Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg , ngày 11 tháng 04 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc " Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010 ";

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh long lần VII và Nghị quyết số 16/2001/NQ.HĐND-K6, ngày 28 tháng 06 năm 2001 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc " Phê duyệt Chương trình việc làm Tỉnh Vĩnh long giai đoạn 2001 - 2005 ";

Căn cứ đề nghị số: 647/SLĐ.TBXH, ngày 24 tháng 12 năm 2002 của Giám đốc Sở Lao động - TBXH tỉnh Vĩnh long về việc trình phê duyệt dự án quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề Tỉnh Vĩnh long thời kỳ 2002 - 2010.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới dạy nghề Tỉnh Vĩnh long thời kỳ 2002 -2010 với các nội dung sau đây:

1. Tên Dự án quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới dạy nghề Tỉnh Vĩnh long thời kỳ 2002 - 2010.

2. Cơ quan quản lý quy hoạch: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tỉnh Vĩnh long.

3. Những nội dung chủ yếu của quy hoạch mạng lưới dạy nghề Tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2002 - 2010 gồm:

3.1- Một số quan điểm quy hoạch dạy nghề thời kỳ 2002 - 2010:

Xem đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm phát triển nguồn nhân lực;

Gắn đào tạo nghề với chương trình phát triển tổng thể kinh tế xã hội của Tỉnh, của các ngành kinh tế, vùng kinh tế, vùng dân cư, gắn với nhu cầu các doanh nghiệp và thị trường sức lao động;

Gắn đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh;

Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo nghề gắn với yêu cầu của thị trường lao động;

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề;

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, lấy loại hình đào tạo nghề Nhà nước đóng vai trò chủ đạo;

Nhà nước tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề, có cơ chế chính sách hợp lý để huy động và sử dụng các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Tăng cường quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, chú trọng quản lý nâng cao chất lượng đào tạo;

Đầu tư có trọng điểm để tạo nên một số cơ sở đào tạo nghề có chất lượng làm chuẩn mực để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trình độ cao.

Mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề cần có đủ năng lực đào tạo một hoặc hai cấp trình độ (lành nghề và bán lành nghề), thành lập các trung tâm dạy nghề mới ở các huyện chưa có cơ sở dạy nghề

Việc quy hoạch cần xem xét một cách toàn diện cả thành thị và nông thôn, mọi lĩnh vực ngành nghề và mọi loại hình cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn;

Gắn đào tạo nghề với chính sách phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, tăng nhanh học sinh tốt nghiệp phổ thông các cấp vào học nghề;

Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề là quy hoạch mở, có tính chất khung được điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu của thị trường;

3.2- Định hướng chung:

Định hướng đào tạo dài hạn, ngắn hạn:

Đào tạo dài hạn:

Tăng nhanh số lượng đào tạo hàng năm, mở rộng phát triển đào tạo những ngành nghề mới, những ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn;

Đầu tư xây dựng mới một trường dạy nghề làm nhiệm vụ chủ lực đào tạo nghề dài hạn, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội tham gia công tác đào tạo nghề, cơ sở dạy nghề Nhà nước giữ vai trò chính trong công tác đào tạo nghề dài hạn;

Thời gian trước mắt để đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo nghề dài hạn, cần hợp đồng liên kết đào tạo với các đơn vị có chức năng đào tạo nghề dài hạn của trung ương và các tỉnh trong khu vực.

Đào tạo ngắn hạn:

Số lượng, chủng loại nghề đào tạo theo yêu cầu đa dạng của thị trường lao động;

Mỗi huyện trong tỉnh xây dựng một trung tâm dạy nghề đảm nhận vai trò chính trong đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn và đào tạo những nghề mà tư nhân không tham gia đào tạo, khuyến khích hình thành các cơ sở dạy nghề tư nhân, kèm cặp tại nơi sản xuất, vừa học vừa làm ở các cụm dân cư nhất là các xã vùng sâu vùng xa;

Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội tham gia công tác đào tạo nghề, mở rộng và da dạng hóa các loại hình đào tạo nghề;

Định hướng về hệ thống các cơ sở dạy nghề thời kỳ 2002 - 2010:

Từ nay đến năm 2010 xây dựng ba hệ thống dạy nghề:

Hệ thống trường dạy nghề, trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và Dịch vụ việc làm thuộc tỉnh quản lý: làm nhiệm vụ chủ lực trong đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn.

Hệ thống Trường trực thuộc Trung ương: Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo kế hoạch, dự án của cơ quan chủ quản. Ngoài chỉ tiêu đã đào tạo cho tỉnh hàng năm, tỉnh giao thêm chỉ tiêu đào tạo về ngành nghề, số lượng học viên, kinh phí, trường thực hiện đào tạo theo chỉ tiêu giao; tùy theo điều kiện và năng lực, các Trường thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo nghề dài hạn với Tỉnh.

Hệ thống các Trung tâm, cơ sở, lớp dạy nghề tư nhân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cộng đồng trong tỉnh: phát triển mạnh hệ thống dạy nghề này ở các trung tâm huyện, cụm dân cư, thị tứ, trung tâm xã vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nhằm tăng cơ hội học nghề cho người lao động.

3.3- Mục tiêu đào tạo nghề thời kỳ 2002 - 2010:

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 11,32% năm 2001, lên 18% năm 2005, 25% số lao động đang làm việc vào năm 2010, trong đó tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm 7,18% năm 2001, lên 12% năm 2005, 18% số lao động đang làm việc năm 2010

Nâng tỷ lệ đào tạo dài hạn từ 6,56% tổng số đào tạo Công nhân kỹ thuật năm 2001, lên 12% năm 2005, lên 18,78% năm 2010.

3.4- Mục tiêu đào tạo nghề thời kỳ 2002 - 2010:

3.4.1- Đào tạo công nhân kỹ thuật:

Giai đoạn 2002 - 2005: Đào tạo 47.780 công nhân kỹ thuật, trong đó:

+ Đào tạo phục vụ thị trường lao động của Tỉnh: 38.280

+ Đào tạo cung ứng cho xuất khẩu lao động: 2.300

+ Đào tạo cung ứng cho thị trường lao động ngoài Tỉnh: 7.200

Giai đoạn 2006 - 2010: Đào tạo 86.330 công nhân kỹ thuật, trong đó:

+ Đào tạo phục vụ thị trường lao động của Tỉnh: 64.430

+ Đào tạo cung ứng cho xuất khẩu lao động: 6.300

+ Đào tạo cung ứng cho thị trường lao động ngoài Tỉnh: 16.600

3.4.2- Quy mô đào tạo:

Năm 2005: Đạt quy mô đào tạo 14.160 công nhân kỹ thuật, trong đó:

+ Dài hạn: 1.700

+ Ngắn hạn: 12.460

Năm 2010: Đạt quy mô đào tạo 19.700 công nhân kỹ thuật, trong đó:

+ Dài hạn: 3.700

+ Ngắn hạn: 16.000

3.5- Nội dung quy hoạch dạy nghề thời kỳ 2002 - 2010

3.5.1- Hệ thống mạng lưới dạy nghề tỉnh:

Hệ thống trường dạy nghề, trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và Dịch vụ việc làm thuộc Tỉnh quản lý:

Các nghề đào tạo:

+ Dài hạn: Sửa chữa máy động lực; Kỹ thuật điện tử (Điện tử dân dụng, công nghiệp); Cơ khí sửa chữa (tiện, phay, bào, mài); Kỹ nghệ sắt (gò, hàn, rèn); Nguội chế tạo, Nguội sửa chữa; Kỹ thuật điện (điện xí nghiệp, điện dân dụng); Kỹ thuật điện lạnh, Kỹ thuật chăn nuôi thú y; Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, Kỹ thuật trồng trọt; Giao thông vận tải (lái tàu sông, vận hành máy tàu); Sửa chữa ô tô máy kéo - sửa chữa xe gắn máy, điện cơ, mỹ nghệ kim hoàn, may thời trang, may công nghiệp.

+ Ngắn hạn: Các nghề đào tạo như nghề dài hạn và lái xe ô tô, các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; các nghề nữ công gia chánh; các nghề bổ trợ (tin học, ngoại ngữ).

a1- Trường dạy nghề tỉnh Vĩnh Long:

Nhiệm vụ: Đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 2/7 và bậc cao, bồi dưỡng tổ chức thi nâng bậc nghề, dạy nghề ngắn hạn cho người lao động.

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển sinh 1.500 học viên, trong đó dài hạn 500 (bậc cao 100)

+ Năm 2010 tuyển sinh 3.500 học viên, trong đó dài hạn 1.000 (bậc cao 300)

a2- Trường Cao đẳng cộng đồng:

Nhiệmvụ: Đào tạo các nghề ngắn hạn (các nghề kinh tế, nghề bổ trợ, các nghề dịch vụ) cho 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Quy mô đào tạo nghề:

+ Năm 2005 tuyển sinh 500 học viên ngắn hạn

+ Năm 2010 tuyển sinh 800 học viên ngắn hạn

a3- Trường Trung học kỹ thuật lương thực thực phẩm:

Nhiệm vụ: Ngoài đào tạo hệ trung cấp còn đào tạo các nghề Công nhân kỹ thuật bậc 2/7 và bậc cao.

Quy mô đào tạo nghề:

+ Năm 2005 tuyển sinh 400 học viên dài hạn, trong đó bậc cao 100

+ Năm 2010 tuyển sinh 600 học viên dài hạn, trong đó bậc cao 180

a4- Trường Trung học y tế:

Nhiệm vụ: Ngoài đào tạo hệ trung cấp còn đào tạo các nghề ngắn hạn (dược tá, y tá sơ cấp)

Quy mô đào tạo nghề:

+ Năm 2005 tuyển sinh 100 học viên ngắn hạn

+ Năm 2010 tuyển sinh 200 học viên ngắn hạn

a5- Trung tâm dịch vụ việc làm Liên đoàn Lao động:

Nhiệm vụ: Đào tạo các nghề ngắn hạn cung ứng cho thị trường lao động trong tỉnh, xuất khẩu, ngoài Tỉnh.

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển 1.000 học viên ngắn hạn

+ Năm 2010 tuyển 1.200 học viên ngắn hạn

a6- Trung tâm dịch vụ việc làm Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh:

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển 200 học viên ngắn hạn

+ Năm 2010 tuyển 300 học viên ngắn hạn

a7- Trung tâm dịch vụ việc làm Sở Lao động - TBXH:

Nhiệm vụ: Đào tạo các nghề ngắn hạn cung ứng cho thị trường xuất khẩu lao động

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 đào tạo 650 học viên xuất khẩu lao động

+ Năm 2010 đào tạo 800 học viên xuất khẩu lao động

a8- Trung tâm dạy nghề huyện Tam Bình:

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển sinh 480 học viên, trong đó đào tạo dài hạn (liên kết) 80

+ Năm 2010 tuyển sinh 630 học viên, trong đó dài hạn 130

a9- Trung tâm dạy nghề huyện Vũng Liêm:

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển sinh 500 học viên, trong đó đào tạo dài hạn (liên kết) 100

+ Năm 2010 tuyển sinh 650 học viên, trong đó dài hạn 150

a10- Trung tâm dạy nghề huyện Bình Minh:

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển sinh 500 học viên, trong đó đào tạo dài hạn (liên kết) 100

+ Năm 2010 tuyển sinh 650 học viên, trong đó dài hạn 150

a11- Trung tâm dạy nghề Thị xã Bình Minh:

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển sinh 250 học viên, trong đó đào tạo dài hạn (liên kết) 50

+ Năm 2010 tuyển sinh 500 học viên, trong đó dài hạn 100

a12- Trung tâm dạy nghề huyện Trà Ôn:

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển sinh 500 học viên, trong đó đào tạo dài hạn (liên kết) 100

+ Năm 2010 tuyển sinh 650 học viên, trong đó dài hạn 150

a13- Trung tâm dạy nghề huyện Mang Thít:

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển sinh 300 học viên

+ Năm 2010 tuyển sinh 400 học viên

a14- Trung tâm dạy nghề huyện Long Hồ:

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển sinh 250 học viên

+ Năm 2010 tuyển sinh 500 học viên, trong đó dài hạn 100

Hệ thống trường trực thuộc Trung ương:

b1- Trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vĩnh long

Quy mô đào tạo nghề:

+ Năm 2005 tuyển sinh đào tạo 300 công nhân kỹ thuật bậc cao

+ Năm 2010 tuyển sinh đào tạo 500 công nhân kỹ thuật bậc cao

b2- Trường Trung học xây dựng Miền Tây:

Quy mô đào tạo nghề:

+ Năm 2005 tuyển sinh đào tạo 450 học viên dài hạn (bậc cao 200)

+ Năm 2010 tuyển sinh đào tạo 600 học viên dài hạn (bậc cao 300)

b3- Trường dạy nghề số 9:

Quy mô đào tạo:

+ Năm 2005 tuyển 2.800 học viên, trong đó 500 học viên dài hạn (bậc cao 150)

+ Năm 2010 tuyển 3.300 học viên, trong đó 800 học viên dài hạn (bậc cao 300)

Hệ thống các trung tâm, lớp và cơ sở dạy nghề tư nhân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cộng đồng trong tỉnh:

Các nghề đào tạo thay đổi linh hoạt theo nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu học nghề. Các cơ sở dạy nghề có thể mở rộng hay thu hẹp ngành nghề, quy mô đào tạo

+ Năm 2005 quy mô đào tạo 4.020 học viên (ngắn hạn)

+ Năm 2010 quy mô đào tạo 4.500 học viên (ngắn hạn)

3.5.2- Quy mô đào tạo học viên:

Quy mô học viên tốt nghiệp: (xem bảng 1)

Quy mô tuyển sinh đầu vào: (xem bảng 2)

Giai đoạn 2002 - 2005: Đào tạo 47.780 CNKT, trong đó dài hạn 4.530 họcviên.

Giai đoạn 2006 - 2010: Đào tạo 86.330 CNKT, trong đó dài hạn 14.030 học viên

Năm 2002: đào tạo 9.980

+ Dài hạn: 710

+ Ngắn hạn: 9.270

Năm 2003: đào tạo 11.150

+ Dài hạn: 820

+ Ngắn hạn: 10.330

Năm 2004: đào tạo 12.490

+ Dài hạn: 1.300

+ Ngắn hạn: 11.190

Năm 2005: đào tạo 14.160

+ Dài hạn: 1.700

+ Ngắn hạn: 12.460

Năm 2010: đào tạo 19.700

+ Dài hạn: 3.700

+ Ngắn hạn: 16.000

3.5.3- Quy mô đội ngũ giáo viên

Bảng 3

ĐVT: người

Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

2010

Đội ngũ giáo viên

243

280

315

360

560

Giai đoạn 2002 - 2005: Cần thêm 207 giáo viên, đào tạo lại 205 giáo viên

Giai đoạn 2006 - 2010: cần thêm 200 giáo viên, đào tạo lại 440 giáo viên.

3.5.4- Dự trù kinh phí:

Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất:

a1- Giai đoạn 2002 - 2005: dự kiến kinh phí đầu tư là 56,1 tỷ đồng, gồm:

Kinh phí xây dựng mới: 32,5 tỷ đồng

Kinh phí nâng cấp: 18,6 tỷ đồng

a2- Giai đoạn 2006 - 2010: Dự kiến kinh phí đầu tư là 36,5 tỷ đồng (kinh phí nâng cấp gồm xây dựng và bổ sung trang thiết bị)

Kinh phí đào tạo:

b1- Kinh phí đào tạo học viên:

Nguồn ngân sách Trung ương và địa phương:

+ Giai đoạn 2002 - 2005: 12,47 tỷ đồng (cho 2.900 chỉ tiêu)

+ Giai đoạn 2006 - 2010: 32,25 tỷ đồng (cho 7.500 chỉ tiêu)

Nguồn đóng góp từ học phí của người học:

+ Giai đoạn 2002 - 2005: Dự kiến khoảng 24,3 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2006 - 2010: khoảng 57 tỷ đồng

b2- Kinh phí đào tạo đội ngũ giáo viên:

Đào tạo giáo viên mới:

+ Giai đoạn 2002 - 2005: 2,34 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2006 - 2010: 2,8 tỷ đồng

Đào tạo lại giáo viên:

+ Giai đoạn 2002 - 2005: 0,3 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2006 - 2010: 0,66 tỷ đồng

Bảng tổng hợp dự trù kinh phí đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề đến năm 2010:

Bảng 4

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

2001 - 2005

2006 - 2010

1- Đầu tư xây dựng

5,17

21,87

4,76

0,5

32,3

22,0

2- Đầu tư trang thiết bị

3,95

7,5

4,45

2,9

18,8

40,5

3- Kinh phí đào tạo

7,52

8,25

10,64

13,02

39,43

92,71

- Đào tạo học viên

6,76

7,66

10,06

12,29

36,77

89,25

- Đào tạo giáo viên

0,76

0,59

0,58

0,73

2,66

3,46

Tổng cộng

16,64

37,62

19,85

16,42

90,53

155,21

Cơ cấu nguồn kinh phí:

Giai đoạn 2002 - 2005:

+ Vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương: khoảng 61,21 tỷ đồng, chiếm 67,63% tổng vốn đầu tư

+ Vốn từ các nguồn khác (nguồn vốn tư nhân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cộng đồng, học phí): khoảng 29,3 tỷ đồng, chiếm 32,37% tổng vốn đầu tư.

Giai đoạn 2006 - 2010:

+ Vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương: khoảng 82,21 tỷ đồng, chiếm 52,97% tổng vốn đầu tư

+ Vốn từ các nguồn khác (nguồn vốn tư nhân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cộng đồng, học phí): khoảng 73 tỷ đồng, chiếm 47,03% tổng vốn đầu tư.

3.7- Giải pháp thực hiện:

3.7.1- Giải pháp chung:

Quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh Vĩnh long nhằm cân đối gữa nhu cầu học và khả năng dạy nghề nhằm đáp ứng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện thị và Tỉnh Vĩnh long. Để thực hiện việc này cần ứng dụng các giải pháp:

Giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và xã hội

Giải pháp quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh Vĩnh long

Giải pháp về các chính sách đối với đào tạo nghề

Giải pháp xã hội hóa công tác đào tạo nghề

Giải pháp về vốn đầu tư

Giải pháp phát triển đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề đào tạo theo các dự án chuyên biệt, đào tạo theo địa chỉ, coi trọng kết hợp giữa đào tạo với tìm việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp

Giải pháp tăng cường bộ máy tổ chức và năng lực quản lý Nhà nước về đào tạo nghề

Giải pháp phân luồng liên thông trong đào tạo nghề

Giải pháp hình thành Trung tâm thông tin về thị trường lao động tại Tỉnh Vĩnh long

3.7.2- Giải pháp đột phá:

Hoàn thiện tổ chức và quản lý hệ thống, phát triển mạng lưới theo quy hoạch được duyệt trong từng giai đoạn

Hoàn thiện cơ chế, hệ thống văn bản tạo động lực phát triển đào tạo nghề

Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề

3.7.3- Xây dựng và triển khai một số chương trình:

Chương trình nâng cao năng lực đào tạo cho các trung tâm dạy nghề.

Chương trình nâng cao năng lực đào tạo công nhân lành nghề và lành nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động.

Chương trình nâng cao năng lực quản lý đào tạo nghề ở cấp tỉnh, huyện, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao trình độ, lập hệ thống thông tin quản lý đào tạo nghề.

Chương trình liên kết đào tạo với các trường trong và ngoài tỉnh, nước ngoài

Xây dựng chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động.

Điều 2:

Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung quy hoạch này trên địa bàn Tỉnh Vĩnh long

Giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Huyện, Thị xã tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu và cụ thể hóa quy hoạch thành chương trình, kế hoạch tuỳ theo tình hình thực tế của ngành, địa phương mình phụ trách.

(Kèm theo Quy hoạch mạng lưới dạy nghề Tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2002 - 2010)

Điều 3: Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Huyện, Thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
Bộ LĐ-TBXH;
Bộ Kế hoạch &ĐT;
Bộ Tài chính;
TT.TU, TT.HĐND, TT.UBND Tỉnh;
Các Sở, ban, ngành Tỉnh;
UBMTTQ, các Đoàn thể cấp Tỉnh;
UBND các huyện, Thị xã;
Phòng NCTH
Lưu:3.2.2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu