ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3518/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 31 tháng12 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU DÂU TẰM TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 244/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt đề án khôi phục và phát triển dâu tằm tơ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004-2010;
Xét Tờ trình số 2459/TTr-SNN ngày 03/12/2007 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị phê duyệt dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2051/TT-KHĐT ngày 21/12/2007;
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển:
Mở rộng diện tích trồng dâu tằm ở những vùng có điều kiện thuận lợi; địa điểm, diện tích phát triển dâu tằm được quy hoạch dựa trên lợi thế so sánh về đất đai thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế và không chồng lấn với quy hoạch cây trồng khác đã được phê duyệt.
Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhanh chóng chuyển đổi diện tích dâu tằm giống cũ sang trồng giống dâu tằm mới để nâng cao năng suất và chất lượng lá dâu. Chủ động cung cấp trứng tằm có nguồn gốc và chất lượng cao để đảm bảo chất lượng kén.
Gắn kết các nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất khép kín. Phát triển công nghiệp ươm tơ, dệt lụa; xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm chế biến từ tơ tằm trên thị trường trong và ngoài nước.
Tăng cường gắn kết hữu cơ giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước nhằm hỗ trợ lẫn nhau để phát triển.
2. Mục tiêu phát triển:
a) Diện tích dâu tằm đến năm 2010 đạt 7.900 ha, trong đó trên 44% giống mới; đến năm 2015 đạt 8.279 ha, trong đó trên 62% giống mới; đến năm 2020 ổn định diện tích dâu tằm 8.662 ha, trong đó trên 81% giống mới
b) Năng suất lá dâu bình quân đến năm 2010 đạt 180-200 tạ/ha, sản lượng 155.000 tấn/năm; đến năm 2020 năng suất bình quân đạt 300 tạ/ha, sản lượng 264.000 tấn/năm.
c) Sản lượng kén đến năm 2010 đạt 9.500 tấn/năm, trong đó 50- 60% kém chất lượng cao; đến năm 2020 sản lượng kén đạt 19.000 tấn/năm, trong đó 70-80% kén chất lượng cao.
3. Nội dung quy hoạch:
a) Phát triển diện tích dâu tằm trên địa bàn 9 huyện và thị xã Bảo Lộc (trừ huyện Lạc Dương): Quy hoạch mở rộng diện tích cây dâu tằm trên đất phù sa, bãi bồi ven sông suối, đất dốc tụ, đất trũng, đất bị ngập úng hàng năm không thích hợp cho các loại cây trồng khác; chuyển đổi diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu tằm. Chuyển đổi diện tích trồng dâu tằm giống cũ sang giống dâu tằm mới; ưu tiên chuyển đổi giống tại những nơi tập trung, có điều kiện canh tác thuận lợi. Ở một số vùng ven sông suối thường bị ảnh hưởng lũ lụt tiếp tục duy trì và đầu tư thâm canh với các giống dâu tằm đã ổn định.
- Thời kỳ 2008-2010: tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mở rộng diện tích và chuyển đổi cơ cấu giống dâu tằm, quy hoạch đến năm 2010 diện tích dâu tằm toàn tỉnh đạt 7.900 ha, trong đó trồng mới 1.710,3 ha và chuyển đổi giống 767,7 ha, nâng tổng diện tích dâu tằm giống mới lên 3.496 ha (chiếm 44,25% tổng diện tích).
- Thời kỳ 2011-2015: tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mở rộng diện tích và chuyển đổi cơ cấu giống dâu tằm, quy hoạch đến năm 2015 diện tích dâu tằm toàn tỉnh đạt 8.279 ha, trong đó trồng mới 379 ha và chuyển đổi giống 1.336 ha, nâng tổng diện tích dâu tằm giống mới lên 5.211 ha (chiếm 62,94 % tổng diện tích).
- Thời kỳ 2016-2020: tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống dâu tằm, quy hoạch đến năm 2020 diện tích dâu tằm toàn tỉnh đạt 8.662 ha, trong đó trồng mới 383 ha và chuyển đổi giống 1.441 ha, nâng tổng diện tích dâu tằm giống mới lên 7.035 ha (chiếm 81,22% tổng diện tích).
Chi tiết quy hoạch phát triển diện tích dâu tằm trên địa bàn các huyện và thị xã Bảo Lộc theo biểu đính kèm.
b) Phát triển chăn nuôi tằm:
- Thời kỳ 2008-2010 xây dựng 80 nhà nuôi tằm con tập trung nhằm hỗ trợ và tăng cường quản lý về trứng giống tằm, bao gồm Cát Tiên 04 nhà, Đạ Tẻh 13 nhà, Đạ Huoai 02 nhà, thị xã Bảo Lộc 04 nhà, Bảo Lâm 17 nhà, Di Linh 17 nhà, Đức Trọng 18 nhà, Đơn Dương 01 nhà, Đam Rông 04 nhà.
- Đến năm 2010 năng suất kén bình quân đạt 44 kg /hộp trứng, sản lượng 9.700 tấn; đến năm 2020 năng suất kén bình quân đạt 48 kg/hộp trứng, sản lượng 19.000 tấn.
c) Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ kén tằm:
Đầu tư nâng cấp, cải tiến thiết bị ươm tơ để giảm hệ số tiêu hao còn 8,5 kg kén/kg tơ đối với ươm tơ tự động và 8,0 kg kén/kg tơ đối với ươm tơ cơ khí. Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi để khai thác có hiệu quả các thiết bị công nghệ tiên tiến.
Xây dựng nhà máy sợi Spunsilk, nhà máy in hoa hoàn tất lụa tơ tằm.
4. Giải pháp chủ yếu:
a) Chủ động về giống và nâng cao năng lực sản xuất giống tằm. Trên cơ sở các giống dâu tằm lai và các giống tằm gốc nhập nội đã qua khảo nghiệm, thích nghi và khẳng định được ưu điểm; triển khai tạo vùng sản xuất giống tằm cấp II nuôi thương phẩm để đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá thành hợp lý. Các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức cá nhân tập trung nghiên cứu chọn tạo, nhân trứng giống cấp I và giống tằm gốc có chất lượng cao tại địa phương bằng công nghệ sản xuất giống tiên tiến; nhập nội trứng giống tằm và hạt giống dâu tằm có nguồn gốc tin cậy và đảm bảo chất lượng.
b) Ứng dụng công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới trong trồng dâu- nuôi tằm-ươm tơ thông qua công tác khuyến nông, khuyến công.
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi giống dâu tằm mới, trứng giống tằm, xây dựng nhà nuôi tằm con. Hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật, đào tạo tập huấn cho các thành phần kinh tế trong vùng quy hoạch.
Đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số tập trung hỗ trợ giống dâu tằm, nhà nuôi tằm con tập trung, trứng giống tằm kết hợp với tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình để từng bước hình thành tập quán canh tác tốt và hiệu quả.
d) Tăng cường quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh trứng giống tằm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, các cơ sở nuôi tằm con tập trung. Cơ sở sản xuất, kinh doanh trứng giống tằm, nuôi tằm con tập trung phải công bố tiêu chuẩn, chất lượng trứng giống tằm theo quy định.
đ) Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế để xây dựng, nâng cấp các cơ sở chế biến sản phẩm từ kén tằm, các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống tằm, giống dâu, nhà nuôi tằm con.
e) Tăng cường xúc tiến và quảng bá sản phẩm tơ tằm trên thị trường trong nước và thế giới. Tăng cường hoạt động của Trung tâm xúc tiến và quảng bá sản phẩm tơ tằm tại thị xã Bảo Lộc.
5. Vốn đầu tư:
a) Tổng nhu cầu vốn: 104,7 tỷ đồng, trong đó:
- Trồng mới và chuyển đổi giống mới : 45,8 tỷ đồng
- Nhà nuôi tằm con tập trung : 4,3 tỷ đồng
- Trứng giống tằm : 15,4 tỷ đồng
- Đầu tư công nghiệp ươm tơ, dệt lụa : 37,5 tỷ đồng
- Khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại: 1,7 tỷ đồng
b) Nguồn vốn:
- Ngân sách hỗ trợ: 19,3 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư;
- Vốn đầu tư của dân và các thành phần kinh tế: 85,4 tỷ đồng.
6. Thời gian thực hiện: năm 2008- 2020.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện quy hoạch theo mục tiêu, giải pháp dự án; có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm và tổng hợp tình hình thực hiện tại các địa phương.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình, kiểm soát dịch bệnh; thực hiện công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống dâu, trứng giống tằm trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối kế hoạch ngân sách Nhà nước, lồng ghép và huy động các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch.
3. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm trên địa bàn tỉnh.
4. UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc công bố công khai quy hoạch, chỉ đạo thực hiện phát triển dâu tằm trên địa bàn theo quy hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch và Thương mại, Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./-
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH
DIỆN TÍCH DÂU TẰM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 3518/QĐ-UBND ngày 31tháng12 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
ĐVT: ha
Đơn vị | 2010 | 2015 | 2020 | |||
Tổng số | Trong đó giống mới | Tổng số | Trong đó giống mới | Tổng số | Trong đó giống mới | |
Toàn tỉnh | 7.900 | 3.496 | 8.279 | 5.211 | 8.662 | 7.035 |
Cát Tiên | 300 | 180 | 300 | 210 | 350 | 280 |
Đạ Tẻh | 780 | 450 | 820 | 570 | 820 | 656 |
Đạ Huoai | 140 | 74 | 155 | 110 | 170 | 136 |
Bảo Lộc | 400 | 200 | 400 | 350 | 500 | 500 |
Bảo Lâm | 750 | 375 | 860 | 602 | 1.000 | 900 |
Di Linh | 1.000 | 300 | 1.000 | 500 | 1.000 | 700 |
Đức Trọng | 1.250 | 562 | 1.450 | 870 | 1.500 | 1.200 |
Đơn Dương | 80 | 50 | 80 | 60 | 80 | 70 |
Lâm Hà | 3.000 | 1.200 | 3.000 | 1.800 | 3.000 | 2.400 |
Đam Rông | 200 | 105 | 214 | 139 | 242 | 193 |
- 1 Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2 Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1 Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch Phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 2 Quyết định 2910/QĐ.UBND-CN năm 2014 phê duyệt đề cương lập Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 1768/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng chanh leo nguyên liệu huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
- 4 Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020
- 5 Quyết định 38/2007/QĐ-UBND quy định Cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2007-2010
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1768/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng chanh leo nguyên liệu huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
- 2 Quyết định 38/2007/QĐ-UBND quy định Cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2007-2010
- 3 Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020
- 4 Quyết định 2910/QĐ.UBND-CN năm 2014 phê duyệt đề cương lập Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch Phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 6 Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành