Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2024/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 31 tháng 10 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang, như sau:

1. Đơn giá bồi thường thiệt hại

a) Đơn giá bồi thường thiệt hại vật nuôi là thủy sản: Phụ lục I kèm theo.

b) Đơn giá bồi thường thiệt hại vật nuôi khác: Phụ lục II kèm theo.

c) Đơn giá bồi thường thiệt hại cây Lâm nghiệp: Phụ lục III kèm theo.

d) Đơn giá bồi thường thiệt hại cây hằng năm: Phụ lục IV kèm theo.

2. Đối với những cây trồng, vật nuôi không quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định đơn giá bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 103, Luật đất đai năm 2024 và theo thực tế tại thời điểm thu hồi đất, cụ thể:

a) Đối với cây hằng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đối với cây trồng đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và đơn giá bồi thường;

b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

Đối với cây lâu năm là loại cho thu hoạch nhiều lần mà đang trong thời kỳ thu hoạch thì mức bồi thường được tính bằng sản lượng vườn cây còn chưa thu hoạch tương ứng với số năm còn lại trong chu kỳ thu hoạch và đơn giá bồi thường;

c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

e) Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác mà không thể di chuyển thì được bồi thường thiệt hại thực tế theo mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

3. Khi có biến động Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung đối với danh mục cây trồng, vật nuôi tại Quyết định này cho phù hợp với thực tế và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh hướng dẫn thực hiện quy định đơn giá bồi thường về cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn xử lý và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

2. Các Sở, ban, ngành của tỉnh: có trách tổ chức thực hiện quy định đơn giá bồi thường về cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất nhiệm; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xử lý và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện: tổ chức thực hiện quy định đơn giá bồi thường về cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; giải quyết kịp thời những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện.

4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đơn giá về cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất cùng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, hợp lý của số liệu kiểm kê, đo, đếm cây trồng, vật nuôi trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với những công trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi và đang thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án huyện đã phê duyệt.

2. Đối với công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cây trồng vật nuôi thì việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ cây trồng vật nuôi theo Quyết định này.

 Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 11 năm 2024 và thay thế Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND ngày 09/01/2024 của UBND tỉnh về việc Quy định mức bồi thường thiệt hại vật nuôi là thủy sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm thông tin - Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Sở Tư Pháp;
- Lưu: VT, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

PHỤ LỤC I

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)

I. Đơn giá bồi thường thiệt hại:

TT

Đối tượng

ĐVT

Đơn giá
(đồng)

Ghi chú

1

Nuôi ghép cá hỗn hợp trong ao

 

 

 

1.1

Ao nuôi ghép trắm cỏ là chính

Đồng/m2

15.396

 

1.2

Ao nuôi ghép rô phi là chính

Đồng/m2

15.396

 

1.3

Ao nuôi ghép cá chép là chính

Đồng/m2

15.396

 

2

Nuôi trong lồng, bể bồn

 

 

 

2.1

Cá trắm đen

Đồng/kg

79.800

 

2.2

Cá Bỗng

Đồng/kg

36.434

 

2.3

Ếch

Đồng/kg

30.458

 

2.4

Rô phi/Diêu hồng

Đồng/kg

30.458

 

2.5

Trắm cỏ

Đồng/kg

58.500

 

2.6

Nheo Mỹ (lăng đen)

Đồng/kg

36.434

 

2.7

Lăng Nha

Đồng/kg

40.738

 

2.8

Lươn

Đồng/kg

51.320

 

2.9

Cá Tầm

Đồng/kg

36.664

 

II. Thuyết minh đơn giá

1. Giải thích từ ngữ

- Hệ số thức ăn: Còn gọi là "Hệ số chuyển đổi thức ăn" là trọng lượng thức ăn tiêu tốn để tăng trọng một kilogram vật nuôi.

- Mật độ nuôi: Được tính bằng số cá thể vật nuôi trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.

- Trung bình giá: Được tính bằng cách tính tổng của các mức giá, rồi lấy kết quả chia cho số lượng mức giá.

2. Phương pháp xác định

2.1. Với thuỷ sản nuôi hỗn hợp trong ao:

- Năng suất ao nuôi căn cứ theo Quyết định số 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quyết định ban hành định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình khuyến ngư cụ thể như bảng sau:

STT

Đối tượng

Nơi áp dụng

Hình thức nuôi

Mật độ nuôi (con/m2)

Quy cỡ giống (cm/con)

Thức ăn

Thời gian nuôi (tháng)

Thu hoạch

Năng suất (tấn/ha)

Hệ số

Hàm lượng protein (%)

Tỷ lệ sống (%)

Cỡ thu (kg/con)

1

Ghép trắm cỏ chính số lượng >50% còn lại cá khác

Cả nước

Nuôi trong ao

2,5

Trắm cỏ, trôi, mè, trắm đen cỡ ≥12 cm/con; Cá khác rô phi, chim trắng, chép cỡ ≥4 cm/con

1,2

≥18

≤10

≥70

≥0,6

>10

2

Ghép rô phi chính số lượng > 50 % còn lại cá khác

Cả nước

Nuôi trong ao

3

Trắm cỏ, trôi, mè, trắm đen cỡ ≥ 12 cm/con

- Cá khác rô phi, chim trắng, chép cỡ ≥4 cm/con

1,5

≥18

≤10

≥70

≥0,4

>8

3

Ghép chép V1 làm chính số lượng > 50% còn lại cá khác

Cả nước

Nuôi trong ao

3

- Trắm cỏ, trôi, mè, trắm đen cỡ ≥ 12 cm/con

- Cá khác rô phi, chim trắng, chép cỡ ≥4 cm/con

1,5

≥18

≤10

≥70

≥0,4

> 8

- Cách tính đơn giá bồi thường theo phương pháp:

+ Với các ao nuôi cá Trắm cỏ là chính trong ao (tính cho 1.000m2)

Chi phí thức ăn: Năng suất x Hệ số thức ăn x giá thức ăn ó 1.000 kg x 1,2 x 12.830 đồng = 15.396.000 đồng.

Chi phí thức ăn trên 1 m2= 15.396 đồng.

+ Với các ao nuôi cá Rô phi là chính trong ao (tính cho 1.000m2)

Chi phí thức ăn: Năng xuất x Hệ số thức ăn x giá thức ăn <=> 800 kg x 1,5 x 12.830 đồng = 15.396.000 đồng.

Chi phí thức ăn trên 1 m2= 15.396 đồng.

+ Với các ao nuôi cá cá Chép là chính trong ao (tính cho 1.000m2)

Chi phí thức ăn: Năng xuất * Hệ số thức ăn * giá thức ăn <=> 800 kg x 1,5 x 12.830 đồng = 15.396.000 đồng.

Chi phí thức ăn trên 1 m2 = 15.396 đồng.

2.2. Với thuỷ sản nuôi trong lồng, bể.

- Hệ số thức ăn và loại thức ăn áp dụng theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN ngày 24 tháng 02 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông trung ương.

- Trọng lượng thủy sản tại lồng, bể nuôi được xác định bằng cách cân thực tế toàn bộ trọng lượng thủy sản có trong lồng, bể nuôi.

- Cách tính đơn giá bồi thường theo phương pháp: Đơn giá = Hệ số thức ăn x Giá thức ăn x Trọng lượng thủy sản. Cụ thể tại bảng sau:

STT

Đối tượng

Hệ số thức ăn

Loại thức ăn (tỷ lệ protein)

Giá thức ăn (đồng/kg)

Đơn giá (đồng/kg cá)

Ghi chú

1

Cá trắm đen

3

38-45%

26.600

79.800

 

2

Cá Bỗng

2

≥30

18.217

36.434

 

3

Ếch

1.8

≥25

16.921

30.458

 

4

Rô phi/Diêu hồng

1.8

≥24

16.921

30.458

 

5

Trắm cỏ

45

Thức ăn xanh

1.300

58.500

 

6

Nheo Mỹ (lăng đen)

2

≥30

18.217

36.434

 

7

Lăng Nha

2

≥35

20.369

40.738

 

8

Lươn

4

≥20

12.830

51.320

 

9

Cá Tầm

1.8

35

20.369

36.664

 

 

PHỤ LỤC II

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VẬT NUÔI KHÁC KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)

1. Đơn giá bồi thường thiệt hại:

Căn cứ vào Bảng báo giá bình quân của một số loại vật nuôi khác của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đơn giá bồi thường của vật nuôi khác cụ thể như sau:

1.1. Bò nội

STT

Định mức

Đơn vị tính

Giá bò nội

1.1

Bò thịt

 

 

-

Bê dưới 6 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

110.000

-

Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

110.000

-

Từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

100.000

-

Từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

90.000

1.2

Bò cái sinh sản

 

 

-

Bê dưới 6 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

130.000

-

Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

120.000

-

Từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

110.000

-

Từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

100.000

1.3

Bò đực giống

 

 

-

Bê dưới 6 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

130.000

-

Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

120.000

-

Từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

120.000

-

Từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

120.000

1.2. Dê nội

STT

Định mức

Đơn vị tính

Giá dê nội

-

Dê dưới 6 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

180.000

-

Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

150.000

-

Từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

140.000

-

Từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi

đ/kg thể trọng

135.000

 1.3. Lợn nội

STT

Định mức

ĐVT

Giá lợn nội

-

Lợn con 8-10 kg

đ/kg thể trọng

150.000

-

Lợn con 20-30 kg

đ/kg thể trọng

120.000

-

Lợn hậu bị

đ/kg thể trọng

130.000

-

Lợn sinh sản

đ/kg thể trọng

120.000

-

Lợn đực giống

đ/kg thể trọng

120.000

1.4. Gà

STT

Định mức

Đơn vị tính

Loại vật nuôi

Gà nội

Gà hướng trứng

Gà hướng thịt

-

Gà con

đ/con

25.000

22.000

18.000

-

Gà hậu bị

đ/kg

140.000

120.000

120.000

-

Gà trưởng thành

đ/kg

160.000

130.000

120.000

2. Thuyết minh đơn giá

Phương pháp xác định trọng lượng đối với vật nuôi khác:

Được xác định bằng phương pháp cân trực tiếp từng cá thể. Trường hợp không xác định được trọng lượng của vật nuôi bằng phương pháp cân trực tiếp thì xác định trọng lượng từng cá thể bằng phương pháp đo và áp dụng công thức tính đối với từng loại vật nuôi khác được quy định theo bảng sau:

TT

Loại vật nuôi

Công thức, cách tính

Ghi chú

1

Lợn

Trọng lượng (kg) = 87,5 x (VN)2 x DT trong đó:

- VN: Vòng ngực (cm);

- DT: Dài thân (cm)

- Vòng ngực: Là đo vòng thân sau nách chân trước.

- Dài thân: đo chiều dài mình lợn dọc cột sống từ mé sau của tai đến gốc đuôi

2

Trâu

Trọng lượng (kg) = 90 x (VN)2 x DTC trong đó:

- VN: Vòng ngực;

- DTC: Dài thân chéo

- Vòng ngực: Là chu vi mặt cắt đằng sau xương bả vai (tính bằng cm).

3

Trọng lượng (kg) = 88,4 x (VN)2 x DTC

trong đó:

- VN: Vòng ngực (tính bằng cm);

- DTC: Dài thân chéo (tính bằng cm)

- Dài thân chéo: Là chiều dài được đo từ mỏm xương bả vai đến điểm tận cùng của xương ngồi (tính bằng cm).

(công thức này chỉ áp dụng cho trâu, bò từ 2 tuổi trở lên, nếu trâu, bò béo thì cộng thêm 5% trọng lượng của nó.

4

Ngựa

Trọng lượng (kg) = (VN)2 x DTC/11.880

trong đó:

- VN: Vòng ngực;

- DTC: Dài thân chéo

- Vòng ngực: Là chu vi mặt cắt đằng sau xương bả vai (tính bằng cm).

- Dài thân chéo: Là chiều dài được đo từ mỏm xương bả vai đến điểm tận cùng của xương ngồi (tính bằng cm).

 

PHỤ LỤC III

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY LÂM NGHIỆP KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)

I. Đơn giá bồi thường thiệt hại:

STT

Tiêu chí từng loại cây

ĐVT

 Đơn giá (đồng)

Mật độ

1

Cây lấy gỗ

 

 

 

1.1

Cây sinh trưởng nhanh

 

 

 

-

Cây trồng dưới 01 năm (hoặc đường kính gốc (D00) đến 2 cm)

Đồng/cây

15.100

1.660 cây/ha

-

Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm (hoặc D00 từ trên 2 cm đến dưới 5 cm)

Đồng/cây

24.200

-

Cây trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm (hoặc D00 từ 5 cm đến dưới 8 cm)

Đồng/cây

32.700

-

Cây có D1.3 từ 5 cm đến 10 cm

Đồng/cây

37.200

-

Cây có D1.3 từ trên 10 cm đến 15 cm

Đồng/cây

48,200

-

Cây có D1.3 từ trên 15 cm đến 20 cm

Đồng/cây

65.600

-

Cây có D1.3 từ trên 20 cm đến 30 cm

Đồng/cây

76.400

-

Cây có D1.3 từ trên 30 cm đến 40 cm

Đồng/cây

134.400

-

Cây có D1.3 từ trên 40 cm đến 50 cm

Đồng/cây

234.400

-

Cây có D1.3 từ trên 50 cm

Đồng/cây

304.600

1.2

Cây sinh trưởng chậm

 

 

 

-

Cây trồng dưới 01 năm (hoặc D00 đến 2 cm)

Đồng/cây

22.000

3.300 cây/ha

-

Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm (hoặc D00 từ trên 2 cm đến dưới 3cm)

Đồng/cây

35.000

-

Cây trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm (hoặc D00 từ 3 cm đến dưới 4cm)

Đồng/cây

47.400

-

Cây trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm (hoặc cây trồng có D1.3 từ 2 cm đến dưới 3 cm)

Đồng/cây

51.300

-

Cây trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm (hoặc cây trồng có D1.3 từ 3 cm đến dưới 5 cm)

Đồng/cây

55.100

-

Cây có D1.3 từ 5 cm đến 12 cm

Đồng/cây

71.400

-

Cây có D1.3 từ trên 12 cm đến 16 cm

Đồng/cây

96.100

-

Cây có D1.3 từ trên 16cm đến 20 cm

Đồng/cây

112.100

-

Cây có D1.3 từ trên 20 cm đến 30 cm

Đồng/cây

133.700

-

Cây có D1.3 từ trên 30 cm đến 40 cm

Đồng/cây

235.100

-

Cây có D1.3 từ trên 40 cm đến 50 cm

Đồng/cây

410.200

-

Cây có D1.3 từ trên 50 cm

Đồng/cây

533.000

2

Cây đa mục đích

 

 

 

2.1

Cây Quế

 

 

 

-

Cây trồng dưới 01 năm (hoặc D00 đến 2 cm)

Đồng/cây

26.800

4.444 cây/ha

-

Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm (hoặc D00 từ trên 2 cm đến dưới 3cm)

Đồng/cây

42.500

-

Cây trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm (hoặc D00 từ 3 cm đến dưới 4cm)

Đồng/cây

57.700

-

Cây trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm (hoặc cây trồng có D1.3 từ 2 cm đến dưới 3 cm)

Đồng/cây

62.200

-

Cây trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm (hoặc cây trồng có D1.3 từ 3 cm đến dưới 5 cm)

Đồng/cây

66.700

-

Cây có D1.3 từ 5 cm đến 12 cm

Đồng/cây

82.900

-

Cây có D1.3 từ trên 12 cm đến 16 cm

Đồng/cây

107.700

-

Cây có D1.3 từ trên 16 cm đến 20 cm

Đồng/cây

123.700

-

Cây có D1.3 từ trên 20 cm đến 30 cm

Đồng/cây

133.700

-

Cây có D1.3 từ trên 30 cm đến 40 cm

Đồng/cây

235.100

-

Cây có D1.3 từ trên 40 cm đến 50 cm

Đồng/cây

410.200

-

Cây có D1.3 từ trên 50 cm

Đồng/cây

533.000

2.2

Cây Hồi

 

 

 

a

Cây trồng dưới 01 năm

Đồng/cây

10.300

500 cây/ha

b

Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm

Đồng/cây

16.700

c

Cây trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm

Đồng/cây

22.400

d

Cây trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm

Đồng/cây

24.700

e

Cây trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm

Đồng/cây

27.000

3

Cây lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

3.1

Mai, Bát độ, Luồng, Diễn, Bương

 

 

Theo Quyết định số 40/2024/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của UBND tỉnh Hà Giang Ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Giang

-

D < 6 cm

Đồng/cây

 12.600

-

6 cm ≤ D <10 cm

Đồng/cây

 21.000

-

D ≥ 10 cm

Đồng/cây

 30.000

3.2

Tre các loại, Hóp

 

 

-

D < 5 cm

Đồng/cây

 7.700

-

5 cm ≤D < 6 cm

Đồng/cây

 12.600

-

6 cm ≤D <10 cm

Đồng/cây

 21.000

-

D≥10 cm

Đồng/cây

 30,000

3.3

Trúc

Đồng/cây

 7.000

3.4

Nứa

 

 

-

D < 7 cm

Đồng/cây

 2.800

-

D ≥ 7 cm

Đồng/cây

 5.600

3.5

Vầu

 

 

-

D < 6 cm

Đồng/cây

 7.700

-

6 cm ≤ D < 10 cm

Đồng/cây

 14.700

-

D ≥ 10 cm

Đồng/cây

 21.000

3.6

Giang

 

 

-

D < 6 cm

Đồng/cây

 4.200

-

6 cm ≤D < 10 cm

Đồng/cây

 7.000

-

D ≥ 10 cm

Đồng/cây

 12.600

3.7

Sơn tra (táo mèo)

 

 

 

-

Cây trồng dưới 01 năm

Đồng/cây

15.500

1.667 cây/ha

-

Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm

Đồng/cây

24.600

-

Cây trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm

Đồng/cây

33.100

-

Cây trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm

Đồng/cây

36.000

-

Cây trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm

Đồng/cây

39.000

4

Cây dưới tán rừng trồng

 

 

 

4.1

Sa nhân

 

 

5.000 cây/ha

-

Cây trồng dưới 1 năm

đồng/m2

 5.200

 

-

Cây trồng 1 năm đến dưới 2 năm

đồng/m2

 8.600

 

-

Cây trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm

đồng/m2

 11.600

 

-

Khóm cây đến tuổi cho thu hoạch (từ 3 năm)

đồng/m2

 15.400

 

4.2

Thảo quả

 

 

2.500 cây/ha

-

Khóm dưới 1 năm

đồng/khóm

 21.000

Khóm có 01 nhánh, bắt đầu phân mầm

-

Khóm từ 1 năm đến dưới 2 năm

đồng/khóm

 28.200

 

-

Khóm từ 2 năm đến dưới 3 năm

đồng/khóm

 34,100

Khóm có từ 2-5 nhánh

-

Khóm từ 3 năm trở lên (cho thu hoạch)

đồng/khóm

 120.000

II. Thuyết minh đơn giá

1. Phương pháp xác định

a) Cây lấy gỗ: Được chia thành Cây sinh trưởng nhanh và Cây sinh trưởng chậm: (Quyết định số 45/2024/QĐ-UBND ngày 08/10/2024 của UBND tỉnh Quy định danh mục loài cây sinh trưởng nhanh, cây sinh trưởng chậm; cây mục đích, cây phi mục đích đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Giang).

- Cây sinh trưởng nhanh: Đối với cây trồng năm 1, năm 2, năm 3 bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm. Sau giai đoạn kiến thiết cơ bản (36 tháng đối cây sinh trưởng nhanh) đến trước khi đạt tuổi thành thục bồi thường thiệt hại cây trồng theo cấp đường kính tính bằng chi phí đầu tư, công bảo vệ rừng và chi phí chặt hạ.

Từ khi cây trồng đạt D1.3>20cm bồi thường thiệt hại cây trồng theo cấp đường kính tính bằng chi phí chặt hạ.

Cụ thể:

+ Áp dụng quy định tại Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp.

- Nhân công lao động theo Quyết định 311/QĐ-SXD ngày 30/11/2023 của Sở Xây dựng về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng tỉnh Hà Giang năm 2023.

+ Giá vật tư (phân bón, cây giống...) theo cung cấp báo giá vật tư, cây giống các huyện, các đơn vị.

+ Chi phí chặt hạ áp dụng Bảng mức số 02 Quyết định số 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp ban hành tạm thời mức lao động khai thác lâm sản.

- Cây sinh trưởng chậm

Đối với cây trồng năm 1, năm 2, năm 3, năm 4, năm 5 bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm.

Sau giai đoạn kiến thiết cơ bản (60 tháng đối cây sinh trưởng chậm) đến trước khi đạt tuổi thành thục bồi thường thiệt hại cây trồng theo cấp đường kính tính bằng chi phí đầu tư, công bảo vệ rừng và chi phí chặt hạ.

Từ khi cây trồng đạt D1.3>20cm bồi thường thiệt hại cây trồng theo cấp đường kính tính bằng chi phí chặt hạ.

Cụ thể:

+ Áp dụng quy định tại Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp.

+ Nhân công lao động theo Quyết định 311/QĐ-SXD ngày 30/11/2023 của Sở Xây dựng về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng tỉnh Hà Giang năm 2023.

+ Giá vật tư (phân bón, cây giống...) theo cung cấp báo giá vật tư, cây giống các huyện, các đơn vị.

+ Chi phí chặt hạ áp dụng Bảng mức số 02 Quyết định số 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp ban hành tạm thời mức lao động khai thác lâm sản.

b) Cây đa mục đích: Cây Quế, Hồi: bồi thường thiệt hại cây trông giống như cây sinh trưởng chậm.

c) Cây lâm sản ngoài gỗ:

- Mai, Bát độ, Luồng, Diễn, Bương, Tre các loại, Hóp, Trúc, Nứa, Vầu, Giang: Đối với các cây, nhóm cây trên bồi thường thiệt hại cây trồng tính theo Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Giang tại Quyết định số 40/2024/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của UBND tỉnh Hà Giang.

- Sơn tra (táo mèo): Đối với cây trồng năm 1, năm 2, năm 3, năm 4, năm 5 bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm.

d) Cây dưới tán rừng trồng

- Sa nhân

Đối với cây trồng dưới 1 năm, dưới 2 năm, dưới 3 năm bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm.

Đối với cây trồng từ 3 năm (cho thu hoạch) bồi thường thiệt hại cây trồng theo giá trị sản lượng quả.

- Thảo quả

Đối với khóm cây trồng dưới 1 năm, dưới 2 năm, dưới 3 năm bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm.

Đối với khóm cây trồng từ 3 năm trở lên (cho thu hoạch) bồi thường thiệt hại cây trồng theo giá trị sản lượng quả.

e) Phương pháp xác định, đơn vị đo đạc, kiểm đếm, thống kê

Đối với cây lâm nghiệp xác định đường kính thân cây tại vị trí gốc cây (D0.0) hoặc tại vị trí 1,3 mét (D1.3).

Đối với cây lâm nghiệp tái sinh chồi: Xác định đường kính tại vị trí cách mặt đất 1,3 m của 2 thân cây lớn nhất trên cùng một gốc cây cộng lại; trường hợp chồi tái sinh còn nhỏ không thể xác định đường kính ở vị trí 1,3 m thì đo tại vị trí cách gốc chồi 20 cm.

Đối với cây lâm nghiệp có nhiều thân (từ 2 thân trở lên ở vị trí cách mặt đất dưới 1,3 m): Cách xác định đường kính thân cây bằng đường kính đo tại vị trí cách mặt đất 1,3 m của các thân cây trên cùng một gốc cây cộng lại.

 

PHỤ LỤC IV

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY HẰNG NĂM KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)

1. Đơn giá bồi thường thiệt hại:

STT

Loại cây trồng

Đơn giá bồi thường (đồng/m2)

1

Lúa thuần

4.714

2

Lúa lai

5.892

3

Ngô lai

3.036

4

Ngô Thuần

3.036

5

Cây đậu tương

5.593

6

Cây lạc

23.920

7

Cây khoai lang

12.120

8

Cải xanh ăn lá

12.840

9

Mùng tơi

14.320

10

Rau dền

9.980

11

Bắp cải

25.100

12

Súp lơ

38.400

13

Cải thảo

19.200

14

Su hào

14.250

15

Hành lá

14.285

16

Cà chua

28,980

17

Dưa chuột

14.290

18

Cải củ

20.320

19

Gừng

12.180

20

Nghệ

3.173

21

Vừng (mè)

5.980

22

Đậu xanh

3.640

23

Đậu đen

3.555

24

Đậu Hà lan

16.042

25

Đậu răng ngựa

12.200

26

Chanh leo

17.150

27

Đậu ván

8.540

28

Đậu cove

9.280

29

Đậu nho nhe.

9.760

30

Cây khoai môn

12.480

31

Cây khoai sọ

12.030

32

Bí ngồi (không có giàn)

16.575

33

Bí bò

16.575

34

Su Su

12.554

35

Mướp

15.138

36

16.575

37

Bầu

18.105

38

Cây ớt

10.010

39

Cây đỗ ván (leo giàn)

8.540

40

Cây Mía

3.632

41

Giềng

4.275

42

Cây Sả

10.159

43

Cây lanh dệt vải

12.340

44

Cây đu đủ

8.784

45

Cây Dứa

9.5850

46

Cây Chuối

40.920

47

Cây sắn

2.279

2. Thuyết minh đơn giá

Căn cứ theo khoản 1, điều 103, Luật Đất đai 2024. Đối với cây hằng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đối với cây trồng đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và đơn giá bồi thường:

(1) Giá trị bồi thường là tổng giá trị thiệt hại của từng loại cây tại thời điểm kiểm kê.

(2) Đối với cây trồng hằng năm: Nguyên tắc xác định đơn giá bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật Đất đai năm 2024.

(3) Đối với cây trồng lâu năm thời kỳ kiến thiết cơ bản: mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

(4) Năng suất của cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm: Tổ chức làm nhiệm vụ làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát năng suất của cây trồng đó tại địa phương hoặc năng suất do Cục (Chi cục) Thống kê công bố.

(5) Đơn giá bồi thường là giá bình quân nông sản đó do cơ quan có thẩm quyền công bố.

(6) Đối với những loại cây trồng trên đất thu hồi không có định mức kinh tế, kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền thì vận dụng định mức, đơn giá các loại cây trồng tương đương để xây dựng phương án, xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp chưa có sự thống nhất thì các bên thoả thuận thống nhất đơn giá bồi thường, hỗ trợ giá trị thực tế của vườn cây theo nguyên tắc tại khoản 1, khoản 2 Luật đất đai năm 2024.

(7) Trường hợp trong cùng một diện tích trồng nhiều loại cây, việc xác định loại cây trồng chính do người dân được lựa chọn; đơn giá bồi thường đối với cây trồng chính được tính bằng 100% giá trị bồi thường của loại cây trồng đó, đồng thời đảm bảo đúng mật độ quy định trên đơn vị diện tích.

Đối với cây trồng xen, chỉ được bồi thường khi quy đổi mật độ cây trồng chính (theo mật độ quy định của từng loài cây tại Quyết định này) trên diện tích còn dư để trồng xen; được tính bằng 100% đơn giá bồi thường của loại cây trồng xen đảm bảo mật độ. Nếu mật độ cây trồng xen trồng thấp hơn mật độ quy định thì được tính theo số lượng thực tế tại thời điểm kiểm đếm.

(8) Đối với cây giống trồng trong vườn ươm: Không bồi thường thiệt hại, chỉ bồi thường chi phí di chuyển.

(9) Đối với cây cảnh: Chỉ bồi thường cây trồng trực tiếp trên đất; đối với cây trồng trên giá thể (chậu, ang, bầu, ...) chỉ bồi thường chi phí di chuyển.