- 1 Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BTTUBTWMTTQVN-BNV hướng dẫn quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ Trưởng Tổ Dân phố do Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Nghị định 79/2003/NĐ-CP Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- 3 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2005/QĐ-UBND | Đồng Hới, ngày 08 tháng 9 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẦU, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM TRƯỞNG THÔN, BẢN, TIỂU KHU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTTUBTWMTTQVN-BNV ngày 12/5/2005 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố;
Xét tình hình thực tế ở địa phương và theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 718/SNV ngày 19/8/2005,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, bản, tiểu khu”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ BẦU, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM TRƯỞNG THÔN, BẢN, TIỂU KHU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2005/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2005 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Điều 1. Thôn, bản, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ trực tiếp nhằm phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
Điều 2. Việc tổ chức bầu Trưởng thôn, bản, tiểu khu (sau đây gọi chung là Trưởng thôn); việc xem xét đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn phải thực sự dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng và quyền dân chủ của nhân dân.
Điều 3. Mỗi thôn có 01 Trưởng thôn, đối với những thôn có dân số đông từ 300 hộ trở lên thì có thêm 01 Phó trưởng thôn.
Tiêu chuẩn Phó trưởng thôn, quy trình bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Phó trưởng thôn được áp dụng theo tiêu chuẩn, quy trình bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Trưởng thôn .
1. Chậm nhất 30 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn và thành lập Tổ bầu cử.
2. Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp xây dựng kế hoạch bầu cử, hướng dẫn nghiệp vụ và giúp đỡ tổ chức bầu cử.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch bầu cử.
- Thành phần hội nghị gồm: Trưởng thôn (hoặc Trưởng thôn lâm thời), Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận và Trưởng các tổ chức, đoàn thể thôn.
- Nội dung hội nghị:
+ Đại diện UBND cấp xã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã về ngày bầu cử và thành lập Tổ bầu cử; phổ biến kế hoach bầu cử, nhiệm vụ của Tổ bầu cử, trách nhiệm của Trưởng thôn, các điều kiện bảo đảm cho công tác bầu cử.
+ Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã phổ biến công tác hiệp thương giới thiệu người ứng cử Trưởng thôn, việc bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả và báo cáo kết quả bầu cử, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đi bầu cử.
+ Sau khi thảo luận và quán triệt công tác bầu cử, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã kết luận hội nghị.
1. Dự kiến danh sách người ứng cử.
1.1 Căn cứ vào tiêu chuẩn Trưởng thôn, Trưởng ban công tác Mặt trận báo cáo với Chi bộ về dự kiến giới thiệu người ứng cử Trưởng thôn và kế hoạch bầu Trưởng thôn.
1.2. Trưởng ban công tác Mặt trận thôn triệu tập và chủ toạ hội nghị gồm toàn bộ thành viên của Ban công tác Mặt trận thôn:
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu hội nghị và đọc quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về ngày bầu cử và thành lập Tổ bầu cử;
- Giới thiệu tiêu chuẩn Trưởng thôn;
- Trưởng Ban công tác Mặt trận nêu dự kiến giới thiệu người ứng cử;
- Hội nghị thảo luận, nhận xét người được dự kiến giới thiệu ứng cử;
- Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn kết luận ý kiến của hội nghị nhận xét người được dự kiến giới thiệu ứng cử;
- Hội nghị lập biên bản ghi rỏ số người được triệu tập, số người có mặt, nội dung hội nghị, ý kiến nhận xét của hội nghị về số người được dự kiến giới thiệu ứng cử (theo mẫu số 1).
2. Tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận tiêu chuẩn và danh sách người ứng cử.
- Sau khi đã giới thiệu người ứng cử Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn phối hợp với Trưởng thôn tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận tiêu chuẩn và danh sách những người ứng cử Trưởng thôn. Thành phần hội nghị gồm toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ; toàn thể thành viên Ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn; Phó trưởng thôn. Ở những thôn, bản, tiểu khu có từ 100 hộ trở xuống thì tổ chức họp toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ. Nơi có trên 100 hộ thì không nhất thiết họp toàn thể mà tổ chức hội nghị đại biểu cử tri đại diện hộ ở các tổ liên gia, tổ nhân dân tự quản hoặc của các xóm, đội sản xuất; nhưng phải mời ít nhất là đại diện của 50% số hộ trong thôn dự hội nghị. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có quá nửa tổng số cử tri thuộc thành phần mời họp tham dự.
- Nội dung hội nghị:
+ Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị;
+ Trưởng ban công tác Mặt trận giới thiệu thư ký hội nghị và phải được đa số cử tri hội nghị biểu quyết;
+ Trưởng thôn công bố Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã về ngày bầu cử và thành lập Tổ bầu cử;
+ Trưởng thôn báo cáo công tác nhiệm kỳ qua và tự phê bình trước hội nghị cử tri;
+ Trưởng ban công tác Mặt trận thôn đọc tiêu chuẩn Trưởng thôn và giới thiệu danh sách dự kiến người ra ứng cử Trưởng thôn của Ban công tác Mặt trận;
+ Hội nghị thảo luận danh sách người được Ban công tác Mặt trận dự kiến giới thiệu. Cử tri có thể giới thiệu người ứng cử hoặc tự ứng cử;
+ Hội nghị thảo luận và kết luận thành phần cử tri tham gia bầu Trưởng thôn (toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ);
+ Biên bản hội nghị cử tri được thông qua theo mẫu số 2, Trưởng thôn kết thúc hội nghị để Ban công tác Mặt trận họp ấn định danh sách người ứng cử.
3. Tổ chức hội nghị Ban công tác Mặt trận để ấn định danh sách chính thức những người ứng cử.
3.1. Thành phần hội nghị:
Sau khi hội nghị cử tri kết thúc, Trưởng ban công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì hội nghị gồm đại diện lãnh đạo Tổ chức cơ sở Đảng và Trưởng các tổ chức đoàn thể của thôn để ấn định danh sách chính thức những người ứng cử Trưởng thôn.
3.2. Nội dung, thủ tục, trình tự:
- Trưởng ban công tác Mặt trận nêu mục đích hội nghị và giới thiệu đại biểu; sau đó đọc danh sách những người được ban công tác Mặt trận và cử tri giới thiệu, người tự ứng cử (nếu có);
- Hội nghị căn cứ vào tiêu chuẩn Trưởng thôn để thảo luận và ấn định danh sách chính thức những người ứng cử Trưởng thôn. Số người ứng cử phải ít nhất là hai người để cử tri lựa chọn bầu một người;
- Hội nghị lập biên bản ghi rõ thành phần hội nghị, tổng số người được triệu tập, số người có mặt, nội dung hội nghị, diễn biến hội nghị và thoả thuận cuối cùng của hội nghị, lập danh sách chính thức những người ứng cử Trưởng thôn (theo mẫu số 3). Danh sách chính thức những người ứng cử Trưởng thôn được niêm yết công khai 07 ngày trước ngày tổ chức bầu cử (theo mẫu số 4).
Căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã thành lập Tổ bầu cử và quyết định nhiệm vụ của Tổ bầu cử, Tổ trưởng Tổ bầu cử chỉ đạo công việc bầu cử theo quy định.
1. Hội nghị bầu cử:
- Việc bầu cử được tiến hành tại hội nghị cử tri do Trưởng thôn, bản, tiểu khu triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất quá nửa số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ tham gia (do hội nghị cử tri quyết định tại cuộc họp cử tri quy định tại Điểm 2 Điều 5 của Quy định này).
- Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Nếu thôn có từ 100 hộ trở xuống thì có thể bầu cử bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định; thôn có trên 100 hộ thì bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín.
2. Tổ bầu cử: Tổ bầu cử có không quá 07 thành viên do Trưởng ban công tác Mặt trận thôn làm Tổ trưởng, các thành viên khác gồm đại diện tổ chức Đảng và một số Đoàn thể của thôn.
Tổ bầu cử có nhiệm vụ:
- Lập và công bố danh sách cử tri tham gia bầu Trưởng thôn;
- Công bố danh sách ứng cử viên;
- Tổ chức trình tự bầu Trưởng thôn;
- Báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn, và nộp các tài liệu bầu cử cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Trình tự bầu cử:
3.1. Nếu bầu cử bằng hình thức giơ tay, thì hội nghị cử 3 người trực tiếp đếm số phiếu.
3.2. Nếu bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín: Hội nghị cử tri bầu ban kiểm phiếu từ 3 đến 5 người do Tổ trưởng Tổ bầu cử giới thiệu trong số những người không ứng cử Trưởng thôn.
- Tổ bầu cử chuẩn bị hòm phiếu, phiếu bầu có đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã. Trên phiếu bầu ghi rõ họ, tên người ứng cử. Khi bầu cử, cử tri chỉ được lựa chọn một ứng cử viên trong danh sách ứng cử và gạch họ, tên người mà cử tri không tín nhiệm (không gạch họ, tên người được lựa chon).
- Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu.
Trước khi ban kiểm phiếu mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu. Tổ bầu cử có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu.
Những phiếu bầu sau đây là không hợp lệ:
+ Phiếu bầu không phải là phiếu theo mẫu của tổ bầu cử phát ra;
+ Phiếu bầu không có dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
+ Phiếu để số người được bầu là hai người trở lên;
+ Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử;
+ Phiếu nghi tên người ngoài danh sách người ứng cử hoặc phiếu có viết thêm.
- Sau khi kiểm phiếu xong, Ban kiểm phiếu bàn giao biên bản kiểm phiếu (theo mẫu số 5) và phiếu bầu cho Tổ trưởng tổ bầu cử. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ:
+ Tổng số cử tri của thôn theo thành phần toàn thể cử tri hay cử tri đại diện hộ;
+ Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
+ Số phiếu phát ra;
+ Số phiếu thu vào;
+ Số phiếu không hợp lệ;
+ Số phiếu bầu cho mỗi người trúng cử.
Người trúng cử Trưởng thôn là người được quá nửa số phiếu bầu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn.
Kết quả bầu cử chỉ có giá trị khi có ít nhất quá nửa số cử tri tham gia bỏ phiếu.
Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản, có chử ký của các thành viên Ban kiểm phiếu và 02 người chứng kiến việc kiểm phiếu để gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã và Tổ trưởng tổ bầu cử giữ 01 bản.
- Thông qua biên bản kiểm phiếu.
Trường hợp số cử tri tham gia bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách hoặc vi phạm các quy định về bầu cử thì phải tổ chức bầu lại. Ngày bầu cử lại do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định nhưng chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu. Nếu bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời trong số những người ứng cử chính thức để hoạt động cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới.
QUY TRÌNH XEM XÉT MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM TRƯỞNG THÔN
Điều 7. Quy trình miễn nhiệm Trưởng thôn
1. Trưởng thôn có thể được miễn nhiệm chức danh Trưởng thôn do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác.
2. Thủ tục, trình tự miễn nhiệm:
2.1. Người xin miễn nhiệm phải có đơn, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn chức danh Trưởng thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Trưởng ban công tác Mặt trận thôn. Trường hợp Trưởng thôn được điều động đi làm công tác khác thì không cần có đơn xin miễn nhiệm.
2.2 Việc miễn nhiệm Trưởng thôn có thể thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
- Tổ chức hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố để bỏ phiếu miễn nhiệm. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm được áp dụng tương tự như quy trình bãi nhiệm Trưởng thôn quy định tại Điểm 2.3; 2.4; và 2.5 Điều 8 của quy định này.
- Ban công tác Mặt trận thôn họp xem xét, thống nhất việc miễn nhiệm Trưởng thôn và làm văn bản đề nghị miễn nhiệm kèm theo biên bản họp ban công tác Mặt trận gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được các văn bản nêu trên, Chủ tịch UBND cấp xã phải xem xét, ra quyết định miễn nhiệm chức danh Trưởng thôn.
Việc bầu Trưởng thôn mới phải được tiến hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định miễn nhiệm chức danh Trưởng thôn.
Điều 8. Quy trình bãi nhiệm Trưởng thôn
1. Trưởng thôn khi không còn được nhân dân tín nhiệm, Trưởng thôn không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên thì có thể bị cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Ban công tác Mặt trận thôn.
2. Trình tự, thủ tục bãi nhiệm Trưởng thôn:
2.1. Trưởng thôn làm Bản tự kiểm điểm trong đó nêu rõ khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan và tự nhận hình thức kỷ luật gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Trưởng ban công tác Mặt trận thôn.
2.2. Ban công tác Mặt trận thôn họp bỏ phiếu tín nhiệm Trưởng thôn. Nếu phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% thì Ban công tác Mặt trận thôn làm văn bản đề nghị tổ chức hội nghị cử tri thôn xem xét bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn kèm theo biên bản bỏ phiếu tín nhiệm Trưởng thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
2.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ văn bản đề nghị của Ban công tác Mặt trận để ra quyết định tổ chức ngày bỏ phiếu bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn và thành lập Ban tổ chức bãi nhiệm do Trưởng ban công tác Mặt trận thôn làm Trưởng ban và các thành viên là đại diện của tổ chức Đảng và các đoàn thể của thôn. Nhiệm vụ của Ban tổ chức bãi nhiệm như nhiệm vụ của Tổ bầu cử Trưởng thôn. Thành phần cử tri tham dự hội nghị bãi nhiệm Trưởng thôn như thành phần cử tri bầu Trưởng thôn.
2.4. Bãi nhiệm Trưởng thôn phải được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín, phiếu ghi rõ họ và tên Trưởng thôn, đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Cử tri đồng ý bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn thì gạch ngang họ và tên người đó. Nếu không đồng ý bãi nhiệm thì để nguyên phiếu.
Việc thành lập Ban kiểm phiếu, thủ tục bỏ phiếu, kiểm phiếu, giá trị pháp lý của phiếu được áp dụng theo quy trình bầu Trưởng thôn được quy định tại Quyết định này.
2.5. Chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được biên bản kiểm phiếu và báo cáo kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn của Trưởng ban công tác Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét ra quyết định công nhận kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm chức danh Trưởng thôn.
Việc bầu Trưởng thôn mới phải được tiến hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm.
Điều 9. Quy định này thay thế khoản 3 Điều 4 - Quy định về tổ chức và hoạt động của Thôn, bản ban hành kèm theo Quyết định số 38/2003/QĐ-UB ngày 03/9/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và được áp dụng thống nhất ở thôn, bản, tiểu khu của các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Điều 10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt quy định này.
Điều 11. Sở Nội vụ và các Sở, Ban, Ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định này./.
- 1 Quyết định 08/2009/QĐ-UBND ban hành Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BTTUBTWMTTQVN-BNV hướng dẫn quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ Trưởng Tổ Dân phố do Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Quyết định 69/2004/QĐ-UB về quy trình bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Quyết định 38/2003/QĐ-UB về quy định tổ chức hoạt động của Thôn, bản do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6 Nghị định 79/2003/NĐ-CP Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- 1 Quyết định 08/2009/QĐ-UBND ban hành Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 2 Quyết định 21/2008/QĐ-UBND về quy định tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 69/2004/QĐ-UB về quy trình bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố do tỉnh Quảng Trị ban hành