Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5589/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “DUY TRÌ, NHÂN RỘNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÂU LẠC BỘ GIA ĐÌNH 5 KHÔNG, 3 SẠCH GÓP PHẦN THIẾT THỰC VÀO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 15/4/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2015 (nguồn vốn sự nghiệp) của tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa tại tờ trình số 355/TTr-BTV ngày 14 tháng 12 năm 2015; của Giám đốc Sở Tài chính tại công văn số 5008/STC-NSHX ngày 17 tháng 12 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án "Duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng câu lạc bộ gia đình 5 không, 3 sạch góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; Giám đốc: Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các ngành và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.
HLHPN/2015/Ngọc.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

ĐỀ ÁN

“DUY TRÌ, NHÂN RỘNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÂU LẠC BỘ GIA ĐÌNH 5 KHÔNG, 3 SẠCH GÓP PHẦN THIẾT THỰC VÀO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
(Kèm theo Quyết định số 5589/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những năm qua các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều phong trào thi đua, các hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đặc biệt, năm 2010 Trung Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động phụ nữ trên toàn quốc thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” với 8 tiêu chí cụ thể:

Nội dung “5 không” đó là: Không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ 3 trở lên; không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học.

Nội dung “3 sạch” đó là: Sạch nhà; sạch bếp; sạch ngõ.

- Trên cơ sở cuộc vận động của Trung ương Hội, năm 2013 Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh được UBND tỉnh giao thực hiện Đề tài khoa học “Thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa”. Trong thời gian 18 tháng từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2014, Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh xếp loại xuất sắc. Quá trình thực hiện Đề tài khoa học, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng thành công mô hình câu lạc bộ “Gia đình 5 không, 3 sạch” tại 3 xã thuộc 3 huyện đại diện cho các vùng miền trong tỉnh. Các mô hình này được đánh giá là hoạt động có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

- Qua thực tiễn cho thấy việc triển khai mô hình Câu lạc bộ “Gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần quan trọng vào thực hiện 8/19 tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể như sau:

Các tiêu chí xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”

Nội dung cụ thể từng tiêu chí

 

Các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

Nội dung cụ thể từng tiêu chí

5 KHÔNG

1. Không đói nghèo

Tiêu chí số 9

Về nhà ở khu dân cư

Tiêu chí số 10

Về thu nhập

Tiêu chí số 11

Về tỷ lệ hộ nghèo

2. Không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội

Tiêu chí số 19

Về an ninh trật tự xã hội

3. Không bạo lực gia đình

Tiêu chí số 16

Về văn hóa

4. Không sinh con thứ ba trở lên

5. Không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học

Tiêu chí số 14

Về giáo dục

Tiêu chí số 15

Về Y tế

3 SẠCH

1. Sạch nhà

Tiêu chí số 17

Về môi trường

2. Sạch bếp

3. Sạch ngõ

- Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và triển khai Đề án "Duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng câu lạc bộ gia đình 5 không 3 sạch góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa”.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát

Duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng câu lạc bộ gia đình 5 không, 3 sạch tại 220 xã của 22 huyện, thị thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, góp phần thiết thực chung tay xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2017 có 220/220 xã tham gia thực hiện trong đề án thành lập 01 CLB "Gia đình 5 không, 3 sạch" đảm bảo có chất lượng, hiệu quả, thu hút sự tham gia của các hội viên phụ nữ.

- 100% gia đình hội viên được tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch"; trong đó 70% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn 5 không 3 sạch gắn với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.

- Tuyên truyền hướng dẫn, vận động 100% hộ gia đình có phụ nữ nắm vững và thực hiện 8 tiêu chí của cuộc vận động.

- Mỗi xã phấn đấu tăng ít nhất 10 hộ gia đình đạt các tiêu chí 5 không 3 sạch trong năm.

- Hàng năm cơ sở giới thiệu từ 2-3 gương điển hình tập thể và cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện của Đề án

Xây dựng câu lạc bộ gia đình 5 không, 3 sạch tại 220 xã của 22 huyện, thị thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối tượng tham gia

Mỗi xã lựa chọn 50 hộ gia đình, là những hộ tự nguyện đăng ký tham gia trong đó:

- 10% số hộ đạt cả 8 tiêu chí.

- 90% số hộ đạt từ 1 đến 7 tiêu chí của cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nâng cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn th cấp tỉnh, chính quyền các cấp trong việc lồng ghép thực hiện 8 tiêu chí của cuộc vận động trong xây dựng nông thôn mới

- Tuyên truyền về 8 tiêu chí của cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Cụ thể hóa nội dung các tiêu chí trong việc phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, đơn vị.

- Quan tâm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Hội LHPN tỉnh và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh trong quá trình triển khai các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới, lồng ghép, hỗ trợ Hội LHPN các cấp triển khai thực hiện 8 tiêu chí của cuộc vận động.

2. Tăng cường trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn tỉnh đối với việc xây dựng mô hình “Gia đình 5 không 3 sạch”

- Nâng cao trình độ, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ Hội các cấp trong việc xây dựng mô hình, triển khai thực hiện Đề án.

- Gắn xây dựng triển khai thực hiện Đề án với củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Hội, chất lượng sinh hoạt Hội, tập hợp đông đảo hội viên tham gia tổ chức Hội, nhất là ở khu vực miền núi, dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện triển khai thực hiện Đề án; lồng ghép xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ phụ nữ.

- Tham gia tuyên truyền, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình ”5 không 3 sạch”.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trong việc xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”

- Tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện 8 tiêu chí của gia đình “5 không, 3 sạch”.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua các lớp tập huấn, sinh hoạt tổ nhóm, sinh hoạt CLB, qua hệ thống phát thanh, phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về các gương tiêu biểu, người tốt việc tốt, mô hình, cách làm hay, câu lạc bộ hoạt động hiệu quả; tổ chức phối hợp lồng ghép tuyên truyền thông qua các hình thức nói chuyện chuyên đề, tập huấn, tọa đàm, giao lưu, thi tìm hiểu về các chính sách, pháp luật...

- Đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong tỉnh đối với việc xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”.

4. Khai thác các nguồn lực và lồng ghép triển khai thực hiện 8 tiêu chí gắn với thực hiện các chương trình, đề án

- Tập trung các nguồn lực để xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch. Trong đó, cần chú ý huy động các nguồn tài chính từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức kinh tế, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và các nguồn huy động xã hội hóa hợp pháp khác để triển khai, thực hiện Đề án.

- Lồng ghép việc thực hiện Đề án với việc triển khai các chương trình, dự án, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương, đơn vị.

5. Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng mô hình, cách làm hay trong việc xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”

- Kịp thời đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án; làm rõ những ưu điểm, mô hình, cách làm hay hiệu quả thiết thực, cũng như mô hình, cách làm chưa phù hợp, từ đó, có biện pháp duy trì, phát triển mô hình, các câu lạc bộ phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

- Kịp thời có hình thức khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Đề án; phê phán những tập thể, cá nhân không tích cực tham gia, triển khai cuộc vận động “gia đình 5 không, 3 sạch”.

- Phối hợp tốt với các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền cách làm, mô hình tốt và kết quả triển khai thực hiện Đề án.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

- Nguồn kinh phí thực hiện được ngân sách tỉnh đảm bảo và được bố trí từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa và nguồn kinh phí xã hội hóa.

- Tổng dự toán kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách tỉnh: 4,419,020,000 đ.

(Bốn t bốn trăm mười chín triệu không trăm hai mươi nghìn đồng)

Năm 2016

785,130,000

Năm 2017

908,630,000

Năm 2018

1,157,920.000

Năm 2019

1.067,900,000

Năm 2020

499,440,000

Tổng kinh phí

4,419,020,000

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án. Hằng năm xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đề án. Chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng câu lạc bộ gia đình 5 không, 3 sạch góp phần thiết thực vào chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020”.

- Căn cứ Đề án được phê duyệt, hàng năm Hội LHPN tỉnh lập dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

- Định kỳ 6 tháng, 1 năm phối hợp với các đơn vị có liên quan đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện Đề án, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính

- Hàng năm tiến hành thẩm định, đề xuất kinh phí thực hiện Đề án, trình Chủ tịch UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Chủ trì phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hướng dẫn việc sử dụng, kiểm tra nguồn kinh phí thực hiện đúng mục đích và đúng quy định.

3. S Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện và bổ sung các hoạt động có liên quan của Đề án vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

- Hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống phụ nữ vùng nông nghiệp, nông thôn.

4. S Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh thông tin, tuyên truyền kết quả, mô hình triển khai có hiệu quả thực hiện Đề án.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp xem xét, đánh giá hiệu quả, tính khoa học, thực tiễn của Câu lạc bộ “Gia đình 5 không, 3 sạch”; đề xuất ý kiến điều chỉnh, phát triển mô hình Câu lạc bộ “Gia đình 5 không, 3 sạch”.

6. UBND các huyện, thị xã; các s, ban, ngành cấp tỉnh

- Phối hợp, tạo điều kiện để Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án. Quan tâm hỗ trợ các nguồn lực để xây dựng Câu lạc bộ “Gia đình 5 không, 3 sạch”; giúp phụ nữ ở những địa phương triển khai Đề án phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

- Lồng ghép việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án với Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trên địa bàn tỉnh./.