UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2009/QĐ-UBND | Pleiku, ngày 29 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHỨC DANH, MỨC PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ VÀ CÁN BỘ THÔN, LÀNG, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai thông qua Quy định về chức danh và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức danh và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quy định về cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 48/2004/QĐ - UB ngày 21/4/2004 của UBND tỉnh "Về việc ban hành Quy định về cán bộ, công chức cấp xã".
Điều 3. Giao Sở Nội vụ hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các Sở, Trưởng các Ban ngành tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC DANH, MỨC PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ VÀ CÁN BỘ THÔN, LÀNG, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 29/ 12 /2009 của UBND tỉnh)
Điều 1. Số lượng, chức danh cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (theo quy định tại Điều 13, Chương III Nghị định số 92/2009/NĐ-CP)
1. Số lượng cán bộ không chuyên trách ở ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được bố trí như sau:
a) Đối với cấp xã loại I không quá 22 người/xã;
b) Đối với cấp xã loại II không quá 20 người/xã;
c) Đối với cấp xã loại III không quá 19 người/xã.
2. Các chức danh không chuyên trách cấp xã được bố trí như sau:
a) Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ;
b) Cán bộ Tuyên giáo;
c) Cán bộ làm công tác dân vận;
d) Tổ chức Đảng;
đ) Cán bộ Văn phòng Đảng uỷ;
e) Phó Công an (những nơi không bố trí công an chính quy đồng thời là những xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại I và loại II, quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3 của Nghị định số 73/2009/NĐ-CP);
g) Phó Chỉ huy quân sự;
h) Cán bộ Văn thư - Lưu trữ - Thủ quỹ;
i) Cán bộ Dân tộc - Tôn giáo;
k) Cán bộ Dân số - Gia đình - Trẻ em;
l) Cán bộ theo dõi biên giới;
m) Cán bộ Thú y - Chăn nuôi;
n) Cán bộ quản lý Nhà văn hoá (nơi có nhà văn hoá theo quy định);
o) Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh;
p) Phó Chủ tịch MTTQVN;
q) Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh;
r) Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ;
s) Phó Chủ tịch Hội Nông dân (những nơi có hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
t) Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM - Chủ tịch Hội LHTNVN;
u) Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;
v) Chủ tịch Hội người cao tuổi.
Tổng cộng là 21 chức danh; (chỉ 7 xã có biên giới có chức danh cán bộ theo dõi biên giới); các xã, phường, thị trấn không có công an chính quy đồng thời là xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự xã hội; xã loại I, xã loại II (quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3 của Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ) thì có thể bố trí thêm 01 phó công an. Về nguyên tắc sử dụng số lượng cán bộ cán bộ không chuyên trách không vượt quá quy định tại Điều 3 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 2. Số lượng, chức danh cán bộ không chuyên trách ở thôn, làng, tổ dân phố.
1. Về số lượng: Mỗi ở thôn, làng, tổ dân phố được bố trí số lượng tối đa không quá 03 cán bộ không chuyên trách.
2. Các chức danh bao gồm:
a) Bí thư chi bộ;
b) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố;
c) Công an viên (đối với thôn, làng) hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận (đối với tổ dân phố).
Điều 3. Mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn làng, tổ dân phố như sau:
1. Đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã chia làm 2 nhóm.
a) Nhóm I: Có 16 chức danh được hưởng mức phụ cấp bằng 100% mức lương tối thiểu gồm: Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng, Cán bộ Tuyên giáo, Cán bộ Tổ chức Đảng, Văn phòng Đảng uỷ, Cán bộ làm công tác dân vận, Phó Công an (những nơi không bố trí công an chính), Phó Chỉ huy trưởng quân sự, Văn thư-Lưu trữ-Thủ quỹ, Dân tộc-Tôn giáo, Dân số-Gia đình-Trẻ em, cán bộ Thú y-Chăn nuôi, Phó chủ tịch Mặt trận, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân (những nơi có hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM-Chủ tịch Hội LHTN;
b) Nhóm II: có 05 chức danh hưởng mức phụ cấp bằng 85% mức lương tối thiểu gồm: Cán bộ theo dõi biên giới, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội người cao tuổi, cán bộ quản lý Nhà Văn hoá (nơi có nhà văn hoá), cán bộ phụ trách Đài truyền thanh (nơi có Đài truyền thanh).
Điều 4. Chế độ kiêm nhiệm của cán bộ không chuyên trách cấp xã
1. Cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã khi kiêm nhiệm các chức danh cán bộ không chuyên trách (Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra hoặc Tuyên giáo hoặc Tổ chức; Chủ tịch Hội Phụ nữ kiêm cán bộ Dân số - Gia đình - Trẻ em; Chủ tịch Hội Nông dân kiêm Chủ tịch Hội người cao tuổi hoặc công tác Dân vận; công chức Văn hóa-Xã hội kiêm cán bộ quản lý Nhà văn hóa hoặc Đài Truyền thanh; Bí thư Đoàn thanh niên kiêm cán bộ quản lý Nhà văn hóa), được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.
2. Không áp dụng thực hiện việc cán bộ không chuyên trách cấp xã kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách khác.
Điều 5. Mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách thôn, làng, tổ dân phố tính chung một mức bình quân là 75% mức lương tối thiểu.
Điều 6. Mức phụ cấp đối với cán bộ thôn, làng, tổ dân phố do ngân sách địa phương đảm nhận 100%.
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 101/2005/QĐ-UB, ngày 11/8/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố. Cụ thể mức phụ cấp 50% mức lương tối thiểu do ngân sách địa phương đảm nhận cho các chức danh sau: Phó Bí thư Chi bộ thôn, tổ dân phố; Phó trưởng thôn, tổ dân phố; Trưởng Ban công tác Mặt trận (ở thôn, làng); Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn, tổ dân phố (những nơi có hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chi hội trưởng Phụ nữ thôn, tổ dân phố; Chi hội trưởng Cựu chiến binh; Bí thư Chi đoàn thôn, tổ dân phố./.
- 1 Quyết định 48/2004/QĐ-UB ban hành Quy định về cán bộ, công chức cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Quyết định 43/2011/QĐ-UBND Quy định về chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3 Quyết định 43/2011/QĐ-UBND Quy định về chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 1 Quyết định 461/2013/QĐ-UBND sửa đổi Điều 1, Quyết định 1385/2009/QĐ-UBND về chức danh và chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 3 Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 4 Quyết định 325/2009/QĐ-UBND Về điều chỉnh mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ không chuyên trách ở khu dân cư do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 5 Quyết định 3627/2006/QĐ-UBND điều chỉnh số lượng, nâng mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và khu dân cư; nâng mức hỗ trợ tiền lương đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế hợp đồng tại xã, phường, thị trấn do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6 Quyết định 72/2006/QĐ-UBND Quy định mức phụ cấp hàng tháng cho cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, tổ dân phố; công an viên thôn, bản, tổ dân phố và nhân viên y tế bản do tỉnh Lai Châu ban hành
- 7 Quyết định 101/2005/QĐ-UB quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 8 Quyết định 4318/QĐ-UB năm 2004 quy định chức danh và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1 Quyết định 4318/QĐ-UB năm 2004 quy định chức danh và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Quyết định 325/2009/QĐ-UBND Về điều chỉnh mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ không chuyên trách ở khu dân cư do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3 Quyết định 3627/2006/QĐ-UBND điều chỉnh số lượng, nâng mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và khu dân cư; nâng mức hỗ trợ tiền lương đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế hợp đồng tại xã, phường, thị trấn do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4 Quyết định 72/2006/QĐ-UBND Quy định mức phụ cấp hàng tháng cho cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, tổ dân phố; công an viên thôn, bản, tổ dân phố và nhân viên y tế bản do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5 Quyết định 461/2013/QĐ-UBND sửa đổi Điều 1, Quyết định 1385/2009/QĐ-UBND về chức danh và chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6 Quyết định 43/2011/QĐ-UBND Quy định về chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai