Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 461/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 10 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê và Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện xã;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thống kê tại Tờ trình số 33/TTr-CTK ngày 24/01/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân công các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê theo danh mục và các biểu thống kê (đính kèm).

Điều 2. Căn cứ vào nội dung các chỉ tiêu và các mẫu biểu báo cáo thống kê được phân công, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành giao trách nhiệm cho các phòng, ban, các bộ phận trực thuộc thực hiện; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện theo đúng nội dung các biểu mẫu báo cáo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Thống kê, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ KH&ĐT (TCTK);
- CT, PCT;
- Như Điều 3;
- LĐVP, các Phòng;
- Lưu: VT.(Thg-04/3).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Tòng

 

PHỤ LỤC 24

DANH MỤC CÁC BIỂU BÁO CÁO THỐNG KÊ SỞ, BAN, NGÀNH TƯƠNG ĐƯƠNG
(Phân công thực hiện theo Quyết định số: 461/QĐ-UBND tỉnh ngày 10/3/2013 của UBND tỉnh Bình Phước)

Số TT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

01a/ĐT-T

Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý

Tháng

Ngày 15 tháng sau tháng báo cáo

2

01b/ĐT-T

Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn theo nguồn vốn và khoản mục đầu tư

Quý

Ngày 15 tháng cuối quý sau quý báo cáo

3

01c/ĐT-T

Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn theo nguồn vốn và khoản mục đầu tư

Năm

Ngày 31/3 năm sau năm báo cáo

4

01d/ĐT-T

Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn theo mục đích đầu tư

Năm

Ngày 31/3 năm sau năm báo cáo

5

01e/ĐT-T

Danh mục dự án/công trình thực hiện trong năm

Năm

Ngày 30/4 năm báo cáo

 

Biểu số: 01a/ĐT-T
Ngày nhận báo cáo:
Ngày 15 tháng sau tháng báo cáo

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
Tháng …… năm …..

Đơn vị báo cáo:
Sở, Ban, ngành tương đương
Đơn vị nhận báo cáo:
Cục Thống kê Bình Phước

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

Mã số

Kế hoạch năm

Thực hiện tháng báo cáo

Cộng dần từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Dự tính tháng tiếp theo

A

B

1

2

3

4

TỔNG SỐ

01

 

 

 

 

1. Vốn cân đối ngân sách tỉnh

02

 

 

 

 

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất

03

 

 

 

 

2. Vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu

04

 

 

 

 

3. Vốn nước ngoài (ODA)

05

 

 

 

 

4. Xổ số kiến thiết

 06

 

 

 

 

5. Vốn khác

07

 

 

 

 

Thuyết minh tình hình:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

………, ngày......tháng … năm.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Biểu số: 01b/ĐT-T
Ngày nhận báo cáo:
Ngày 15 tháng cuối quý sau quý báo cáo

THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THEO NGUỒN VỐN VÀ KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ
Quý …… năm …..

Đơn vị báo cáo:
Sở, Ban, ngành tương đương ……………..
Đơn vị nhận báo cáo:
Cục Thống kê Bình Phước

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

Mã số

Thực hiện quý báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

Dự tính quý tiếp theo

A

B

1

2

3

Tổng số

(01=02+05+11+12=15+21+22+23+24)

01

 

 

 

A. Phân theo nguồn vốn

 

 

 

 

1. Vốn ngân sách Nhà nước

02

 

 

 

- Ngân sách trung ương

03

 

 

 

- Ngân sách địa phương

04

 

 

 

2. Vốn vay

05

 

 

 

- Trái phiếu Chính phủ

06

 

 

 

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển (07=08+09)

07

 

 

 

+ Vốn trong nước

08

 

 

 

+ Vốn nước ngoài (ODA)

09

 

 

 

- Vốn vay khác

10

 

 

 

3. Vốn tự có

11

 

 

 

4. Vốn huy động từ các nguồn khác

12

 

 

 

B. Phân theo khoản mục đầu tư

 

 

 

 

Trong đó: + Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong nước

13

 

 

 

+ Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất

14

 

 

 

1. Đầu tư xây dựng cơ bản (15=16+17+18)

15

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

- Xây dựng và lắp đặt

16

 

 

 

- Máy móc, thiết bị

17

 

 

 

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác

18

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

+ Chi đền bù, giải phóng mặt bằng

19

 

 

 

+ Tiền thuê đất hoặc mua quyền sử dụng đất

20

 

 

 

2. Đầu tư mua sắm TSCĐ dành cho sản xuất không qua XDCB

21

 

 

 

3. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

22

 

 

 

4. Đầu tư bổ sung vốn lưu động

23

 

 

 

5. Đầu tư khác

24

 

 

 

 

Thuyết minh tình hình:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

………, ngày......tháng … năm.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Biểu số: 01c/ĐT-T
Ngày nhận báo cáo:
Ngày 31/3 năm sau

THỰC VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THEO NGUỒN VỐN VÀ KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ
Năm ……….…..

Đơn vị báo cáo:
Sở, Ban, ngành tương đương ……………..
Đơn vị nhận báo cáo:
Cục Thống kê Bình Phước

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Mã số

Thực hiện năm báo cáo

A

B

1

Tổng số
(01=02+05+11+12=15+21+22+23+24)

01

 

A. Phân theo nguồn vốn

 

 

1. Vốn ngân sách Nhà nước

02

 

- Ngân sách trung ương

03

 

- Ngân sách địa phương

04

 

2. Vốn vay

05

 

- Trái phiếu Chính phủ

06

 

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển (05=06+07)

07

 

+ Vốn trong nước

08

 

+ Vốn nước ngoài (ODA)

09

 

- Vốn vay khác.

10

 

3. Vốn tự có

 

 

4. Vốn huy động từ các nguồn khác

12

 

B. Phân theo khoản mục đầu tư

 

 

Trong đó: + Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong nước

13

 

+ Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất

14

 

I. Đầu tư xây dựng cơ bản (15=16+17+ 18)

15

 

Chia ra:

 

 

- Xây dựng và lắp đặt

16

 

- Máy móc, thiết bị

17

 

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác

18

 

Trong đó:

 

 

+ Chi đền bù, giải phóng mặt bằng.

19

 

+ Tiền thuê đất hoặc mua quyền sử dụng đất

20

 

2. Đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB

21

 

3. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

22

 

4. Đầu tư bổ sung vốn lưu động

23

 

5. Đầu tư khác

24

 

 

Thuyết minh tình hình:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

………, ngày......tháng … năm.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Biểu số: 01d/ĐT-T
Ngày nhận báo cáo:
Ngày 31/ 3 năm sau

THỰC VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THEO MỤC ĐÍCHĐẦU TƯ
Năm ……….…..

Đơn vị báo cáo:
Sở, Ban, ngành tương đương ……………..
Đơn vị nhận báo cáo:
Cục Thống kê Bình Phước

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tên chỉ tiêu

Mã số

Thực hiện

A

B

1

TỔNG SỐ
(01=02+06+12+37+…+102+106+109

01

 

CHIA THEO MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ (Theo phân ngành kinh tế Việt Nam VSIC 2007)

 

 

A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (02-03+04+05)

02

 

01 .Nông nghiệp và hoạt động, dịch vụ có liên quan

03

 

02. Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan

04

 

03. Khai thác, nuôi trồng thủy sản

05

 

B. Khai khoáng (06=07+08+09+10+11)

06

 

05. Khai thác than cứng và than non

07

 

06. Khai thác dầu thô và khí tự nhiên

08

 

07. Khai thác quặng kim loại

09

 

08. Khai khoáng khác

10

 

09. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng

11

 

C. Công nghiệp chế biến, chế tạo (12=13+14+...+35+36)

12

 

10. Sản xuất, chế biến thực phẩm

13

 

11. Sản xuất đồ uống

14

 

12. Sản xuất sản phẩm thuốc lá

15

 

13. Dệt

16

 

14. Sản xuất trang phục

17

 

15. Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

18

 

16. Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre,nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm rạ và vật liệu tết bện

19

 

17. Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

20

 

18. In, sao chép bản ghi các loại

21

 

19. Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

22

 

20. Sản xuất hoá chất và sản phẩm hóa chất

23

 

21. Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

24

 

22. Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

25

 

23. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

26

 

24. Sản xuất kim loại

27

 

25. Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

28

 

26. Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

29

 

27. Sản xuất thiết bị điện

30

 

28. Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu

31

 

29. Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc

32

 

30. Sản xuất phương tiện vận tải khác

33

 

31. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

34

 

32. Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

35

 

33. Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị

36

 

D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí (37=38)

37

 

35. Sản xuất vả phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

38

 

E. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (39=40+41+42+43)

39

 

36. Khai thác, xử lý và cung cấp nước

40

 

37. Thoát nước và xử lý nước thải

41

 

38. Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu

42

 

39. Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

43

 

F. Xây dựng (44=45+46+47)

44

 

41. Xây dựng nhà các loại

45

 

42. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

46

 

43. Hoạt động xây dựng chuyên dụng

47

 

G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (48=49+50+51)

48

 

45. Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

49

 

46. Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

50

 

47. Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

51

 

H. Vận tải, kho bãi (52=53+54+55+56+57)

52

 

49. Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống

53

 

50. Vận tải đường thủy

54

 

51. Vận tải hàng không

55

 

52. Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải

56

 

53. Bưu chính và chuyển phát

57

 

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống (58-59+60)

58

 

55. Dịch vụ lưu trú

59

 

56. Dịch vụ ăn uống

60

 

J. Thông tin và truyền thông (61=62+63+...+66+67)

61

 

58. Hoạt động xuất bản

62

 

59. Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc

63

 

60. Hoạt động phát thanh, truyền hình

64

 

61. Viễn thông

65

 

62. Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính

66

 

63. Hoạt động dịch vụ thông tin

67

 

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (68=69+70+71)

68

 

64. Hoạt động dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)

69

 

65. Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc)

70

 

66. Hoạt động tài chính khác

71

 

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản (72=73)

72

 

68. Hoạt động kinh doanh bất động sản

73

 

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (74=75+76+. .+81)

74

 

69. Hoạt động pháp luật, kế toán và kiểm toán

75

 

70. Hoạt động của trụ sở văn phòng; hoạt động tư vấn quản lý

76

 

71. Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích kỹ thuật

77

 

72. Nghiên cứu khoa học và phát triển

78

 

73. Quảng cáo và nghiên cứu thị trường

79

 

74. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác

80

 

75. Hoạt động thú y

81

 

N. Hoạt đông hành chính và dịch vụ hỗ trợ (82=83+84+...+87+88)

82

 

77. Cho thuê máy móc thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản vô hình phi tài chính

83

 

78. Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm

84

 

79. Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

85

 

80. Hoạt động điều tra bảo đảm an toàn

86

 

81. Hoạt động dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan

87

 

82. Hoạt động hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác

88

 

Q. Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quân lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc (89=90)

89

 

84. Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã hội bắt buộc

90

 

P. Giáo dục và đào tạo (91=92)

91

 

85. Giáo dục đào tạo

92

 

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (93=94+95+96).

93

 

86. Hoạt động y tế

94

 

87. Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung

95

 

88. Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung

96

 

R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (97=98+99+100+101)

97

 

90. Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

98

 

91. Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác

99

 

92. Hoạt động xổ số, cá cược và đánh bạc

100

 

93. Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí

101

 

S. Hoạt động dịch vụ khác (102=103+104+105)

102

 

94. Hoạt động của các hiệp hội, tổ chức khác

103

 

95. Sửa chữa máy vi tính, đồ/đùng cá nhân và gia đình

104

 

96. Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác

105

 

T. Hoạt động làm thuê công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (106=107+108)

106

 

97. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình

107

 

98. Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

108

 

U. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế (109=110)

109

 

99. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

110

 

 

Thuyết minh tình hình:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

………, ngày......tháng … năm.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Biểu số: 01e/ĐT-T
Ngày nhận báo cáo:
Ngày 30/4 năm sau

DANH MỤC DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH THỰC HIỆN TRONG NĂM
Năm ……….…..

Đơn vị báo cáo:
Sở, Ban, ngành tương đương ……………..
Đơn vị nhận báo cáo:
Cục Thống kê Bình Phước

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên dự án

Nhóm dự án

Năm khởi công -hoàn thành

Tổng mức vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt (Triệu đồng)

Dự tính vốn đầu tư thực hiện trong năm báo cáo (Triệu đồng)

A

B

C

D

1

2

I

Dự án do Bộ, ngành quản lý

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

…………………

 

 

 

 

II

Dự án do địa phương quản lý

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

2. .

 

 

 

 

 

 

………………….

 

 

 

 

 

Thuyết minh tình hình:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

………, ngày......tháng … năm.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BIỂU SỐ 01A/ĐT-T: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

1. Phạm vi: Thống kê các dự án/công trình do Các  sở và các đơn vị tương đương sở như Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,...bao gồm cả Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Nội dung:

a. Vốn cân đối ngân sách của tỉnh/thành phố: Là khoản vốn thuộc ngân sách nhà nước địa phương cấp tỉnh tự cân đối để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa phương mình như đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật; các khoản đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

b. Vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu: Là khoản vốn đầu tư từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho địa phương theo các chương trình, dự án đầu tư có mục tiêu của nhà nước.

c. Vốn nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức, gọi tắt là ODA): Là nguồn vốn được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ.

Tại biểu báo cáo 01/TH-VĐT-T, phần “Vốn nước ngoài” của tỉnh là khoản được phân bổ hàng năm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức do địa phương quản lý và tỉnh không phải hoàn trả, không tính đến điều kiện là nhà nước có phải hoàn trả hay không hoàn trả khoản này.

d. Xổ số kiến thiết: Là nguồn thu trích từ xổ số kiến thiết địa phương đưa vào để đầu tư phát triển.

e. Vốn khác: Là các nguồn vốn được huy động từ ngân sách nhà nước ngoài 3 khoản đầu tư phát triển của tỉnh đã ghi ở trên, như các nguồn vốn từ:

- Quỹ dự phòng ngân sách trung ương: Là dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán.

- Quỹ dự phòng tài chính: Được lập từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm, và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách.

Trong biểu báo cáo này chỉ tính khoản quỹ dự phòng ngân sách trung ương, quỹ dự phòng tài chính thực tế chi cho đầu tư phát triển.

- Tạm ứng và chi trước kế hoạch: Là khoản từ kế hoạch ngân sách nhà nước của các năm sau ứng trước, cho năm thực hiện nhằm mục đích hoàn thành các công trình, dự án của nhà nước có khả năng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm thực hiện.

- Các khoản vốn khác ngoài các khoản ở trên thuộc ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư phát triển trong kỳ.

3. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số liệu kế hoạch năm vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh phân bổ cho sở ngành.

- Cột 2: Ghi số liệu thực hiện vốn ngân sách nhà nước tháng báo cáo.

- Cột 3: Ghi số liệu vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cộng dồn từ đầu năm đến tháng báo cáo.

- Cột 4: Ghi số liệu dự tính vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện tháng tiếp theo.

* Lưu ý: Chỉ thống kê các dự án do cấp tỉnh phê duyệt quyết định đầu tư, không tính các dự án do cấp trung ương (bộ ngành trung ương) phê duyệt.

4. Nguồn số liệu:

- Các báo cáo thực hiện kế hoạch vốn của các sở ngành cấp tỉnh và phòng ban cấp huyện gửi báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm căn cứ để Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2007/TT-BKH ngày 09/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Kế hoạch vốn ngân sách hàng năm do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

 

Biểu số 01b/ĐT-T: THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THEO NGUỒN VỐN VÀ KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ

1. Phạm vi: Thống kê các dự án/công trình do các sở và các đơn vị tương đương thực hiện (bao gồm cả các dự án do cấp trung ương và cấp địa phương phê duyệt), không thống kê đối với các dự án/công trình của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở

2. Nội dung chỉ tiêu và Cách ghi biểu

Thực hiện vốn đầu tư phát triển: Vốn đầu tư phát triển là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm), vốn đầu tư phát triển bao gồm:

a. Vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định: Là khoản đầu tư làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, bao gồm vốn đầu tư xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và đầu tư cho sửa chữa lớn tài sản cố định (tức là những chi phí bằng tiền để mở rộng, xây dựng lại, khôi phục hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định của nền kinh tế). Toàn bộ chi phí cho việc thăm dò, khảo sát thiết kế và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc thiết bị cũng được tính vào khoản mục này.

b. Vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động: Là khoản đầu tư duy trì và phát triển sản xuất bao gồm vốn đầu tư mua nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản. Đây là khoản vốn lưu động được bổ sung trong kỳ nghiên cứu.

c. Vốn đầu tư phát triển khác: Bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố là tăng tài sản cố định, tài sản lưu động còn yếu tố tăng nguồn lực khác như: nâng cao dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác như chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình; Chương trình bảo vệ động vật quý hiếm; Chương trình phổ cập giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; Chương trình xóa đói giảm nghèo v.v...

Vốn đầu tư phát triển còn bao gồm cả vốn chi mua các tài sản quý hiếm, dự trữ vàng dưới dạng hàng hóa.

Cột A:

I. Chia theo nguồn vốn

1. Vốn ngân sách nhà nước: Là khoản chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc ngân sách nhà nước (gồm ngân sách nhà nước trung ương, ngân sách nhà nước địa phương) cấp theo quy định của pháp luật.

Vốn ngân sách nhà nước chia theo hai nguồn:

- Ngân sách nhà nước Trung ương do Bộ, Ngành quản lý và chịu trách nhiệm thực hiện các dự án/công trình trên phạm vi cả nước.

- Ngân sách nhà nước địa phương do chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, xã quản lý và chịu trách nhiệm thực hiện các dự án/công trình trên địa bàn mình.

2. Vốn vay

a. Trái phiếu Chính phủ:

Vốn vay từ nguồn Trái phiếu Chính phủ để thực hiện đầu tư các dự án/công trình. Chỉ ghi số liệu nguồn vốn từ Trái phiếu Chính phủ thực hiện cho đầu tư phát triển, không thu thập Trái phiếu Chính phủ dùng cho các mục đích khác.

b. Vốn tín dụng đầu tư phát triển:

- Vốn trong nước gồm:

+ Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: Là vốn mà đơn vị chủ đầu tư vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính...) hoặc định chế tài chính được chỉ định (do chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ bảo lãnh).

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Là vốn mà chủ đầu tư vay hưởng lãi suất ưu đãi hoặc không có lãi suất để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.

- Vốn nước ngoài (ODA): Là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ. ODA gồm có: Cho vay không hoàn lại, vay ưu đãi và hỗn hợp.

+ ODA cho vay không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ.

+ ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

+ ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35 % đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

ODA trong nguồn tín dụng đầu tư phát triển là khoản phải hoàn lại theo các điều kiện ưu đãi nêu trên.

e. Vốn vay khác: Là số tiền đầu tư mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã tính ở mục trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức và cá nhân dân cư khác, vay của công ty mẹ.

Việc xác định ngân hàng trong nước hay ngân hàng nước ngoài căn cứ vào lãnh thổ mà ngân hàng đặt địa điểm.

