Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3645/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;

Căn cứ Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1207/SKHĐT-KTN ngày 24/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương lập Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2030, như sau:

1. Đề cương: (Chi tiết như phụ kèm theo).

2. Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Thời gian thực hiện: năm 2015.

Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện lập Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho Bạc nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Đông Hải

 

PHỤ LỤC: ĐỀ CƯƠNG

LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐỊNH HƯỚNG 2030
(Theo Thông tư 22/2012/TT-BTNMT ngày 26/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

I. Nguyên tắc lập Kế hoạch quản lý tổng hợp

1. Tuân thủ pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và pháp luật khác có liên quan.

2. Bảo đảm sự quản lý thống nhất liên ngành, liên vùng; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

3. Bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện.

4. Bảo đảm sự tham gia của các bên có liên quan trong quá trình lập Kế hoạch quản lý tổng hợp.

II. Căn cứ lập Kế hoạch quản lý tổng hợp

1. Các căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

2. Kết quả thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp kỳ trước.

III. Các bước lập Kế hoạch quản lý tổng hợp

1. Thành lập Ban Chỉ đạo lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp

1.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp (sau đây gọi chung là Ban Chỉ đạo).

1.2. Ban Chỉ đạo gồm:

a. Trưởng ban là đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định;

b. Phó trưởng ban thường trực là Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường;

c. Thành viên là đại diện Lãnh đạo các sở, ban, ngành và các cơ quan khác có liên quan do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương quyết định.

1.3. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo:

a. Chỉ đạo việc lập, trình phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh Kế hoạch quản lý tổng hợp;

b. Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp;

c. Chỉ đạo đánh giá việc thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp;

d. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp;

đ. Chỉ đạo, hướng dẫn việc điều phối lồng ghép các chương trình, kế hoạch, nguồn lực của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố ven biển trong quá trình thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp;

e. Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp;

h. Ban Chỉ đạo hoạt động theo Quy chế do Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành.

1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực của Ban Chi đạo.

2. Thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng vùng ven biển

2.1. Thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên vùng ven biển, bao gồm:

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, tài nguyên sinh vật, phi sinh vật, đất, nước...);

b. Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên.

2.2. Thông tin, dữ liệu về tình hình kinh tế - xã hội vùng ven biển, bao gồm:

a. Điều kiện kinh tế (cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế...);

b. Đặc điểm văn hóa - xã hội (dân cư, tập quán văn hóa...);

c. Các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

d. Các khu vực dân cư dễ bị tổn thương ở vùng ven biển.

2.3. Thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường vùng ven biển, bao gồm:

a. Hiện trạng chất lượng môi trường vùng ven biển;

b. Các hệ sinh thái dễ bị tổn thương ở vùng ven biển;

c. Quản lý chất thải, các nguồn gây ô nhiễm môi trường vùng ven biển;

d. Thiên tai và sự cố môi trường vùng ven biển (nếu có);

đ. Hiện trạng môi trường các đảo trong vùng ven biển.

2.4. Thông tin, dữ liệu về hiện trạng chính sách, pháp luật, cơ cấu tổ chức, nguồn lực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, bao gồm:

a. Chính sách, pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển;

b. Cơ cấu tổ chức, các nguồn lực thực hiện quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển;

c. Cơ chế phối hợp trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển;

d. Các điều ước quốc tế và các thỏa thuận hợp tác khác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có);

đ. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển.

3. Lập báo cáo hiện trạng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển

Lập báo cáo hiện trạng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển theo Đề cương tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 22/2012/TT-BTNMT ngày 26/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định lập và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển.

4. Xác định mục tiêu của Kế hoạch quản lý tổng hợp

4.1. Mục tiêu của Kế hoạch quản lý tổng hợp bao gồm mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể.

4.2. Mục tiêu của Kế hoạch quản lý tổng hợp phải giải quyết được các tồn tại, mâu thuẫn trong quản lý khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực và nguồn lực triển khai thực hiện, bảo đảm phát triển bền vững.

5. Xác định thứ tự ưu tiên các vấn đề cần giải quyết trong Kế hoạch quản lý tổng hợp

5.1. Các vấn đề cần giải quyết trong Kế hoạch quản lý tổng hợp phải được xác định thứ tự ưu tiên.

5.2. Việc xác định thứ tự ưu tiên các vấn đề cần giải quyết trong Kế hoạch quản lý tổng hợp căn cứ vào các nội dung sau:

a. Tính cấp thiết, tầm quan trọng của vấn đề cần giải quyết;

b. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c. Khả năng về nguồn lực để giải quyết vấn đề;

d. Tính khả thi trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

6. Xây dựng dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp

6.1. Việc xây dựng dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp phải dựa trên nội dung báo cáo hiện trạng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6.2. Kỳ Kế hoạch quản lý tổng hợp là 5 năm.

6.3. Dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp xây dựng theo Đề cương tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 22/2012/TT-BTNMT ngày 26/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định lập và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển.

7. Tổ chức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp

7.1. Dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp phải được lấy ý kiến của các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, xã, thành phố ven biển trong tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đại diện các bên có liên quan.

7.2. Nội dung lấy ý kiến:

a. Mục tiêu quản lý tổng hợp vùng ven biển;

b. Các vấn đề quản lý tổng hợp vùng ven biển;

c. Thứ tự ưu tiên các vấn đề quản lý tổng hợp vùng ven biển;

d. Các giải pháp thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp.

7.3. Thời điểm và hình thức lấy ý kiến:

a. Dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp phải được lấy ý kiến trong quá trình xây dựng và trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b. Căn cứ tình hình thực tế việc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp có thể thực hiện thông qua các hình thức: tổ chức các cuộc họp, trao đổi lấy ý kiến trực tiếp, phát phiếu lấy ý kiến, lấy ý kiến bằng văn bản, đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử của địa phương.

7.4. Dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp trước khi trình phê duyệt phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7.5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý cho dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp.

8. Phê duyệt Kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển

8.1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập hồ sơ Kế hoạch quản lý tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt.

8.2. Hồ sơ trình phê duyệt bao gồm:

a. Tờ trình phê duyệt Kế hoạch quản lý tổng hợp;

b. Dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp;

c. Ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự thảo Kế hoạch quản lý tổng hợp;

d. Bản giải trình tiếp thu các ý kiến góp ý;

đ. Báo cáo hiện trạng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển;

e. Tài liệu khác có liên quan.

8.3. Kế hoạch quản lý tổng hợp sau khi phê duyệt phải gửi cho Bộ Tài nguyên và môi trường để tổng hợp, quản lý.

 

PHỤ LỤC 1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển)

MỞ ĐẦU

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Vị trí địa lý

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Vị trí địa lý khí hậu, thủy văn...

b. Tài nguyên sinh vật, phi sinh vật, đất, nước...

1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng ven biển

a. Điều kiện kinh tế (cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế...)

b. Đặc điểm văn hóa - xã hội (dân cư, tập quán văn hóa...)

1.4. Hiện trạng môi trường vùng ven biển

a. Hiện trạng chất lượng môi trường vùng ven biển

b. Các vùng, hệ sinh thái nhạy cảm, dễ bị tổn thương ở vùng ven biển;

c. Các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vùng ven biển

d. Thiên tai và sự cố môi trường vùng ven biển (nếu có)

1.5. Hiện trạng tài nguyên vùng ven biển

II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN

2.1. Chính sách, pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển

2.2. Cơ cấu tổ chức, các nguồn lực thực hiện quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển

2.3. Cơ chế phối hợp trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển

2.4. Các điều ước quốc tế và các thỏa thuận hợp tác khác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có)

2.5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển

III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN

3.1. Thuận lợi

3.2. Khó khăn

3.3. Kết quả đạt được trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển

3.4. Những vấn đề tồn tại, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển

3.5. Nguyên nhân của những vấn đề

3.6. Các vấn đề cần giải quyết theo phương thức quản lý tổng hợp

IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

4.1. Về chính sách, pháp luật

4.2. Về nguồn lực

4.3. Về khoa học kỹ thuật

4.4. Về hợp tác quốc tế

KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo

 

PHỤ LỤC 2

ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển)

I. SỰ CẦN THIẾT

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Quan điểm chỉ đạo

2. Mục tiêu của Kế hoạch

a. Mục tiêu tổng thể

b. Mục tiêu cụ thể

3. Phạm vi của Kế hoạch

4. Thời hạn Kế hoạch

5. Nội dung của Kế hoạch

a. Mô tả các vấn đề cần giải quyết sắp xếp theo thứ tự ưu tiên;

b. Các nhiệm vụ, đề án, đề tài, chương trình đề xuất thực hiện; lộ trình thực hiện (thời gian bắt đầu và kết thúc).

c. Phương pháp triển khai thực hiện Kế hoạch;

d. Các điều kiện bảo đảm việc triển khai thực hiện Kế hoạch;

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

4.1. Giải pháp về chính sách, pháp luật

4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

4.3. Giải pháp về hợp tác quốc tế

4.4. Giải pháp về nguồn lực

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

5.1. Phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã, thành phố

5.2. Dự toán kinh phí để thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển