ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5635/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 18 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 9 tháng 7 năm 2013 của UBND thành phố về việc ban hành Quy định về công tác quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Xét đề nghị của Sở Ngoại vụ thành phố tại Công văn số 1820/SNG-LSVK ngày 29 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quan hệ phối hợp trong công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Ngoại vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố, Trưởng ban Ban Tôn giáo thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5635/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Văn bản này quy định quan hệ phối hợp, trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan đến công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài (sau đây gọi tắt là công tác PCPNN) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các tổ chức chính trị -xã hội, các đoàn thể, tổ chức hội, các đơn vị sự nghiệp, cá nhân có liên quan đến công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị).
1. Quan hệ phối hợp trong công tác PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội và chủ quyền quốc gia, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2. Việc thực hiện công tác PCPNN phải tuân thủ quy định của pháp luật và quy định này.
3. Các cơ quan, đơn vị phải phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả công tác PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ
Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối về công tác vận động và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có nhiệm vụ:
1. Thực hiện công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể:
a) Tham mưu, đề xuất những chủ trương, chính sách đối ngoại liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn thành phố;
b) Tham mưu việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các loại Giấy Đăng ký của các tổ chức PCPNN có địa bàn hoạt động tại Đà Nẵng;
c) Hỗ trợ thủ tục nhập cảnh và tạm trú cho người nước ngoài thuộc các tổ chức PCPNN có địa bàn hoạt động tại Đà Nẵng;
d) Tham mưu tiếp nhận các đoàn tình nguyện viên thuộc các tổ chức PCPNN đến hoạt động tại Đà Nẵng;
đ) Tham gia thẩm định việc tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN của cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
e) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, đảm bảo về mặt đối ngoại trong quan hệ, tiếp xúc làm việc và vận động các tổ chức PCPNN.
2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Đà Nẵng; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động của các tập thể, cá nhân thuộc tổ chức PCPNN tại Đà Nẵng.
3. Tham mưu UBND thành phố việc khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc các tổ chức PCPNN có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng.
4. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng các chương trình, dự án cơ hội phù hợp để xúc tiến vận động nguồn viện trợ PCPNN.
5. Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng và các cơ quan chức năng vận động nguồn viện trợ PCPNN cứu trợ khẩn cấp khi có thiên tai và trong các trường hợp khẩn thiết khác theo chủ trương của UBND thành phố.
6. Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo định kỳ (06 tháng, 01 năm) và đột xuất về tình hình vận động và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Đà Nẵng.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong công tác quản lý các khoản viện trợ PCPNN trên địa bàn thành phố, có nhiệm vụ:
1. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định, tham mưu UBND thành phố việc tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND thành phố; tham mưu UBND thành phố trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với việc tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tham mưu UBND thành phố tiếp nhận và quản lý các dự án do các cơ quan Trung ương phê duyệt, làm đối tác trực tiếp, có địa bàn triển khai tại thành phố Đà Nẵng.
2. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố về trình tự, thủ tục trình thẩm định và phê duyệt các khoản viện trợ PCPNN tài trợ cho thành phố Đà Nẵng.
3. Phối hợp với Sở Tài chính bố trí nguồn vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để thực hiện các khoản viện trợ PCPNN đã cam kết với Bên tài trợ theo quy định tại Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về vốn đối ứng, quản lý và sử dụng vốn đối ứng trong hoạt động tiếp nhận nguồn viện trợ không hoàn lại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4. Tham gia ý kiến về việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các loại Giấy Đăng ký của các tổ chức PCPNN có địa bàn hoạt động tại Đà Nẵng.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN theo đúng quy định của Nhà nước hằng năm; tham mưu UBND thành phố xử lý, giải quyết những vướng mắc liên quan đến việc tiếp nhận và triển khai thực hiện các khoản viện trợ PCPNN của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.
6. Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo định kỳ (06 tháng, 01 năm) và đột xuất về tình hình phê duyệt, thực hiện các khoản viện trợ PCPNN, kể cả các khoản viện trợ PCPNN (do cơ quan Trung ương phê duyệt, triển khai trên địa bàn thành phố.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu UBND thành phố khen thưởng đối với những cơ quan, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác vận động và quản lý viện trợ PCPNN.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN cho CCVC và cá nhân làm công tác đối ngoại của thành phố.
Điều 6. Trách nhiệm của Công an thành phố
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Tham gia ý kiến về việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung các loại Giấy Đăng ký của các tổ chức PCPNN; tham gia phối hợp thẩm định việc tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN của các cơ quan, đơn vị và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức PCPNN; chủ động phòng ngừa, phát hiện; phối hợp thanh tra, kiểm tra và tham mưu xử lý kịp thời các trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức PCPNN vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Giải quyết các thủ tục cấp thẻ tạm trú, thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài làm việc cho các tổ chức PCPNN tại Đà Nẵng theo sự ủy quyền của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ PCPNN trực tiếp cho thành phố.
2. Thực hiện xác nhận viện trợ và hạch toán ngân sách thành phố đối với viện trợ PCPNN thuộc nguồn thu ngân sách thành phố; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hạch toán ngân sách đối với viện trợ PCPNN thuộc nguồn thu ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách thành phố.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán kinh phí đối ứng để tham mưu UBND cùng cấp bố trí dự toán cùng với việc lập dự toán hàng năm và bổ sung dự toán trong trường hợp các khoản viện trợ PCPNN phát sinh đột xuất trong năm thực hiện; tham gia thẩm định việc tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng chủ động phát hiện, xử lý kịp thời hoặc đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm chế độ tài chính trong quá trình quản lý và sử dụng, nguồn viện trợ PCPNN của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.
5. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND thành phố tình hình quyết toán viện trợ năm của chủ dự án viện trợ là đơn vị dự toán cấp I thuộc UBND thành phố.
Điều 8. Trách nhiệm của Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ
1. Quản lý, giám sát việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách tôn giáo của Nhà nước trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN có liên quan đến tôn giáo.
2. Phối hợp hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thiết lập quan hệ và tiếp nhận viện trợ của các tổ chức PCPNN có yếu tố tôn giáo.
3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý khi phát hiện những vi phạm chính sách tôn giáo trong hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn thành phố.
Điều 9. Trách nhiệm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố
1. Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện công tác vận động viện trợ PCPNN theo định hướng ưu tiên và chính sách đối ngoại chung.
2. Củng cố, xây dựng và mở rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN thông qua các hoạt động hữu nghị, hợp tác và vận động các dự án phù hợp theo chương trình, kế hoạch mục tiêu của thành phố trong từng giai đoạn.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Trách nhiệm chung
a) Chủ động phối hợp với Sở Ngoại vụ xúc tiến vận động viện trợ PCPNN theo kế hoạch, chương trình xúc tiến vận động viện trợ PCPNN được UBND thành phố phê duyệt trong từng giai đoạn cụ thể, phục vụ các mục tiêu phát triển của cơ quan, đơn vị trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
b) Chủ động xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên kêu gọi viện trợ PCPNN gửi Sở Ngoại vụ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
c) Thực hiện và chỉ đạo, giám sát các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của thành phố về việc mời đoàn vào, tiếp xúc, làm việc với các đoàn khách thuộc các tổ chức PCPNN; kịp thời báo cáo với các cơ quan chức năng để xin ý kiến giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc với các tổ chức PCPNN.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tiếp nhận viện trợ PCPNN
Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận viện trợ PCPNN ngoài việc thực hiện các quy định tại Điểm 1 Điều này, cần tuân thủ các quy định sau:
a) Thực hiện việc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN và tiếp nhận tình nguyện viên nước ngoài trước khi triển khai thực hiện; báo cáo xin chủ trương thành phố (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) các chương trình dự án do cơ quan Trung ương làm đối tác, triển khai tại thành phố Đà Nẵng.
b) Phối hợp chặt chẽ với Bên tài trợ trong việc giám sát, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN đã được UBND thành phố phê duyệt đúng mục đích và hiệu quả; thực hiện chế độ quản lý, báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước.
c) Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ) tình hình vận động, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN (kể cả các khoản viện trợ PCPNN triển khai tại Đà Nẵng do cơ quan Trung ương phê duyệt).
Điều 11. Các cơ quan, đơn vị trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp thực hiện nghiêm túc Quy định này.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung./.
- 1 Kế hoạch 39/KH-UBND về vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2017 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2 Kế hoạch 6134/KH-UBND năm 2016 kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND về quy chế vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về công tác quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 6 Quyết định 02/2013/QĐ-UBND về Quy định vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 7 Thông tư 05/2012/TT-BNG hướng dẫn Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 8 Quyết định 247/QĐ-UBND năm 2012 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9 Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
- 10 Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế phối hợp trong công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 11 Quyết định 13/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về vốn đối ứng, quản lý và sử dụng vốn đối ứng trong hoạt động tiếp nhận nguồn viện trợ không hoàn lại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 12 Thông tư 07/2010/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 93/2009/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13 Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
- 1 Quyết định 02/2013/QĐ-UBND về Quy định vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2 Quyết định 247/QĐ-UBND năm 2012 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế phối hợp trong công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND về quy chế vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Kế hoạch 6134/KH-UBND năm 2016 kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6 Kế hoạch 39/KH-UBND về vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2017 do tỉnh Hà Giang ban hành