- 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 2 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 3 Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 4 Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- 5 Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
- 6 Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 7 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 1 Quyết định 59/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về chức danh và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Quyết định 101/2005/QĐ-UB quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 3 Quyết định 27/2010/QĐ-UBND về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2004/QĐ-UB | Pleiku , ngày 21 tháng 4 năm 2004 |
"VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ "
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ;
- Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 ;
- Căn cứ Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ;
- Căn cứ Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
- Căn cứ Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2004 và thay thế các văn bản:
1. Quyết định số 01/2003/QĐ-UB ngày 07/01/2003 của UBND tỉnh Gia Lai về việc quy định một số nội dung về chính sách cán bộ xã, phường, thị trấn.
2. Hướng dẫn số 837/HD-UB ngày 04/9/1998 của UBND tỉnh Gia Lai về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 09 và Thông tư 99 về chế độ chính sách cán bộ xã.
Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng HĐND&UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2004/QĐ-UB ngày 21/4/2004 của UBND tỉnh Gia Lai)
Điều 1 :Số lượng , chức danh cán bộ, công chức phường, thị trấn :
1/ Phường , thị trấn dưới 10.000 dân, có Đảng uỷ, bố trí không quá 19 cán bộ công chức , baogồm các chức danh:
a. Cán bộ chuyên trách : Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ, Thường trực Đảng uỷ (nơi có bí thư chuyên trách công tác đảng); Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân và Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
b. Công chức: Trưởng công an, Chỉ huy trưởng Quân sự, Văn phòng- Thống kê, Địa chính-xây dựng, Tài chính-kế hoạch, Tư pháp-hộ tịch, Văn hoá-xã hội.
2/ Phường, thị trấn dưới 10.000 dân, chỉ có Chi uỷ (nơi chưa thành lập Đảng uỷ), bố trí không quá 18 cán bộ, công chức (trừ chức danh Thường trực Đảng uỷ), bao gồm các chức danh như Khoản 1 Điều này.
3/ Phường, thị trấn từ 10.000 dân trở lên, có Đảng uỷ, bố trí 19 cán bộ, công chức có chức danh như Khoản 1 , Điều này và cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 1 cán bộ, công chức nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.
4/ Phường, thị trấn từ 10.000 dân trở lên, chỉ có Chi uỷ, bố trí không quá 18 cán bộ, công chức (trừ chức danh Thường trực Đảng uỷ), bao gồm các chức danh như khoản 1, điều này và cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 1 cán bộ, công chức nhưng tối đa không quá 24 cán bộ, công chức.
5/ Những phường, thị trấn đã bố trí Trưởng Công an trong lực lượng chính quy, cán bộ cấp trên tăng cường, luân chuyển giữ chức danh, chức vụ cán bộ, công chức cấp xã nêu trên thì trừ các chức danh, chức vụ đó và giảm số lượng tương ứng.
Điều 2: Số lượng, chức danh cán bộ, công chức xã:
1/ Xã dưới 1.000 dân được bố trí không quá 17 cán bộ, công chức, bao gồm các chức danh:
a. Cán bộ chuyên trách: Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ (Chi uỷ cấp xã); Chủ tịch Hội đồng nhân dân (chức trách này do Bí thư hay Phó bí thư đảm nhiệm), Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân và Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
b. Công chức: Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội.
2/ Xã có từ 1.000 dân đến dưới 5.000 dân, có Đảng uỷ, được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức, bao gồm các chức danh:
a. Cán bộ chuyên trách: Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; Thường trực Đảng uỷ (nơi không có Phó bí thư Đảng uỷ chuyên trách đảng); Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân và Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
b. Công chức: Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội.
3/ Xã có từ 1.000 dân đến dưới 5.000 dân, chỉ có Chi uỷ (nơi chưa thành lập Đảng uỷ), được bố trí không quá 18 cán bộ, công chức, bao gồm các chức danh như Khoản 2 Điều này, trừ chức danh Thường trực Đảng uỷ.
4/ Xã có từ 5.000 dân trở lên, có Đảng uỷ, bố trí 19 cán bộ, công chức có chức danh như khoản 2, Điều này; riêng xã chỉ có Chi uỷ bố trí 18 cán bộ, công chức (trừ chức danh Thường trực Đảng uỷ); và cứ thêm 1.500 dân được bố trí thêm 1 cán bộ, công chức nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức. Riêng xã chỉ có Chi uỷ bố trí không quá 24 cán bộ, công chức.
Điều 3: Thống nhất số lượng và tên chức danh:
1/ Việc quy định phường, thị trấn, xã có 17 chức danh, 18 chức danh, 19 chức danh nêu tại Điều 1, Điều 2, Quy định này là ổn định, thống nhất. Trường hợp vì lý do nào đó mà không bố trí sử dụng hết (như: đã có lực lượng công an chính quy, cán bộ tỉnh, huyện tăng cường có giữ chức danh do lập Đảng uỷ...) không được bố trí sử dụng chức danh khác thay thế.
2/ Tên chức danh cán bộ, công chức mới tăng thêm do dân số tăng hoặc giảm do dân số giảm như chia tách, lập mới... của mỗi xã, phường, thị trấn đều phải tăng hay giảm tương ứng. Những chức danh cán bộ, công chức mới tăng thêm sau khi đã được xét duyệt lần đầu đều phải báo cáo đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép và thực hiện kịp thời.
Điều 4: Bổ nhiệm lại công chức cấp xã:
1/ Công chức ở cấp xã phải được bổ nhiệm lại 5 năm/1ần theo nhiệm kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân.
2/ Điều kiện bổ nhiệm lại: hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; sức khoẻ tốt; không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
Điều 5: Số lượng và chức danh cán bộ không chuyên trách:
1/ Ở cấp xã:
a. Nơi có Đảng uỷ được bố trí 01 cán bộ Tổ chức đảng , 01 Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đảng, 01 cán bộ Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng.
b. Nơi chỉ có Chi uỷ được bố trí 01 cán bộ Tổ chức-tuyên giáo, 01 cán bộ Kiểm tra đảng, 01 cán bộ Văn phòng.
Khi đã lập Đảng uỷ thì được bố trí các chức danh như Điểm a, Khoản 1 Điều này.
2/ Ở thôn thuộc xã được bố trí Bí thư chi bộ thôn, Trưởng thôn, 01 công an viên làm Phó trưởng thôn (phụ trách an ninh trật tự); ở tổ dân phố thuộc phường, thị trấn được bố trí Bí thư chi bộ tổ dân phố, Tổ trưởng tổ dân phố.
3/ Trưởng thôn, tổ trưởng dân phố do cử tri (hay đại diện hộ gia đình) trực tiếp bầu cử, nhiệm kỳ 2 lần/ 5 năm (2,5 năm/ lần) theo nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân cấp xã. Công an viên làm Phó trưởng thôn do cấp xã bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của trưởng thôn.
Điều 6: Quản lý, sử dụng cán bộ không chuyên trách xã, thôn, tổ dân phố:
1/ Cán bộ không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố do cấp huyện quy định tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật ...
2/ Các chức danh là cán bộ không chuyên trách nêu tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điều 5 Quy định này (cán bộ Tổ chức đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra hay cán bộ Kiểm tra đảng, cán bộ Tuyên giáo, cán bộ văn phòng Đảng uỷ, cán bộ kế hoạch - giao thông - thuỷ lợi - nông - lâm nghiệp; cán bộ lao động - thương binh và xã hội, cán bộ dân số - gia đình và trẻ em; cán bộ phụ trách đài truyền thanh; cán bộ quản lý nhà văn hoá; Chủ tịch Hội người cao tuổi, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ) là những chức danh có thể được bố trí cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã kiêm nhiệm.
1/ Tiền lương cán bộ, công chức cấp xã thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
2/ Chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách:
a. Đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã hưởng mức phụ cấp bằng 100% mức lương tối thiểu.
b. Đối với cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố:
- Bí thư chi bộ thôn hay Bí thư chi bộ tổ dân phố kiêm trưởng thôn hoặc kiêm tổ trưởng dân phố hưởng mức phụ cấp bằng 80% mức lương tối thiểu.
- Cán bộ chỉ làm Bí thư chi bộ thôn; Bí thư chi bộ tổ dân phố; trưởng thôn; tổ trưởng tổ dân phố hưởng mức phụ cấp bằng 65% mức lương tối thiểu.
- Công an viên làm Phó trưởng thôn hưởng mức phụ cấp bằng 60% mức lương tối thiểu.
3/ Đối với số cán bộ, công chức kiêm nhiệm các chức danh nêu tại Khoản 2, Điều 6 Quy định này được hưởng phụ cấp bằng 50% mức phụ cấp của chức danh đang kiêm nhiệm. Trường hợp một cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức danh thì chỉ được hưởng một mức kiêm nhiệm cao nhất (nếu có).
4/ Khuyến khích cán bộ, công chức thực hiện chế độ kiêm nhiệm công tác theo nguyên tắc:
- Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh cán bộ không chuyên trách.
- Khi thực hiện công việc gì thuộc phạm vi thẩm quyền nào của chức trách nhiệm vụ đó phải thực hiện đầy đủ tính trách nhiệm của vai trò, vị trí công tác được giao.
- Cán bộ, công chức thực hiện chức trách kiêm nhiệm chức danh cán bộ không chuyên trách phải là người có trình độ, năng lực, sức khoẻ và khả năng đảm đương, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công.
1/ Cán bộ chuyên trách thực hiện theo Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và các quy định hiện hành. Trường hợp bầu không trúng cử, không cơ cấu lại, sức khỏe yếu, năng lực hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ... thì cho thôi việc, cho nghỉ hưởng chế độ chính sách hay bố trí làm công tác khác phải đảm bảo đủ trình độ chuyên ngành đào tạo phù hợp yêu cầu công việc được phân công.
3/ Tuyển dụng mới công chức cấp xã thực hiện đúng theo quy định hiện hành.
4/ Đối với số cán bộ dự nguồn, các lớp đào tạo cán bộ dự nguồn cấp huyện cần rà soát lại, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì bầu cử làm cán bộ chuyên trách, tuyển dụng mới làm công chức chuyên môn hoặc bố trí công tác khác phù hợp.
5/ Tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, điều động, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho thôi việc... cán bộ, công chức cấp xã trong phạm vi của huyện do cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện.
6/ Quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã do cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện.
1/ Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã do cấp xã lập.
2/ Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Đại diện của tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội mà công chức vi phạm là thành viên cao nhất của tổ chức đó làm uỷ viên.
- Đại diện công chức của cấp xã.
3/ Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ chuyên trách, cán bộ không chuyên trách do bầu cử thực hiện theo quy định của Luật, Điều lệ và quy định hiện hành khác điều chỉnh.
4/ Lập Hội đồng kỷ luật xử lý cán bộ không chuyên trách do bổ nhiệm ở cấp xã , ở thôn, tổ dân phố vận dụng thực hiện như Khoản 2, Điều này và do Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định xử lý.
5/ Hội đồng kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể, khách quan, công khai, dân chủ, biểu quyết theo đa số bằng phiếu kín. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên của Hội đồng.
6/ Công chức khi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức để người vi phạm kiểm điểm trước Uỷ ban nhân dân và các công chức cấp xã. Bản tự kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cuộc họp nộp cho người đứng đầu để đưa ra Hội đồng xem xét.
7/ Công chức vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy triệu tập chậm chất 7 ngày khi Hội đồng kỷ luật họp. Bộ phận tổ chức nhân sự của cấp xã có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, trình bày trước Hội đồng kỷ luật; đồng thời chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
8/ Tại cuộc họp Hội đồng kỷ luật:
- Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do giới thiệu các thành phần tham dự.
- Đại diện bộ phận tổ chức, nhân sự trình bày hồ sơ và các tài liệu có liên quan.
- Người phạm lỗi trình bày ý kiến; các thành viên Hội đồng và các đại diện tham gia họp biểu quyết.
- Trước khi Hội đồng hội ý riêng để biểu quyết hình thức kỷ luật, công chức vi phạm được phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật của mình.
- Quyết nghị của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp.
9/ Trong thời gian 5 ngày kể từ khi có quyết nghị của Hội đồng kỷ luật, biên bản của Hội đồng và các hồ sơ, tài liệu có liên quan phải được gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ tài liệu của Hội đồng kỷ luật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định kỷ luật.
10/ Hồ sơ tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định thi hành kỷ luật phải được lưu trữ trong hồ sơ công chức cấp xã ở cấp xã và ở cấp huyện.
Điều 10: Lập hồ sơ cán bộ cấp xã:
1/ Hồ sơ cán bộ công chức cấp xã được thực hiện thống nhất theo mẫu, Sở Nội vụ hướng dẫn thực hiện.
2/ Mỗi cán bộ công chức cấp xã phải lập 1 bộ hồ sơ tương ứng và được bổ sung hàng năm những phát sinh, thay đổi của từng cán bộ công chức.
3/ Hồ sơ cán bộ công chức cấp xã do cấp xã quản lý, sử dụng, cấp huyện quản lý sơ yếu lý lịch cán bộ công chức cấp xã và theo dõi cập nhật thông tin cán bộ công chức cấp xã.
4/ Thực hiện kê khai tài sản của cán bộ, công chức ở cấp xã. Bảng kê khai tài sản được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức có bổ sung hàng năm.
1/ Quy định này chỉ hướng dẫn những điều mà Trung ương giao thuộc thẩm quyền của tỉnh quy định.
2/ Cấp huyện dựa vào văn bản của Trung ương, của tỉnh hiện hành chưa quy định và theo thẩm quyền của cấp huyện cần quy định rõ, cụ thể theo đặc điểm của địa phương và không trái với quy định của cấp trên.
Hàng quý, 6 tháng, 1 năm cấp huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình biến động, thay đổi.. đối với số cán bộ, công chức cấp xã về Sở Nội vụ biết để theo dõi tổng hợp, báo cáo cấp trên.
3/ Giao Sở Nội vụ thẩm định lần đầu số lượng cán bộ, công chức và hướng dẫn thực hiện việc quản lý, sử dụng, tuyển dụng... cán bộ, công chức cấp xã .
4/ Khen thưởng những địa phương làm tết, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm theo pháp luật những địa phương làm không tốt và sai trái./.
- 1 Quyết định 59/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về chức danh và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Quyết định 101/2005/QĐ-UB quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 3 Quyết định 27/2010/QĐ-UBND về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Quyết định 01/2003/QĐ-UB quy định về chính sách cán bộ xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 5 Quyết định 01/2003/QĐ-UB quy định về chính sách cán bộ xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 1 Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4 Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
- 5 Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- 6 Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 7 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 8 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998