BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2002/QĐ-BNNPTNT-BVTV | Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2002 |
V/V BAN HÀNH QUI CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ điều 29, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, công bố ngày 08/08/2001;
Căn cứ Nghị định 15/CP Ngày 03 tháng 03 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lí Nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của các ông Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật , Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. - Ban hành kèm theo quyết định này bản quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật nhiệm kỳ 2002 – 2004;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Các quyết định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ;
Điều 3. Ông Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ-Chất lượng sản phẩm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này .
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2002/QĐ-BNN-BVTV ngày 15 tháng 5 .năm 2002 của Bộ trưởng Bộ NN - PTNT)
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG :
Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật là tổ chức tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – PTNT trong lĩnh vực đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; tư vấn để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp –PTNT quyết định ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt nam .
Điều 2. Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật có nhiệm vụ và quyền hạn :
Tư vấn về tiêu chuẩn, chất lượng, về chủng loại, về dạng, thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng; tư vấn về việc hạn chế hoặc cấm sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật quá độc hại, khó phân hủy ở Việt nam;
Tư vấn về chuyên môn kỹ thuật giúp cho việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả, an toàn cho người và môi sinh;
Rà soát các thuốc đã được đăng ký để kịp thời có kiến nghị bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt nam .
II. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT .
Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật gồm đại diện của Bộ Nông nghiệp – PTNT và đại diện các Bộ, Ngành có liên quan được mời (với tư cách là ủy viên Hội đồng) .
Hội đồng có chủ tịch, phó chủ tịch, các ủy viên, tổ thư ký giúp việc và tổ đánh giá kết quả khảo nghiệm.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng
1- Chủ tịch hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn :
Quyết định nội dung, chương trình làm việc và chủ tọa các phiên họp của hội đồng kể cả việc quyết định mời thêm thành phần ngoài hội đồng dự họp;
Ký các văn bản thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trình Bộ Nông nghiệp– PTNT;
Giải quyết công việc của Hội đồng giữa các kỳ họp .
2- Phó Chủ tịch hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn :
Thay mặt chủ tịch hội đồng giải quyết các công việc của hội đồng khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền
3- ủy viên hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn :
Tham gia các kỳ họp, thảo luận, đóng góp ý kiến bằng văn bản hay trực tiếp trao đổi các công việc của hội đồng;
Được cung cấp và sử dụng các tài liệu kỹ thuật có liên quan tới công việc của hội đồng;
Trong nhiệm kỳ hoạt động nếu ủy viên chính thức của Hội đồng được nghỉ theo chế độ hay thuyên chuyển công tác, ủy viên đó được quyền đề xuất và được cơ quan chủ quản chấp thuận bằng văn bản một ủy viên khác cùng đơn vị thay thế .
Điều 3. Tổ đánh giá kết quả ở khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới :
Tổ có trách nhiệm đánh giá các kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới trước khi Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật nhóm họp . Căn cứ kết quả khảo nghiệm, tổ có quyền kiến nghị Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị cho đăng ký loại thuốc đó ở Việt nam .
Điều 4. Tổ thư kí có trách nhiệm :
Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học và trình hội đồng xét duyệt;
Tổ thư ký đảm bảo tính chính xác, tin cậy của các thông tin về hoạt chất, thuốc thương phẩm được cung cấp từ các hãng sản xuất;
Ghi biên bản, lưu giữ biên bản, tư liệu các phiên họp của Hội đồng;
Soạn thảo văn bản có liên quan đến đăng ký thuốc bảo vệ thực vật để Chủ tịch Hội đồng trình Bộ trưởng ký quyết định;
Giải quyết mọi công việc hành chính (tài liệu, in ấn, chuẩn bị địa điểm họp) của Hội đồng .
Điều 5. Phương thức hoạt động của Hội đồng .
Mỗi quí, Hội đồng họp 1 lần vào thời gian thích hợp để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – PTNT quyết định đăng ký chính thức các thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng, hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng trên lãnh thổ Việt nam theo phương thức bỏ phiếu kín . Khi cần có thể họp bất thường . Các Nghị quyết của hội đồng có giá trị khi 75 % trở lên các ủy viên của hội đồng dự họp tán thành;
Đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật mà các tổ chức Quốc tế khuyến cáo có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người, môi trường, thuỷ sản thì phải được sự nhất trí của ủy viên Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật thuộc Bộ, ngành đó;
Trước phiên họp ít nhất 7 – 10 ngày, ủy viên Hội đồng được thông báo nội dung họp và được cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan về nội dung đó. ý kiến đóng góp bằng văn bản của ủy viên Hội đồng được gửi về tổ thư ký để tổng hợp và giải trình trong phiên họp của Hội đồng;
Giữa các kỳ họp, theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp–PTNT Hội đồng có thể xem xét một lần đăng ký bổ sung các thuốc bảo vệ thực vật theo phương thức góp ý bằng văn bản;
Phương thức làm việc của Hội đồng tại hội nghị, là thảo luận dân chủ, công khai, sau đó bỏ phiếu kín;
Các ý kiến trong hội nghị đều được ghi biên bản và do tổ thư ký lưu trữ. Sau đó tóm tắt biên bản phải được chuyển lên Bộ Nông nghiệp–PTNT để báo cáo . Biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch và Tổ thư ký mới có giá trị.
Các ủy viên chính thức, ủy viên được mời của Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật được hưởng mức thù lao của các kỳ họp và các kỳ xét duyệt đăng ký thuốc theo chế độ hiện hành.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
- 1 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Nghị định 73-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3 Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 1993