Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5355/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “QUY ĐỊNH CƠ CHẾ PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ RỪNG THEO PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 12/2014/QĐ-UBND NGÀY 26/02/2014 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI”.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 Chính phủ thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/11/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của Thành phố sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 187/TTr-SNN ngày 17/9/2014 về việc ban hành Quy định cơ chế phối hợp và trách nhiệm quản lý rừng theo phân cấp quản lý nhà nước giai đoạn 2011 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định cơ chế phối hợp và trách nhiệm quản lý rừng theo phân cấp quản lý nhà nước về quản lý rừng giai đoạn 2011 - 2015 quy định tại Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của UBND thành phố Hà Nội”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo)
- TT Thành ủy, TT HĐND TP; (để báo cáo)
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)
- Các đ/c PCT UBND TP;
- UBND các huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây;
- VPUB: các đ/c PCVP, NN(Hùng), TH;
- Lưu VT.
28504-45

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Việt

 

QUY ĐỊNH

CƠ CHẾ PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ RỪNG THEO PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 12/2014/QĐ-UBND NGÀY 26/02/2014 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Kèm theo Quyết định số 5355/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND TP. Hà Nội)

Điều 1. Quy định chung

1. Phạm vi điều chỉnh

Quản lý và đầu tư toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn Thành phố tại 6 huyện và thị xã Sơn Tây (trừ diện tích Vườn Quốc gia Ba Vì).

2. Nguyên tắc thực hiện

2.1. Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố nhằm quản lý, bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, phát triển rừng bền vững và ổn định đời sống người làm nghề rừng.

2.2. Thành phố quản lý, đầu tư: rừng đặc dụng và rừng phòng hộ

2.3. UBND các huyện, thị xã Sơn Tây quản lý, đầu tư: rừng sản xuất

Điều 2. Nội dung thực hiện

1. Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về rừng theo quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng và Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 của UBND Thành phố về Quy định các nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Rà soát, phân loại diện tích từng loại rừng trên thực địa; Tổ chức giao nhận hồ sơ và trên thực địa từ các huyện, thị xã về thành phố quản lý.

3. Xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư và phát triển rừng.

4. Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

5. Công tác giao đất, giao rừng, cho thuê rừng.

Điều 3. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các đơn vị liên quan

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

1.1. Chủ trì tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hiện nội dung quản lý nhà nước về rừng theo quy định tại điều 4, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; khoản 1, điều 2, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

1.2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã có rừng thực hiện công tác giao đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/11/2011 của liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT - Tài nguyên và Môi trường.

1.3. Tham mưu, giúp UBND Thành phố thành lập Ban quản lý Rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.

1.4. Tiếp tục quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn huyện Mỹ Đức (Ban quản lý Rừng đặc dụng Hương Sơn), một phần rừng phòng hộ Sóc Sơn (Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội).

1.5. Đối với diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ còn lại

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã có rừng xây dựng kế hoạch rà soát, phân loại diện tích từng loại rừng trên thực địa; Kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển rừng hàng năm và dài hạn, trình UBND Thành phố phê duyệt. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách Thành phố.

b) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kinh phí, giao Sở Nông nghiệp và PTNT và các huyện, thị xã có rừng triển khai theo kế hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt.

c) Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính chủ động hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; nghiệm thu kết quả thực hiện hàng năm theo kế hoạch.

d) Tổ chức tiếp nhận diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng từ các huyện, thị xã về quản lý (Ban quản lý Rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội sau khi có Quyết định thành lập của UBND Thành phố).

1.6. Đối với diện tích rừng sản xuất: hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã có rừng

a) Thực hiện quản lý, đầu tư quản lý rừng sản xuất theo quy định tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTG ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng; khoản 2 và 3, điều 2, Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng.

b) Thực hiện Đề án: “Chuyển đổi rừng trồng Keo, Bạch đàn sang trồng rừng sinh thái”.

1.7. Tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện các nhiệm vụ quản lý và đầu tư phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

2. Sở Tài chính

2.1. Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch rà soát, phân loại diện tích từng loại rừng trên thực địa; Kế hoạch quản lý và đầu tư phát triển rừng hàng năm và dài hạn, trình UBND Thành phố phê duyệt. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách Thành phố.

2.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kinh phí, giao Sở Nông nghiệp và PTNT và các huyện, thị xã có rừng triển khai theo kế hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt.

2.3. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện về kinh phí triển khai các nội dung quản lý, đầu tư rừng sản xuất và thực hiện Đề án: “Chuyển đổi rừng trồng Keo, Bạch đàn sang trồng rừng sinh thái”

2.4. Phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; nghiệm thu phúc tra kết quả thực hiện hàng năm.

2.5. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT UBND các huyện, thị xã có rừng thực hiện công tác giao đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/11/2011 của liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT - Tài nguyên và Môi trường.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

3.1. Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch rà soát, phân loại diện tích từng loại rừng trên thực địa; Kế hoạch quản lý và đầu tư phát triển rừng hàng năm và dài hạn, trình UBND Thành phố phê duyệt. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách Thành phố.

3.2. Phối hợp với Sở Tài chính phân bổ kinh phí, giao Sở Nông nghiệp và PTNT và các huyện, thị xã có rừng triển khai theo kế hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt.

3.3. Hướng dẫn UBND các huyện về xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn kinh phí triển khai các nội dung quản lý, đầu tư rừng sản xuất và thực hiện Đề án “Chuyển đổi rừng trồng Keo, Bạch đàn sang trồng rừng sinh thái”

3.4. Phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài chính hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; nghiệm thu phúc tra kết quả thực hiện hàng năm.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Quy hoạch Kiến trúc

4.1. Chủ trì tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1, điều 2, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ Tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

4.2. Thực hiện công tác giao đất gắn với giao rừng trên địa bàn thành phố theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/11/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.3. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

5. UBND các huyện, thị xã có rừng

5.1. Thực hiện quản lý rừng trên địa bàn theo các quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004 và điều 5, điều 6, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; khoản 2 và 3, điều 2, Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng và các quy định hiện hành.

5.2. Thực hiện các nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định tại Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 của UBND Thành phố quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn Hà Nội.

5.3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở tài chính thực hiện công tác giao đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn Hà Nội theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/11/2011 của liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT - Tài nguyên và Môi trường.

5.4. Chủ trì thực hiện quản lý, đầu tư diện tích rừng sản xuất trên địa bàn theo quy định về quản lý rừng sản xuất tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTG ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng;

5.5. Triển khai thực hiện Đề án: “Chuyển đổi rừng trồng Keo, Bạch đàn sang trồng rừng sinh thái” theo đúng phân công và tiến độ đã được phê duyệt.

5.6. Đối với diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ trên địa bàn

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để xây dựng kế hoạch rà soát, phân loại diện tích từng loại rừng trên địa bàn; Kế hoạch quản lý và đầu tư phát triển rừng hàng năm và dài hạn.

b) Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ và kinh phí được giao chủ động triển khai tại địa phương. Tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn phân bổ từ ngân sách Thành phố đúng mục đích và quy định.

c) Rà soát, phân loại diện tích từng loại rừng trên thực địa; Thực hiện bàn giao rừng phòng hộ, đặc dụng về Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng thành phố Hà Nội (sau khi UBND Thành phố có quyết định thành lập).

5.7. Đối với diện tích rừng sản xuất: Chủ động xây dựng và thực hiện nhiệm vụ quản lý và đầu tư theo quy định;

5.8. Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Nông nghiệp và PTNT./.