Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2016/QĐ-UBND

Long An, ngày 17 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐẶT, ĐỔI TÊN MỘT SỐ ĐƯỜNG CỦA HUYỆN BẾN LỨC VÀ HUYỆN CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

n cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX kỳ họp thứ 2 về đặt, đổi tên một số đường của huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại tờ trình số 1058/TTr-SVHTTDL ngày 08/8/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đặt tên 01 đường trên địa bàn thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức và đổi tên 02 đường trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Bến Lức và Cần Giuộc tổ chức thực hiện, gắn biển tên đường theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND huyện: Bến Lức, Cần Giuộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/8/2016./.

 


Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tinh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Đại biểu QH tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa IX;
- Như Điều 3;
- Phòng KGVX;
- Lưu: VT, MT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Cần

 

PHỤ LỤC

TÊN ĐƯỜNG CỦA THỊ TRẤN BẾN LỨC, HUYỆN BẾN LỨC VÀ HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN
(Kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 của UBND tỉnh)

STT

Tên đường tạm thời

Điểm đầu

Điểm cuối

Độ dài (km)

Bề rộng trung bình (m)

Kết cấu

Tên đường mới

Tóm tắt tiểu sử

Nền rộng

Mặt rộng

I

THỊ TRẤN BẾN LỨC, HUYỆN BẾN LỨC

1

Đường vào Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện

Quốc lộ 1A

Đường Mai Thị Non

0,36

14 (7+3,5 x 2)

7

Bê tông nhựa

Lê Văn Vịnh

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1936-1995), quê quán xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, Thượng úy Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ năm 1962, là đội trưởng trinh sát bộ đội huyện, ông có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu tiêu diệt địch, bắn rơi máy bay, thu nhiều vũ khí. Năm 1967, ông phụ trách vận chuyển vũ khí và hậu cần, đã mưu trí tránh né, đánh địch để đảm bảo an toàn hàng vận chuyển. Ông được tặng thưởng 01 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 02 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba. Sau ngày giải phóng (1975), là Huyện đội phó huyện Bến Lức, ông tiếp tục có nhiều đóng góp trong công tác an ninh trật tự ở địa phương.

II

HUYỆN CẦN GIUỘC

1

Đường Lộ Mới (xã Phước Lý)

Ranh huyện Bình Chánh

Ranh huyện Cần Đước

2,65

5-6

3

Đá cấp phối

Trần Thị Tám

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (1915-1999), quê quán xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, thường trú xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An (quê chồng, từ năm 1932 đến 1999). Mẹ có 5 con là liệt sĩ đều có cống hiến to lớn cho cách mạng và đã hy sinh anh dũng. Gia đình mẹ là cơ sở cách mạng đáng tin cậy.

2

Đường Long Bào

Đường Bà Kiểu

Sông Rạch Dừa (ranh Nhà Bè)

3,38

4

3

Đá cấp phối

Huỳnh Thị Thinh

Chiến sĩ cách mạng (1917 - 2000), quê quán xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc. Bà có cống hiến to lớn cho cách mạng và giữ nhiều trọng trách như Tỉnh ủy viên kiêm Bí thư Huyện ủy Cần Giuộc (1956 - 1957), Phó Ban Phụ vận, ủy viên Ban Dân vận Liên chi ủy viên Khu 2 (1958 - 1967), Phó Bí thư thành ủy Mỹ Tho, Khu ủy viên dự khuyết kiêm Bí thư Thành ủy Mỹ Tho (1967 - 1969). Sau đó, bà bị địch bắt, giam giữ đến năm 1974, rồi ra miền Bắc công tác theo sự chỉ đạo của Đảng.