UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 732/QĐ-UBND | Vinh, ngày 09 tháng 3 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG MÍA NGUYÊN LIỆU TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;
Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại văn bản thẩm định số 415/BC.NN.KHĐT ngày 22 tháng 12 năm 2008 và Báo cáo kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 91/SKH.ĐT -NN ngày 12/02/2009 về việc Quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020, gồm những nội dung sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Nghệ An đến 2015, có tính đến năm 2020.
2. Mục tiêu quy hoạch:
2.1. Mục tiêu tổng quát: Từng bước ổn định quy mô diện tích trồng mía, trước hết nhằm đảm bảo bền vững nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động với tổng công suất khoảng 11.150 tấn /ngày như hiện nay và tiến tới nâng tổng công suất lên 15.250 tấn /ngày từ năm 2010 và 17.250 tấn /ngày vào năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Quy hoạch 2010- 2015:
- Tổng công suất thiết kế: 15.250 tấn /ngày. Trong đó:
+ Nhà máy đường NAT & L: 12.000 tấn /ngày.
+ Nhà máy đường Sông Con: 2.500 tấn /ngày.
+ Nhà máy đường Sông Lam: 750 tấn /ngày.
- Thời gian ép thực tế: 125- 130 ngày /năm.
- Diện tích mía đứng: 32.660 ha (2010) và 30.390 ha (2015).
- Năng suất mía bình quân: 600-650 tạ/ha (2010) và 700 - 750 tạ/ha (2015).
- Sản lượng mía: 2.127.300 tấn (2015).
- Độ đường (CCS): 9 - 10% (2010) và 11- 12% (2015).
- Sản lượng đường: 187.500 tấn (2010) và 238.000 tấn (2015).
- Giá trị nguyên liệu: 1.188.000 triệu đồng.
- Giải quyết việc làm (lao động quy đổi): 38.000 lao động (2010) và 33.000 Lao động (2015).
b) Định hướng 2020:
- Tổng công suất thiết kế: 17.250 tấn /ngày. Trong đó:
+ Nhà máy đường NAT & L: 14.000 tấn /ngày.
+ Nhà máy đường Sông Con: 2.500 tấn /ngày.
+ Nhà máy đường Sông Lam: 750 tấn /ngày.
- Thời gian ép thực tế: 125- 130 ngày /năm.
- Diện tích mía đứng: 29.210 ha.
- Năng suất mía bình quân : 800 tạ8/ha.
- Sản lượng mía: 2.324.400 tấn.
- Độ đường (CCS): Trên 12%.
- Sản lượng đường: 290.000 tấn.
- Giá trị nguyên liệu: 1.344.000 triệu đồng.
- Giải quyết việc làm (lao động quy đổi): 34.000 lao động.
3. Quy hoạch phát triển:
3.1. Phương án sử dụng đất:
- Tổng diện tích mía đứng đến 3/2008 là 31.300 ha, trong đó sẽ chuyển đổi cho các mục đích sử dụng khác 1.500ha (Quỳ Châu 695 ha, Nghĩa Đàn 643ha, TX Thái Hoà 132 ha, Quỳnh Lưu 30 ha,). Diện tích mía đứng còn lại 29.834 ha (1).
- Diện tích sẽ chuyển đổi sang trồng mía là 3.210 ha (2):Quế Phong 77 haQ, Quỳ Châu 208 ha, Yên Thành 1.155 ha, Quỳnh Lưu 760 ha, Đô Lương 190 ha, Tân Kỳ 600 ha, Anh Sơn 215 ha, Con Cuông 5 ha.
Tổng quỹ đất nghiên cứu quy hoạch diện tích mía đứng đến 2015 là ((1) + (2)) = 33.044 ha. Trong đó: Trùng với đất đã quy hoạch cây trồng khác 1.088 ha, đang trồng trên quỹ đất phát triển cây lâu 5.135 ha (có 800 ha đất Bazan). Phương án sử dụng quỹ đất này như sau:
Từ 2015 không trồng mía trên đất Bazan tầng dàyT, đất đã quy hoạch cây trồng khác đã được UBND tỉnh phê duyệt (1.888 ha): Diện tích mía đứng quy hoạch khoảng 30.390 ha (năm 2015) và 29.210 ha (năm 2020), quỹ đất còn lại 1.946 ha trên đất đồi cao chuyển dần sang trồng cao su. Sản lượng mía thu hoạch 2.127.300 tấn (năm 2015) và 2.324.400 tấn (năm 2020), đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy với tổng công suất 15.250 tấn /ngày (năm 2015) và 17.250 tấn /ngày (năm 2020):
3.2. Phương án công nghệ chế biến: Căn cứ kết quả sản xuất, chế biến và phương án sử dụng quỹ đất được chọn trên, với thời gian thực ép dự kiến 120- 130 ngày, dự kiến quy hoạch công suất chế biến các nhà máy đường thời kỳ 2010- 2015 và định hướng đến 2020 như sau:
Nội dung | T. hiện 2008 | Q.h 2010- 2015 | Đ.hướng 2020 |
- Công suất CB (tấn/ngày) | 11.150 | 15.250 | 17.250 |
- Nguyên liệu (1000Tấn) | 1.475 | 1.980 | 2.240 |
- Sản lượng mía (1000Tấn) |
| 2.127,3 | 2.324,4 |
Ghi chú: Cân đối mía thu hoạch với mía nguyên liệu trên cơ sở ước tính tỷ lệ mía giống khoảng 3% và thất thoát do nhiều nguyên nhân mà các nhà máy không thu mua được khoảng 5- 10% tổng sản lượng mía thu hoạch .
3.3. Phương án năng suất: Thực hiện đầu tư thâm canh ngay từ đầu, kết hợp giảm dần diện tích mía trên đất đồi nhằm đạt được mục tiêu năng suất 600- 650 tạ/ha năm 2010, 700 - 750 tạ/ha năm 2015 và 800 tạ/ha năm 2020 .
3.4. Quy hoạch đất trồng mía:
- Những diện tích đất đang trồng mía nhưng có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thực hiện thay thế dần theo tiến độ xây dựng của các dự án.
- Với các phương án công nghệ, thời gian ép thực tế và năng suất mía nguyên liệu được chọn trên và thực hiện luân canh 1 tơ+ 3 gốc, yêu cầu cân đối quỹ đất mía thu hoạch cho các vùng nguyên lịêu như sau:
TT | Địa điểm | TH 2008 (Mía đứng) | PAQH 2015 (Mía đứng) | PAQH 2020 (Mía đứng) |
| Toàn tỉnh | 31.334 | 30.390 | 29.210 |
I | Vùng NM NAT & L | 25.400 | 23.500 | 23.500 |
1 | Quế Phong | 91 | 150 | 150 |
2 | Quỳ Châu | 1.150 | 650 | 650 |
3 | Quỳ Hợp | 10.171 | 10.000 | 10.000 |
4 | Nghĩa Đàn | 10.975 | 10.100 | 10.100 |
5 | Thái Hoà | 1.228 | 1.000 | 1.000 |
6 | Quỳnh Lưu | 1.658 | 1.600 | 1.600 |
7 | Yên Thành | 127 |
|
|
II | Vùng NM Sông Con | 4.695 | 5.500 | 4.500 |
1 | Tân Kỳ | 4.610 | 4.500 | 4.000 |
2 | Yên Thành | 78 | 810 | 810 |
3 | Đô Lương | 7 | 190 | 190 |
III | Vùng NM Sông Lam | 1.239 | 1.390 | 1.210 |
1 | Anh Sơn | 981 | 1.130 | 950 |
2 | Con Cuông | 258 | 260 | 260 |
a) Nhà máy đường NAT & L:
Quy hoạch 2010- 2015:
- Công suất thiết kế: 12.000 tấn1 /ngày.
- Diện tích mía đứng: 23.500 ha.
- Năng suất mía bình quân : 700 tạ7/ha.
- Sản lượng mía: 1.645.000 tấn.
- Sản lượng thực ép: 1.500.000 - 1.560.000 tấn
- Giải quyết việc làm (lao động quy đổi): 26.000 lao động.
Định hướng 2020:
- Công suất thiết kế: 14.000 tấn /ngày.
- Diện tích mía đứng: 23.500 ha.
- Năng suất mía bình quân : 800 tạ/ha.
- Sản lượng mía: 1.867.000 tấn.
- Sản lượng thực ép: 1.750.000 - 1.820.000 tấn
- Giải quyết việc làm (lao động quy đổi): 27.000 lao động.
b) Nhà máy đường Sông con:
Quy hoạch 2010- 2015:
- Công suất thiết kế: 2.500 tấn /ngày.
- Diện tích mía đứng: 5.500 ha.
- Năng suất mía bình quân : 700- 750 tạ/ha.
- Sản lượng mía: 385.000 tấn.
- Sản lượng thực ép: 315.500 - 325.000 tấn
- Giải quyết việc làm (lao động quy đổi): 6.000 lao động.
Định hướng 2020:
- Công suất thiết kế: 2.500 tấn /ngày.
- Diện tích mía đứng: 4.500 ha.
- Năng suất mía bình quân : 800 tạ/ha.
- Sản lượng mía: 360.000 tấn.
- Sản lượng thực ép: 315.500 - 325.000 tấn
- Giải quyết việc làm (lao động quy đổi): 6.000 lao động.
c) Nhà máy đường Sông Lam:
Quy hoạch 2010- 2015:
- Công suất thiết kế: 750 tấn /ngày.
- Diện tích mía đứng: 1.390ha.
- Năng suất mía bình quân : 700 tạ/ha.
- Sản lượng mía: 97.300 tấn.
- Sản lượng thực ép: 93.750 - 96.000 tấn
- Giải quyết việc làm (lao động quy đổi): 1.000 lao động.
Định hướng 2020:
- Công suất thiết kế: 750 tấn /ngày.
- Diện tích mía đứng: 1.210 ha.
- Năng suất mía bình quân : 800 tạ/ha.
- Sản lượng mía: 96.800 tấn.
- Sản lượng thực ép: 93.750 - 96.000 tấn
- Giải quyết việc làm (lao động quy đổi): 1.000 lao động.
4. Những giải pháp chính:
4.1. Giải pháp về kỹ thuật: Thực hiện theo quy trình kỹ thuật thâm canh mía ở Nghệ An do Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An ban hành năm 2003, trong đó cần lưu ý:
- Về cơ cấu giống: Bố trí cân đối cơ cấu giống theo tỷ lệ: 35% giống chín sớm, 40% giống chín trung bình và 25% giống chín muộn.
- Luân canh, xen canh: Áp dụng chu kỳ luân canh 5 năm (1 tơ + 3 gốc và 1 luân canh). Thực hiện nghiêm túc việc luân canh cải tạo đất. Trên diện tích mía trồng mới nên tiến hành trồng xen bằng các cây họ đậu vào thời kỳ đầu.
- Tưới cho mía: Bố trí nguồn vốn hợp lý nhằm xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho mía, phấn đấu từ 2015 có khoảng 10- 15% diện tích mía được tưới, tương ứng khoảng 4.000 ha đẻ đạt cơ cấu năng suất:
Đến 2015:
- 15% diện tích có năng suất 1000 tạ/ha: 4.000 ha X 1000 tạ/ha= 400.000 tấn.
- 40% diện tích có năng suất 800 tạ/ha: 11.000 ha X 800 tạ/ha= 880.000 tấn.
- 45% diện tích có năng suất 550 tạ/ha: 13.200 ha X 550 tạ/ha= 720.000 tấn.
Đến 2015:
- 15% diện tích có năng suất 1100 tạ/ha: 4.000 ha X 1100 tạ/ha= 440.000 tấn.
- 40% diện tích có năng suất 900 tạ/ha: 11.000 ha X 900 tạ/ha= 990.000 tấn.
- 45% diện tích có năng suất 650 tạ/ha: 12.700 ha X 650 tạ/ha= 820.000 tấn.
4.2. Về cơ chế chính sách:
- Chính sách khuyến khích người trồng mía:
+ Đề xuất mức giá thu mua hợp lý theo mức bình quân cả nước.
+ Phân phối lợi nhuận hợp lý giữa nhà máy và người nông dân
+ Các công ty cần có chính sách hỗ trợ, bảo hiểm sản xuất cho người nông dân khi mất mùa do thiên tai gây ra.
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người trồng mía như đã triển khai nhiều năm nay.
+ Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, tuyển chọn giống mía mới ưu việt hơn để thay thế dần những giống mía đã, đang thái hoá.
- Chính sách đầu tư cộng đồng: Các công ty phối hợp với chính quyền các địa phương hỗ trợ người dân trong vùng xây dựng các công trình phúc lợi, xây đựng các loại quỹ từ thiện…nhằm giúp cho mọi cộng đồng dân cư trong vùng đều cùng được hưởng lợi, đồng thời cũng là giải pháp tích cực nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng dân cư trong việc sản xuất, quản lý và bảo vệ nguyên liệu cho nhà máy.
4.3. Giải pháp đầu tư: Vận dụng chính sách đầu tư vùng nguyên liệu của tỉnh, kết hợp nguồn vốn của các doanh nghiệp:
- Đầu tư khai hoang 98 ha.
- Đầu tư nâng cấp và làm mới 27, 8 km đường giao thông nông thôn loại A và18, 5 km đường loại B cùng 01 cầu qua đường đến vùng nguyên liệu.
- Đầu tư xây dựng các hạng mục công trình tưới, phấn đấu có khoảng 4.000 ha mía nguyên liệu được tưới.
4.4. Nguồn vốn đầu tư:
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo chính sách hiện hành;
+ Lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn;
+ Vốn tự có của doanh nghiệp, tập thể, hộ gia đình, cá nhân;
+ Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
4.5. Tiến độ đầu tư:
a) Năm 2008- 2010:
- Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch chi tiết phát triển vùng nguyên liệu mía cho từng nhà máy, quy hoạch thuỷ lợi vùng nguyên liệu...
- Khai hoang, cải tạo xây dựng đồng ruộng 98 ha đất hoang chưa sử dụng chuyển sang trồng mía. Xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đầu tư trang bị thiết bị tưới nhỏ, xây dựng các hạng mục thuỷ lợi tưới cho mía..
- Nâng cấp, cải tạo các tuyến giao thông chính.
b) Năm 2011- 2015:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thuỷ lợi tưới cho mía, xây dựng các tuyến đường vận chuyển nguyên liệu.
- Tiếp tục xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và nâng cấp, cải tạo các tuyến giao thông chính.
c) Sau 2015: Tiếp tục xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và hoàn chỉnh các hạng mục công trình thuỷ lợi tưới.
4.5- Các quy hoạch, dự án ưu tiên:
a) Các quy hoạch chi tiết:
- Quy hoạch chi tiết vùng mía nguyên liệu nhà máy đường NAT & L thời kỳ đến 2015, định hướng đến 2020.
- Quy hoạch chi tiết vùng mía nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Sông Con thời kỳ đến 2015, định hướng đến 2020.
- Quy hoạch chi tiết vùng mía nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Sông Lam thời kỳ đến 2015, định hướng đến 2020.
b) Các dự án:
- Dự án nâng công suất nhà máy đường NAT &L từ 9.000 lên 12.000 và 14.000 tấn /ngày.
- Dự án nâng công suất nhà máy đường Sông Con từ 1.250 lên 2.500 tấn /ngày.
- Dự án nâng công suất nhà máy đường Sông Lam từ 500 tấn /ngày lên 750 tấn /ngày.
5. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện quy hoạch:
- Giao Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện và các đơn vị liên quan cụ thể hoá nội dung quy hoạch được duyệt; xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm; Xây dựng các chính sách hỗ trợ đặc thù theo từng giai đoạn để phát triển vùng mía nguyên liệu, xây dựng các dự án cụ thể cần ưu tiên đầu tư phù hợp với quy hoạch, theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương VII khoá 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ 2008-2020.
- Các Sở, ngành, UBND các huyện, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng các đề án triển khai cụ thể cho các cơ sở thuộc địa phương và của ngành theo quy hoạch được duyệt trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp & PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thuộc các vùng nguyên liệu mía và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 27/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2025
- 2 Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch Phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 3 Quyết định 2910/QĐ.UBND-CN năm 2014 phê duyệt đề cương lập Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Quyết định 531/QĐ-CT năm 2013 phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5 Quyết định 331/QĐ-CT năm 2013 phê duyệt chủ trương quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyên đề thuộc lĩnh vực: bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh; xây dựng đường giao thông nông thôn; vệ sinh môi trường nông thôn do tỉnh Lào Cai ban hành
- 7 Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển chế biến gỗ rừng trồng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025
- 8 Quyết định 3518/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
- 9 Quyết định 38/2007/QĐ-UBND quy định Cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2007-2010
- 10 Quyết định 197/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 27/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2025
- 2 Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch Phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 3 Quyết định 2910/QĐ.UBND-CN năm 2014 phê duyệt đề cương lập Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Quyết định 531/QĐ-CT năm 2013 phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5 Quyết định 331/QĐ-CT năm 2013 phê duyệt chủ trương quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyên đề thuộc lĩnh vực: bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh; xây dựng đường giao thông nông thôn; vệ sinh môi trường nông thôn do tỉnh Lào Cai ban hành
- 7 Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển chế biến gỗ rừng trồng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025
- 8 Quyết định 3518/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
- 9 Quyết định 38/2007/QĐ-UBND quy định Cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2007-2010