ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4757/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 24 tháng 9 năm 2014 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
Căn cứ Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 23/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
Căn cứ Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị ven biển và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4757/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định mục đích, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bản tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan tổ chức có liên quan;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển.
1. Thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh.
2. Tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, bảo đảm phát triển bền vững.
1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất liên ngành, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Việc thực hiện các nhiệm vụ phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan. Các nội dung phối hợp khác để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn trên biển, hải đảo; bảo đảm tính bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; Đồng thời không cản trở các hoạt động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
1. Xây dựng, thực hiện các văn bản hành chính và quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo:
a) Lập chương trình xây dựng các văn bản hành chính và quy phạm pháp luật hàng năm và dài hạn, tổ chức thực hiện chương trình sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức rà soát, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các văn bản hành chính và quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo:
a) Xây dựng, tổ chức lấy ý kiến và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quản lý thống nhất hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo sau khi được phê duyệt;
b) Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo;
c) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
4. Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển, hải đảo:
a) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển, hải đảo;
c) Theo dõi, giám sát và cảnh báo sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng biển, ven biển và hải đảo của tỉnh;
d) Quan trắc biến động, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động bờ biển.
5. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo:
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; phòng, chống thiên tai trên các vùng biển, ven biển và hải đảo của tỉnh;
b) Tổ chức Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, ngày đại dương thế giới.
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo:
a) Điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu biển;
b) Xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường biển, hải đảo, ứng phó sự cố tràn dầu, thích ứng với biến đổi khí hậu.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Kiểm tra, rà soát, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
b) Đề xuất, kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 6. Quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan đề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo báo cáo UBND tỉnh để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp vào Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo Quốc gia;
b) Tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp vào các chương trình kế hoạch liên ngành, liên tỉnh;
c) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được phê duyệt theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Các Sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm:
a) Cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin số liệu cần thiết thuộc ngành, lĩnh vực quản lý phục vụ xây dựng các chương trình, kế hoạch khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trình UBND tỉnh. Đối với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh cung cấp các thông tin, số liệu về vùng cấm khai thác, khu vực hạn chế hoạt động, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh;
b) Đề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;
c) Tham gia ý kiến về dự thảo các chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
d) Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển có trách nhiệm:
a) Cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin số liệu cần thiết phục vụ xây dựng các chương trình, kế hoạch khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
b) Đề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của địa phương gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
c) Tham gia ý kiến về dự thảo các chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 7. Quản lý hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo;
d) Phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
2. Các Sở, ban, ngành có trách nhiệm:
a) Đề xuất nhu cầu điều tra cơ bản tài nguyên biển, hải đảo trong lĩnh vực được giao quản lý gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
b) Phối hợp, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên biển, hải đảo do đơn vị quản lý;
c) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về kết quả điều tra cơ bản tài nguyên biển, hải đảo do đơn vị quản lý, thực hiện và chuyển giao về cơ sở dữ liệu toàn tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để quản lý, đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật;
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển có trách nhiệm:
a) Đề xuất nhu cầu điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường vùng ven biển, hải đảo của địa phương gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo tại địa phương.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì:
a) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan và địa phương ven biển huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trên vùng biển và hải đảo của tỉnh;
c) Tham mưu tổ chức quản lý, bảo vệ vùng bờ biển, xác định các vùng bờ biển dễ bị tổn thương và biến đổi lớn, đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp. Điều tra, đánh giá và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường biển và hải đảo từ các nguồn phát sinh do các hoạt động khai thác, sử dụng biển, hải đảo và các sự cố hoặc thiên tai trên biển;
d) Chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển thực hiện các quy định về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo;
2. Các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển:
a) Cung cấp các thông tin, số liệu về tình hình tác động môi trường, tình hình quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo của ngành, lĩnh vực và địa phương theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường biển, hải đảo theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường khi lập các dự án kinh tế - xã hội liên quan đến biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, hải đảo;
b) Hỗ trợ, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu cho các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Biển Đông, hải đảo tỉnh Nghệ An để đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, hải đảo;
2. Các Sở, ban, ngành có trách nhiệm:
a) Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về pháp luật có liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật về biển, hải đảo;
b) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan báo chí bố trí thời lượng thông tin tuyên truyền pháp luật về tài nguyên môi trường và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Xây dựng chuyên trang tuyên truyền về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trên cổng thông tin điện tử của tỉnh;
c) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn các chủ đề về biển, đảo để tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật thông qua các buổi diễn thuyết, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo quê hương cho các đối tượng học sinh, sinh viên;
d) Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An có trách nhiệm bố trí thời lượng phát sóng, đưa tin, bài, chuyên mục tuyên truyền về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; các sự kiện văn hóa của Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam nhằm đạt hiệu quả tuyên truyền cao;
đ) Các Sở, ban ngành liên quan có trách nhiệm hưởng ứng các sự kiện của Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực biển, hải đảo; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trong phạm vi quản lý. Cung cấp tin bài, tài liệu cho chuyên trang về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trên cổng thông tin điện từ của tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn địa phương;
b) Chỉ đạo cơ quan báo chí địa phương bố trí thời lượng phát sóng, đưa tin, bài, chuyên mục tuyên truyền về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; các sự kiện văn hóa của Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam. Cung cấp các tin, bài, tài liệu của địa phương về biển, hải đảo cho chuyên trang về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Điều 10. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu biển, hải đảo; thăm dò tài nguyên, phát triển khoa học công nghệ biển; phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức phi chính phủ để tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ và hỗ trợ tỉnh Nghệ An trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
c) Tổng hợp kết quả thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về biển, hải đảo hàng năm báo cáo UBND tỉnh.
2. Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện ven biển có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu biển, hải đảo; thăm dò tài nguyên, phát triển khoa học công nghệ biển; phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh;
b) Báo cáo định kỳ hàng năm về kết quả và nhu cầu hợp tác quốc tế về biển, hải đảo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
3. Các cơ quan, tổ chức khác quản lý hoặc chủ trì thực hiện các chương trình, dự án điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, đảo trên địa bàn tỉnh bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước có trách nhiệm báo cáo kết quả và nhu cầu hợp tác trong và ngoài nước về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo do mình thực hiện.
4. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương tăng cường hỗ trợ quảng bá, đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 11. Trách nhiệm báo cáo và nội dung báo cáo
1. Các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện ven biển có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong phạm vi quản lý của mình. Định kỳ hàng năm trước ngày 15/12 báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
2. Nội dung báo cáo bao gồm: Kết quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tại đơn vị; báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc thẩm quyền được giao; báo cáo hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên biển, hải đảo trong lĩnh vực được giao quản lý; báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo, ứng phó khắc phục sự cố môi trường, thiên tai và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trong phạm vi quản lý của đơn vị.
1. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, lực lượng trực thuộc thực hiện phối hợp những nội dung có liên quan được quy định tại Quy chế này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ phối hợp quy định tại Quy chế này.
3. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển có trách nhiệm phối hợp và gửi thông báo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
1. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với quy định hiện hành và thực tiễn tại địa phương./.
- 1 Quyết định 65/2017/QĐ-UBND quy định về cơ chế phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Kế hoạch 159/KH-UBND bảo vệ chủ quyền biển, đảo tỉnh Nghệ An năm 2016
- 3 Quyết định 4946/QĐ-UBND.DC năm 2015 phê duyệt đề cương đề án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4 Quyết định 23/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5 Quyết định 68/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6 Quyết định 3645/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương lập Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển do tỉnh Bình Định ban hành
- 7 Chỉ thị 31/CT-CTUBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước và chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 9 Nghị định 51/2014/NĐ-CP quy định việc giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển
- 10 Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh Khánh Hòa
- 11 Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 12 Quyết định 21/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh Cà Mau
- 13 Quyết định 02/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 14 Quyết định 23/2013/QĐ-TTG về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Thông tư 22/2012/TT-BTNMT quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 16 Luật biển Việt Nam 2012
- 17 Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- 18 Quyết định 47/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 02/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3 Quyết định 21/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh Cà Mau
- 4 Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh Khánh Hòa
- 5 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 6 Chỉ thị 31/CT-CTUBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước và chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Quyết định 23/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 8 Quyết định 68/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9 Quyết định 3645/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương lập Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển do tỉnh Bình Định ban hành
- 10 Quyết định 4946/QĐ-UBND.DC năm 2015 phê duyệt đề cương đề án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11 Kế hoạch 159/KH-UBND bảo vệ chủ quyền biển, đảo tỉnh Nghệ An năm 2016
- 12 Quyết định 65/2017/QĐ-UBND quy định về cơ chế phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi