Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 440/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 01 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Cà Mau;

Căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 60/TTr-SNV ngày 22 tháng 3 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban TC Tỉnh ủy;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- NC (H) 28/3;
- Lưu: VT, Ktr42/3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Dũng

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định sổ 440/QĐ-UBND ngày 01 tháng 04 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

I. Thực trạng và sự cần thiết phải ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

1. Thực trạng về số lượng và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

a) Cấp tỉnh, cấp huyện:

Tổng số công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh Cà Mau là 22.331 người. Trong đó, công chức 1.910 người, viên chức 20.421 người (số liệu tính đến tháng 6/2012).

- Trình độ chuyên môn: sau đại học 201 người, chiếm 0,9%; đại học 11.268 người, chiếm 50,45%; cao đẳng 2.781 người, chiếm 12,45%; trung cấp 7.077 người, chiếm 31,69%; sơ cấp 189 người, chiếm 0,84%; chưa qua đào tạo 815 người, chiếm 3,64%.

- Lý luận chính trị: cao cấp 696 người, chiếm 3,11%; cử nhân 100 người, chiếm 0,44%; trung cấp 2.091 người, chiếm 9,36%; sơ cấp 29 người, chiếm 0,12%.

- Quản lý nhà nước: chuyên viên cao cấp 81 người, chiếm 0,36%; chuyên viên chính và tương đương 854 người, chiếm 3,82%; chuyên viên và tương đương 11.680 người, chiếm 52,30%; cán sự và tương đương 7.456 người, chiếm 33,38%; nhân viên 2.260 người, chiếm 10,12%.

b) Cấp xã

Tổng số cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã của tỉnh Cà Mau là 4.040 người. Trong đó, cán bộ 1.112 người, công chức 1.051 người, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã 1.877 người (số liệu báo cáo đến tháng 12/2012).

- Trình độ chuyên môn: sau đại học 02 người, chiếm 0,04%; đại học 662 người, chiếm 16,38%; cao đẳng 31 người, chiếm 0,76%; trung cấp 1.629 người, chiếm 40,32%; chưa qua đào tạo 1.716 người, chiếm 42,47%.

- Lý luận chính trị: cao cấp 157 người, chiếm 3,88%; trung cấp: 1.546 người, chiếm 38,26%; chưa qua đào tạo 2.339 người, chiếm 57,89%.

- Chuyên môn quản lý nhà nước: Đại học quản lý hành chính 52 người, chiếm 1,28%; trung cấp quản lý hành chính 223 người, chiếm 5,51%.

2. Sự cần thiết phải ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Hiện nay, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng quản lý hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế; năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; thiếu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng có tính lâu dài. Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 17/5/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng hệ thống chính trị và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

II. Mục tiêu, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, kiến thức hội nhập phù hợp với vị trí công việc của từng cán bộ, công chức, viên chức, để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

b) Mục tiêu cụ thể:

* Đến năm 2015:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện:

+ 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định.

+ 95% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo bồi dưỡng theo chương trình quy định; 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.

+ 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở lên bổ nhiệm lần đầu, bổ nhiệm lại phải đủ chuẩn theo quy định.

+ 70 đến 80% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc.

+ 100% cán bộ chủ chốt cấp xã đạt chuẩn theo quy định và được bồi dưỡng theo chức danh.

+ 95% công chức cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.

+ 70 đến 80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

+ 100% người hoạt động không chuyên trách được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng công tác phù hợp với nhiệm vụ được phân công.

* Đến năm 2020:

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có cơ cấu, số lượng hợp lý; có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. 100% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên tiêu chuẩn quy định; được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng công tác.

2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ và các văn bản có liên quan.

III. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện

a) Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ:

Tổng số là 2.018 người. Trong đó, nghiên cứu sinh 115 người; cao học 1.305 người; chuyên khoa cấp II: 158 người; chuyên khoa cấp I: 500 người. Cụ thể chia theo từng giai đoạn như sau:

- Nghiên cứu sinh: 115 người. Trong đó, năm 2013: 13 người; năm 2014: 20 người; năm 2015: 17 người; giai đoạn 2016 - 2020: 65 người.

- Cao học: 1.305 người. Trong đó, năm 2013: 268 người; năm 2014: 242 người; năm 2015: 271 người; giai đoạn 2016 - 2020: 524 người.

- Chuyên khoa cấp II: 158 người. Trong đó, năm 2013: 03 người; năm 2014: 06 người; năm 2015: 08 người; giai đoạn 2016 - 2020: 141 người.

- Chuyên khoa cấp I: 500 người. Trong đó, năm 2013: 55 người; năm 2014: 57 người; năm 2015: 53 người; giai đoạn 2016 - 2020: 335 người.

b) Về lý luận chính trị

Tổng số là 2.487 người. Trong đó, cao cấp 1.153 người; trung cấp 1.334 người. Cụ thể chia theo từng giai đoạn như sau:

- Cao cấp: 1.153 người. Trong đó, năm 2013: 221 người; năm 2014: 239 người; năm 2015: 233 người; giai đoạn 2016 - 2020: 460 người.

- Trung cấp: 1.334 người. Trong đó, năm 2013: 269 người; năm 2014: 261 người; năm 2015: người; giai đoạn 2016 - 2020: 561 người.

c) Về bồi dưỡng quản lý nhà nước

Tổng số là 2.312 người. Trong đó, chuyên viên cao cấp 301 người; chuyên viên chính 855 người; chuyên viên 1.029 người; cán sự 127 người. Cụ thể chia theo từng giai đoạn như sau:

- Chuyên viên cao cấp: 301 người. Trong đó, năm 2013: 49 người; năm 2014: 44 người; năm 2015: 47 người; giai đoạn 2016 - 2020: 161 người.

- Chuyên viên chính: 855 người. Trong đó, năm 2013: 132 người; năm 2014: 145 người; năm 2015: 194 người; giai đoạn 2016 - 2020: 384 người.

- Chuyên viên: 1.029 người. Trong đó, năm 2013: 246 người; năm 2014: 260 người; năm 2015: 179 người; giai đoạn 2016 - 2020: 344 người.

- Cán sự: 127 người. Trong đó, năm 2013: 54 người; năm 2014: 14 người; năm 2015: 43 người; đến năm 2020: 16 người.

d) Về bồi dưỡng theo chức danh

- Trưởng phòng và tương đương: 320 người. Trong đó, năm 2013: 106 người; năm 2014: 58 người; năm 2015: 49 người; giai đoạn 2016 - 2020: 107 người.

- Phó Trưởng phòng và tương đương: 512 người. Trong đó, năm 2013: 136 người; năm 2014: 99 người; năm 2015: 90 người; giai đoạn 2016 - 2020: 187 người.

e) Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức hội nhập, kiến thức đối ngoại: 5.701 lượt người. Trong đó: năm 2013: 1.459 lượt người; năm 2014: 966 lượt người; năm 2015: 1.017 lượt người; giai đoạn 2016 - 2020: 2.259 lượt người.

g) Bồi dưỡng Anh văn

- Trình độ A: 622 người. Trong đó, năm 2013: 98 người; năm 2014: 89 người; năm 2015: 86 người; giai đoạn 2016 - 2020: 349 người.

- Trình độ B: 912 người. Trong đó, năm 2013: 200 người; năm 2014: 150 người; năm 2015: 180 người; giai đoạn 2016 - 2020: 382 người.

- Trình độ C: 533 người. Trong đó, năm 2013: 118 người; năm 2014: 104 người; năm 2015: 104 người; giai đoạn 2016 - 2020: 207 người.

h) Bồi dưỡng Tin học

- Trình độ A: 208 người. Trong đó, năm 2013: 87 người; năm 2014: 47 người; năm 2015: 34 người; giai đoạn 2016 - 2020: 40 người.

- Trình độ B: 1.003 người. Trong đó, năm 2013: 246 người; năm 2014: 197 người; năm 2015: 192 người; giai đoạn 2016 - 2020: 368 người.

- Tiếng dân tộc: 153 người. Trong đó, năm 2013: 26 người; năm 2014: 30 người; năm 2015: 24 người; giai đoạn 2016 - 2020: 73 người.

2. Đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã

a) Về trình độ chuyên môn

Tổng số là 578 người. Trong đó, cao học 35 người; đại học 522 người, trung cấp chuyên nghiệp 21 người. Cụ thể chia theo từng giai đoạn như sau:

- Đào tạo cao học: 35 người. Trong đó, năm 2013: 04 người; năm 2014: 12 người; năm 2015: 11 người; giai đoạn 2016 - 2020: 8 người.

- Đào tạo đại học: 522 người. Trong đó, năm 2013: 176 người; năm 2014: 152 người; năm 2015: 125 người; giai đoạn 2016 - 2020: 69 người.

- Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: 21 người. Trong đó, năm 2013: 07 người; năm 2014: 13 người; năm 2015: 01 người.

b) Về lý luận chính trị

Tổng số là 750 người. Trong đó, cao cấp 244 người; trung cấp 506 người. Cụ thể chia theo từng giai đoạn như sau:

- Cao cấp: 244 người. Trong đó, năm 2013: 40 người; năm 2014: 65 người; năm 2015: 66 người; giai đoạn 2016 - 2020: 73 người.

- Trung cấp: 506 người. Trong đó, năm 2013: 111 người; năm 2014: 127 người; năm 2015: 100 người; giai đoạn 2016 - 2020: 168 người.

c) Quản lý nhà nước

Tổng số là 609 người. Trong đó, chuyên viên cao cấp 29 người; chuyên viên chính 185 người; chuyên viên 245 người; cán sự 150 người. Cụ thể chia theo từng giai đoạn như sau:

- Chuyên viên cao cấp: 29 người. Trong đó, năm 2013: 01 người; năm 2014: 04 người; năm 2015: 05 người; giai đoạn 2016 - 2020: 20 người.

- Chuyên viên chính: 185 người. Trong đó, năm 2013: 17 người; năm 2014: 29 người; năm 2015: 40 người; giai đoạn 2016 - 2020: 99 người.

- Chuyên viên: 245 người. Trong đó, năm 2013: 47 người; năm 2014: 59 người; năm 2015: 59 người; giai đoạn 2016 - 2020: 80 người.

- Cán sự: 150 người. Trong đó, năm 2013: 36 người; năm 2014: 36 người; năm 2015: 41 người; giai đoạn 2016 - 2020: 37 người.

d) Về Anh văn

- Trình độ A: 357 người. Trong đó, năm 2013: 90 người; năm 2014: 87 người; năm 2015: 75 người; giai đoạn 2016 - 2020: 105 người.

- Trình độ B: 181 người. Trong đó, năm 2013: 48 người; năm 2014: 65 người; năm 2015: 38 người; giai đoạn 2016 - 2020: 30 người.

- Trình độ C: 61 người. Trong đó, năm 2013: 04 người; năm 2014: 17 người; năm 2015: 38 người; giai đoạn 2016 - 2020: 30 người.

e) Về Tin học

- Trình độ A: 298 người. Trong đó, năm 2013: 82 người; năm 2014; 78 người; năm 2015: 31 người; giai đoạn 2016 - 2020: 107 người.

- Trình độ B: 225 người. Trong đó, năm 2013: 88 người; năm 2014: 50 người; năm 2015: 57 người; giai đoạn 2016 - 2020: 30 người.

g) Về bồi dưỡng các chức danh công chức theo Đề án 1956:

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý xây dựng: 159 người. Trong đó, năm 2013: 46 người; năm 2014: 33 người; năm 2015: 39 người; giai đoạn 2016 - 2020: 41 người.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nông nghiệp: 162 người. Trong đó, năm 2013: 39 người; năm 2014: 45 người; năm 2015: 33 người; giai đoạn 2016 - 2020: 45 người.

- Bồi dưỡng kiến thức Công nghệ thông tin: 175 người. Trong đó, năm 2013: 43 người; năm 2014: 45 người; năm 2015: 39 người; giai đoạn 2016 - 2020: 48 người.

- Bồi dưỡng kiến thức Quản lý văn hóa: 156 người. Trong đó, năm 2013: 41 người; năm 2014: 43 người; năm 2015: 32 người; giai đoạn 2016 - 2020: 40 người.

- Bồi dưỡng kiến thức Quản lý lao động - xã hội: 155 người. Trong đó, năm 2013: 36 người; năm 2014: 47 người; năm 2015: 35 người; giai đoạn 2016 - 2020: 37 người.

- Bồi dưỡng kiến thức Địa chính - Môi trường: 153 người. Trong đó, năm 2013: 40 người; năm 2014: 42 người; năm 2015: 32 người; giai đoạn 2016 - 2020: 39 người.

- Bồi dưỡng chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND: 213 người. Trong đó, năm 2013: 62 người; năm 2014: 48 người; năm 2015: 33 người; giai đoạn 2016 - 2020: 70 người.

- Bồi dưỡng chức danh Trưởng Công an xã: 116 người. Trong đó, năm 2013: 34 người; năm 2014: 24 người; năm 2015: 26 người; giai đoạn 2016 - 2020: 32 người.

- Bồi dưỡng chức danh Văn phòng - Thống kê: 132 người. Trong đó, năm 2013: 37 người; năm 2014: 27 người; năm 2015: 27 người; giai đoạn 2016 - 2020: 41 người.

- Bồi dưỡng chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự: 115 người. Trong đó, năm 2013: 35 người; năm 2014: 22 người; năm 2015: 26 người; giai đoạn 2016 - 2020: 32 người.

- Bồi dưỡng chức danh Tài chính - Kế toán: 118 người. Trong đó, năm 2013: 37 người; năm 2014: 23 người; năm 2015: 26 người; giai đoạn 2016 - 2020: 32 người.

- Bồi dưỡng chức danh Tư pháp - Hộ tịch: 128 người. Trong đó, năm 2013: 37 người; năm 2014: 25 người; năm 2015: 26 người; giai đoạn 2016 - 2020: 40 người.

- Bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng và Trưởng các đoàn thể chính trị, xã hội: 512 người. Trong đó, năm 2013: 148 người; năm 2014: 132 người; năm 2015: 110 người; giai đoạn 2016 - 2020: 122 người.

IV. Kinh phí thực hiện:

- Giai đoạn 2013 - 2015: ước tính kinh phí thực hiện khoảng 86.325.000.000 đồng (mỗi năm khoảng 29 tỷ đồng).

- Giai đoạn 2016 - 2020: ước tính kinh phí thực hiện khoảng 90.429.000.000 đồng (mỗi năm khoảng 18 tỷ đồng).

V. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực; xem đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển đồng bộ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

2. Đẩy mạnh công tác đào tạo với phương châm vừa đào tạo, vừa thu hút và đào tạo theo địa chỉ sử dụng, theo chỉ tiêu phân bổ của Ban Tổ chức Trung ương - Đề án 165, Đề án Mêkông 120 và các Đề án khác.

Tiếp tục rà soát lại các chương trình, nội dung gắn với nâng chất lượng, hiệu quả đào tạo cao đẳng, đại học tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh, khắc phục hiện tượng đào tạo theo số lượng, chạy theo bằng cấp. Thực hiện các biện pháp gắn đào tạo với nhu cầu của người học và của xã hội; ưu tiên đào tạo các chuyên ngành tỉnh đang cần, trong đó có cả đào tạo giảng viên trường chính trị, cao đẳng, trung cấp nhằm từng bước chuẩn hóa cán bộ giảng dạy và cán bộ khoa học.

3. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn của từng ngạch cán bộ, công chức và bảo đảm nhiệm vụ chính trị của đơn vị, trên cơ sở đó xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng loại cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch cán bộ; gắn đào tạo, bồi dưỡng với bổ nhiệm theo tiêu chuẩn chức danh quy định. Xác định tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

4. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng hành chính. Trong đó, ưu tiên đào tạo sau đại học đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, tác phong phục vụ nhân dân và khai thác, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để ứng dụng trong quá trình giải quyết công việc, nhằm từng bước hiện đại hóa trong quản lý hành chính Nhà nước.

5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo trong tỉnh; khuyến khích, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho công tác đào tạo; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo. Sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực được giao.

6. Dành một khoản kinh phí thích hợp để ưu tiên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đào tạo sau đại học đối với những ngành tỉnh đang thiếu, những ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ nội dung của Kế hoạch này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau chủ động tiến hành rà soát lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ... của cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình quản lý để tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch được duyệt. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm sát với tình hình thực tế, đảm bảo theo quy hoạch và tiêu chuẩn chức danh của từng cán bộ, công chức, viên chức và quy hoạch tổng thể chung của tỉnh, gửi Sở Nội vụ (đối với khối Nhà nước) và Ban Tổ chức Tỉnh ủy (đối với khối đảng, đoàn thể) để theo dõi và đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung hàng năm của tỉnh.

2. Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thủ trưởng các cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch. Tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch theo từng năm cho phù hợp với thực tiễn; tổ chức sơ, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này theo từng giai đoạn.

3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo Kế hoạch này, trình cấp có thẩm quyền phân bổ theo các cấp ngân sách để tổ chức thực hiện theo từng năm; theo dõi, kiểm tra việc thanh quyết toán, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí này đúng mục đích và có hiệu quả.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học tại các trường trung cấp, cao đẳng trong tỉnh nhằm thực hiện tốt Kế hoạch này.

5. Trường Chính trị tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan biên soạn lại các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, theo vị trí việc làm, theo chức danh lãnh đạo, quản lý. Chủ động nghiên cứu, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

6. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, cơ cấu hợp lý đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt./.