3. Vốn tự có: Là nguồn vốn được hình thành từ vốn tích lũy thuộc sở hữu của Chủ doanh nghiệp, từ lợi nhuận của doanh nghiệp trích ra để đầu tư từ thanh lý tài sản, từ nguồn vốn khấu hao TSCĐ, từ các Quỹ của DN, từ hình thức huy động vốn cổ phần, vốn góp liên doanh của các bên đối tác liên doanh.

4. Vốn huy động từ các nguồn khác: Như đóng góp tự nguyện, biếu tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; Nguồn vốn huy động ngoài các nguồn đã ghi ở trên.

B. Chia theo khoản mục đầu tư

1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Toàn bộ vốn bỏ ra để cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng công trình, chuẩn bị đầu tư, thiết kế; chi xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị; các chi khác được ghi trong tổng dự toán (bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:

- Vốn xây dựng và lắp đặt (vốn xây lắp).

- Vốn mua sắm thiết bị máy móc (vốn thiết bị).

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác.

a. Vốn xây dựng và lắp đặt bao gồm:

+ Chi phá và tháo dỡ các vật liệu kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu được thu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư).

+ Chỉ san lấp mặt bằng xây dựng.

+ Chi xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà xưởng...), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có).

+ Chi xây dựng các hạng mục công trình như làm mới, mở rộng, cải tạo và khôi phục các công trình xây dựng (bao gồm cả việc lắp ghép các cấu kiện trên mặt bằng xây dựng). Các hoạt động như đóng cọc, đổ khung, đổ bê tông, ốp đá, bắc giàn giáo, lợp mái, sửa chữa làm thay đổi hoặc mở rộng các công trình... đều được đưa vào nhóm này.

+ Chi lắp đặt thiết bị gồm: Lắp đặt trang thiết bị vật dụng mà chức năng xây dựng phải làm, những hoạt động này thường được thực hiện tại chân công trình xây dựng. Chi phí lắp đặt thiết bị còn bao gồm cả chi phí cho thăm dò, lắp đặt các hệ thống lò sưởi, điều hòa nhiệt độ, thiết bị thông gió, chống ẩm, lắp đặt ăng ten, hệ thống báo động và các công việc khác thuộc về điện, hệ thống ống tưới nước, thang máy, cầu thang tự động, lắp đặt ống dẫn trong xử lý công nghiệp, lắp máy lạnh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống tín hiệu,...

+ Hoàn thiện công trình xây dựng gồm: Các hoạt động khác nhau có liên quan đến hoàn thiện hoặc kết thúc một công trình như lắp kính, trát vữa, quét vôi, trang trí, lát sàn, hoàn thiện phần mộc, công việc kiến trúc âm thanh, làm sạch ngoại thất.., kể cả việc tu sửa các loại trang thiết bị đã đề cập ở trên.

- Chi di chuyển thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có).

b. Vốn mua sắm thiết bị máy móc bao gồm toàn bộ chi phí để mua sắm thiết bị, máy móc dụng cụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, thí nghiệm... (kể cả thiết bị cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp đặt). Nội dung vốn thiết bị có:

+ Chi mua sắm thiết bị công nghệ gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt), kể cả phần đường ống, đường dây trực thuộc máy móc.

+ Chi mua những dụng cụ dùng trong sản xuất (bàn thờ, đá mài,...) dụng cụ đo lường, thiết bị trong phòng thí nghiệm, dụng cụ phục vụ quản lý kinh doanh (máy tính, máy in,...).

+ Chi vận chuyển từ nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường; chi phí gia công, kiểm tra thiết bị, máy móc khi đưa vào lắp.

+ Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

c. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác: Ngoài vốn xây lắp và thiết bị, trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn có một bộ phận vốn đầu tư khác là:

- Vốn khác cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

+ Chi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi.

+ Chi tuyên truyền, quảng cáo (nếu có).

+ Chi nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án đầu tư.

+ Lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

- Vốn khác ở giai đoạn thực hiện đầu tư:

+ Chi khởi công công trình (nếu có).

+ Chi đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai   hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi).

+ Tiền thuê đất hoặc mua quyền sử dụng đất.

+ Chi khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếu có), chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và các chi phí tư vấn khác,...

+ Chi cho hoạt động của ban quản lý dự án.

+ Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình (nếu có).

+ Chi kiểm định vật liệu vào công trình (nếu có).

+ Chi lập, thẩm tra đơn giá dự toán; chi phí quản lý.

+ Chi bảo hiểm công trình.

+ Lệ phí địa chính.

+ Lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công, tổng dự toán công trình.

- Vốn khác ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:

+ Chi thực hiện việc quy đổi vốn; thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình.

+ Chi tháo đỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ giá trị thu hồi),..

+ Chi thu dọn vệ sinh công trình; tổ chức nghiệm thu khánh thành và bàn giao công trình.

+ Chi đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có).

+ Chi thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có).

+ Chi nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được),...

2. Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB: Toàn bộ chi phí mua TSCĐ bổ sung thêm trong quý nhưng không qua hoạt động XDCB như: Mua nhà dùng cho văn phòng hoặc làm nhà xưởng, mua thêm thiết bị máy móc đơn lẻ bổ sung cho dây chuyền sản xuất hoặc ô tô để chở công nhân,...

Lưu ý: Đối với giá trị của thiết bị máy móc, nếu mua sắm thuộc nguồn vốn XDCB (thiết bị gắn với công trình xây dựng) thì tính vào “vốn đầu tư XDCB”. Nếu mua sắm thiết bị lẻ không thuộc vốn của một công trình xây dựng, thì ghi vào mục này.

3. Vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: Toàn bộ chi phí thực tế trong quý cho công việc sửa chữa TSCĐ của chủ đầu tư (gồm chi phí phải thanh toán cho bên ngoài và chi phí cho phần đơn vị chủ đầu tư tự làm).

Nguồn chi phí thường lấy từ vốn tự có (nguồn vốn khấu hao TSCĐ).

4. Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động:

Là số tiền thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư để bổ sung thêm vào vốn lưu động trong kỳ nghiên cứu.

5. Vốn đầu tư khác: Bao gồm vốn đầu tư của các dự án hỗ trợ kỹ thuật, vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực,.. ;

*Cột B: Mã số: Ghi theo mã số đã quy định cho từng chỉ tiêu tương ứng đã ghi ở cột A.

*Cột 1: Ghi số thực hiện của quý báo cáo

*Cột 2: Ghi số cộng dồn từ đầu năm đến quý báo cáo

*Cột 3: Ghi số dự tính thực hiện của quý tiếp theo.

3. Nguồn số liệu

- Các báo cáo thực hiện kế hoạch vốn của các sở ngành cấp tỉnh và phòng ban cấp huyện gửi báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm căn cứ để Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2007/TT-BKH ngày 09/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Kế hoạch vốn ngân sách hàng năm do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Các hợp đồng kinh tế, sổ sách theo dõi công trình và dự án về tình hình thực hiện vốn đầu tư.

- Những chứng từ thanh toán giữa chủ đầu tư với bên nhận thầu, những chứng từ thanh toán các chi phí mà dự án đã thực hiện.

Biểu số 01c/ĐT-T: THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THEO NGUỒN VỐN VÀ KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ

1. Phạm vi: Thống kê các dự án/công trình do các sở và các đơn vị tương đương thực hiện (bao gồm cả các dự án do cấp trung ương và cấp địa phương phê duyệt), không thống kê đối với các dự án/công trình của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở.

2. Nội dung chỉ tiêu và Cách ghi biểu

Thực hiện vốn đầu tư phát triển: Vốn đầu tư phát triển là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm), vốn đầu tư phát triển bao gồm:

a. Vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định: Là khoản đầu tư làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, bao gồm vốn đầu tư xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và đầu tư cho sửa chữa lớn tài sản cố định (tức là những chi phí bằng tiền để mở rộng, xây dựng lại, khôi phục hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định của nền kinh tế). Toàn bộ chi phí cho việc thăm dò khảo sát thiết kế và qui hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc thiết bị cũng được tính vào khoản mục này.

b. Vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động: Là khoản đầu tư duy trì và phát triển sản xuất bao gồm vốn đầu tư mua nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản. Đây là khoản vốn lưu động được bổ sung trong kỳ nghiên cứu.

c. Vốn đầu tư phát triển khác: Bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố là tăng tài sản cố định, tài sản lưu động còn yếu tố tăng nguồn lực khác như: nâng cao dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác như chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình; Chương trình bảo vệ động vật quý hiếm; Chương trình phổ cập giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; Chương trình xóa đói giảm nghèo v.v...

Vốn đầu tư phát triển còn bao gồm cả vốn chi mua các tài sản quý hiếm, dự trữ vàng dưới dạng hàng hoá.

*Cột A:

1. Chia theo nguồn vốn

1. Vốn ngân sách nhà nước: Là khoản chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc ngân sách nhà nước (gồm ngân sách nhà nước trung ương, ngân sách nhà nước địa phương) cấp theo quy định của pháp luật.

Vốn ngân sách nhà nước chia theo hai nguồn:

- Ngân sách nhà nước Trung ương do Bộ, Ngành quản lý và chịu trách nhiệm thực hiện các dự án/công trình trên phạm vi cả nước.

- Ngân sách nhà nước địa phương do chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, xã quản lý và chịu trách nhiệm thực hiện các dự án/công trình trên địa bàn mình.

2. Vốn vay

a. Trái phiếu Chính phủ:

Vốn vay từ nguồn Trái phiếu Chính phủ để thực hiện đầu tư các dự án/công trình. Chỉ ghi số liệu nguồn vốn từ Trái phiếu Chính phủ thực hiện cho đầu tư phát triển, không thu thập Trái phiếu Chính phủ dùng cho các mục đích khác.

b. Vốn tín dụng đầu tư phát triển:

- Vốn trong nước gồm:

+ Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: Là vốn mà đơn vị chủ đầu tư vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính...) hoặc định chế tài chính được chỉ định (do chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ bảo lãnh).

