Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 461 /QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 21 tháng 02 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT MỨC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Lao động TBXH Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết dịnh số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của giám đốc các sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính tại Tờ trình liên ngành số 131/TTr-LĐTBXH-TC ngày 29/01/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương cụ thể như sau:

1. Danh mục nghề đào tạo và mức hỗ trợ đào tạo cho từng nghề:

Stt

Nghề đào tạo

Mức hỗ trợ cho 1 người học/ 1 tháng (Đv tính: đồng)

I

Nhóm 1:

 

 

1

Nghề hàn

500.000

 

2

Điện dân dụng

500.000

 

3

Điện công nghiệp

500.000

 

4

Sửa chữa máy nông cụ

500.000

 

5

Kỹ thuật SC thiết bị máy lạnh - Điều hòa không khí

500.000

 

II

Nhóm 2:

 

 

1

Tin học ứng dụng

450.000

 

2

Kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

450.000

 

3

May công nghiệp

450.000

 

4

Dệt

450.000

 

5

Thêu ren, nơ hoa, chế tác đá quí

450.000

 

6

Mộc mỹ nghệ

450.000

 

7

Gốm sứ

450.000

 

8

Quản trị máy tính

450.000

 

9

Lắp ráp điện tử

450.000

 

III

Nhóm 3:

 

 

1

Kế toán doanh nghiệp

400.000

 

2

Thư ký - Nghiệp vụ văn phòng

400.000

 

3

Kế toán thuế

400.000

 

4

Nấu ăn

400.000

 

5

Khách sạn, nhà hàng

400.000

 

6

Kỹ thuật trồng trọt, Bảo vệ thực vật

400.000

 

7

Kỹ thuật chăn nuôi thú y

400.000

 

8

Nuôi thuỷ sản nước ngọt

400.000

 

9

Làm vườn, cây cảnh

400.000

 

IV

Nhóm nghề khác

 

 

 

Những nghề mới phát sinh áp dụng mức hỗ trợ của nhóm nghề cùng loại nêu trên

 

 

2. Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho từng khoá học như sau:

- Đối với đào tạo nghề sơ cấp:

+ Mức hỗ trợ đào tạo nghề thuộc nhóm 1 tối đa là: 1.500.000 đồng/1 học viên/ khóa.

+ Mức hỗ trợ đào tạo nghề thuộc nhóm 2 tối đa là: 1.350.000 đồng/1 học viên/ khóa.

+ Mức hỗ trợ đào tạo nghề thuộc nhóm 3 tối đa là: 1.200.000 đồng/1 học viên/ khóa.

- Đối với dạy nghề dưới 3 tháng, mức hỗ trợ đào tạo nghề được tính theo thời gian thực tế của khóa học.

3. Mức hỗ trợ trên được áp dụng cho cả kinh phí trung ương và kinh phí địa phương.

4. Nội dung chi kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề và các nội dung khác được thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Thông tư số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH.

Điều 2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Lao động TBXH, Tài chính; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Thị Bích Liên