Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3952/2015/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ MỨC HỖ TRỢ HỌC NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;

Xét đề nghị của liên ngành: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tại Tờ trình số 1870/TTrLN-SLĐTBXH-STC ngày 29/7/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ học nghề cho người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Phạm vi áp dụng: Quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật học nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

b) Đối tượng áp dụng:

- Người khuyết tật đủ 14 tuổi đến dưới 60 tuổi (đối với nam), dưới 55 tuổi (đối với nữ) có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề cần học;

- Các cơ sở dạy nghề đã được cấp có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề” theo quy định, tham gia dạy nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

2. Mức chi phí đào tạo nghề

Quy định mức chi phí đào tạo nghề cho một học viên là người khuyết tật/khóa học nghề theo từng nhóm nghề như sau:

TT

Nghề đào tạo

Thời gian đào tạo/khóa học (tháng)

Mức chi phí đào tạo người/khóa học (đồng)

1

Nhóm 1

04

4.500.000

2

Nhóm 2

03

3.500.000

3

Nhóm 3

03

3.000.000

(Chi tiết từng nhóm nghề có phụ lục 1, 2, 3, 4 kèm theo)

3. Mức ngân sách hỗ trợ cho người khuyết tật tham gia học nghề

a) Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề:

- Mức hỗ trợ: Chi phí đào tạo nghề tối đa cho một học viên là người khuyết tật/khóa học nghề bằng mức chi phí đào tạo nghề được quy định tại Khoản 2, Điều 1, Quyết định này.

- Nội dung chi hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa ở trên, các cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng phương án huy động các nguồn hợp pháp khác để bù chi phí.

b) Mức hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại trong thời gian học nghề:

Người khuyết tật thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại trong thời gian học nghề theo mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

4. Nguồn kinh phí thực hiện.

Nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề, chương trình, đề án liên quan khác của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và ngân sách địa phương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan rà soát, đánh giá nhu cầu học nghề của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu và kinh phí đào tạo nghề cho các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật, trình duyệt theo quy định;

- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề được giao nhiệm vụ dạy nghề cho người khuyết tật trong việc lựa chọn ngành nghề, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo thiết thực và hiệu quả;

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh; định kỳ, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả triển khai, thực hiện.

2. Sở Tài chính: Bố trí kinh phí để triển khai thực hiện đào tạo nghề cho người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa theo kế hoạch và chỉ tiêu đã được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương, các cơ sở đào tạo nghề quản lý và sử dụng kinh phí, đảm bảo đúng mục đích, phát huy hiệu quả tích cực và thanh, quyết toán theo quy định hiện hành của nhà nước.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh tiếp cận giáo dục.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình tích cực tham gia tổ chức triển khai, thực hiện công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật tỉnh.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổng hợp nhu cầu học nghề của người khuyết tật, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho người khuyết tật theo từng nghề, báo cáo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho người khuyết tật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn quản lý.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Các bộ: LĐTB&XH, Tài chính; Tư pháp (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

PHỤ LỤC 1

CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Kèm theo Quyết định số 3952/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Nghề đào tạo

Thời gian đào tạo/khóa học (tháng)

Mức chi phí đào tạo người/khóa học (đồng)

I

Nhóm 1:

 

 

1

Sửa chữa, lắp ráp máy tính

04

4.500.000

2

May công nghiệp

04

4.500.000

3

Điện tử dân dụng

04

4.500.000

4

Điện dân dụng

04

4.500.000

5

Mộc dân dụng

04

4.500.000

6

Mộc mỹ nghệ

04

4.500.000

II

Nhóm 2:

 

 

1

Tin học văn phòng

03

3.500.000

2

Chế tác đá trang sức

03

3.500.000

3

Tranh đá quý

03

3.500.000

4

Thêu ren, đính cườm

03

3.500.000

5

Đan lát thủ công

03

3.500.000

6

Đan vá lưới kéo

03

3.500.000

7

Mây tre đan

03

3.500.000

8

Mây giang xiên

03

3.500.000

9

Dệt chiếu

03

3.500.000

10

Dệt thổ cẩm

03

3.500.000

11

Trồng hoa, cây cảnh

03

3.500.000

12

Trồng nấm

03

3.500.000

13

Trồng cây lương thực, thực phẩm

03

3.500.000

14

Trồng cây ăn quả

03

3.500.000

15

Chăn nuôi gia súc, gia cầm

03

3.500.000

16

Nuôi trồng thủy sản

03

3.500.000

III

Nhóm 3:

 

 

1

Sản xuất tăm, đũa tre, chổi đót

03

3.000.000

2

Tầm quất cổ truyền

03

3.000.000

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ DẠY NGHỀ NHÓM 1
(Kèm theo Quyết định số 3952/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Thời gian đào tạo/khóa học: 04 tháng

Tổng số giờ: 640 giờ, trong đó lý thuyết: 128 giờ, thực hành: 512 giờ.

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (1.000 đồng)

Thành tiền (1.000 đồng)

Ghi chú

 

Tổng chi phí bình quân 01 lớp (20 học viên)

 

 

 

90.006

 

 

Chi phí bình quân 01 học viên

 

 

 

4.503

 

1

Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng và cấp chứng chỉ nghề

 

 

 

3.300

 

1.1

Tuyển sinh

Người

20

50

1.000

 

1.2

Khai giảng, bế giảng

Lần

2

1.000

2.000

 

1.3

Chứng chỉ

Cái

20

15

300

 

2

Chi mua tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề

Người

20

50

1.000

 

3

Thù lao giáo viên, người dạy nghề

 

 

 

33.920

 

3.1

Lý thuyết

Giờ

128

65

8.320

 

3.2

Thực hành

Giờ

512

50

25.600

 

4

Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề

Người

20

1.500

30.000

 

5

Khấu hao TCSĐ phục vụ lớp học

 

 

 

12.000

 

6

Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị dạy nghề (đối với trường hợp dạy nghề lưu động)

Lần

2

1.500

3.000

 

7

Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có)

 

 

 

2.500

 

8

Chi công tác quản lý lớp học (không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo)

 

 

 

4.286

 

Ghi chú: Mức chi phí đào tạo nghề nói trên là mức tối đa cho một khóa đào tạo nghề thời gian 04 tháng.

 

PHỤ LỤC 3

DỰ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ DẠY NGHỀ NHÓM 2
(Kèm theo Quyết định số 3952/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Thời gian đào tạo/khóa học: 03 tháng

Tổng số giờ: 480 giờ, trong đó lý thuyết: 96 giờ, thực hành: 384 giờ.

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (1.000 đ)

Thành tiền (1.000 đ)

Ghi chú

 

Tổng chi phí bình quân 01 lớp (20 học viên)

 

 

 

70.602

 

 

Chi phí bình quân 01 học viên

 

 

 

3.530

 

1

Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng và cấp chứng chỉ nghề

 

 

 

3.300

 

1.1

Tuyển sinh

Người

20

50

1.000

 

1.2

Khai giảng, bế giảng

Lần

2

1.000

2.000

 

1.3

Chứng chỉ

Cái

20

15

300

 

2

Chi mua tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề

Người

20

50

1.000

 

3

Thù lao giáo viên, người dạy nghề

 

 

 

25.440

 

3.1

Lý thuyết

Giờ

96

65

6.240

 

3.2

Thực hành

Giờ

384

50

19.200

 

4

Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề

Người

20

1.000

20.000

 

5

Khấu hao TCSĐ phục vụ lớp học

 

 

 

12.000

 

6

Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị dạy nghề (đối với trường hợp dạy nghề lưu động)

Lần

02

1.500

3.000

 

7

Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có)

 

 

 

2.500

 

8

Chi công tác quản lý lớp học (không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo)

 

 

 

3.362

 

Ghi chú: Mức chi phí đào tạo nghề nói trên là mức tối đa cho một khóa đào tạo nghề thời gian 03 tháng.

 

PHỤ LỤC 4

DỰ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ DẠY NGHỀ NHÓM 2
(Kèm theo Quyết định số 3952/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Thời gian đào tạo/khóa học: 03 tháng

Tổng số giờ: 480 giờ, trong đó lý thuyết: 96 giờ, thực hành: 384 giờ.

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (1.000 đ)

Thành tiền (1.000 đ)

Ghi chú

 

Tổng chi phí bình quân 01 lớp (20 học viên)

 

 

 

59.052

 

 

Chi phí bình quân 01 học viên

 

 

 

2.953

 

1

Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng và cấp chứng chỉ nghề

 

 

 

3.000

 

1.1

Tuyển sinh

Người

20

50

1.000

 

1.2

Khai giảng, bế giảng

Lần

02

1.000

2.000

 

1.3

Chứng chỉ

 

 

 

 

 

2

Chi mua tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề

Người

20

50

1.000

 

3

Thù lao giáo viên, người dạy nghề

 

 

 

25.440

 

3.1

Lý thuyết

Giờ

96

65

6.240

 

3.2

Thực hành

Giờ

384

50

19.200

 

4

Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề

Người

20

800

16.000

 

5

Khấu hao TCSĐ phục vụ lớp học

 

 

 

8.000

 

6

Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có)

 

 

 

2.500

 

7

Chi công tác quản lý lớp học (không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo)

 

 

 

2.812

 

Ghi chú: Mức chi phí đào tạo nghề nói trên là mức tối đa cho một khóa đào tạo nghề thời gian 03 tháng.