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Là vốn mà chủ đầu tư vay hưởng lãi suất ưu đãi hoặc không có lãi suất để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.

- Vốn nước ngoài (ODA): Là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ. ODA gồm có: Cho Vay không hoàn lại, vay ưu đãi và hỗn hợp.

+ ODA cho vay không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ.

+ ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi); Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

+ ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35 % đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

ODA trong nguồn tín dụng đầu tư phát triển là khoản phải hoàn lại theo các điều kiện ưu đãi nêu trên.

c. Vốn vay khác: Là số tiền đầu tư mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã tính ở mục trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức và cá nhân dân cư khác, vay của công ty mẹ.

Việc xác định ngân hàng trong nước hay ngân hàng nước ngoài căn cứ vào lãnh thổ mà ngân hàng đặt địa điểm.

3. Vốn tự có: Là nguồn vốn được hình thành từ vốn tích lũy thuộc sở hữu của Chủ doanh nghiệp, từ lợi nhuận của doanh nghiệp trích ra để đầu tư từ thanh lý tài sản, từ nguồn vốn khấu hao TSCĐ, từ các Quỹ của DN, từ hình thức huy động vốn cổ phần, vốn góp liên doanh của các bên đối tác liên doanh.

4. Vốn huy động từ các nguồn khác: Như đóng góp tự nguyện, biếu tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoái nước; Nguồn vốn huy động ngoài các nguồn đã ghi ở trên.

B. Chia theo khoản mục đầu tư

1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Toàn bộ vốn bỏ ra để cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng công trình, chuẩn bị đầu tư, thiết kế; chi xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị; các chi khác được ghi trong tổng dự toán (bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:

- Vốn xây dựng và lắp đặt (vốn xây lắp).

- Vốn mua sắm thiết bị máy móc (vốn thiết bị).

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác.

a. Vốn xây dựng và lắp đặt bao gồm:

+ Chi phá và tháo dỡ các vật liệu kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu được thu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư).

+ Chi san lấp mặt bằng xây dựng.

+ Chi xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà xưởng...), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có).

+ Chi xây dựng các hạng mục công trình như làm mới, mở rộng, cải tạo và khôi phục các công trình xây dựng (bao gồm cả việc lắp ghép các cấu kiện trên mặt bằng xây dựng). Các hoạt động như đóng cọc, đổ khung, đổ bê tông, ốp đá, bắc giàn giáo, lợp mái, sửa chữa làm thay đổi hoặc mở rộng các công trình... đều được đưa vào nhóm này.

+ Chi lắp đặt thiết bị gồm: Lắp đặt trang thiết bị vật dụng mà chức năng xây dựng phải làm, những hoạt động này thường được thực hiện tại chân công trình xây dựng: Chi phí lắp đặt thiết bị còn bao gồm cả chi phí cho thăm dò, lắp đặt các hệ thống lò sưởi, điều hòa nhiệt độ, thiết bị thông gió, chống ẩm, lắp đặt ăng ten, hệ thống báo động và các công việc khác thuộc về điện, hệ thống ống tưới nước, thang máy, cầu thang tự động, lắp đặt ống dẫn trong xử lý công nghiệp, lắp máy lạnh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống tín hiệu,...

+ Hoàn thiện công trình xây dựng gồm: Các hoạt động khác nhau có liên quan đến hoàn thiện hoặc kết thúc một công trình như lắp kính, trát vữa, quét vôi, trang trí, lát sàn, hoàn thiện phần mộc, công việc kiến trúc âm thanh, làm sạch ngoại thất... kể cả việc tu sửa các loại trang thiết bị đã đề cập ở trên.

- Chi di chuyển thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có).

b. Vốn mua sắm thiết bị máy móc bao gồm toàn bộ chi phí để mua sắm thiết bị, máy móc dụng cụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, thí nghiệm... (kể cả thiết bị cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp đặt); Nội dung vốn thiết bị có:

+ Chi mua sắm thiết bị công nghệ gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt), kể cả phần đường ống, đường dây trực thuộc máy móc.

+ Chi mua những dụng cụ dùng trong sản xuất (bàn thợ, đá mài,...) dụng cụ đo lường, thiết bị trong phòng thí nghiệm, dụng cụ phục vụ quản lý kinh doanh (máy tính, máy in,...).

+ Chi vận chuyển từ nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường; chi phí gia công, kiểm tra thiết bị, máy móc khi đưa vào lắp.

+ Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

c. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác: Ngoài vốn xây lắp và thiết bị, trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn có một bộ phận vốn đầu tư khác là:

- Vốn khác cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

+ Chi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi.

+ Chi tuyên truyền, quảng cáo (nếu có).

+ Chi nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án đầu tư.

+ Lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

- Vốn khác ở giai đoạn thực hiện đầu tư:

+ Chi khởi công công trình (nếu có).

+ Chi đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi).

+ Tiền thuê đất hoặc mua quyền sử dụng đất.

+ Chi khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếu có), chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và các chi phí tư vấn khác,...

+ Chi cho hoạt động của ban quản lý dự án.

+ Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình (nếu có).

+ Chi kiểm định vật liệu vào công trình (nếu có).

+ Chi lập, thẩm tra đơn giá dự toán; chi phí quản lý.

+ Chi bảo hiểm công trình.

+ Lệ phí địa chính.

+ Lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công, tổng dự toán công trình.

- Vốn khác ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:

+ Chi thực hiện việc quy đổi vốn; thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình.

+ Chi tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ giá trị thu hồi),...

+ Chi thu dọn vệ sinh công trình; tổ chức nghiệm thu khánh thành và bàn giao công trình.   

+ Chi đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có).

+ Chi thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có).

+ Chi nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được),...

2. Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB: Toàn bộ chi phí mua TSCĐ bổ sung thêm trong quý nhưng không qua hoạt động XDCB như: Mua nhà dùng cho văn phòng hoặc làm nhà xưởng, mua thêm thiết bị máy móc đơn lẻ bổ sung cho dây chuyền sản xuất hoặc ô tô để chở công nhân,...

Lưu ý: Đối với giá trị của thiết bị máy móc, nếu mua sắm thuộc nguồn vốn XDCB (thiết bị gắn với công trình xây dựng) thì tính vào “vốn đầu tư XDCB”. Nếu mua sắm thiết bị lẻ không thuộc vốn của một công trình xây dựng, thì ghi vào mục này.

3. Vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: Toàn bộ "chi phí thực tế trong quý cho công việc sửa chữa TSCĐ của chủ đầu tư (gồm chi phí phải thanh toán cho bên ngoài và chi phí cho phần đơn vị chủ đầu tư tự làm).

Nguồn chi phí thường lấy từ vốn tự có (nguồn vốn khấu hao TSCĐ).

4. Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động:

Là số tiền thuộc quyền, sở hữu của chủ đầu tư để bổ sung thêm vào vốn lưu động trong kỳ nghiên cứu.

5. Vốn đầu tư khác: Bao gồm vốn đầu tư của các dự án hỗ trợ kỹ thuật, vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực,…

*Cột B: Mã số: Ghi theo mã số đã quy định cho từng chỉ tiêu tương ứng đã ghi ở cột A.

*Cột 1: Ghi số thực hiện của quý báo cáo

*Cột 2: Ghi số cộng dồn từ đầu năm đến quý báo cáo

*Cột 3: Ghi số dự tính thực hiện của quý tiếp theo.

3. Nguồn số liệu

- Các báo cáo thực hiện kế hoạch vốn của các sở ngành cấp tỉnh và phòng ban cấp huyện gửi báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm căn cứ để Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2007/TT-BKH ngày 09/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Kế hoạch vốn ngân sách hàng năm do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Các hợp đồng kinh tế, sổ sách theo dõi công trình và dự án về tình hình thực hiện vốn đầu tư.

- Những chứng từ thanh toán giữa chủ đầu tư với bên nhận thầu, những chứng từ thanh toán các chi phí mà dự án đã thực hiện.

 

Biểu số 01d/ĐT-T: THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THEO MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ

1. Phạm vi: Thống kê các dự án/công trình do các sở và các đơn vị tương đương sở thực hiện, (bao gồm cả các dự án do cấp trung ương và cấp địa phương phê duyệt), không thống kê đối với các dự án/công trình của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở và các đơn vị tương đương.

2. Nội dung chỉ tiêu và Cách ghi biểu

- Cột A: Ghi tổng vốn đầu tư phát triển trong năm báo cáo mà đơn vị thực hiện chia theo mục đích đầu tư: ghi theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (ngành kinh tế cấp 1 và cấp 2).

- Cột B: Ghi mã số chỉ tiêu theo các chỉ tiêu quy định ở cột A.

- Cột 1 : Ghi số thực hiện vốn đầu tư năm báo cáo theo mục đích đầu tư.

3. Nguồn số Iiệu

- Các báo cáo thực hiện kế hoạch vốn của các sở ngành cấp tỉnh và phòng ban cấp huyện gửi báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm căn cứ để Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2007/TT-BKH ngày 09/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Kế hoạch vốn ngân sách hàng năm do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Các hợp đồng kinh tế, sổ sách theo dõi công trình và dự án về tình hình thực hiện vốn đầu tư.

- Những chứng từ thanh toán giữa chủ đầu tư với bên nhận thầu, những chứng từ thanh toán các chi phí mà dự án đã thực hiện.

 

Biểu số 01e/ĐT-T: DANH MỤC DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH THỰC HIỆN TRONG NĂM

Ghi thông tin về các dự án/công trình do đơn vị thực hiện trong năm báo cáo theo các thông tin và giải thích quy định trong biểu báo cáo.