Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 43/2009/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 09 tháng 6 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, SUẤT ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TRỒNG VƯỜN RỪNG VÀ CHĂN NUÔI ĐỐI VỚI HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH KHÁNH HÒA, GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 02 tháng 02 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 về mức hỗ trợ trồng vườn rừng và chăn nuôi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp thứ 11 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 02 tháng 02 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức hỗ trợ trồng vườn rừng và chăn nuôi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2007 - 2010;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 16/TTr-BDT ngày 16 tháng 02 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn, suất đầu tư và định mức hỗ trợ trồng vườn rừng và chăn nuôi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2007 - 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quy định tiêu chuẩn, suất đầu tư và định mức hỗ trợ trồng vườn rừng và chăn nuôi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2007 - 2010.

Các quy định kèm theo Quyết định này được thực hiện từ năm 2009.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Lâm Phi

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHUẨN, SUẤT ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TRỒNG VƯỜN RỪNG VÀ CHĂN NUÔI ĐỐI VỚI HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH KHÁNH HÒA, GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Điều 1. Những quy định chung

1. Trồng cây lập vườn rừng: Trồng các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp tạo nguyên liệu cho công nghiệp nhằm giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

2. Chăn nuôi: Nuôi bò sinh sản và một số vật nuôi khác.

3. Mức hỗ trợ đầu tư tại Quy định này được đầu tư trực tiếp đến hộ sản xuất, chăn nuôi và thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

4. Hộ gia đình được hỗ trợ đầu tư phải có cam kết không bán cây rừng trồng chưa đến tuổi khai thác; trâu, bò nuôi chưa đủ thời gian theo quy định và trực tiếp quản lý để phát triển kinh tế hộ.

Điều 2. Đối tượng hỗ trợ và phạm vi áp dụng

Hộ đồng bào dân tộc thiểu số bản địa trực tiếp trồng vườn rừng và chăn nuôi gồm:

1. Hộ cư trú ở huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các thôn, xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng.

Khu vực miền núi căn cứ theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc.

2. Hộ nghèo (theo chuẩn nghèo của tỉnh) cư trú ở các thôn, xã đồng bằng.

Điều 3. Tiêu chuẩn và suất hỗ trợ đầu tư

1. Trồng vườn rừng

1.1. Các loại cây trồng: Theo định hướng phát triển của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, có tính đến yếu tố chọn loài cây sớm cho thu hoạch, góp phần xóa đói, giảm nghèo là cây đào ghép, cây keo lai giâm hom, cây neem và một số cây trồng khác; có thể trồng thuần hoặc trồng hỗn giao với các loài cây khác.

1.2. Mỗi chu kỳ sản xuất hỗ trợ thời gian ba (03) năm, gồm 1 năm trồng và 2 năm chăm sóc.

1.3. Sau thời gian nhà nước hỗ trợ đầu tư (ba năm), hộ gia đình có trách nhiệm tiếp tục đầu tư chăm sóc và bảo vệ đến khi thu hoạch. Thời gian thu hoạch các loại cây trồng theo quy định của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.4. Suất hỗ trợ đầu tư trồng 1 ha vườn rừng

1.4.1. Đối với cây keo lai giâm hom (2.000 cây/ha): 4.721.249 đồng/ha

a) Công tác chuẩn bị: 225.000 đồng/ha

- Thiết kế và lập tổng dự toán trồng rừng: 215.000 đồng/ha

(Theo Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/02/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Thẩm định và xét duyệt thiết kế: 10.000 đồng/ha

b) Hỗ trợ đến hộ trồng vườn rừng: 4.302.585 đồng/ha

b.1. Trồng và chăm sóc năm đầu: 2.743.260 đồng/ha

- Cây giống (2.000 cây): 1.186.000 đồng/ha

(Đơn giá theo Quyết định số 1277/QĐ-UBND ngày 27/5/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

- Thuốc bảo vệ thực vật: 87.500 đồng/ha

- Chi phí nhân công: 1.469.760 đồng/ha

b.2. Chăm sóc năm thứ 2: 915.538 đồng/ha

- Chi phí nhân công: 915.538 đồng/ha

b.3. Chăm sóc năm thứ 3: 643.787 đồng/ha

- Chi phí nhân công: 643.787 đồng/ha

c) Kiểm tra nghiệm thu: 25.000 đồng/ha

- Kết quả trồng năm đầu : 9.000 đồng/ha

- Kết quả chăm sóc năm thứ 2: 8.000 đồng/ha

- Kết quả chăm sóc năm thứ 3: 8.000 đồng/ha

d) Chi phí quản lý: 168.664 đồng/ha

d.1. Cấp xã: 42.166 đồng/ha

- Trồng và chăm sóc năm đầu: 25.708 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 2: 9.155 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 3: 7.303 đồng/ha

d.2. Cấp huyện: 84.332đồng/ha

- Trồng và chăm sóc năm đầu: 51.415 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 2: 18.311 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 3: 14.606 đồng/ha

d.3. Cấp tỉnh: 42.166 đồng/ha

- Trồng và chăm sóc năm đầu: 25.708 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 2: 9.155 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 3: 7.303 đồng/ha

1.4.2. Đối với cây đào ghép (200 cây/ha): 4.101.235 đồng/ha

a) Công tác chuẩn bị: 225.000 đồng/ha

- Thiết kế và lập tổng dự toán trồng rừng: 215.000 đồng/ha

(Theo Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/02/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Thẩm định và xét duyệt thiết kế: 10.000 đồng/ha

b) Hỗ trợ đến hộ trồng vườn rừng: 3.703.109 đồng/ha

b.1. Trồng và chăm sóc năm đầu: 2.201.371 đồng/ha

- Cây giống (200 cây): 1.000.000 đồng/ha

(Đơn giá theo Quyết định số 1277/QĐ-UBND ngày 27/5/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

- Phân bón: 160.000 đồng/ha

- Thuốc bảo vệ thực vật: 60.000 đồng/ha

- Chi phí nhân công: 981.371 đồng/ha

b.2. Chăm sóc năm thứ 2: 760.055 đồng/ha

- Phân bón: 80.000 đồng/ha

- Thuốc bảo vệ thực vật: 60.000 đồng/ha

- Chi phí nhân công: 620.055 đồng/ha

b.3. Chăm sóc năm thứ 3: 741.683 đồng/ha

- Phân bón: 80.000 đồng/ha

- Thuốc bảo vệ thực vật : 60.000 đồng/ha

- Chi phí nhân công : 601.683 đồng/ha

c) Kiểm tra nghiệm thu : 25.000 đồng/ha

- Kết quả trồng năm đầu : 9.000 đồng/ha

- Kết quả chăm sóc năm thứ 2 : 8.000 đồng/ha

- Kết quả chăm sóc năm thứ 3 : 8.000 đồng/ha

d) Chi phí quản lý : 148.126 đồng/ha

d.1. Cấp xã : 37.032 đồng/ha

- Trồng và chăm sóc năm đầu : 22.014 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 2 : 7.601 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 3 : 7.417 đồng/ha

d.2. Cấp huyện : 74.062 đồng/ha

- Trồng và chăm sóc năm đầu : 44.027 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 2 : 15.201 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 3 : 14.834 đồng/ha

d.3. Cấp tỉnh : 37.032 đồng/ha

- Trồng và chăm sóc năm đầu : 22.014 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 2 : 7.601 đồng/ha

- Chăm sóc năm thứ 3 : 7.417 đồng/ha

1.4.3. Đối với các cây trồng khác: Suất hỗ trợ đầu tư không quá 5 triệu đồng/ha.

2. Chăn nuôi

2.1. Hỗ trợ đối với những hộ không có điều kiện để trồng vườn rừng (không có đất sản xuất, không có lao động để trồng rừng).

2.2. Suất hỗ trợ đầu tư

a) Chăn nuôi bò:

- Mua 1 con bò cái sinh sản trọng lượng từ 150 kg/con đến 180kg/con;

- Suất hỗ trợ là 5 triệu đồng/con.

b) Chăn nuôi các con vật khác: Tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giá cả trên thị trường tại thời điểm mua.

Điều 4. Định mức hỗ trợ cho 1 hộ

1. Trồng vườn rừng

- Về diện tích: Không quá 2 ha/hộ;

- Về kinh phí: Không quá 10 triệu đồng/hộ.

2. Chăn nuôi

- Về số lượng: Tùy theo từng chủng loại vật nuôi;

- Về kinh phí: Không quá 5 triệu đồng/hộ.

Điều 5.

1. Thực hiện một số nội dung trong suất đầu tư trên

- Đo đạc, xây dựng bản đồ trồng rừng và khảo sát thiết kế: Thực hiện chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu theo quy định;

- Mua cây giống cho trồng vườn rừng: Thực hiện chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu theo quy định;

- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Hỗ trợ bằng hiện vật đến hộ;

- Mua con giống cho chăn nuôi: Thực hiện đấu thầu theo quy định.

2. Trong trường hợp phát sinh cây trồng, vật nuôi mới, giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Trường hợp có biến động về giá cả giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, vật tư nông nghiệp và có sự thay đổi về tiền công lao động, đo đạc, xây dựng bản đồ thiết kế theo quy định của Nhà nước:

- Tỷ lệ biến động dưới 5% so với thời điểm ban hành quy định này, vẫn giữ nguyên suất hỗ trợ đầu tư và giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xem xét quyết định tự điều chỉnh các nội dung trong suất hỗ trợ đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

- Tỷ lệ biến động từ 5% đến dưới 10% so với thời điểm ban hành quy định này, giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã nghiên cứu điều chỉnh suất hỗ trợ đầu tư, đảm bảo mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/ha và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tỷ lệ biến động từ 10% trở lên so với thời điểm ban hành quy định này, giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh mức hỗ trợ.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc

- Là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng vườn rừng và chăn nuôi trong tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thẩm định và xét duyệt hồ sơ thiết kế trồng vườn rừng, phương án chăn nuôi của các huyện.

- Phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện chương trình.

3. Sở Tài chính: Cấp phát, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng và thanh quyết toán của các địa phương, đơn vị bảo đảm theo quy định tài chính hiện hành.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn các quy định về chu kỳ sản xuất và thời gian thu hoạch của các loại cây trồng thuộc rừng sản xuất, để Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các đơn vị có liên quan và nhân dân biết thực hiện; hướng dẫn, chỉ đạo tập huấn kỹ thuật và thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm; phối hợp với Ban Dân tộc thẩm định hồ sơ thiết kế trồng vườn rừng, phương án chăn nuôi của các huyện, thị xã.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch trồng vườn rừng và chăn nuôi trên địa bàn huyện theo đúng quy định;

- Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, giám sát, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ được hỗ trợ cam kết không bán cây rừng trồng chưa đến tuổi khai thác, trâu, bò nuôi chưa đủ thời gian theo quy định; động viên và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình gặp bệnh tật, thiên tai và có hoàn cảnh khó khăn khác; hướng dẫn kỹ thuật, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả;

- Phối hợp với Ban Dân tộc và các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện;

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện trên địa bàn theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm về Ban Dân tộc, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Triển khai thực hiện kế hoạch trồng vườn rừng và chăn nuôi trong xã theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện và các Sở chuyên ngành.

- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến độ thực hiện trên địa bàn theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.

- Kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện ở địa phương./.