BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2006/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ THI, CẤP, ĐỔI BẰNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐẢM NHIỆM CHỨC DANH THUYỀN VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA (BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 36/2004/QĐ-BGTVT NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2004 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI)
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường sông Việt
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm nhiệm chức danh của thuyền viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ - BGTVT ngày 23 tháng12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải như sau:
1. Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi bổ sung như sau:
“1. Bằng thuyền trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất, hạng nhì, hạng ba, được ký hiệu tương ứng là T1, T2, T3.
Bằng thuyền trưởng hạng ba gồm hạng ba và hạng ba hạn chế, được ký hiệu tương ứng là T3 và T3 HC.”.
2. Khoản 2 Điều 6 được bổ sung điểm d như sau:
“ d. Các loại chứng chỉ chuyên môn được cấp theo chương trình bồi dưỡng dưới 13 tuần thì phải ghi rõ: “chương trình hạn chế” ở dưới dòng chữ “CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN” và kế sát hàng chữ ghi loại chứng chỉ được cấp.
Bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế phải ghi rõ “ Hạng: BA HẠN CHẾ” và số bằng phải ghi rõ ký hiệu: T3 HC.”.
3. Khoản 1, Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với bằng thuyền trưởng hạng ba, thuyền trưởng hạng ba hạn chế, máy trưởng hạng ba.
a. Đủ 20 tuổi trở lên;
b. Có chứng chỉ thủy thủ theo chương trình đào tạo trên 13 tuần hoặc chứng chỉ lái phương tiện theo chương trình đào tạo trên 13 tuần hoặc bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế và có thời gian nghiệp vụ từ 36 tháng trở lên được dự thi lấy bằng thuyền trưởng hạng ba;
c. Có chứng chỉ thợ máy và thời gian nghiệp vụ thợ máy từ 36 tháng trở lên được dự thi lấy bằng máy trưởng hạng ba;
d. Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện (kể cả chứng chỉ được đào tạo theo chương trình hạn chế ) và có thời gian nghiệp vụ từ 36 tháng trở lên được dự thi lấy bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế.”.
4. Khoản 2 Điều 12 được bổ sung điểm c như sau:
“c. Các cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định, được đào tạo các chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thì được tổ chức kiểm tra, cấp, đổi chứng chỉ chuyên môn tương ứng.”.
5. Điều 13 được bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Các thành viên của Hội đồng kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn do thủ trưởng cơ sở đào tạo đủ điều kiện quy định.”.
6. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Việc đảm nhiệm các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính từ 15 mã lực đến 150 mã lực hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 mã lực thì không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nếu không bố trí máy trưởng độc lập thì thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Trường hợp phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 mã lực đến 400 mã lực nếu không bố trí máy trưởng độc lập thì thuyền trưởng phải có bằng máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.
3. Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện thuỷ nội địa sau đây:
a. Phương tiện chở khách ngang sông có sức chở từ trên 12 người đến 50 người;
b. Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ trên 15 tấn đến 50 tấn;
c. Phương tiện có tổng công suất máy chính từ trên 15 mã lực đến 50 mã lực.”.
7. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ Điều 24. Cục trưởng Cục Đường sông Việt
1. Tổ chức, hướng dẫn phổ biến và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Hướng dẫn các cơ sở đào tạo hoàn thiện điều kiện theo quy định; kiểm tra công nhận cơ sở đủ điều kiện được đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn các chức danh thuyền viên, người lái phương tiện đối với các cơ sở đạt yêu cầu theo quy định; tạm đình chỉ để củng cố hoặc đình chỉ hẳn việc đào tạo các chức danh thuyền viên, người lái phương tiện đối với cơ sở đào tạo không đạt yêu cầu theo quy định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
3. Trong quá trình thực hiện tập hợp các kiến nghị, đề xuất, nghiên cứu trình Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với tình hình thực tế.”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định có liên quan trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận : | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 36/2004/QĐ-BGTVT về "Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 19/2008/QĐ-BGTVT về quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 5 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 1 Quyết định 66/2005/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 2 Quyết định 18/2005/QĐ-BGTVT về trách nhiệm và hình thức xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, thi kiểm tra, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 35/2004/QĐ-BGTVT về điều kiện của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 5 Nghị định 34/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 1 Quyết định 66/2005/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 2 Quyết định 18/2005/QĐ-BGTVT về trách nhiệm và hình thức xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, thi kiểm tra, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 35/2004/QĐ-BGTVT về điều kiện của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành