Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4821/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC GIAO DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2018 CỦA TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 của Chính phủ Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 1916/QĐ-TTg ngày 29/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 2465/QĐ-BTC ngày 29/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018;

Căn cứ Thông tư số 71/2017/TT-BTC ngày 13/7/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 4 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2018 của tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 4 về phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2018 của tỉnh Thanh Hóa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2018 của tỉnh Thanh Hóa cho các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành và các đơn vị thuộc tỉnh quản lý:

A) DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

I. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 là:

21.817.000,0 triệu đồng (Hai mốt nghìn, tám trăm mười bảy tỷ đồng).

(Chi tiết tại biểu số 01 đính kèm).

Bao gồm:

1. Thu nội địa: 13.142.000,0 triệu đồng.

a) Thu tiền sử dụng đất: 2.500.000,0 triệu đồng.

Ngoài dự toán như trên, Cục thuế có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan giao phấn đấu tăng thu tiền sử dụng đất thêm 1.500.000 triệu đồng để tăng cường nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy nhanh các dự án trọng điểm nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

(Chi tiết tại biểu số 01a đính kèm).

b) Thu nội địa còn lại: 10.642.000,0 triệu đồng.

2. Thu thuế xuất nhập khẩu: 8.675.000,0 triệu đồng.

II. Nguồn thu ngân sách địa phương năm 2018 là: 27.991.609,0 triệu đồng

(Hai mươi bảy nghìn, chín trăm chín mốt tỷ, sáu trăm lẻ chín triệu đồng).

(Chi tiết tại biểu số 02 đính kèm).

Bao gồm:

1. Thu nội địa điều tiết ngân sách địa phương: 9.479.900,0 triệu đồng.

2. Bổ sung từ ngân sách trung ương: 18.511.709,0 triệu đồng.

Bao gồm:

a) Bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương: 14.301.651,0 triệu đồng.

b) Bổ sung để thực hiện chính sách tiền lương: 169.153,0 triệu đồng.

c) Bổ sung có mục tiêu: 4.040.905,0 triệu đồng.

III. Tổng chi ngân sách địa phương là: 27.991.609,0 triệu đồng (Hai mươi bảy nghìn, chín trăm chín mốt tỷ, sáu trăm lẻ chín triệu đồng).

(Chi tiết tại biểu số 03 đính kèm).

1. Chi đầu tư phát triển: 6.761.122,0 triệu đồng.

2. Chi thường xuyên: 20.114.462,0 triệu đồng.

3. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 3.230,0 triệu đồng.

4. Dự phòng ngân sách các cấp: 479.010,0 triệu đồng.

5. Chi từ nguồn Trung ương bổ sung vốn sự nghiệp; nguồn thu phạt của Thanh tra giao thông tỉnh: 633.785,0 triệu đồng.

IV. Thu - chi ngân sách cấp huyện, xã:

(Chi tiết tại biểu số 04, 05, 06, 07, 08 đính kèm).

1. Thu NSNN trên địa bàn do cấp huyện, xã thu: 4.805.222,0 triệu đồng.

2. Nguồn thu ngân sách cấp huyện, xã: 15.071.197,0 triệu đồng.

2.1. Thu ngân sách được hưởng theo phân cấp: 4.299.719,0 triệu đồng.

2.2. Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh: 10.771.478,0 triệu đồng.

3. Chi ngân sách cấp huyện, xã: 15.252.479,0 triệu đồng.

3.1. Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 2.250.000,0 triệu đồng.

3.2. Chi thường xuyên (Gồm cả tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương để lại ngân sách cấp tỉnh: 181.282,0 triệu đồng): 12.793.711,0 triệu đồng.

3.3. Chi dự phòng ngân sách: 208.768,0 triệu đồng.

V. Kế hoạch vay, trả nợ ngân sách địa phương năm 2018.

(Chi tiết theo biểu số 9 đính kèm)

1. Dư nợ đến 31/12/2017: 788.285,0 triệu đồng.

2. Kế hoạch vay năm 2018: 165.800,0 triệu đồng.

3. Kế hoạch trả nợ năm 2018: 226.383,0 triệu đồng.

4. Dư nợ đến 31/12/2018: 727.702,0 triệu đồng.

B) PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Tổng dự toán chi ngân sách địa phương năm 2018 là: 27.991.609,0 triệu đồng (Hai mươi bảy nghìn, chín trăm chín mốt tỷ, sáu trăm lẻ chín triệu đồng).

Phân bổ chi tiết như sau:

I. Chi đầu tư phát triển: 6.761.122,0 triệu đồng.

1. Chi đầu tư trong cân đối NSĐP: 3.900.460,0 triệu đồng.

1.1. Chi XDCB tập trung trong nước: 1.388.460,0 triệu đồng.

1.2. Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 2.500.000,0 triệu đồng.

a) Điều tiết ngân sách cấp tỉnh: 250.000,0 triệu đồng.

- Chi trả nợ Ngân hàng phát triển: 120.000,0 triệu đồng.

- Chi trả nợ vốn vay ODA: 36.800,0 triệu đồng.

- Chi đo đạc, lập bản đồ địa chính: 25.000,0 triệu đồng.

- Bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch và bổ sung Quỹ phát triển đất: 68.200,0 triệu đồng.

b) Điều tiết ngân sách cấp huyện, xã: 2.250.000,0 triệu đồng.

1.3. Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết (Dự án mua sắm trang thiết bị y tế xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 3534/QĐ-UBND ngày 19/9/2017): 12.000,0 triệu đồng.

2. Vốn ngân sách Trung ương bổ sung: 2.860.662,0 triệu đồng.

2.1. Các Chương trình MTQG: 707.410,0 triệu đồng.

a) Chương trình giảm nghèo bền vững: 289.010,0 triệu đồng.

b) Chương trình XD nông thôn mới: 418.400,0 triệu đồng.

2.2. Vốn Trái phiếu Chính phủ: 470.000,0 triệu đồng.

2.3. Vốn trong nước: 1.226.359,0 triệu đồng.

a) Hỗ trợ nhà ở cho người có công: 700.359,0 triệu đồng.

b) Đầu tư theo ngành, lĩnh vực và các CTMT: 526.000,0 triệu đồng.

2.4. Vốn nước ngoài (ODA): 456.893,0 triệu đồng.

II. Chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh: 7.320.751,0 triệu đồng.

1. Phân bổ chi tiết hoạt động thường xuyên là: 3.904.525,0 triệu đồng (Chi tiết theo biểu số 10 kèm theo).

2. Phân bổ chi tiết các Chương trình, chính sách là: 3.416.226,0 triệu đồng (Chi tiết theo biểu số 11 kèm theo).

III. Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện, xã: 12.793.711,0 triệu đồng (Chi tiết theo biểu số 12 kèm theo).

IV. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 3.230,0 triệu đồng.

V. Dự phòng ngân sách: 479.010,0 triệu đồng.

1. Cấp tỉnh: 270.242,0 triệu đồng.

2. Cấp huyện, xã: 208.768,0 triệu đồng.

VI. Chi từ nguồn trung ương bổ sung vốn sự nghiệp; nguồn thu phạt của Thanh tra giao thông tỉnh: 633.785,0 triệu đồng.

1. Bổ sung vốn sự nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách và một số Chương trình: 319.622,0 triệu đồng.

1.1. Vốn nước ngoài: 46.800,0 triệu đồng.

1.2. Vốn trong nước: 272.822,0 triệu đồng.

a) Phân bổ chi tiết theo mục tiêu và chính sách:

- Hỗ trợ mua thiết bị chiếu phim và ô tô chuyên dụng: 600,0 triệu đồng.

- Hỗ trợ các Hội Văn học nghệ thuật địa phương: 550,0 triệu đồng.

- Hỗ trợ các Hội Nhà báo địa phương: 110,0 triệu đồng.

- Hỗ trợ thực hiện một số Đề án, Dự án khoa học và công nghệ: 1.100,0 triệu đồng.

- Hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội: 51.143,0 triệu đồng.

- Hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số: 175,0 triệu đồng.

- Kinh phí chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô: 3.600,0 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 - 2020: 15.574,0 triệu đồng.

- Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính: 4.400,0 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông: 54.928,0 triệu đồng.

Trong đó: Chi từ nguồn thu phạt của Thanh tra giao thông tỉnh: 5.000,0 triệu đồng.

b) Các CTMT, nhiệm vụ phân bổ sau:

- CTMT Giáo dục nghề nghiệp - việc làm và ATLĐ: 4.065,0 triệu đồng.

- CTMT Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội: 2.787,0 triệu đồng.

- CTMT Y tế - dân số: 17.913,0 triệu đồng.

- CTMT Phát triển văn hóa: 2.343,0 triệu đồng.

- CTMT Đảm bảo trật tự ATGT, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm và ma túy: 4.150,0 triệu đồng.

- CTMT Phát triển lâm nghiệp bền vững: 32.000,0 triệu đồng.

- CTMT Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư: 2.000,0 triệu đồng.

- Hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ địa phương: 75.384,0 triệu đồng.

2. Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững: 149.363,0 triệu đồng.

3. Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới:164.800,0 triệu đồng.

Điều 2. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, các đơn vị dự toán cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2018 từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết,...) và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 còn dư chuyển sang (nếu có); đồng thời, yêu cầu các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nguồn thu được giao tự chủ phấn đấu tăng thu cùng với lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ và sử dụng nguồn thu này ưu tiên để thực hiện cải cách tiền lương.

Điều 3. Căn cứ dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương năm 2018 được giao tại Điều 1Điều 2 Quyết định này:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố trình HĐND cùng cấp Quyết nghị và tổ chức thực hiện.

2. Các ngành, các cấp ngân sách chủ động sử dụng dự toán được giao để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách, gắn việc thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước với Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Những nhiệm vụ phát sinh trong năm các đơn vị, địa phương phải chủ động cân đối trong dự toán đã được giao tại Quyết định này (trừ trường hợp cần thiết cấp bách phải sử dụng dự phòng ngân sách hoặc bổ sung nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của trung ương và của tỉnh).

3. Cục Thuế chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; phân tích, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm nguồn thu đối với từng lĩnh vực, từng sắc thuế, từng doanh nghiệp; đề ra biện pháp quản lý thu có hiệu quả đảm bảo hoàn thành và phấn đấu tăng thu ngân sách năm 2018 so với dự toán Chính phủ và Hội đồng nhân dân tỉnh giao; trong đó phấn đấu tăng thu thêm tiền sử dụng đất 1.500 tỷ đồng để tăng cường nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy nhanh các dự án trọng điểm nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4. Căn cứ lộ trình điều chỉnh mức thu học phí, viện phí và giá dịch vụ, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp liên quan sẽ được điều chỉnh giảm dần tương ứng với các nội dung đã được kết cấu vào giá, phí.

5. Đối với các Chương trình mục tiêu trung ương bổ sung, Chương trình mục tiêu quốc gia: Sau khi có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; các ngành chủ quản chương trình phối hợp với Sở Tài chính (vốn sự nghiệp), Sở Kế hoạch và Đầu tư (vốn đầu tư) lập phương án phân bổ chi tiết báo cáo UBND tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

Đối với các Chương trình, chính sách địa phương chưa phân bổ:

- Đối với các Chương trình có định mức, tiêu chí và các khoản chi nhiệm vụ thường xuyên, giao Sở Tài chính phối hợp với các ngành liên quan căn cứ tiêu chí, định mức, chính sách, chế độ chi trình UBND tỉnh giao dự toán cho các địa phương, đơn vị chủ động thực hiện.

- Đối với các Chương trình mục tiêu có tính chất đầu tư chưa được phân bổ chi tiết các ngành chủ quản khẩn trương phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ trong Quý I năm 2018.

Điều 4. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa căn cứ Quyết định giao dự toán chi ngân sách địa phương năm 2018 của UBND tỉnh, thông báo chi tiết cho các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị dự toán thuộc các ngành cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện; tổ chức cấp kinh phí chi trả nợ, chi bổ sung các quỹ, chi từ nguồn thu phạt vi phạm hành chính theo dự toán đã được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 5. Các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán phải thực hiện công khai tài chính, ngân sách đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa, Cục Thuế Thanh Hóa; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM . ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Đình Xứng