Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6152/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ, DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số 2992/TTr.SNN-KHTC ngày 20/11/2015, đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 2504/SKHĐT-NN ngày 03/12/2015 và đề nghị của Sở Tài chính tại văn bản số 3413/STC-ĐT ngày 21/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập Quy hoạch Phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

(Có Đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)

Điều 2: Giao Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức lập Quy hoạch, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 19/6/2015 của UBND tỉnh Nghệ An.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCTNN;
- PVP TC;
- Lưu: VTUB, CVNN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

ĐỀ CƯƠNG

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 6152/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

II. NHỮNG CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý.

- Căn cứ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

- Nghị Quyết số 26/NQ.TU ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2013 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2015;

2. Căn cứ khác.

- Điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Căn cứ kết quả điều tra tình hình phát triển thủy sản các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm qua.

- Tài liệu bản đồ hiện trạng thủy sản toàn tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000.

- Căn cứ vào kết quả sản xuất thủy sản trong thời gian qua, các số liệu thống kê, các báo cáo đánh giá hàng năm của các sở ngành liên quan.

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH.

1. Phạm vi: Điều tra nghiên cứu toàn tỉnh, nhất là các vấn đề liên quan sản xuất thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Thời kỳ: Từ năm 2016 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

IV. TÊN GỌI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND tỉnh Nghệ An

3. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.

4. Các bước thực hiện:

- Bước 1: Xây dựng đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí và trình cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt.

- Bước 2: Triển khai nghiên cứu, điều tra khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp, xin ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp.

- Bước 3: Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

Phần I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2015

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý.

2. Khí hậu, thời tiết.

(Lưu ý tình hình biến động khí hậu trong thời gian vừa qua).

3. Địa hình, đất đai.

Các dạng địa hình chính, đặc điểm của từng loại địa hình, đất đai của vùng quy hoạch.

4. Hệ thống sông ngòi, chế độ thủy văn

5. Tài nguyên.

a) Tài nguyên nước: (Nước mặt, nước ngầm, trữ lượng chất lượng và phân bổ; phân tích, đánh giá tài nguyên nước phục vụ nuôi trồng thủy sản và dân sinh,..).

b) Nguồn lợi thủy sản và tài nguyên thủy sinh vật biển:

6. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản

- Trong nuôi trồng thủy sản và khai thác nội địa.

- Trong khai thác hải sản.

- Trong chế biến và thương mại thủy sản.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI

1. Dân số, lao động

1.1. Dân số: Cơ cấu, mật độ, trình độ dân trí, tốc độ tăng dân số,...

1.2. Lao động, việc làm, mức sống: số lượng, cơ cấu lao động, số lao động có việc làm thường xuyên, không thường xuyên, thất nghiệp, mức sống của người dân,...

2. Hiện trạng sử dụng đất vùng quy hoạch

2.1. Hiện trạng sử dụng đất vùng quy hoạch

2.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Nghệ An trong những năm qua.

3. Khái quát chung về phát triển kinh tế.

3.1. Tốc độ tăng trưởng.

3.2. Cơ cấu kinh tế.

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THỜI KỲ 2006 - 2015

1. Nuôi trồng thủy sản.

- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

+ Diện tích, năng suất, sản lượng

+ Đối tượng và hình thức nuôi.

- Nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ.

+ Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi

+ Đối tượng và hình thức nuôi.

- Dịch bệnh trong NTTS.

- Cơ sở hạ tầng, hậu cần dịch vụ cho nuôi trồng thủy sản.

+ Hiện trạng về sản xuất giống thủy sản (giống nước ngọt, giống mặn, lợ)

+ Cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản

+ Về sản xuất cung ứng thức ăn, chế phẩm sinh học và thuốc thú y thủy sản.

2. Khai thác thủy sản

- Số lượng và cơ cấu tàu thuyền KTTS.

- Số lượng và cơ cấu nghề KTTS.

- Năng suất và sản lượng khai thác

- Ngư trường và mùa vụ khai thác.

- Quan hệ sản xuất nghề cá.

- Công tác khuyến ngư trong khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

- Lao động tham gia khai thác

- Về Khai thác thủy sản nội địa.

- Cơ sở hạ tầng nghề cá

+ Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão: số lượng, quy mô và phân bố các bến cá trên địa bàn;

+ Các dịch vụ hậu cần khác: Cung ứng vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu cho các hoạt động khai thác,...

3. Chế biến thủy sản.

- Hiện trạng cơ sở chế biến, quy mô công suất chế biến.

- Nguồn nguyên liệu cho chế biến.

- Hiện trạng chế biến (chế biến nội địa, chế biến xuất khẩu)

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm (trong nước, xuất khẩu)

4. Đánh giá về chính sách hiện hành đối với phát triển thủy sản.

5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thủy sản giai đoạn 2006 - 2015

- Kết quả đạt được.

- Tồn tại hạn chế và nguyên nhân.

Phần II

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM.

- Phân tích, dự báo khả năng phát triển thủy sản, thị trường trong nước và thế giới.

- Phân tích, dự báo khả năng phát triển thủy sản, thị trường sản xuất trong tỉnh và vùng quy hoạch.

- Dự báo những khó khăn thách thức khi triển khai thực hiện quy hoạch.

- Dự báo về môi trường tác động của Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tác động đến ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng 2030.

II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU.

1. Quan điểm quy hoạch

2. Mục tiêu quy hoạch

- Mục tiêu tổng quát.

- Mục tiêu cụ thể.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.

1. Lựa chọn phương án tăng trưởng của ngành thủy sản và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.

- Căn cứ các tiêu chí trong lĩnh vực thủy sản phù hợp với tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An.

- Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản.

- Tỷ trọng cơ cấu thủy sản trong nền kinh tế của tỉnh.

Từ đó lựa chọn phương án Quy hoạch phù hợp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2. Định hướng phát triển các lĩnh vực đến năm 2020, định hướng 2030

2.1. Quy hoạch phát triển Khai thác hải sản.

2.2. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.

2.3. Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản.

3. Quy hoạch cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản

4. Đánh giá hiệu quả và tác động môi trường.

5. Các Chương trình, dự án ưu tiên

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Điều tra, khảo sát nguồn lợi thủy sản và quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản.

2. Giải pháp về khoa học, công nghệ và khuyến ngư

3. Giải pháp về cơ chế chính sách.

4. Giải pháp về vốn đầu tư.

5. Giải pháp về hợp tác quốc tế

6. Giải pháp về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

7. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

8. Giải pháp về thị trường, và xúc tiến đầu tư.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tiến độ thực hiện

2. Phân công tổ chức thực hiện

Phân công, phân nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, nêu rõ trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành, thị trong tổ chức thực hiện quy hoạch; các tổ chức kinh tế,...

Phần III

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

II. KIẾN NGHỊ

 

NHIỆM VỤ

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 6152/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh)

I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, THỜI KỲ QUY HOẠCH.

1. Phạm vi: Giới hạn quy hoạch cho toàn bộ hoạt động thủy sản (Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản; chế biến và tiêu thụ thủy sản; cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá) trên địa bàn tỉnh phân bố đến đơn vị thành phố, huyện và những vùng sản xuất tập trung.

2. Thời kỳ lập quy hoạch: Từ năm 2016 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

- Bước 1: Xây dựng đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và trình cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt.

- Bước 2: Triển khai nghiên cứu, điều tra khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp, xin ý kiến vào dự thảo tổng hợp.

- Bước 3: Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH

1. Mục đích.

Làm cơ sở cho việc bố trí, chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả để phát triển Thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành mục tiêu tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

2. Yêu cầu.

- Quy hoạch phát triển thủy sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh; các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển thủy sản trong thời gian qua, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.

- Nghiên cứu đề xuất quan điểm; mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ; yêu cầu và nguyên tác của quy hoạch.

- Xác định hệ thống giải pháp đồng bộ để tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Xác định được các dự án ưu tiên để có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch khả thi có hiệu quả.

IV. SẢN PHẨM QUY HOẠCH

1. Báo cáo tổng hợp: 40 bộ, lưu tại Sở Nông nghiệp & PTNT 10 bộ, gửi các Sở ngành, địa phương 30 bộ. Bao gồm:

- Thuyết minh quy hoạch.

- Các văn bản pháp lý liên quan.

- Tờ trình xin phê duyệt quy hoạch.

2. Bản đồ màu các loại (lưu tại Sở Nông nghiệp & PTNT): 04 bộ, tỷ lệ 1/10.000, bao gồm:

- Bản đồ hiện trạng thủy sản toàn tỉnh đến năm 2015.

- Bản đồ Quy hoạch thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

3. File mềm: 02 đĩa CD lưu file dữ liệu bao gồm: Báo cáo Thuyết minh tổng hợp, bảng biểu, báo cáo tóm tắt và bản đồ các loại.

V. DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH

 (Có dự toán kinh phí kèm theo)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lập, thẩm định và phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí

Căn cứ theo Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 và Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Lập báo cáo quy hoạch

Căn cứ các quy định hiện hành về công tác lập quy hoạch và căn cứ theo đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đã được phê duyệt.

3. Thẩm định

Căn cứ theo Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Trình phê duyệt quy hoạch

- Sở Nông nghiệp & PTNT: Trình phê duyệt quy hoạch.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định trình phê duyệt quy hoạch theo quy định.

- UBND tỉnh Nghệ An: Phê duyệt quy hoạch.

5. Công bố quy hoạch được duyệt

a) Các hình thức công bố quy hoạch:

Tiến hành tổ chức hội nghị, hội thảo, họp báo công bố quy hoạch có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí.

b) Nội dung công bố quy hoạch.

Nội dung công bố, công khai dự án quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm:

- Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch.

- Các bản đồ quy hoạch.

- Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.

6. Phân công thực hiện nhiệm vụ

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND tỉnh Nghệ An

- Cơ quan thường trực thẩm định quy hoạch: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Hình thức lập quy hoạch: Tự tổ chức lập quy hoạch.

7. Tiến độ thực hiện.

- Bước 1: Từ 02/3/2015 đến 30/4/2015: Xây dựng đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và trình cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt.

- Bước 2: Từ 05/5/2015 đến 25/9/2015: Triển khai nghiên cứu, điều tra, khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp, xin ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp.

- Bước 3: Từ 01/12/2015 đến 31/12/2015: Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch./.

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ

LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 6152/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh)

1. Tổng kinh phí lập quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

- Tổng chi phí trước thuế: 411.264.000 + 65.470.000 = 476.734.000 đồng

- Thuế GTGT (10%): 476.374.000 x 10% = 47.673.000 đồng

- Tổng chi phí sau thuế: 476.374.000 + 47.673.000 = 524.407.000 đồng

(Năm trăm hai tư triệu, bốn trăm linh bảy ngàn đồng)

2. Nguồn kinh phí: Phân bổ theo kế hoạch ngân sách hàng năm thuộc nguồn vốn quy hoạch.

Bảng dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến  năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Stt

Khoản mục chi phí

Tỷ lệ
(%)

Thành tiền
(đồng)

A

Tổng kinh phí tối đa trong đơn giá theo TT 01 (I+II+III)

100

411.264.000

I

Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán

2,5

10.281.600

1

Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ

1,5

6.168.960

2

Chi phí lập dự toán theo đề cương, nhiệm vụ

1

4.112.640

II

Chi phí xây dựng quy hoạch

84

345.461.760

1

Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

7

28.788.480

2

Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy

4

16.450.560

3

Chi phí khảo sát thực địa

20

82.252.800

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

53

217.969.920

4.1

Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của ngành thủy sản của tỉnh

1

2.179.699

4.2

Phân tích, dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển ngành thủy sản của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển ngành thủy sản của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

3

6.539.097

4.3

Phân tích đánh giá hiện trạng ngành thủy sản của tỉnh

4

8.718.796

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển ngành thủy sản

3

6.539.097

4.5

Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển

6

13.078.195

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

20

43.593.984

 

a) Luận chứng các phương án phát triển

5

2.179.699

 

b) Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

1

435.939

 

c) Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học

1

435.939

 

đ) Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường

1,5

653.909

 

đ) Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo

4

1.743.759

 

e) Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm

1,5

653.909

 

g) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ

3

1.307.819

 

h) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện

3

1.307.819

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan

8

17.437.594

 

a) Xây dựng báo cáo đề dẫn

1

174.375

 

b) Xây dựng báo cáo tổng hợp

6

10.462.556

 

c) Xây dựng các báo cáo tóm tắt

0,6

104.625

 

d) Xây dựng văn bản trình thẩm định

0,2

34.875

 

đ) Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch

0,2

34.875

4.8

Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch

8

17.437

III

Chi phí quản lý và điều hành

13,5

55.520.640

1

Chi phí quản lý dự án quy hoạch

4

22.208.256

2

Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán

1,5

832.809

3

Chi phí thẩm định quy hoạch (bao gồm chi phí hội thảo)

4,5

24.984.288

4

Chi phí công bố quy hoạch

3,5

19.432.224

B

Kinh phí ngoài đơn giá

 

65.470.000

1

Điều tra tình hình hoạt động, sản xuất, thu thập số liệu hiện trạng, Định hướng quy hoạch; khoanh vẽ bản đồ các vùng nuôi thủy sản,vùng nuôi tập trung, các mô hình nuôi; các khu chế biến, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, sản xuất giống,..

 

46.520.000

2

Chi phí xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp & PTNT

 

18.950.000

 

TỔNG KINH PHÍ TRƯỚC THUẾ (A+B)

 

476.734.000

 

THUẾ GTGT(10%)

 

47.673.400

 

TỔNG KINH PHÍ SAU THUẾ

 

524.407.400

 

 

 

 

Viết bằng chữ: (Quy tròn)(Năm trăm hai tư triệu, bốn trăm linh bảy ngàn đồng)